• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 6

NS: 5/10/ 2020 NG: 12/10/2020

Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2020

Nghỉ dạy học do nhà trường tổ chức Hội nghị CB,VC-NLĐ _______________________________________________

NS: 06/10/ 2020 NG: 13/10/2020

Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2020

TOÁN

TIẾT 26: 7 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 7 + 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS biết thực hiện phép tính cộng dạng 7+ 5, lập được bảng 7 cộng với một số.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng - BT cần làm : B1 ; B2 ; B4.

- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về ít hơn.

3. Thái độ: Rèn HS yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Que tính

- Bảng gài. Que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 1 HS lên bảng.

Dựa vào tóm tắt giải bài toán sau:

An có :11 bưu ảnh Bình nhiều hơn An : 3 bưu ảnh Bình : ….bưu ảnh?

- Gọi hs nhận xét

GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1.Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài

2.1.Giới thiệu phép cộng 7 + 5 (10’) - GV nêu bài toán: Có 7 que tính, thêm 5

que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?

- Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính

- 1 HS làm bảng. Cả lớp làm nháp, nhận xét

- Hs nxét, sửa bài

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nghe và phân tích đề toán

- Thực hiện phép cộng 7 + 5.

(2)

ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.

- 7 Que tính thêm 5 que tính là bao nhiêu que tính?

- Yêu cầu HS nêu cách làm của mình?

- Yêu cầu HS lên bảng tự đặt tính và tìm kết quả.

- Hãy nêu cách đặt tính?

- Em tính như thế nào?

 Nhận xét.

c/ Lập bảng công thức 7 cộng với một số và học thuộc bảng: (5’)

- GV yêu cầu HS dùng que tính để tìm kết quả của các phép tính trong phần bài học.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả các phép tính, GV ghi bảng.

- Xoá dần các công thức cho HS học thuộc các công thức.

 Nhận xét.

2.2. Thực hành:

* Bài 1: Tính nhẩm (4’) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

7+4 = 11 4+7 = 11

7+6 = 13 6+7 = 13

....

....

- Gv nxét

+Vì sao kết quả ở mỗi cột bằng nhau?

* Bài 2: Tính (4’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 3 HS lên bảng làm.

- Yêu cầu nhận xét bài bạn.

- Thao tác trên que tính để tìm kết quả.

- 12 Que tính.

- HS trả lời.

- Đặt tính.

7

+ 5 12 - HS nêu.

- 7 Cộng với 5 bằng 12 viết 2 vào cột đơn vị thẳng cột với 7 và 5. Viết 1 vào cột chục.

- Thao tác trên que tính.

- HS nối tiếp nhau (theo bàn) lần lượt báo cáo kết quả phép tính.

7 + 4 = 11 7 + 7 = 14 7 + 5 = 12 7 + 8 = 15 7 + 6 = 13 7 + 9 = 16 - Thi học thuộc các công thức.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm.

- Hs nêu miệng - Nhận xét.

+ Khi ta thay đổi vị trí của các số hạng thì tổng không thay đổi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.

7 7 7

(3)

- Gv nxét

* Khi thực hiện tính các phép tính ở bài 2 em lưu ý điều gì?

* Bài 3 : HD HS năng khiếu làm bài. (2’)

* Bài 4: (5’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- HD HS tóm tắt.

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở

- Gọi HS nhận xét.

- Gv chữa bài

3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Gọi 1 HS đọc lại bảng các công thức 7 cộng với 1 số.

- Nhận xét tiết học

+ 4 + 8 + 9

11 15 16

- Nhận xét - Viết kết quả....

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS tóm tắt:

Em : 7 tuổi Anh hơn em: 5 tuổi

Anh : ….tuổi?

- 1 HS lên bảng làm bài. Lớp làm vở.

Bài giải:

Tuổi của anh là:

7 + 5 = 12 (tuổi) Đáp số: 12 tuổi.

- Hs nhận xét.

- HS đọc lại bảng các công thức 7 cộng với 1 số.

- HS lắng nghe và thực hiện.

TẬP ĐỌC

TIẾT 16, 17: MẨU GIẤY VỤN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nghĩa các từ mới: xì xào, đánh bạo, hưởng ứng, thích thú.

- Hiểu ý nghĩa : Phải giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp. (trả lời được CH 1,2,3) (HS năng khiếu trả lời được CH4.)

2. Kỹ năng: Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh biết giữ trường lớp sạch đẹp.

* GD BVMT (Khai thác trực tiếp): Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi tường lớp học luôn sạch đẹp.

* GDQTE: Quyền được học tập, được hưởng niềm vui trong học tập. Các bạn nữ và các bạn nam đều có quyền được bày tỏ ý kiến trước lớp.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức về bản thân.

- Xác định giá trị.

- Ra quyết định .

- Trải nghiệm, thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, phản hồi tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(4)

Tranh minh họa bài đọc

IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS đọc bài Mục lục và trả lời câu hỏi.

- Tuyển tập này có những truyện nào ? -Truyện "Người học trò cũ" ở trang nào?

- Truyện "Mùa quả cọ" của nhà văn nào?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới:

1.Giới thiệu bài:(2')

- GV yêu cầu HS quan sát tranh.

- Bức tranh tả cảnh lớp học sạch sẽ, rộng rãi, sáng sủa, nhưng không ai biết ở giữa lối ra vào có 1 mẩu giấy.Các bạn đã xử sự với mẩu giấy ấy ? Chúng ta tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài 2.1. Luyện đọc: (33')

a. Hoạt động 1 : Hướng dẫn luyện đọc.

- GV đọc mẫu toàn bài:

- GV giới thiệu giọng đọc đúng ngữ điệu các câu hỏi, câu cảm, phân biệt lời các nhân vật: Lời cô giáo nhẹ nhàng, dí dỏm, lời bạn trai hồn nhiên, lời bạn gái vui, nhí nhảnh.

b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV đưa từ khó và đọc mẫu - GV gọi HS đọc từ khó.

- GV goi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia đoạn: Bài gồm 4 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu ...lối ra vào.

+ Đoạn 2: Cô Giáo ... nói tiếp.

- HS đọc bài Mục lục và trả lời câu hỏi.

- Tuyển tập gồm có 7 truyện.

- Truyện Người học trò cũ trang 52.

- Truyện Mùa quả cọ của nhà văn Quang Dũng.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS lắng nghe GV đọc mẫu.

- HS đọc từ khó: Rộng rãi, sáng sủa, lối ra vào, giữa cửa, lắng nghe, mảu giấy, im lặng, xì xào, hưởng ứng, sọt rác, cười rộ.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

(5)

+ Đoạn 3: Cả lớp... Đúng đấy ạ!

