• Không có kết quả nào được tìm thấy

IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

IAS 18 Doanh thu IAS 11 Hợp đồng xây dựng

Chuẩn mực mới

IFRS 15 – Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng

IFRS 15

IAS 18 /11

Quy định riêng:

•  Hợp đồng xây dựng

•  Hàng hoá

•  Dịch vụ

Nhấn mạnh đến chuyển giao rủi ro là lợi ích

Hướng dẫn sơ sài:

•  Giao dịch gồm nhiều yếu tố cấu thành

•  Giấy phép hoạt động,…

IFRS 15

Quy định chung cho nghĩa vụ thực hiện:

•  Hoàn thành trong một khoảng thời gian

•  Hoàn thành tại một thời điểm Nhấn mạnh đến quyền kiểm soát

Hướng dẫn cụ thể:

Các yếu tố tách rời, Phân bổ giá trị hợp đồng, quyền mua, giấy phép, hợp đồng bán

và mua lại….

Mục đích

Mục đích của chuẩn mực này là nhằm thiết lập các nguyên tắc cho các doanh nghiệp vận dụng để báo cáo những thông tin hữu ích tới đối tượng sử dụng báo cáo tài chính về bản chất, giá trị, thời điểm ghi nhận và những yếu tố không chắc chắn liên quan đến doanh thu và các dòng tiền phát sinh từ hợp đồng với khách hàng.

Nguyên tắc

Để đáp ứng mục tiêu của chuẩn mực, nguyên tắc chính của chuẩn mực này là doanh nghiệp phải ghi nhận doanh thu để phản ánh việc chuyển giao hàng hóa và dịch vụ đã cam kết cho khách hàng theo giá trị phản ánh khoản mục nhận về mà DN dự kiến có quyền thụ hưởng qua trao đổi hàng hóa, dịch vụ đó IFRS 15: Mục đích

Khi nào ?

Ghi nhận doanh thu khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thực hiện chuyển giao sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng

Như thế nào ?

Giá trị của hợp đồng được phân bổ cho sản phẩm và dịch vụ chuyển giao cho khách hàng, vd những nghĩa vụ thực hiện

IFRS 15

Hợp đồng thuê tài sản được qui định trong

phạm vi của IAS 7 – Thuê tài sản; Hợp đồng bảo hiểm được qui định trong phạm vi của IFRS 4 – Hợp đồng bảo hiểm;

Công cụ tài chính và các quyền hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng được qui định trong phạm vi của IFRS 9 – Công cụ tài chính, IFRS 10 – Báo cáo tài chính hợp nhất, IFRS 11 – Joint arrangements, IAS 27 – Báo cáo tài chính riêng, và IAS 28 – Các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết.

Các giao dịch trao đổi phi cền tệ giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng hoặc khách hàng cềm năng. Ví dụ, Chuẩn mực này sẽ không áp dụng cho hợp đồng giữa hai công ty chuyên cung cấp dầu mỏ với thỏa thuận trao đổi sản phẩm để đáp ứng một cách kịp thời nhu cầu của khách hàng của cả hai công ty trên các địa bàn khác nhau.

Phạm vi ngoại trừ :

IFRS 15: phạm vi

Doanh nghiệp vận dụng chuẩn mực này cho các hợp đồng (ngoại trừ những loại hợp đồng được liệt kê trên) chỉ khi đối tác trong hợp đồng là khách hàng của doanh nghiệp.

Khách hàng là đối tượng ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để mua sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ là đầu ra của các hoạt động thông thường tại doanh nghiệp.

Một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo nên quyền và nghĩa vụ có hiệu lực thi hành IFRS 15: phạm vi

(2)

Hợp đồng

•  Một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên tạo nên quyền và nghĩa vụ có hiệu lực thi hành.

Tài sản từ hợp đồng

•  Quyền của một doanh nghiệp được hưởng khoản mục nhận về từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ mà DN đã chuyển giao cho khách hàng khi quyền đó phụ thuộc vào một điều kiện không phải điều kiện liên quan đến chờ thời gian trôi qua (ví dụ, việc thực hiện một nghĩa vụ trong tương lai của DN).