- GV gọi HS đọc nối đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc câu dài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi HS đọc thầm từ chú giải trong sách giáo khoa.

- GV hỏi:

+ Tiếng Xì xào có nghĩa là như thế nào ? + Đánh bạo có nghĩa là gì ?

+ Hưởng ứng có nghĩa thế nào ? + Thích thú là thế nào ?

- GV yêu cầu HS đặt câu với một số từ đó.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

TIẾT 2 2.2. Tìm hiểu bài .(20’)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không ?

* Giáo dục KNS: Chúng ta cần phải làm gì để lớp học sạch và đẹp ?

- GV chốt, kết hợp giáo dục KNS:

Chúng ta phải có ý thức để lớp, trường học của chúng ta luôn sạch sẽ và đẹp.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS luyện đọc câu dài.

+ Lớp học rộng rãi, /sáng sủa và sạch sẽ/ nhưng không biết ai/ vứt một mẩu giấy/ ngay giữa lối ra vào.

+ Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá!//

Thật đáng khen //

+ Các em hãy lắng nghe/ và cho cô biết / mẩu giấy đang nói gì nhé!//

+ Các bạn ơi !// Hãy bỏ tôi vào sọt rác!//

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc thầm từ chú giải trong sách giáo khoa.

- HS trả lời.

- Tiếng bàn tán nhỏ.

- Dám vượt qua e ngại, rụt rè để nói hoặc làm một việc.

- Bày tỏ sự đồng ý.

- Vui thích.

- HS đặt câu theo yêu cầu.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc bài theo nhóm đôi.

- Đại diện HS lên thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.

- Mẩu giấy vụn nằm ở ngay giữa lối ra vào, rất dễ nhìn thấy.

- Chúng ta phải biết giữ gìn vệ sinh lớp học luôn sạch sẽ, không vẽ bậy lên tường, không vứt rác bừa bãi, thường xuyện dọn dẹp lớp học sạch sẽ.

- HS lắng nghe.

(6)

- GV gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.

+ Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì ?

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn3,4 và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao cả lớp lại xì xào ?

+ Khi bạn trai nói mẩu giấy không biết nói thì chuyện gì xảy ra?

+ Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì ? + Đó có phải là lời nói của mẩu giấy không? Vì sao ?

+ Vậy đó là lời nói của ai ?

+ Tại sao bạn gái nói được như vậy ? + Em hiểu ý cô giáo muốn nhắc nhở HS điều gì ?

* GDBVMT: Hàng ngày, đến trường, để góp phần giữ gìn trường lớp sạch sẽ em nên làm gì?

-GV nhận xét, kết hợp GDBVMT: Muốn ngôi trường học sạch đẹp, mỗi HS phải có ý thức giữ vệ sinh chung. Các em phải thấy khó chịu với những thứ làm bẩn, xấu trường lớp. Cần tránh thái độ thờ ơ, nhìn mà không thấy, thấy mà không làm. Mỗi HS đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung thì trường lớp mới sạch đẹp.

2.3. Luyện đọc lại: (15’)

- GV nêu lại giọng đoc của bài:

+ Lời kể chuyện: chậm rãi

+ Lời cô giáo: nhẹ nhàng, dí dỏm + Lời bạn trai: hồn nhiên

+ Lời bạn gái: vui, nhí nhảnh

- GV chia lớp thành 2 -3 nhóm tự phân vai và đọc truyện trong nhóm.

- GV gọi các nhóm thi đọc.

- GV gọi HS thi đọc toàn câu chuyện.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương cá nhân và nhóm đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Nội dung bài tập đọc là gì?

- GV nhận xét tiết học.

- HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

- Cô yêu cầu cả lớp lắng nghe và cho cô biết mẩu giấy đang nói gì. .

- HS đọc thầm đoạn 3, 4 và trả lời câu hỏi:

- Vì các em không nghe thấy mẩu giấy nói gì.

- Một bạn gái đã nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.

- Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.

- Không.Vì giấy không biết nói.

- Đó là lời của bạn gái.

- Tại vì bạn hiểu ý cô giáo.

- Cô nhắc nhở HS phải biết giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.

- HS trả lời: Không vứt rác bừa bãi, thấy rác thì nhặt bỏ vào sọt rác.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm luyện đọc.

- Các nhóm đọc thi.

- HS thi đọc toàn câu chuyện.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Khuyên chúng ra phải có ý thức giữ vệ sinh trường lớp.

(7)

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 6: GỌN GÀNG, NGĂN NẮP (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS biết ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp.

- Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp và chưa gọn gàng ngăn nắp.

2. Kỹ năng: HS biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.

3. Thái độ: HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng giải quyết vấn đề để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.

- Kĩ năng quản lí thời gian để thực hiện gọn gàng ngăn nắp.( Hoạt động 1)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tình huống, câu chuyện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5')

- GV gọi HS lên bảng trả lời tình huống sau:

+ Tình Huống 1: Bố mẹ xếp cho Nga 1 góc học tập riêng nhưng mọi người trong gia đình thường để đồ dùng lên bàn học của Nga.

+ Tình huống 2: Ngọc được giao nhiệm vụ là thu xếp gọn chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy là Ngọc chạy tót ra ngoài sân chơi.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài: (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Các hoạt động:

2. 1. Đóng vai theo tình huống(10’)

* Mục tiêu: Giúp HS biết ứng xử phù hợp để giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp.

* Cách tiến hành:

- GV chia lớp thành 3 nhóm đóng vaitheo các tình huống sau:

+ Tình huống a: Em vừa ăn cơm xong chưa kịp dọn mâm bát thì bạn rủ đi chơi.

Em sẽ làm gì ?

+ Tình huống b: Nhà sắp có khách, Mẹ

- HS trả lời.

- Nga lên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong nhà để đồ đúng nơi quy định.

- Khuyên Ngọc phải hoàn thành nhiệm vụ được giao để cho lớp học được gọn gàng và ngăn nắp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS làm việc theo 3 nhóm và đóng vai.

+ Nhóm 1 tình huống 1: Em cần dọn mâm trước khi đi chơi.

+ Nhóm 2 tình huống 2: Em cần quét

(8)

nhắc em quét nhà trong khi em muốn xem hoạt hình. Em sẽ …

+ Tình huống c: Bạn được phân công xếp dọn chiếu sau khi ngủ dậy nhưng em thấy bạn không làm. Em sẽ ...

- GV gọi HS nhận xét.

- Giáo dục KNS:Chúng ta phải sắp xếp thời gian như thế nào để nhà cửa, đồ dùng được gọn gàng và ngăn nắp ?

- GV nhận xét, kết hợp giáo KNS: Em cần biết sắp xếp thời gian và biết nhắc nhở mọi người giữ gìn nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp.