Nợ phải trả từ hợp đồng

•  Nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng mà doanh nghiệp đã nhận khoản mục nhận về từ khách hàng đó (hoặc khoản mục nhận về đó đã đến hạn thanh toán).

Khách hàng

•  Một bên đã ký kết hợp đồng với doanh nghiệp để có được hàng hóa hoặc dịch vụ là một sản phẩm từ hoạt động bình thường của DN để trao đổi với khoản mục nhận về.

Thu nhập

•  Các lợi ích kinh tế tăng lên trong kỳ kế toán dưới dạng các dòng tiền vào hoặc sự gia tăng giá trị tài sản hoặc giảm nợ phải trả mang lại một sự gia tăng vốn chủ sở hữu, không phải là các khoản tăng từ đóng góp của các bên tham gia đầu

tư vốn chủ sở hữu. 7

IFRS 15: Các thuật ngữ

Nghĩa vụ thực hiện

•  Một cam kết trong hợp đồng với khách hàng để chuyển giao cho khách hàng, hoặc là:

•  một hàng hóa hoặc dịch vụ (hoặc một gói các hàng hóa hoặc dịch vụ) tách biệt; hoặc là

•  một loạt hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt cơ bản có đặc điểm giống nhau và có cùng hình thức chuyển giao cho khách hàng.

Doanh thu

Thu nhập phát sinh từ quá trình hoạt động bình thường của DN.

Giá bán độc lập(của một hàng hóa hoặc dịch vụ)

•  Giá mà doanh nghiệp bán riêng một hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng.

Giá giao dịch

•  (đối với hợp đồng với khách hàng)

•  Giá trị của khoản mục nhận về mà doanh nghiệp dự kiến có quyền hưởng để trao đổi với việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng, không bao gồm các khoản thu hộ cho các bên thứ ba.

8

IFRS 15: Các thuật ngữ

IFRS 15: Ghi nhận và đo lường: 5 bước

Xác định hợp đồng

Xác định nghĩa vụ hợp đồng

Xác định giá trị của hợp đồng

Phân bổ giá trị giao dịch

Ghi nhận doanh thu Bước

1

Bước 2

Bước 3

Bước 4

Bước 5

Các bên tham gia trong hợp đồng chấp thuận với bản hợp đồng và cam kết thực hiện các nghĩa vụ của mình

Doanh nghiệp có thể xác định được quyền và các điều khoản thanh toán của từng bên tham gia hợp đồng liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển giao

Hợp đồng có bản chất thương mại Doanh nghiệp chắc chắn sẽ thu được khoản thanh toán

Hợp đồng với khách hàng cần thoả mãn tất cả các điều kiện sau:

Bước 1 : Xác định hợp đồng

VD 1: Hợp đồng- khả năng thu được tiền.

Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh bất động sản, ký kết hợp đồng bán một tòa nhà cho một khách hàng có giá là 1 triệu CU. Khách hàng có dự định sử dụng tòa nhà để kinh doanh dịch vụ nhà hàng. Tuy nhiên tại khu vực này, kinh doanh nhà hàng đang chịu sức ép cạnh tranh lớn và bản thân khách hàng mua tòa nhà cũng không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Tại thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng, khách hàng trả trước một khoản đặt cọc không được hoàn lại là 50.000 CU và 95%

số tiền phải thanh toán còn lại theo cam kết được hai bên thỏa thuận là bên bán sẽ cho bên mua ghi nợ trong dài hạn. Số vốn cho khách hàng vay được thực hiện trên cơ sở là khoản cho vay không có quyền truy đòi (non-recourse basis), nghĩa là, nếu như khách hàng không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp chỉ có thể lấy lại tòa nhà mà không có quyền nhận thêm khoản bồi thường nào khác ngay cả khi giá trị của tài sản thế chấp nhỏ hơn tổng giá trị của khoản vay. Tổng chi phí doanh nghiệp đầu tư cho tòa nhà là 600.000 CU. Khách hàng có quyền kiểm soát tòa nhà ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng.