2.2. Tự liên hệ: (10’)

* Mục tiêu: GV kiểm tra việc HS thực hành giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

* Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS giơ tay theo 3 mức độ.

a. Thường xuyên tự xếp dọn.

b. Chỉ làm khi được nhắc nhở.

c.Thường nhờ người khác làm hộ - GV đếm số HS theo mỗi mức độ, ghi lên bảng số liệu vừa thu được.

- GV yêu cầu HS so sánh số liệu giữa các nhóm.

- GV so sánh, tuyên dương, nhắc nhở động viên.

- GV đánh giá tình hình giữ gọn gàng ngăn nắp của HS ở nhà và ở trường.

- GV kết luận: Sống gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch, đẹp.

2.3. Kể chuyện” Bác Hồ ở Pác Bó” (10’) - GV kể chuyện cho cả lớp nghe.

- Câu chuyện này kể về ai ? Với nội dung gì ?

- Qua câu chuyện này em học tập được điều gì ở Bác Hồ ?

+Em có thể đặt những tên gì cho câu chuyện này?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS đọc và ghi nhớ.

nhà xong thì mới xem phim hoạt hình.

+ Nhóm 3 tình huống 3: Em cần nhắc và giúp bạn xếp gọn chiếu.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- - HS tự liên hệ giơ tay.

- - HS theo dõi.

- - HS tự so sánh - - HS lắng nghe.

- - HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Cả lớp chú ý lắng nghe và nhớ câu chuyện.

- Câu chuyện kể về tác phong gọn gàng ngăn nắp của Bác Hồ trong mọi công viêc và sinh hoạt.

- Tính ngăn nắp gọn gàng.

- HS trả lời.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- - 2 HS nhắc lại.

(9)

* Giáo dục QTE:Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được noi theo những tấm gương tốt.

- Chúng ta phải làm những gì để noi theo tấm dương tốt đó ?

- GV chốt kết hợp giáo dục QTE:Chúng ta biết được những việc làm nào là tốt cho bản thân và chúng ta cũng phải có ý thức gọn gàng và ngăn nắp.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

* TT HCM: Vì sao chúng ta cần phải gọn gàng và ngăn nắp ?

=> GV chốt kết hơp GD TTHCM : Gọn gàng ngăn nắp giúp cho chúng ta hoàn thành công việc thuận lợi và dễ dàng hơn. Các em cần thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

- GV nhận xét tiết học

- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời.

- - HS lắng nghe.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

PHÒNG HỌC TRẢI NGHIỆM

GIỚI THIỆU VỀ CÁC KHỐI TƯ DUY

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh nhận biết về một số khối tư duy 2. Kĩ năng: Giúp học sinh phân biệt có 3 loại khối tư duy 3. Thái độ: Sáng tạo, hứng thú học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Các hình khối tư duy

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5’):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu bài học

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết các khối cảm biến (5’):

- Giáo viên giới thiệu có 6 loại khối tư duy

+ Khối nguồn + Khối Bluetooth + Khối truyền + Khối cản -+ Khối ngưỡng + Khối nghịch đảo Giáo viên chia 3 nhóm

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát các khối tư duy

- Học sinh nghe

- Học sinh nghe

(10)

- Phát cho 3 nhóm bộ hình khối để HS quan sát

? Nêu đặc điểm của + Khối nguồn + Khối Bluetooth + Khối truyền + Khối cản -+ Khối ngưỡng + Khối nghịch đảo - Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

GV chốt: Có 6 loại khối tư duy đó là + Khối nguồn: có hình vuông, màu ghi xám

+ Khối Bluetooth: có hình vuông, có màu xanh da trời nhạt

+ Khối truyền: hình vuông, có màu xanh lá

+ Khối cản: có màu xanh đậm giống màu bộ đội

+ Khối ngưỡng: có màu cam, có một núm xoay

+ Khối nghịch đảo: hình vuông, có màu đỏ

- Điểm giống nhau: loại khối này đều có hình vuông

- Điểm khác: Mỗi một khối có màu sắc khác nhau và cấu tạo khác nhau

Em hãy nêu tác dụng của từng loại khối trên?

- Học sinh quan sát và nêu đặc điểm của 6 loại khối trên

- HS nêu

+ Khối nguồn: có hình vuông, màu ghi xám

+ Khối Bluetooth: có hình vuông, có màu xanh da trời nhạt

+ Khối truyền: hình vuông, có màu xanh lá

+ Khối cản: có màu xanh đậm giống màu bộ đội

+ Khối ngưỡng: có màu cam, có một núm xoay

+ Khối nghịch đảo: hình vuông, có màu đỏ

- Học sinh nghe

- Học sinh nghe

+ Khối nguồn: dùng cung cấp năng lượng cho robot hoạt động

+ Khối Bluetooth: Điều khiển robot từ xa thông qua sóng Bluetooth

+ Khối truyền: Truyền tín hiệu giưã các khối. Có thể kết hợp với tất cả các khối + Khối cản: Ngăn cản tín hiệu truyền qua giữa các khối

+ Khối ngưỡng: điều chỉnh tín hiệu được truyền tới

+ Khối nghịch đảo: nhận sự tác động của môi trường khi có ánh sáng

(11)

GV chốt chức năng của 6 loại khối trên 3.Củng cố, dặn dò (3’)

Em hãy cho biết có mấy loại khối tư duy, đó là những khối nào? Nêu tác dụng của từng khối

Nhắc nhở HS về nhà học và làm bài, xem trước bài mới

-HS Lắng nghe -HS trả lời.

- Học sinh nghe

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

VỆ SINH LỚP HỌC VÀ KHU VỰC ĐƯỢC PHÂN CÔNG

______________________________________________________

NS: 07/10/ 2020 NG: 14/10/2020

Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2020 KỂ CHUYỆN

TIẾT 6: MẨU GIẤY VỤN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Dựa vào trí nhớ, dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Mẩu giấy vụn.

2. Kỹ năng:

- Biết phân vai dựng lại câu chuyện.

- Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

- Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể cảa bạn.

- Rèn kĩ năng kể chuyện lưu loát, diễn cảm, thể hiện cử chỉ điệu bộ nét mặt phù hợp.

3. Thái độ: Giáo dục lòng ham thích kể chuyện.

* GDMT: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học luôn sạch đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa, nội dung câu hỏi

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của nọc sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Tiết trước chúng ta kể câu chuyện gì?

- GV gọi 3 HS lên bảng kể chuyện theo phân vai.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài:(2’)

- Trong hai tiết học tập đọc trước, chúng ta học bài gì ?

- Chiếc bút mực.

- 3 HS lên bảng kể chuyện theo vai, lớp theo dõi nhận xét.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Bài Mẩu giấy vụn.

(12)

- Câu chuyện xảy ra ở đâu ?

- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?

- Câu chuyện khuyên em điều gì ?

- Trong giờ kể chuyện hôm nay chúng ta sẽ quan sát tranh và kể lại câu chuyện:

Mẩu giấy vụn.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.Hướng dẫn kể chuyện:

a. Kể từng đoạn theo tranh. (15') - GV nêu yêu cầu của bài.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh trong sách giáo khoa và phân biệt các nhân vật ( Mai, Lan, cô giáo).

- GV yêu cầu HS nêu tóm tắt nội dung mỗi bức tranh.

* Kể chuyện trong nhóm

- GV yêu cầu HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.

* Kể chuyện trước lớp

- GV gọi đại diện các nhóm lên thi đọc.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. Kể toàn bộ câu chuyện: (15')

- GV yêu cầu HS kể theo hình thức phân vai.

+ Lần 1: GV làm người dẫn chuyện, một số HS nhận các vai còn lại.

+ Lần 2 : GV chia nhóm, yêu cầu HS tự phân vai trong nhóm của mình và dựng lại toàn bộ câu chuyện.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm kể

- Trong một lớp học.

- Cô giáo, bạn gái, bạn trai và HS trong lớp.

- Khuyên chúng em phải biết giữ gìn vệ sinh trường học.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS nêu tóm tắt nội dung mỗi bức tranh.

+ Tranh 1: Cô giáo gọi Lan lên bàn lấy mực.

+ Tranh 2: Lan khóc vì quên bút ở nhà.

+ Tranh 3: Mai đưa bút của mình cho Lan mượn.

+ Tranh 4: Cô giáo cho Mai viết bút mực. Cô đưa bút của mình cho Mai mượn.

- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện trong nhóm

- Đại diện các nhóm lên thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS kết hợp với GV và các bạn trong nhóm dựng lại câu chuyện theo vai.

- HS thực hành kể theo vai.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(13)

hay và tốt.

* Giáo dục BVMT: Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì ?

- GV chốt kết hợp giáo dục bảo vệ MT:

Chúng ta phải biết giữ vệ sinh chung để cho trường lớp của chúng ta luôn sạch đẹp, các bạn không được vứt rác bừa bãi.

Thường xuyên quét dọn lớp học được sạch sẽ.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau: Người mẹ hiền

- Phải biết giữ trường lớp luôn sạch đẹp.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

TIẾT 11: MẨU GIẤY VỤN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Tập chép lại chính xác, không mắc lỗi đoạn :” Bỗng một em gái….Hãy bỏ tôi vào sọt rác” trong bài tập đọc “Mẩu giấy vụn.”

- Viết đúng và nhớ cách viết một số tiếng có vần, âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.

2. Kỹ năng: Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.

3. Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: Long lanh, non nước, chen chúc, lỡ hẹn, gõ kẻng.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài : (2’)

- Hôm nay các em sẽ cùng nhau viết bài Chiếc bút mực và ôn lại mốt số quy tắc chính tả.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.HD tìm hiểu bài

2.1. Hướng dẫn tập chép: (20') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc đoạn chép trên bảng.

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

(14)

- GV gọi 2 HS đọc lại.

- GV hướng dẫn HS nhận xét.

- Đoạn văn này được trích từ bài tập đọc nào?

+ Đoạn văn này kể về ai ? + Bạn gái đang làm gì?

+ Bạn nghe thấy mẩu giấy nói gì ? b. Hướng dẫn cách trình bày.

+ Đoạn văn có mấy câu ?

+ Câu đầu tiên trong bài chính tả có mấy dấu phẩy?

+ Ngoài dấu phẩy, trong bài còn có các dấu câu nào khác?

+ Chữ đầu câu và đầu đoạn ta viết như thế nào ?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- GV gọi HS nêu các từ khó, dễ lẫn.

- GV yêu cầu HS lên bảng viết, cả lớp viết 1 số từ khó vào bảng con.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

d. Chép bài chính tả.

- GV yêu cầu HS nhìn vào bảng phụ và chép bài chính tả.

- GV theo dõi uốn nắn cho HS.

e. Nhận xét chữa bài.

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

- GV yêu cầu HS nộp vở.

- GV nhận xét bài viết của HS.

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 2 : (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3 : (5’)

- 2 HS đọc lại bài.

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Mẩu giấy vụn.

- Kể về bạn gái.

- Bạn đang nhặt mẩu giấy bỏ vào sọt rác.

- “ Các bạn ơi! Hãy bỏ tôi vào sọt rác.

- Đoạn văn có 6 câu . - 2 dấu phẩy.

- Dấu chấm, dấu hai chấm, chấm than, gạch ngang, ngoặc kép.

- Viết hoa và lùi vào 1 ô.

- HS nêu các từ khó: Bỗng, đứng dậy, mẩu giấy, sọt rác, cười rộ lên, nhặt lên

- 2 HS lên bảng viết từ khó, cả lớp viết vào bảng con.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nhìn vào bảng chép bài vào vở.

- HS soát lỗi.

- HS nộp vở.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- HS nêu yêu cầu bài tập 2.

- HS làm bài vào vở bài tập.

- 3 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

a) mái nhà, máy cày.

b) thính tai, giơ tay.

c) chải tóc, nước chảy.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(15)

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV yêu cầu HS nêu kết quả bài làm của mình.

- GV gọi HS nhận xét.

-GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS nêu yêu cầu bài: Điền vào chỗ trống sa/xa, ngả/ngã.

- HS làmbài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả bài làm của mình.

a) ( xa, sa ) xa xôi, sa xuống.

( sá, xá ) phố xá, đường sá.

b) ( ngả, ngã ) ngã ba đường, ba ngả đường. ( vẻ, vẽ ) vẽ tranh, có vẻ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe và thực hiện.

TOÁN

TIẾT 27: 47 + 5

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hs biết thực hiện phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47 + 5.

2. Kĩ năng:

- Hs biết giải bài toán về nhiều hơn theo tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng.

- Bài tập cần làm: Bài tập 1 (cột 1,2,3); Bài tập 3.

3. Thái độ: Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Gv: 5 thẻ chục, 12 que tính rời.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS đọc bảng 7 cộng với một số.

- GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2 lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: (2’)

- GV viết lên bảng phép cộng 47 + 5 và hỏi: Phép cộng này giống các phép cộng nào đã học ?

- Bài học hôm nay, các con cần dựa vào cách thực hiện phép cộng 29 + 5, 28 + 5 và bảng các công thức 7 cộng với một số để xây dựng cách đặt tính, thực hiện phép tính có dạng 47 + 5.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- 2 HS đọc bảng cộng 7 cộng với một số.