Khi đánh giá xem liệu hợp đồng trên với khách hàng có thỏa mãn các điều kiện được quy định của Chuẩn mực 15 hay không, doanh nghiệp thấy rằng hợp đồng này không đáp ứng được điều kiện do doanh nghiệp không chắc chắn sẽ thu được khoản thanh toán từ phía khách hàng. Để đi đến kết luận này, doanh nghiệp xem xét tới tính không chắc chắn về khả năng và dự định thanh toán của khách hàng trên cơ sở các yếu tố sau:

•  Khách hàng có dự định thanh toán khoản vay cho doanh nghiệp từ nguồn thu nhập từ kinh doanh nhà hàng (mà lĩnh vực kinh doanh này đang chịu rủi ro lớn vì tính cạnh tranh cao và khách hàng cũng không có nhiều kinh nghiệm trong mảng này).

•  Khách hàng không có nguồn thu nhập hay tài sản nào khác có thể được sử dụng để thanh toán khoản vay này; và

•  Nghĩa vụ của khách hàng đối với khoản thanh toán bị hạn chế do đây là khoản doanh nghiệp cho vay không có quyền truy đòi.

Do không đáp ứng được các điều kiện của chuẩn mực, doanh nghiệp vận dụng quy định của chuẩn mực để xác định phương pháp hạch toán cho khoản đặt cọc không được hoàn lại là 50.000 CU. Doanh nghiệp nhận thấy hợp đồng này chưa làm phát sinh bất cứ sự kiện , tức là doanh nghiệp chưa nhận được phần lớn giá trị khoản thanh toán mà khách hàng có nghĩa vụ phải trả và hợp đồng cũng chưa bị hủy ngang. Do vậy, doanh nghiệp hạch toán khoản đặt cọc 50.000 CU từ khách hàng là khoản nợ phải trả. Sau đó, tiếp tục hạch toán khoản đặt cọc ban đầu này với các khoản nhận về trong tương lai cho cả nợ gốc và lãi là khoản nợ phải trả cho đến khi điều kiện được xác định là đã thỏa mãn (có nghĩa là doanh nghiệp có thể chắc chắn sẽ thu được khoản thanh toán từ phía khách hàng. Doanh nghiệp phải tiếp tục đánh giá hợp đồng này để xác định xem liệu các điều kiện sau đó có được thỏa mãn hay các sự kiện có xảy ra hay không để hạch toán vào doanh thu hay khoản nợ phải trả.

Doanh nghiệp phải kết hợp hai hoặc nhiều hợp đồng đã ký kết cùng thời điểm hoặc gần một thời điểm với cùng một khách hàng nếu một trong các tiêu chí dưới đây được thoả mãn:

Các hợp đồng như một hợp đồng trọn gói có cùng mục đích thương mại.

Giá trị phụ thuộc vào giá của hợp đồng kia

Các hàng hóa hoặc dịch vụ được cam kết trong hợp đồng là một nghĩa vụ phải thực hiện đơn lẻ

Bước 1 : Xác định hợp đồng : Kết hợp các hợp đồng

(3)

Ví dụ 2: Kết hợp hợp đồng

Hợp đồng có nghĩa vụ cung cấp các hàng hóa, dịch vụ mà các hàng hóa, dịch vụ đó kết hợp với nhau tạo 1 sản phẩm đầu ra cho khách hàng, thì các hàng hóa dịch vụ cung cấp trong hợp đồng được kế toán là 1 hợp đồng, chẳng hạn hợp đồng bán điện thoại, sạc điện thoại,... thì trường hợp này doanh nghiệp kế toán tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết trong 1 hợp đồng như 1 nghĩa vụ thực hiện duy nhất.

Sửa đổi hợp đồng là một thay đổi về phạm vi hoặc giá (hoặc cả hai yếu tố đó) của hợp đồng đã được các bên tham gia hợp đồng thông qua

Tiếp tục áp dụng IFRS 15 cho hợp đồng hiện tại cho đến khi hợp đồng sửa đổi được thông qua.

Hợp đồng sửa đổi có được thông qua không?

Các hàng hóa hoặc dịch vụ còn lại có tách biệt với các hàng hóa hoặc dịch vụ đã được chuyển giao không?

Có tăng thêm hàng hóa và dịch vụ tách biệt có giá bán độc lập

Kế toán như một hợp đồng riêng biệt

Bước 1 : Xác định hợp đồng : Sửa đổi hợp đồng

Kế toán cho sửa đổi hợp đồng như việc chấm dứt hợp đồng hiện tại và thiết lập một hợp đồng mới

Kế toán cho sửa đổi hợp đồng như đó là một phần của hợp đồng hiện tại-phương pháp điều chỉnh số lũy kế Không

Không

Không Có

Ví dụ 3: Sửa đổi hợp đồng

Doanh nghiệp cam kết bán 120 sản phẩm cho một đối tượng khách hàng với tổng giá trị hợp đồng CU12,000 (đơn giá CU100/sản phẩm) và sẽ chuyển giao số sản phẩm này cho khách hàng trong khoảng thời gian sáu tháng. Quyền kiểm soát cho từng sản phẩm sẽ được chuyển giao tại thời điểm giao hàng. Sau khi doanh nghiệp đã chuyển được 60 sản phẩm cho khách hàng thì hợp đồng được sửa đổi, theo đó doanh nghiệp sẽ bán thêm 30 sản phẩm cho khách hàng (như vậy, tổng số sản phẩm bán cho khách hàng là 150 sản phẩm tương tự nhau). 30 sản phẩm phát sinh thêm này đã không được phản ánh tại hợp đồng ban đầu giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Trường hợp A: Số sản phẩm bán thêm được bán với giá phản ánh được mức giá bán độc lập Khi hợp đồng được sửa đổi, mức giá cho số sản phẩm bán thêm trong hợp đồng sửa đổi là CU95 cho một đơn vị sản phẩm, tức là khách hàng phải trả thêm một khoản là CU 2,850. Mức giá bán cho số sản phẩm tăng thêm phản ánh được giá bán độc lập của sản phẩm tại thời điểm sửa đổi hợp đồng và số sản phẩm bán thêm này là độc lập, riêng biệt với số sản phẩm theo hợp đồng ban đầu.

Căn cứ vào quy định tại đoạn 20 của chuẩn mực, việc điều chỉnh hợp đồng liên quan đến 30 sản phẩm bán thêm phải là một hợp đồng mới và tách biệt và không làm ảnh hưởng tới việc hạch toán cho hợp đồng hiện tại. Doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu theo đơn giá CU100 cho 120 sản phẩm của hợp đồng ban đầu và theo đơn giá CU95 cho 30 sản phẩm bán thêm theo hợp đồng mới.

•  Trường hợp B: Số sản phẩm bán thêm được bán với giá không phản ánh được mức giá bán độc lập

•  Trong quá trình đàm phán về việc mua thêm 30 sản phẩm, các bên ban đầu thống nhất mức giá là CU80 cho 1 sản phẩm. Tuy nhiên, sau đó khách hàng nhận thấy rằng 60 sản phẩm đã chuyển giao theo hợp đồng đầu tiên bị lỗi và doanh nghiệp cam kết sẽ bồi thường cho mỗi sản phẩm kém chất lượng trên với số tiền là CU15. Doanh nghiệp và khách hàng chấp thuận tính khoản bồi thường CU900 (CU15 x 60) vào giá bán cho 30 sản phẩm khách hàng mua thêm. Do đó, việc sửa đổi hợp đồng có chỉ rõ giá bán cho 30 sản phẩm mua thêm là CU1,500 với đơn giá là CU50 cho một sản phẩm. Có nghĩa là giá bán này bao gồm giá theo thỏa thuận trước đó cho 30 sản phẩm là CU2400 (hoặc với đơn giá CU80/sản phẩm) trừ đi khoản bồi thường cho khách hàng là CU900.