- 4 HS lên bảng làm bài tập 2, lớp theo dõi nhận xét.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời: Giống 29 + 5 và 28 + 5.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

(16)

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Giới thiệu phép cộng 47 + 5: (8’) - GV nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 5 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?

+ Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận.

+ GV yêu cầu HS nêu cách làm ?

- GV gắn 47 que tính vào bảng gài và hỏi: có bao nhiêu que tính?

- GV gài 5 que tính và hỏi: có mấy que tính ?

- GV hướng dẫn thao tác trên bảng gài.

- GV hướng dẫn HS đặt tính:

- GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính?

- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện tính?

- GV ghi lên bảng.

- GV gọi HS đọc.

3. Luyện tập:

Bài 1: Tính (7’)

- Yêu cầu hs đọc đề bài?

- Nêu cách thực hiện phép tính?

- Yêu cầu hs tự làm bài, 2 hs lên bảng làm

-Gọi hs nhận xét.

- Nhận xét hs.

* Củng cố cách đặt tính theo cột dọc Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ trống(6’) - Gọi 1 hs đọc yêu cầu bài tập .

- Hd: Để tìm được tổng em làm ntnào?

- Gọi Hs lên bảng làm bài

- HS nhắc lại tên bài.

- HS nêu lại bài toán.

- Ta làm phép cộng.

- HS TL:

- HS nêu cách làm: Lấy 7 que gộp với 3 que tạo thành 1 bó 1 chục, lấy 1 chục thêm 4 chục là 5 chục. 5 chục và 2 que rời là 52 que tính.

- HS trả lời: Có 47 que tính.

- HS trả lời: Có 5 que tính.

- HS theo dõi.

- HS nêu cách đặt tính.

- viết 47, viết 5 thẳng hàng với 7, viết dấu + giữa số 47 và số 5, kẻ dấu vạch ngang.

- HS nêu cách thực hiện tính.

+ 47 5 52

. 7 cộng 5 bằng 12 , viết 2 nhớ 1

.4 thêm 1 là 5, viết 5.

- HS theo dõi.

- HS đọc.

- Đọc đề bài - HS nêu

- 2 hs lên bảng, lớp làm vở - Nhận xét

- Đọc đề bài

- Cộng các số hạng với nhau.

- 2H/s lên bảng, lớp làm vbt, nhận xét bài bạn, kiểm tra bài mình.

-HS nhận xét Số hạng 7 27 19 47 7

Số hạng 8 7 7 6 13 Tổng 15 34 26 53 20

(17)

- Cả lớp nhận xét, bổ xung.

- GV nhận xét.

* Củng cố cách tìm số hạng.

Bài 3: Giải các bài toán theo tóm tắt sau (7’)

- Vẽ sơ đồ bài toán lên bảng.

+ Đoạn thẳng CD dài bao nhiêu cm?

+ Đoạn thẳng AB ntn so với đoạn CD?

+ Bài toán hỏi gì?

- Gọi 1 hs đọc đề bài dựa vào tóm tắt:

- YC hs làm bài

- Cùng hs nhận xét.

*Củng cố giải toán nhiều hơn.

Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước kq đúng: (3’)

- Gọi Hs làm bài:

- Hd Hs làm bài.

- Y/c làm bài - Cùng hs nhận xét 3. Củng cố dặn dò (2’)

- Gọi hs nêu lại cách thực hiện phép cộng 47 + 5

- Gv nhận xét tiết học .

- Gv tuyên dương những hs học tốt .

- Theo dõi - 17cm

- Đoạn AB dài hơn đoạn CD 8cm - Độ dài đoạn thẳng AB

- HS đọc

- 1hs lên bảng làm. Lớp làm vbt Bài giải :

Đoạn thẳng AB dài là : 17+8=25 (cm) Đáp số : 25 cm - Nhận xét

- Đọc đề bài - Làm bài

*KQ: D. 9

- 1HS thực hiện lại.

NS: 08/10/ 2020 NG: 15/10/2020

Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2020

TẬP ĐỌC

TIẾT 18: NGÔI TRƯỜNG MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu ; bước đầu biết đọc bài văn với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

2. Kỹ năng: Hiểu ND : Ngôi trường mới rất đẹp, các bạn HS tự hào về ngôi trường và yêu quý thầy cô, bạn bè. (trả lời được câu hỏi 1,2) - HS khá, giỏi trả lời được CH 3.

3. Thái độ: HS yêu trường, mến lớp.

* GDQTE: Quyền được học tập trong ngôi trường mới. Quyền được bày tỏ ý kiến.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ, bảng phụ

(18)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

- GV gọi HS đọc bài Mẩu giấy vụn và trả lời câu hỏi.

+ Khi bước vào lớp, cô giáo chỉ cho lớp thấy cái gì?

+ Bạn nào đã bỏ mẩu giấy vào sọt rác?

+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1.Giới thiệu bài: (2’)

- GV hỏi: Các em có thích được học trong một ngôi trường mới không ? Vì sao ?

Trong bài tập đọc hôm nay, chúng ta sẽ được đến thăm một ngôi trường mới.

Cũng qua bài tập đọc này, các con sẽ thấy tình yêu và lòng tự hào của bạn HS khi được học trong ngôi trường mới.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. HD tìm hiểu bài

2.1.Hướng dẫn luyện đọc. (10’) a. GV đọc mẫu.

- GV đọc toàn bài.

- GV giới thiệu giọng đọc: Chúng ta đọc bài này với giọng trìu mến, thiết tha, tình cảm.Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm thể hiện tình cảm yêu mến, tự hào của các em HS với ngôi trường mới, với cô giáo, bạn bè và mọi đồ vật trong trường.

b.Đọc nối tiếp câu :

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc từ khó trong bài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

c. Đọc nối tiếp đoạn.

- GV chia đoạn: Bài gồm 3 đoạn.

- HS đọc bài Mẩu giấy vụn và trả lời câu hỏi.

- Một mẩu giấy nằm ngay cửa lớp.

- Một bạn nữ.

- Bạn nữ đó biết bảo vệ trường lớp sạch sẽ, và để rác đúng nơi qui định.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS trả lời theo suy nghĩ

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS luyện đọc từ khó trong bài: trên nền, lấp ló, trang nghiêm, cũ, ngói đỏ, sáng lên, thân thương, đáng yêu, lợp lá, bỡ ngỡ, nắng lên.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS lắng nghe GV chia đoạn và đánh dấu vào bài đọc.

(19)

+ Đoạn 1:Trường mới...lấp ló trong cây.

+ Đoạn 2: Em bước vào lớp...mùa thu.

+ Đoạn 3: Dưới mái trường... đáng yêu đến thế.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc câu dài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa.