•  Tại thời điểm điều chỉnh hợp đồng, doanh nghiệp ghi nhận CU900 là khoản giảm trừ vào giá trị giao dịch và do đó, là khoản giảm trừ doanh thu cho 60 sản phẩm đã được chuyển giao trước đó. Khi hạch toán cho nghiệp vụ bán thêm 30 sản phẩm, doanh nghiệp xác định rằng mức giá thỏa thuận CU80 cho một sản phẩm không phản ánh được giá bán độc lập cho số sản phẩm bán thêm. Do vậy, sửa đổi hợp đồng không thỏa mãn các điều kiện theo chuẩn mực để có thể được hạch toán là một hợp đồng riêng biệt. Bởi vì số sản phẩm chưa chuyển giao cho khách hàng là tách biệt với số đã được chuyển giao, doanh nghiệp vận dụng các quy định và hạch toán việc sửa đổi hợp đồng là hủy bỏ hợp đồng cũ và thiết lập nên một hợp đồng mới.

•  Như vậy, doanh thu ghi nhận cho số sản phẩm còn lại chưa chuyển giao được xác định dựa trên mức đơn giá bình quân là CU93.33 (bằng tổng của CU100 x 60 sản phẩm chưa chuyển giao từ hợp đồng cũ với CU80 x 30 sản phẩm phải chuyển giao thêm theo điều chỉnh hợp đồng, chia cho 90 sản phẩm).

•  Bán hàng hóa do DN sản xuất (ví dụ, hàng tồn kho của một nhà sản xuất);

•  Bán lại hàng hóa do DN đã mua (ví dụ, hàng hóa của một nhà bán lẻ);

•  Bán lại hàng hóa hoặc dịch vụ do DN đã mua (ví dụ, vé được bán lại bởi một DN có tư cách DN chủ thể, được trình bày tại các đoạn B34-B38);

•  Thực hiện một công việc (hoặc các công việc) đã thỏa thuận trước theo hợp đồng cho khách hàng;

•  Cung cấp một dịch vụ thường trực sẵn sàng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ (ví dụ, việc cập nhật chưa được xác định cụ thể đối với phần mềm được cung cấp theo hình thức khi nào có thì cung cấp) hoặc sẵn sàng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng sử dụng khi khách hàng quyết định;

•  Cung cấp dịch vụ thu xếp để một bên khác chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng (ví dụ, làm đại lý của một bên khác, được trình bày tại các đoạn B34-B38);

•  Trao quyền đối với hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được cung cấp trong tương lai mà khách hàng có thể bán lại hoặc cung cấp cho khách hàng của họ (ví dụ, DN bán sản phẩm cho một nhà bán lẻ cam kết chuyển giao thêm một hàng hóa hoặc dịch vụ cho một cá nhân mua sản phẩm đó từ cơ sở bán lẻ);

•  Xây dựng, sản xuất hoặc phát triển một tài sản thay mặt cho một khách hàng;

•  Cấp giấy phép và cấp quyền chọn mua thêm hàng hóa hoặc dịch vụ

Là cam kết trong hợp đồng với khách hàng cung cấp một loại sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ có tính tách biệt ; hoặc một loạt các hàng hóa hoặc dịch vụ có tính tách biệt có đặc điểm giống nhau và có cách thức chuyển giao cho khách hàng giống nhau.

Bước 2 : Xác định nghĩa vụ hợp đồng

Một số ví dụ của các hàng hoá và dịch vụ được cam kết:

Khách hàng có thể hưởng lợi từ bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ đó hoặc cùng với các nguồn lực khác mà khách hàng đã có sẵn (nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ có khả năng tách biệt);

Cam kết của DN chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cho khách hàng có thể được nhận biết một cách riêng biệt với các cam kết khác trong hợp đồng (nghĩa là hàng hóa hoặc dịch vụ là tách biệt trong hoàn cảnh của hợp đồng).

Bước 2 : Xác định nghĩa vụ hợp đồng : Hàng hoá và dịch vụ tách biệt

(4)

Ví dụ 4: Xác định nghĩa vụ thực hiện

1/ Bán xe ôtô (xe+phụ tùng), động cơ có bán riêng nhưng trong hợp đồng này động cơ thuộc chiếc xe, không coi là tách rời, động cơ không coi là một nghĩa vụ thực hiện.

2/ Bảo hành xe bán ra: 1 năm miễn phí+mua 2 năm bảo dưỡng: 2 nghĩa vụ thực hiện 3/ dịch vụ viễn thông: hoà mạng+ free máy điện thoại: 2 nghĩa vụ (hoàn thành 1 thời điểm + quá trình)

Giá giao dịch là giá trị của khoản mục nhận về mà DN dự kiến có quyền hưởng để trao đổi với việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết cho khách hàng.

Giá trị của khoản mục nhận về có thể thay đổi do chiết khấu, giảm giá, khoản hoàn lại, tín dụng trợ giá, ưu đãi giá, khoản ưu đãi, thưởng hiệu suất hoặc khoản phạt hoặc các khoản tương tự khác.

Ước tính giá trị dựa vào Giá trị dự kiến và Giá trị có khả năng xảy ra nhất

DN phải điều chỉnh giá trị cam kết của khoản mục nhận về do ảnh hưởng của giá trị thời gian của tiền nếu thời hạn thanh toán đã được thỏa thuận bởi các bên tham gia hợp đồng

DN phải xác định giá trị của khoản mục nhận về không phải bằng tiền (hoặc khoản mục nhận về không phải bằng tiền được cam kết) theo giá trị hợp lý

Nếu không thể ước tính một cách hợp lý giá trị hợp lý của khoản mục nhận về không phải bằng tiền, DN phải xác định giá trị của khoản mục nhận về một cách gián tiếp bằng cách tham khảo giá bán độc lập của hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết với khách hàng khoản mục nhận

về biến đổi

sự tồn tại của yếu tố hỗ trợ tài chính đáng kể trong hợp đồng :

khoản mục nhận về không phải bằng tiền

Bước 3 : Xác định giá trị của hợp đồng

Nhân tố liên quan đến khoản phải trả cho khách hàng: phiếu giảm giá, khuyến mại,….

Ví dụ 5: Xác định giá trị hợp đồng

Khoản mục nhận về biến đổi

Ví dụ 5.1: Tiền phạt làm phát sinh một khoản thanh toán không cố định

Doanh nghiệp ký hợp đồng xây dựng với khách hàng, khi công trình hoàn thành doanh nghiệp sẽ nhận được CU 1 triệu. Đồng thời, hợp đồng có kèm theo điều khoản nếu như công trình không được hoàn thành trong vòng 3 tháng theo một ngày cụ thể được quy định trong hợp đồng thì doanh nghiệp bị phạt một khoản CU 100.000.

Doanh nghiệp xác định rằng khoản thanh toán theo cam kết trong hợp đồng bao gồm một khoản cố định là CU900.000 và một khoản không cố định là CU100.000 (liên quan đến điều khoản về tiền phạt nếu không hoàn thành công trình đúng hạn). Đồng thời, thực hiện ước tính giá trị khoản thanh toán không cố định theo nội dung của chuẩn mực và xem xét các quy định về các giá trị ước tính bị hạn chế cho khoản thanh toán không cố định.

Ví dụ 5.2: ước tính khoản thanh toán không cố định

Doanh nghiệp thực hiện ký kết một hợp đồng xây dựng với khách hàng. Cam kết chuyển giao công trình hoàn thành là một nghĩa vụ phải thực hiện trong một khoảng thời gian. Khoản thanh toán theo cam kết là CU 2,5 triệu, nhưng khoản này có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào thời điểm hoàn thành công trình xây dựng. Cụ thể, nếu công trình hoàn thành sau ngày 31/3/20X7 thì cứ mỗi một ngày chậm tiến độ khoản thanh toán sẽ bị giảm CU10.000. Còn nếu công trình hoàn thành trước ngày 31/3/20X7 thì cứ mỗi ngày hoàn thành sớm khoản thanh toán sẽ tăng lên CU10.000.