- Lấp ló:

- Bỡ ngỡ:

- Rung động:

- Thân thương:

d. Đọc từng đoạn trong nhóm:

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm.

- GV theo dõi các nhóm luyện đọc trong nhóm.

đ. Thi đọc trước lớp:

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

2.2. Tìm hiểu bài: (10')

- GV yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi.

- Đoạn văn nào Tả ngôi trường từ xa ? Tả lớp học, tả cảm xúc của HS dưới mái trường mới?

- GV chốt: Bài văn tả ngôi trường theo cách tả từ xa đến gần.

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.

- Tìm những từ ngữ tả vẻ đẹp của ngôi trường ?

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS đọc câu dài.

+ Nhìn từ xa,/ những mảng tường vàng,/ngói đỏ/ như những cánh hoa lấp ló trong cây.//

+ Em bước vào lớp,/ vừa bỡ ngỡ / vừa thấy quen thân.//

+ Dưới mái trường mới,/ sao tiếng trống rung động kéo dài.//

+ Cả đến chiếc thước kẻ,/chiếc bút chì/ sao cũng đáng yêu đến thế!//

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc từ chú giải trong sách giáo khoa theo yêu cầu.

- Lúc ẩn lúc hiện

- Chưa quen trong buổi đầu - Ý nói tiếng trống rung lên, ....

- Thân yêu, gần gũi.

- HS luyện đọc trong nhóm.

- Đại diện các nhóm thi đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi:

- Tả ngôi trường từ xa: 2 câu đầu.

- Tả lớp học: đoạn 2, 3 câu tiếp.

- Tả cảm xúc của HS dưới mái trường mới: đoạn 3, đoạn còn lại.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi.

- Những mảng tường vàng ngói đỏ như những đoá hoa lấp ló trong cây.

Tường vôi trắng bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa.

Tất cả sáng lên thơm tho trong nắng

(20)

- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

- Dưới mái trường mới, bạn HS thấy cảm thấy có những gì mới?

- Bài văn cho em thấy tình cảm của bạn HS với ngôi trường mới như thế nào ? - GV yêu cầu HS nêu nội dung bài.

2.3. Luyện đọc lại: (10')

- GV yêu cầu HS đọc bài cá nhân

* QTE: Em có yêu ngôi trường của mình không? Em đã làm gì để ngôi trường của em thêm sạch đẹp?

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

mùa thu.

- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi.

- Tiếng trống rung động kéo dài . Tiếng cô giáo nghiêm mà ấm áp.

Tiếng đọc bài của chính mình cũng vang vang đến lạ. Nhìn ai cũng thấy thân thương. Bút chì , thước kẻ cũng đáng yêu hơn.

- Bạn HS rất yêu ngôi trường mới.

- HS nêu nội dung bài.

- HS đọc bài cá nhân.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện.

CHÍNH TẢ ( NGHE – VIẾT)

TIẾT 12: NGÔI TRƯỜNG MỚI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe, viết 1 đoạn (53 chữ trong bài) “Ngôi trường mới”.

- Làm đúng các bài tập chính tả : ai, ay s/x.

2. Kỹ năng: Rèn viết đúng chính tả, trình bày sạch.

3. Thái độ: Tính cẩn thận, thẩm mĩ. Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ: đoạn chép chính tả.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ sau: mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay, xa xôi, sa xuống.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài: (2’)

- Trong giờ chính tả này, các em sẽ nghe đọc và viết lại đoạn cuối trong bài tập

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: mái nhà, máy cày, thính tai, giơ tay, xa xôi, sa xuống.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(21)

đọc Ngôi trường mới và làm các bài tập chính tả phân biệt âm đầu x/s, phân biệt vần ai/ay, phân biệt thanh hỏi, thanh ngã.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.Hướng dẫn nghe viết: (20') a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc mẫu đoạn viết.

- GV gọi 1 HS đọc lại.

+ Dưới mái trường, em HS cảm thấy có những gì mới?

* Hướng dẫn HS nhận xét.

+ Bài gồm mấy câu ?

+ Những từ nào được viết hoa ? Vì sao?

+ Có những dấu câu nào được dùng trong bài chính tả?

* Hướng dẫn viết từ khó.

- GV gọi HS nêu các từ khó, dễ lẫn.

- GV đọc cho HS viết 1 số từ khó vào bảng con, 1 HS lên viết bảng lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

b. Viết bài vào vở:

- GV đọc cho HS viết bài.

- GV theo dõi uốn nắn cho HS.

c. Soát lỗi:

- GV đọc lại bài chính tả cho HS soát lỗi.

d. Nhận xét, chữa bài:

- GV yêu cầu HS nộp vở.

- GV nhận xét bài viết của HS.

2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả

Bài 2: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV chia lớp thành 2 nhóm và chia bảng thành 2 phần, yêu cầu 2 nhóm lên bảng thi tiếp sức.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe.

- HS đọc lại bài.

- HS trả lời: Tiếng trống rung động kéo dài, tiếng cô giáo giảng bài ấm áp, tiếng đọc bài của mình cũng vang vang rất lạ, nhìn ai cũng thấy thân thương, mọi vật đều trở nên đáng yêu hơn.

- Bài gồm 6 câu.

- HS trả lời.

- Dấu phẩy, dấu chấm cảm, dấu chấm.

- HS nêu: mái trường, trống, rung động, trang nghiêm, thân thương.

- HS viết vào bảng con, 1 HS lên viết bảng lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và viết bài chính tả vào vở.

- HS lắng nghe và soát lỗi.

- HS nộp bài theo yêu cầu.

- HS lắng nghe và rút kinh nghiệm.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 2 nhóm lên bảng thi tìm nhanh tiếng có vần ai hay ay.

+ Có vần ai :bài tập, bài vở, ngai vàng, hai, phai, trải chiếu, thái thịt, làm bài, hoa mai, tay trái,

+ Có vần ay: ngay thẳng, thay áo,

(22)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 3 : (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS làm bàivào vở bài tập.

- GV gọi HS nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: (3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau:

“ Người thầy cũ”.

vảy cá, cầm tay, bàn tay, may áo, máy bay, máy cày.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

HS làm bài vào vở bài tập.

- HS nêu kết quả.

a) Bắt đầu bằng s hoặc x: Đồng xu, su hào, xù lông,sáng sủa, sáo, sông, sao, xem, xinh, xanh, xấu, xa, xoan.

b) Có thanh ngã hoặc thanh hỏi: ngả nghiêng, chảy, mở, nghỉ, đỏ, chổi, cỏ, nỏ, mỏ, vấp ngã, bình sữa, nghĩ, võng, chõng, mõ, gãy, chảy

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

TOÁN

TIẾT 28

:

47 + 25

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện phép cộng dạng 47 + 25, cộng qua 10 có nhớ sang hàng chục.