Ví dụ 5: Xác định giá trị hợp đồng

Khoản tiền nhận về có ảnh hưởng cảu nhân tố tài chính:

Ví dụ 5.3: DN bán ô tô giá 10.000 CU, vay trong 3 năm, lãi suất 5%. Giá giao dịch: PV(10.000, 3 năm, 5%)=8.638

Khoản mục nhận về không phải bằng tiền Ví dụ 5.4: DN góp đất đổi lấy 3 sàn toà nhà, giá của đất xác định bằng giá 3 sàn toà nhà trên thị trường

DN phải phân bổ giá giao dịch cho mỗi nghĩa vụ thực hiện đã được xác định trong hợp đồng trên cơ sở giá bán độc lập DN phải xác định giá bán độc lập tại thời điểm bắt đầu hợp đồng của hàng hóa hoặc dịch vụ tách biệt liên quan đến mỗi nghĩa vụ thực hiện trong hợp đồng và phân bổ giá giao dịch tương ứng với các giá bán độc lập đó

Nếu giá bán độc lập không thể quan sát trực tiếp được, đơn vị phải ước tính giá bán độc lập theo các pp sau:

Đơn vị có thể đánh giá thị trường mà đơn vị bán hàng hóa hoặc dịch vụ và ước tính mức giá mà một khách hàng trong thị trường đó sẵn sàng thanh toán cho các hàng hóa hoặc dịch vụ đó

Đơn vị có thể dự báo chi phí dự kiến của đơn vị để thỏa mãn một nghĩa vụ thực hiện và sau đó cộng thêm một mức lợi nhuận biên thích hợp cho hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Tổng giá giao dịch trừ đi tổng của giá bán độc lập có thể quan sát được của các hàng hóa hoặc dịch vụ khác đã cam kết trong hợp đồng.

Phương pháp đánh giá thị trường có điều chỉnh

Phương pháp c h i p h í dự kiến cộng lợi nhuận biên

Phương pháp giá trị còn lại

Bước 4: Phân bổ giá trị giao dịch

Ví dụ 6: Phân bổ giá trị hợp đồng Phân bổ dựa trên giá bán độc lập Ví dụ 6.1: ĐIện thoại và hoà mạng

Khách hàng A ký kết hợp đồng với nhà cung cấp mạng điện thoại XYZ để nhận gói dịch vụ trong vòng 12 tháng. Các điều khoản trong hợp đồng như sau:

(ĐVT: CU, đơn vị tiền tệ) -Phí cố định hàng tháng 100

-Khách hàng A nhận miễn phí điện thoại tại ngày ký kết hợp đồng

Công ty XYZ bán một điện thoại tương tự 300 và giá cung cấp dịch vụ trả trước không tặng máy 80/tháng.

Công ty XYZ ghi nhận doanh thu theo IFRS15 .

Trường hợp này tác giả lờ đi các thông tin về giá của Sim điện thoại và tình huống khách hàng A sử dụng dịch vụ vượt qui định trong gói dịch vụ đã cam kết trong hợp đồng.

Theo IFRS15, các bước xác định doanh thu như sau:

Bước 1: Xác định hợp đồng và đối tượng của hợp đồng là hợp đồng gói cung cấp dịch vụ điện thoại trong 12 tháng.

Bước 2: Xác định nghĩa vụ riêng biệt trong hợp đồng gồm 2 nghĩa vụ riêng biệt đó là chuyển giao máy điện thoại cho khách hàng và cung cấp dịch vụ trong 1 năm.

Bước 3 và 4: Xác định giá trị của hợp đồng và phân bổ giá trị hợp đồng cho các nghĩa vụ riêng biệt (dựa vào giá bán riêng biệt của từng nghĩa vụ trong hợp đồng). Gía trị của hợp đồng: 1.200(100x12).

(5)

Doanh nghiệp ghi nhận doanh thu khi hoàn thành trọn vẹn nghĩa vụ phải thực hiện qua việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ đã cam kết tới khách hàng

Một tài sản được xác định là chuyển giao tới khách hàng khi khách hàng có được quyền kiểm soát tài sản đó

Quyền kiểm soát một tài sản là khả năng điều khiển việc sử dụng tài sản, và có được cơ bản toàn bộ lợi ích còn lại của tài sản

•  Sử dụng tài sản để sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ công cộng);

•  Sử dụng tài sản để làm gia tăng giá trị của các tài sản khác;

•  Sử dụng tài sản để thanh toán nợ phải trả hoặc giảm chi phí;

•  Bán hoặc trao đổi tài sản;

•  Thế chấp tài sản để đảm bảo cho một khoản vay; và nắm giữ tài sản.

Bước 5: Ghi nhận doanh thu

Nghĩa vụ thực hiệnđược thoả mãn (hoàn thành) trong một khoảng thời gian (over time)

Khách hàng đồng thời tiếp nhận và sử dụng lợi ích do việc thực hiện nghĩa vụ của DN mang lại trong khi DN thực hiện nghĩa vụ.

Ví dụ: Hợp đồng cung cấp dịch vụ bảo vệ tòa nhà, dịch vụ vệ sinh tòa nhà, dịch vụ internet,...

Việc thực hiện nghĩa vụ của DN tạo ra hoặc gia tăng giá trị một tài sản (ví dụ: sản phẩm dở dang, dịch vụ sửa chữa nhà) mà khách hàng kiểm soát trong khi tài sản đó được tạo ra hoặc gia tăng giá trị; hoặc

Việc thực hiện nghĩa vụ của DN không tạo ra một tài sản có mục đích sử dụng khác đối với DN và DN có quyền hợp pháp được thanh toán cho công việc đã hoàn thành đến thời điểm hiện tại

Bước 5: Ghi nhận doanh thu

Nghĩa vụ thực hiện được thỏa mãn tại một thời điểm

(Perfommance odligations satisfied at a point of time)

DN có quyền hiện

tại được thanh toán cho tài sản

Khách hàng có quyền sở hữu hợp pháp đối với

tài sản

DN đã chuyển giao

trạng thái nắm giữ vật chất của của tài sản

Khách hàng có phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu của tài sản

Khách hàng đã chấp nhận tài sản

Bước 5: Ghi nhận doanh thu

Thuyết minh

•  Hợp đồng với khách hàng

•  Phân tách doanh thu

•  Số dư của hợp đồng

•  Các nghĩa vụ thực hiện

•  Giá giao dịch được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện còn lại

•  Các xét đoán trọng yếu khi áp dụng Chuẩn mực này

•  Xác định thời gian thỏa mãn các nghĩa vụ thực hiện

•  Xác định giá giao dịch và các giá trị được phân bổ cho các nghĩa vụ thực hiện

•  Tài sản được ghi nhận từ chi phí để có được và hoàn thành hợp đồng với khách hàng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Lòng trung thành của khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng VietinBank chi nhánh Thừa Thiên Huế phụ thuộc vào 26 tiêu chí được

Quan điểm của Kotler về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng Theo Kotler (2001, trang 73), khách hàng sẽ chọn mua hàng của những doanh nghiệp nào mà

Việc phân tích và thẩm định được thực hiện trước, trong và sau khi cho khách hàng vay là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản cho vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính

Để trở về vị trí số 1 trong ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, giúp doanh nghiệp nâng cao hình ảnh chất lượng dịch vụ của mình trong tâm

- Dịch vụ quản lý ngân quỹ Các NHTM mở tài khoản và giữ tiền của các doanh nghiệp, cá nhân nên có điều kiện tìm hiểu và tạo mối quan hệ với các khách hàng đó, nhiều ngân hàng đã cung

Nội dung thực hiện quản trị quan hệ khách hàng trong cho vay đối với hộ kinh doanh của ngân hàng thương mại Trên cơ sở kế thừa và bổ sung, tác giả xây dựng mô hình CRM trong ngành

*Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động khác ngoài hoạt động tạo ra doanh thu như: -Thu về thanh lý TSCĐ, nhượng bán TSCĐ -Thu tiền phạt khách hàng

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và các nghiệp vụ sau: -