2. Kĩ năng: Củng cố giải toán nhiều hơn làm quen lại toán trắc nghiệm 3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Que tính

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm 4 phép tính sau, lớp làm vào bảng con: Đặt tính rồi tính.

17 + 4 27 + 5 37 + 5 47 + 7

- GV gọi HS đọc bảng 7 cộng với 1 số.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới- 1. Giới thiệu bài: (1’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào bảng con.

- HS đọc bảng cộng 7.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(23)

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2.HD tìm hiểu bài

2.1. Giới thiệu phép cộng 47+ 25(13') - GV nêu bài toán: Có 47 que tính thêm 25 que nữa. Hỏi có bao nhiêu que tính?

+Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ?

- GV yêu cầu HS thảo luận.

- GV gắn 47 que tính vào bảng gài và hỏi: có bao nhiêu que tính?

- GV gài 25 que tính và hỏi: Có mấy que tính ?

- 47 que tính thêm 25 que tính là bao nhiêu que?

- GV yêu cầu HS nêu cách làm?

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính rồi tính và thực hiện tính.

- GV hỏi: Con đặt tính như thế nào ?

- Thực hiện tính từ đâu sang đâu ?

- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.

2.2. Thực hành Bài 1: Tính (7’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu 2 hs lên bảng, lớp làm vào vở - Yêu cầu hs nêu rõ cách đặt tính, thực hiện phép tính 17 + 24; 37 + 36.

- Gọi HS nhận xét bạn.

- Nhận xét hs.

Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào chỗ trống (4’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Một phép tính đúng là phép tính

- HS nhắc lại tên bài.

- HS lắng nghe và phân tích đề.

- Làm phép cộng: 47+ 25.

- HS thảo luận.

- Có 47 que tính.

- Có 25 que tính.

- Có 72 que tính.

- HS nêu cách đếm: Lấy 7 que gộp với 3 que tạo thành bó 1 chục. 4 chục thêm 2 chục là 6 chục, 6 chục thêm 1 chục là 7 chục, 7 chục thêm 2 là 72.

- HS đặt tính và thực hiện tính.

+47 25 72

7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7.

Vậy 47 cộng 25 bằng 72.

- Viết 47 rồi viết 25 dưới 47 sao cho 5 thẳng cột với 7, 2 thẳng hàng với 4.

Viết dấu cộng và kẻ vạch ngang.

- Thực hiện tính từ phải sang trái. 7 cộng 5 bằng 12, viết 2 nhớ 1, 4 cộng 2 bằng 6, 6 thêm 1 bằng 7, viết 7. Vậy 47 cộng 25 bằng 72.

- HS nhắc lại cách đặt tính và thực hiện tính.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- 2 hs lên bảng, lớp làm vở.

- HS nêu.

- HS nhận xét bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Là đăt tính đúng, thẳng cột và kết

(24)

thựchiện như thế nào?

- Yêu cầu hs làm bài , chữa bài.

- Yêu cầu hs giải thích một số phép tính Đ/S.

- Gọi HS nhận xét bạn.

- Nhận xét.

Bài 3: (7’)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Bài toán cho biết gì?- Bài toán hỏi gì?

- Hd: Tóm tắt:

- Gọi 1HS lên bảng, lớp làm VBT

- Gọi HS nhận xét bạn.

- Nhận xét.

3. Củng cố - dặn dò: (3’)

- Y/c nêu lại cách thực hiện phép tính - GV nhận xét giờ học

quả phải đúng

- Hs làm bài. 1 Hs lên bảng - Giải thích

- HS nhận xét bạn.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Có 27 nữ và 18 nam.

- Hỏi đội đó có bao nhiêu người - Tóm tắt và trình bày bài giải.

Nữ :27 người Nam : 18 người Cả đội: ….người?

- 1hs làm bảng, lớp làm vở Bài giải

Số người đội đó có là:

27 + 18 = 45( người) Đáp số: 45 người - HS nhận xét bạn.

- HS nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính 47 + 25.

- HS lắng nghe và thực hiện.

THỦ CÔNG

GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI ( tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:HS biết cách gấp máy bay đuôi rời.

2. Kĩ năng:Gấp hình khéo léo gấp được máy bay đuôi rời.

3. Thái độ: HS yêu thích gấp hình.

* Với HS khéo :Gấp được máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn. Các nếp gấp thẳng, phẳng .Sản phẩm sử dụng được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu máy bay đuôi rời.

- Quy trình gấp máy bay đuôi rời.

- Giấy thủ công, kéo, bút màu, thước kẻ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Thông qua trò chơi “Tôi cần” để kiểm - HS đáp lại lời thầy “ Cần gì - Cần gì?” và giơ dụng cụ theo yêu cầu của

(25)

tra đồ dùng của HS.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) - Trực tiếp.

2. Nội dung:

*Hoạt động 1: (15’)

- Ôn kiến thức về quy trình gấp máy bay đuôi rời.

- Đưa vật mẫu lên, hs quan sát và trả lời:

+ MBĐR có những bộ phận nào?

+ Có mấy bước để làm MBĐR ? + Đó là những bước nào ?

- Treo bảng minh họa quy trình gấp MBĐR.

+ Muốn làm MBĐR cần giấy màu hình gì ?

+ Bước 1 ta làm gì ?

+ Bước 2 ta gấp phần nào?

- Nhận xét, chốt ý, chú ý làm chậm các thao tác khó khi gấp đầu và cánh MBĐR.

+ Bước 3 ta gấp phần nào của MBĐR?

- Gọi HS nêu lại quy trình gấp bước 3.

+ Bước 4: ta làm gì ?

- Hãy nêu cách thực hiện bước 4.

GV.

- HS nêu tên bài: Gấp máy bay đuôi rời (tt)

- HS quan sát quy trình gấp trên bảng và trả lời.

- Đầu, cánh, thân và đuôi.

- HS : có 4 bước.

Bước 1 : Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật nhỏ.

Bước 2 : Gấp đầu và cánh máy bay.

Bước 3 : Làm thân và đuôi máy bay.

Bước 4 : Lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng.

- HS quan sát.

- Hình chữ nhật.

- HS trả lời.

- HS nêu miệng (1,2 hs).

- HS trả lời.

- HS quan sát quy trình gấp và trả lời.

- HS trả lời. HS khác nhắc lại.

- HS nêu.

- Đại diện 2 đội : 2 em lên phóng máy bay.

- HS quan sát, nêu nhận xét.

(26)

- Cho 1, 2 HS lên phóng thử.

- Giới thiệu, HS quan sát nhận xét.

*Hoạt động 2 : (15’)

- Tổ chức cho HS thực hành

- Chia lớp thành nhóm 4 HS để thực hành.

- Theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng, chậm.

- Hướng dẫn trang trí thêm trên cánh máy bay.

- Cho HS tham gia đánh giá nhận xét.

- Chốt lại, góp ý chung.

3. Củng cố – Dặn dò:(3’)

Liên hệ giáo dục tư tưởng: học giỏi để lớn lên làm phi công lái được máy báy.

- HS thực hành cá nhân theo nhóm 4 HS.

- HS nhận xét, góp ý.

- HS lắng nghe và thực hiện.

NS: 09/10/ 2020 NG: 16/10/2020

Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2020

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 6: CÂU KIỂU AI LÀ GÌ? KHẲNG ĐỊNH - PHỦ ĐỊNH MỞ RỘNG VỐN TỪ: TỪ NGỮ VỀ ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố thêm về đặt câu hỏi cho các bộ phận trong câu theo mẫu: Ai (cái gì, con gì) là gì?

- Mở rộng vốn từ liên quan đến từ ngữ về đồ dùng học tập.

2. Kỹ năng:

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định (BT1) ; đặt được câu phủ định theo mẫu (BT2).

- Tìm được một số từ ngữ chỉ đồ dùng học tập ẩn trong tranh và cho biết đồ vật ấy dùng để làm gì (BT3).

3. Thái độ: Yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

(27)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 của tiết học trước, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài:(2’)

- Trong tiết Luyện từ và câu ở tuần 5, các em đã tập đặt câu giới thiệu the mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tập đặt câu hỏi cho các bộ phận của kiểu câu trên. Sau đó, học nói, viết theo một số mẫu câu khác nhau, mở rộng vốn từ về học tập.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1 : (15')

- GV gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS đọc câu a.

- Trong câu a bộ phận nào được in đậm ? - Phải đặt câu như thế nào để có câu trả lời là em ?

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm câu b, c vào vở bài tập.

- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2 :Giảm tải

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

+ Trường em là trường tiểu học Hoàng Quế.

+ Trường em là ngôi trường nhỏ hồ nước xanh mát

+ Thôn em là Thôn Tràng Bạch.

+ Xóm em là xóm có phong trào trong học tập.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đọc yêu cầu bài: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm.

- HS đọc câu a: Em là HS lớp 2.

- Trong câu a bộ phận được in đậm là: Em.

- HS đặt câu hỏi: Ai là HS lớp 2 ? - HS suy nghĩ và làm bài vào vở bài tập.

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét.

b) Ai là HS giỏi nhất lớp ? + HS giỏi nhất lớp là ai ? c) Môn học nào em yêu thích ? + Em yêu thích môn học nào ? + Môn học em yêu thích là gì ? - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

(28)

Bài 3 : (15')

- GV gọi HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và viết tên các đồ dùng em tìm được và viết vào vở.

- GV gọi HS nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò: ( 3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS quan sát tranh và tìm tên các đồ dùng và làm bài vào vở.

- HS nêu kết quả..

Tên đồ vật Tá Tác dụng.

Vở Viết

Cặp sách Đựng sách vở Compa Vẽ hình tròn Thước kẻ Kẻ đường thẳng - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và thực hiện.

TOÁN

TIẾT 29: LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp hs củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép cộng dạng 47 + 25, 47 + 5, 7 + 5

- Thuộc bảng 7 cộng với một số.

2. Kĩ năng

- Cộng qua 10, có nhớ dạng tính viết

- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 47+5 , 47+25.

- Biết giải bài toán theo tóm tắt với một phép cộng.

- BT cần làm : B1 ; B2 (cột 1,3,4) ; B3 ; B4 (dòng 2).

3. Thái độ: HS làm tính nhanh, đúng, cẩn thận khi làm toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Bảng phụ. Đồ dùng phục vụ trò chơi.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi HS lên bảng làm bài 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

- GV gọi HS đọc bảng cộng 7.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài : (2’) - GV nêu mục tiêu tiết học.

- GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

- 2 HS lên bảng làm bài tập 1 của tiết trước, lớp theo dõi nhận xét.

- HS đọc bảng cộng 7.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại tên bài

(29)

2. Luyện tập Bài 1 : (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập này YC chúng ta phải làm gì ? - GV YC HS suy nghĩ và làm bài vào vở.

- GV yêu cầu HS nêu kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 2 : (6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ? - GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính rồi tính.

- GV gọi 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện.

- GV gọi HS khác nhận xét bài của bạn . - Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 3: (7’)

- GV yêu cầu HS dựa vào tóm tắt để đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm bài.

- GV gọi HS khác nhận xét bài của bạn . - Bài tập này củng cố cho chúng ta kiến thức gì ?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 4: (6’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

-Bài tập yêu cầu chúng ta phải làm gì ?

- HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.

- HS suy nghĩ và làm bài vào vở.

- Một số HS nêu kết quả.

7+3 = 10 7+4= 11 7+5= 12 7+7= 14 7+8= 15 7+9= 16 5+7 = 12 s6+7= 13 8+7= 15 - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải đặt tính rồi tính.

- HS nêu cách đặt tính rồi tính theo yêu cầu.

- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

- HS nêu cách thực hiện.

- HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- Thúng cam có 28 quả, thúng quýt có 37 quả. Hỏi cả hai thúng có bao nhiêu quả?

- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.

Bài giải

Cả hai thúng có số quả là : 28 + 37 = 65 ( quả ) Đáp số :65 quả - HS nhận xét.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu bài.

- Bài tập yêu cầu chúng ta phải điền dấu >, < , = vào chỗ thích hợp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy. - Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy, Ngồi

- Chia sẻ với người thân cách đội mũ bảo hiểm an toàn và vận động, nhắc nhở mọi người cùng đội mũ bảo hiểm khi đi xe.Thực hiện mua, đội mũ bảo hiểm đúng quy định để bảo

- Chia sẻ với người thân cách đội mũ bảo hiểm an toàn và vận động, nhắc nhở mọi người cùng đội mũ bảo hiểm khi đi xe.Thực hiện mua, đội mũ bảo hiểm đúng quy định để bảo

- Có thói quen đội mũ bảo hiểm, biết cách ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước, quan sát các loại xe khi lên xuống.. + Gv ngồi trên xe đạp, xe máy có

- Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy. - Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy, Ngồi

- Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.. - Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe

- Chia sẻ với người thân cách đội mũ bảo hiểm an toàn và vận động, nhắc nhở mọi người cùng đội mũ bảo hiểm khi đi xe.Thực hiện mua, đội mũ bảo hiểm đúng quy định để bảo

đ) Chở người ngồi trên xe đạp máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách,