• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Xuân Sơn #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 ( 29/03-02/04/2021)

Ngày soạn: 22/03/2021

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 29/03/2021 TOÁN

SO SÁNH CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 100 000 I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết so sánh các số trong phạm vi 100 000.

2. Kĩ năng: Biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong một nhóm 4 số mà các số là số có năm chữ số. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4a.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

-GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết dấu hiệu và cách so sánh hai số trong phạm vi 100 000 (12 phút)

* Mục tiêu:Giúp HS biết các cách so sánh các so sánh các số trong phạm vi 100 000.

* Cách tiến hành:

- Viết lên bảng: 100 000 ………99 999 - Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số này - Chốt lại cách so sánh

- Viết tiếp lên bảng: 76 200 ………76 199 - Cho HS nêu cách so sánh 2 số trên

- Chốt lại các cách so sánh: Muốn so sánh hai số trong phạm vi 100 000, ta so sánh các hàng lớn đến hàng nhỏ: từ hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn

- Phát biểụ

- Phát biểu

- Học sinh nhắc lại.

(2)

vị; so sánh từ chữ số ở bên trái sang chữ số ở bên phải. Nếu hàng nào có chữ số bằng nhau thì so sánh hàng kế tiếp.

b. Hoạt động 2: Thực hành (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng vào làm bài tập

* Cách tiến hành:

Bài 1: > < =?

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Gọi HS trả lời miệng - Nhận xét, chốt lại.

Bài 2: > < =?

- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số có 5 chữ số

- Chốt lại cách làm - Cho 2 đội thi tiếp sức - Nhận xét, chốt lại.

Bài 3:Tìm số lớn nhất, số bé nhất - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở - Gọi 1 HS làm trên bảng lớp - Nhận xét, chốt lại

Bài 4a: Viết số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho 2 nhóm thi làm bài tiếp sức - Nhận xét, chốt lại:

a) 8 258; 16 999; 30 620; 31 855.

b) 76 253; 65 372; 56 372; 56 327.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cả lớp làm vào vở

- Lần lượt 6 HS nêu miệng

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu

- 2 đội thi làm bài tiếp sức - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài.

- Cả lớp làm vào vở - 1 HS lên bảng làm - Nhận xét bài

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- 2 nhóm lên bảng thi làm bài tiếp sức.

- Nhận xét.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

____________________________________________

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

(3)

CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Hiểu nội dung bài: Làm việc gì cũng cần phải cẩn thận chu đáo.

2. Kĩ năng : Biết đọc phân biệt lời đối thoại giữa ngựa cha và ngựa con. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa. Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GD TRONG BÀI:

- Rèn các kĩ năng: Tự nhận thức, xác định giá trị bản thân.Lắng nghe tích cực.Tư duy phê phán.Kiểm soát cảm xúc.

- Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. Thảo luận nhóm. Hỏi đáp trước lớp.

*MT: Giáo viên giáo dục cho học sinh biết cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng (liên hệ).

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (22 phút).

* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới.

* Cách tiến hành:

- Hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Nêu lại tên bài học.

- Đọc mẫu bài văn.

- Cho HS xem tranh minh họa.

- Cho HS luyện đọc từng câu.

- Cho HS phát hiện từ khó đọc và hướng dẫn HS đọc đúng

- Cho HS chia đoạn (3 đoạn theo SGK)

- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ

- Đọc thầm theo GV.

- Xem tranh minh họa.

- Đọc tiếp nối câu

- Đọc theo hướng dẫn của GV - Tự chia đoạn

- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp, giải thích từ mới

(4)

- Cho HS đọc nhóm đôi.

- Gọi 1 HS đọc cả bài.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (18 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài.

* Cách tiến hành:

Ngựa Con chuẩn bị hội thi như thế nào?

Ngựa Cha khuyên nhủ con điều gì?

Nghe cha nói, Ngựa Con phản ứng như thế nào?

Vì sao Ngựa Con không đạt kết quả trong hội thi?

Ngựa Con rút ra bài học gì?

c. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh đọc trôi chảy, diễn cảm theo yêu cầu thể hiện của bài đọc.

* Cách tiến hành:

- Đọc diễn cảm đoạn 2.

- Gọi 2 HS đọc

- Cho 2 HS thi đọc diễn cảm

- Cho 2 nhóm mỗi nhóm 3 HS thi đọc truyện theo vai

- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.

d. Hoạt động 4: Kể chuyện (15 phút)

* Mục tiêu: Nhìn tranh kể lại nội dung câu chuyện.

* Cách tiến hành:

- Cho HS quan sát lần lượt từng tranh minh họa trong SGK.

- Cho HS nêu nội dung của từng tranh - Nhận xét, chốt lại

- Cho 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện theo tranh.

- Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay tốt.

- Đọc nhóm đôi.

- Một HS đọc cả bài.

- HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe - 2 HS đọc

- 2 HS thi đọc diễn cảm - 2 nhóm thi đọc

- Nhận xét.

- Quan sát tranh minh họa.

- Phát biểu

- 4 HS kể lại 4 đoạn câu chuyện.

- 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)

(5)

V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO . - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

* MT: Cuộc chạy đua trong rừng của các loài vật thật vui vẻ, đáng yêu; câu chuyện giúp chúng ta thêm yêu mến những loài vật trong rừng.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

_______________________________________________________

CHÍNH TẢ

Nghe - Viết. CUỘC CHẠY ĐUA TRONG RỪNG Phân biệt l/n; dấu hỏi/dấu ngã

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá chung.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các họat động chính :

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nghe - viết bài chính tả (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nghe - viết đúng bài chính tả vào vở.

* Cách tiến hành:

- Hát đầu tiết.

- Học sinh viết bảng con.

- Nhắc lại tên bài học.

 Chuẩn bị:

- Đọc mẫu bài thơ viết chính tả.

- Gọi 2 HS đọc lại

- Hỏi: nội dung đoạn viết nói lên điều gì?

- Cho HS tìm từ khó và cho viết bảng con

- Đọc thầm theo - 2 HS đọc lại - Phát biểu

- Viết từ khó vào bảng con

(6)

các từ khó

 Viết chính tả:

- Đọc cho HS viết bài.

- Cho HS đổi vở bắt lỗi chéo

-GV nhận xét đánh giá 5- 7 bài bài viết của HS.

- Hướng dẫn HS chữa lỗi bằng bút chì.

- Nhận xét bài viết của HS

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Phần b: Đặt trên những chỗ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã?

- Cho HS nêu yêu cầu của đề bài.

- Giải thích cho HS từ “thiếu niên” và từ

“thanh niên”.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Gọi 2 HS lên bảng thi sửa bài - Nhận xét, chốt lại

- Nghe và viết bài vào vở.

- Đổi vở bắt lỗi chéo

- Chữa lỗi sai

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Làm bài cá nhân.

- 2 HS lên bảng thi làm bài

tuổi, nở, đỏ, thẳng, vẻ, của, dũng, sĩ - Nhận xét.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________

Thực hành Tiếng Việt

LĐ: NHẢY CẦU – ÔN TẬP CÂU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu ND bài - Củng cố về tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi đã học.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng đọc đúng các từ khó, câu dài. Đọc trôi chảy toàn bộ truyện.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(7)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KTBC (5’).

- Đọc đoạn văn viết về một tiết mục biểu diễn nghệ thuật mà em biết.

- Nx, TD 2. Bài mới

- GTB: Nhảy cầu a. Luyện đọc

Bài 1: (10’). Đọc bài Nhảy cầu.

- Gv đọc mẫu, HD cách đọc tồn bài.

- Đọc nối tiếp câu.

+ luyện đọc từ khĩ - Đọc NT câu

- Đọc NT đoạn L1.

+ HD ngắt câu dài, đọc mẫu - Y/c đọc NT đoạn L2.

+ Kết hợp giải nghĩa từ: nhảy cầu, năn nỉ, trồi

- Y/c đọc từng đoạn trong nhóm.

- Gọi hs thi đọc đoạn giữa các nhĩm.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV nhận xét.

b. Đọc hiểu

Bài 2: (8’). Chọn câu trả lời đúng.

Đ/án: a) ý 1 ; b) ý 3 ; c) ý 2 ; d) ý 3.

- Đọc y/c

- Y/c Hs đọc thầm theo đoạn sau đĩ nêu kết quả.

- Nx, chốt KT.

Bài 3: (12’). Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm.

Đ/án:

a) Cậu bé rất sợ hãi khi đứng trên cầu nhảy.

Cậu bé rất sợ hãi khi nào?

b) Mọi người khích lệ cậu bé để cậu mạnh dạn nhảy xuống nước.

Mọi người khích lệ cậu bé để làm gì?

- 2 H đọc bài - Lớp nx.

- 2 HS nhắc lại

- Theo dõi.

- Đọc NT câu lần 1.

+ HS thực hiện.

- Đọc NT câu lần 2.

- HS đọc NT đoạn L1 - Lắng nghe, đọc lại - HS đọc NT đoạn L2 - Giải nghĩa từ

- Đọc đoạn trong nhĩm - 3 HS thi đọc

- 1 HS đọc

- 1 HS đọc.

- HS làm bài cá nhân nêu kết quả.

(8)

c) Người cha rất tự hào vì con trai đã chiến thắng nỗi sợ hãi.

Vì sao người cha rất tự hào?

- Gọi HS nêu y/c của bài.

- Y/c HS làm bài cá nhân, chữa bài.

- Nx, củng cố.

3. Củng cố - dặn dò (3’).

- Nx tiết học, HDVN.

- 1 HS đọc

- H làm bài sau đó nêu kết quả.

- Lớp nx, bổ sung.

_____________________________________

Ngày soạn: 23/03/2021

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 30/03/2021 TOÁN

LUYỆN TẬP (tiết 1) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc và biết thứ tự các số tròn nghìn, tròn trăm có năm chữ số.

2. Kĩ năng: Biết so sánh các số. Biết làm tính với các số trong phạm vi 100 000 (tính viết và tính nhẩm). Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2b; Bài 3; Bài 4 (không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời); Bài 5.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

* Ghi chú: Bài tập 4: Không yêu cầu viết số, chỉ yêu cầu trả lời (theo chương trình giảm tải).

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

-GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Viết và so sánh số (12 phút)

* Mục tiêu: Củng cố so sánh các số trong phạm vi 100 000, luyện tập đọc và nắm

(9)

được thứ tực các số có 5 chữ số tròn nghìn, tròn trăm

* Cách tiến hành:

Bài 1: Số?

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nhận xét rút ra quy luật viết các số tiếp theo

- Cho HS làm vào sách giáo khoa.

- Gọi 1 HS làm trên bảng lớp - Gọi vài HS nhìn dãy số đọc - Nhận xét, chốt lại.

Bài 2b: > < =?

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nhắc lại cách so sánh hai số.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở - Gọi 2 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt lại.

b. Hoạt động 2: Tính nhẩm, thực hiện phép tính, số lớn nhất, bé nhất (15 phút)

* Mục tiêu: Luyện tính viết và tính nhẩm

* Cách tiến hành:

Bài 3: Tính nhẩm

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu cách làm - Yêu cầu HS làm vào nháp

- Gọi 8 HS nối tiếp nhau đọc kết quả.

- Nhận xét, chốt lại

Bài 4: Tìm số lớn nhất, bé nhất có năm chữ số

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Gọi 2 HS trả lời miệng.

- Nhận xét, sửa sai cho HS Bài 5: Đặt tính rồi tính - Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 4 HS lên bảng sửa bài.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu

- Cả lớp làm vào sách giáo khoa.

- 1 HS làm trên bảng lớp - Luyện đọc

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- 2 HS nêu.

- Cả lớp làm vào vở - 2 HS lên bảng làm - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài - 2 HS nêu

- Cả lớp làm bài vào nháp

- 8 HS nối tiếp nhau đọc kết quả theo cách hỏi đáp.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài - 2 HS trả lời miệng:

a) 99 999 b) 10 000 - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài - Cả lớp làm bài vào vở - 4 HS lên bảng sửa bài.

- Nhận xét

(10)

- Nhận xét, chốt lại

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

_______________________________________________

LUYỆN TỪ VÀ CÂU NHÂN HOÁ

ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Xác định được cách nhân hóa cây cối, sự vật và bước đầu nắm được tác dụng của nhân hóa trong Bài tập 1.

2. Kĩ năng: Tìm được bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì? ở Bài tập 2. Đặt đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm thn vào ô trống trong câu trong Bài tập 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Bài cũ: Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Nhân hoá (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết cái hay của câu thơ khi dùng phép nhân hoá

* Cách tiến hành:

Bài tập 1: Cây cối, sự vật tự xưng là gì?

Cách xưng hô ấy có tác dụng gì?

(11)

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Cho HS trao đổi theo nhóm 4.

- Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của mình.

- Nhận xét, chốt lại: Bèo lục bình tự xưng là tôi, xe lu tự xưng thân mật là tớ khi nói về mình. Cách xưng hô ấy làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng ta.

b. Hoạt động 2: Ôn đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? (12 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?

* Cách tiến hành:

Bài tập 2: Tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Để làm gì?

- Cho HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS học nhóm đôi - Gọi 1 số cặp HS trả lời - Nhận xét, chốt lại.

c. Hoạt động 3: Ôn cách đặt dấu chấm, chấm hỏi, chấm than (7 phút)

* Mục tiêu: Củng cố cách đặt dấu chấm hỏi, dấu chấm, dấu chấm than.

* Cách tiến hành:

Bài tập 3: Đặt dấu câu

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.

- Dán 2 tờ giấy lên bảng mời 2 HS lên bảng thi làm nhanh

- Nhận xét, chốt lại.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Thảo luận nhóm 4

- Các nhóm trình bày ý kiến của mình. Cả lớp nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Học nhóm đôi - Vài cặp HS trả lời - Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Cả lớp làm bài cá nhân.

- 2 HS lên bảng thi làm bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

(12)

_____________________________________________

Ngày soạn: 24/03/2021

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 31/03/2021 TOÁN

LUYỆN TẬP (tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Đọc viết các số trong phạm vi 100 000. Biết thứ tự các số trong phạm vi 100 000.

2. Kĩ năng: Giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn: Bài 1; Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

-GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Đọc, viết số, tìm thành phần chưa biết của phép tính (18 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS ôn lại cách đọc, viết số.

Nắm thứ tự các số trong phạm vi 100 000;

tìm thành phần chưa biết của phép tính.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS tìm quy luật điền số tiếp theo - Cho 2 đội thi làm bài tiếp sức

- Cho HS luyện đọc dãy số vừa điền Bài 2: Tìm x

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu cách tìm số hạng, thừa số, số bị trừ, số bị chia chưa biết

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu.

- 2 đội lên bảng làm bài tiếp sức.

Nhận xét chọn đội thắng cuộc - Luyện đọc

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu

(13)

- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở - Yêu cầu 4 HS lên bảng làm.

- Nhận xét, chốt lại.

b. Hoạt động 2: Giải toán (8 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại cách giải toán bằng hai phép tính dạng rút về đơn vị.

* Cách tiến hành:

Bài 3: Toán giải

- Mời HS đọc yêu cầu đề bài.

- Cho HS nêu dạng toán và nêu cách làm - Yêu cầu HS cả lớp làm bài vào vở - Gọi 1 HS lên bảng làm.

Tóm tắt:

3 ngày : đào 315 m

8 ngày : đào … mét?

- Nhận xét, chốt lại

Bài 4: Xếp hình (dành cho học sinh khá, giỏi làm thêm)

- Mời HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS lấy hình ra xếp

- Gọi 1 HS xếp xong trước lên bảng xếp - Nận xét, chốt lại.

- Cả lớp làm bài vào vở - 4 HS lên bảng làm.

- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.

- Phát biểu

- Cả lớp làm bài vào vở - 1 HS lên bảng làm.

Bài giải

Số mét mương 1 ngày đội đó đào được là:

315: 3 = 105 (m)

Số mét mương 8 ngày đội đó đào được là:

105 x 8 = 840 (m) Đáp số: 840m.

- Nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu của bài - Học sinh khá, giỏi xếp hình - 1 HS lên bảng xếp

- Nhận xét IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

_______________________________________________

TẬP ĐỌC CÙNG VUI CHƠI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Hiểu nội dung, ý nghĩa: các em học sinh chơi đá cầu trong giờ ra chơi rất vui. Trò chơi giúp các em tinh mắt, dẻo chân, khỏe người. Bài thơ khuyên học

(14)

sinh chăm chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn.

2. Kĩ năng : Biết ngắt nhịp ở các dòng thơ, đọc lưu loát từng khổ thơ. Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa; học thuộc lòng cả bài thơ.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

* Lưu ý: Riêng học sinh khá, giỏi bước đầu biết đọc bài thơ với giọng biểu cảm.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tranh minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- GV nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1: Luyện đọc (8 phút).

* Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài, hiểu nghĩa từ mới

* Cách tiến hành:

- Hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

- Nêu lại tên bài học.

- Đọc mẫu bài văn.

- Cho HS xem tranh minh họa.

- Cho HS luyện đọc từng câu.

- Cho HS chia từng khổ thơ (4 khổ: mỗi khổ cách nhau 1 dòng)

- Cho HS Luyện đọc từng khổ trước lớp.

- Cho HS giải thích từ mới - Cho HS đọc nhóm đôi.

- Cho 1 HS đọc cả bài.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài bài đọc.

* Cách tiến hành:

- Gọi 1 HS đọc khổ thơ 2, 3 để TLCH:

+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS

- Đọc thầm theo GV.

- Xem tranh minh họa.

- Tự chia từng khổ

- Đọc tiếp nối từng khổ trước lớp.

- Giải thích từ mới - Đọc nhóm đôi.

- Một HS đọc cả bài.

- 1 HS đọc

- Cá nhân phát biểu

(15)

+ HS chơi vui và khéo như thế nào?

+ Vì sao nói chơi vui học càng vui - Nhận xét chốt lại

- Đặt câu hỏi: Bài thơ nói lên điều gì?

- KL: Bài thơ khuyên HS chơi thể thao, chăm vận động trong giờ ra chơi để có sức khỏe, để vui hơn và học tốt hơn

c. Hoạt động 3: Học thuộc lòng (8 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp

* Cách tiến hành:

- Gọi 1HS đọc bài thơ

- Hướng dẫn HS học thuộc từng khổ, cả bài thơ theo cách xoá dần bảng

- Cho HS thi đọc thuộc lòng qua tổ chức “hái hoa dân chủ”

- Nhận xét, tuyên dương bạn thắng cuộc.

- Phát biểu

- 1 HS đọc

- Học theo hướng dẫn của GV - 4 HS lên chơi tổ chức.

- Chọn bạn thắng cuộc IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)

V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO . - Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

_________________________________________________

TẬP VIẾT

ÔN CHỮ HOA T (tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa T (1 dòng Th) L (1 dòng) viết đúng tên riêng Thăng Long (1dòng) và câu ứng dụng: Thể Dục... Nghìn viên thuốc bổ (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng: Có kĩ năng viết đúng, viết đều, viết đẹp.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ, giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ. Mẫu chữ viết hoa T (Th, L), các chữ Thăng Long và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

(16)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ.

- Nhận xét, đánh giá chung.

- Giới thiệu bài mới : trực tiếp.

2. Các họat động chính:

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh viết bảng con (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng các con chữ, hiểu từ và câu ứng dụng.

* Cách tiến hành:

- Hát đầu tiết.

- Viết bảng con.

- Nhắc lại tên bài học.

 Luyện viết chữ hoa.

- Cho HS tìm các chữ hoa có trong bài: T (Th), L.

- Yêu cầu HS nêu cách viết hoa các chữ vừa tìm được

- Viết mẫu, kết hợp với việc nhắc lại cách viết từng chữ: T (Th).

- Yêu cầu HS viết chữ T (Th) vào bảng con.

 Cho HS luyện viết từ ứng dụng.

- Gọi HS đọc từ ứng dụng: Thăng Long.

- Giới thiệu: Thăng Long là tên cũ của thủ đô Hà Nội do vua Lí Thái Tổ đặt.

- Yêu cầu HS viết: Thăng Long vào bảng con.

 Luyện viết câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng.

- Yêu cầu HS nêu lời khuyên của câu tục ngữ

- Giải thích câu ứng dụng: Năng tập thể dục làm cho con người khỏe mạnh như uống nhiều thuốc bổ.

- Cho HS viết bảng con: Thể dục

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết (17 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh viết đúng con chữ, trình bày sạch đẹp vào vở tập viết.

* Cách tiến hành:

- Nêu yêu cầu:

- 2HS nêu.

- 1 HS nêu cách viết hoa - Theo dõi

- Viết bảng con - 1 HS đọc

- Viết vào bảng con.

- 1 HS đọc - 2 HS nêu

- Viết trên bảng con Thể dục

(17)

+ Viết chữ Th: 1 dòng cỡ nhỏ.

+ Viết chữ L: 1 dòng.

+ Viết chữ Thăng Long: 2 dòng cỡ nhỏ.

+ Viết câu ứng dụng 5 lần.

- Cho HS viết vào vở - Theo dõi, uốn nắn.

- Nhắc nhở các em viết đúng nét, độ cao và khoảng cách giữa các chữ.

- Thu 7 bài để nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.

- Nhận xét tuyên dương một số vở viết đúng, viết đẹp.

- Hướng dẫn HS cách sửa lỗi

- Sửa lỗi sai

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

___________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI THÚ (tiết 2) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được ích lợi của thú đối với đời sống con người.

2. Kĩ năng: Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số loài thú. Biết những động vật có lông mao, đẻ con, nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Nêu được một số ví dụ về thú nhà và thú rừng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên (liên hệ).

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng kiên định: Xác định giá trị, xây dựng niềm tin vào sự cần thiết trong việc bảo vệ các loài thú rừng. Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài thú rừng ở địa phương.

- Các phương pháp: Thảo luận nhóm. Thu thập và xử lí thông tin. Giải quyết vấn đề.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

(18)

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (15 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Chỉ và nĩi được tên các bộ phận cơ thể của các lồi thú rừng được quan sát.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhĩm.

- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được.

- Nhĩm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo gợi ý sau:

+ Chỉ và nĩi rõ từng bộ phận bên ngồi cơ thể của mỗi con vật?

+ Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các con vật này?

+ Khắp người chúng cĩ gì? Chúng đẻ con hay đẻ trứng ? Chúng nuơi con bằng gì?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhĩm lên trình bày. Mỗi nhĩm giới thiệu về một con. Các nhĩm khác bổ sung

- Sau khi các nhĩm trình bày xong, GV yêu cầu cả lơpù bổ sung và rút ra đặc điểm chung của các lồi thú.

b. Hoạt động 2 : Thảo luận cả lớp (7 phút)

* Mục tiêu: Nêu được sự cần thiết của việc bảo vệ các lồi thú rừng.

* Cách tiến hành :

- Yêu cầu HS làm việc theo nhĩm các nhĩm phân loại những tranh ảnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhĩm tự đặt ra và

- HS quan sát các hình trong SGK trang 106, 107 và tranh ảnh các con vật sưu tầm được

- Đại diện các nhĩm lên trình bày. Mỗi nhĩm giới thiệu về một con. Các nhĩm khác bổ sung

- Các nhĩm phân loại những tranh ảnh sưu tầm được theo các tiêu chí trong nhĩm tự đặt ra và thảo luận để trả lời

(19)

thảo luận để trả lời câu hỏi: Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng?

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú rừng sưu tầm được.

- Các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên

c. Hoạt động 3 : Trò chơi “Em là hoạ sĩ”

(7 phút)

* Mục tiêu: Vẽ và tô màu một loài thú rừng mà HS ưa thích.

* Cách tiến hành :

- Yêu cầu các nhóm thảo luận chọn 1 con vật cả nhóm yêu thích vẽ tranh, tô màu và chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó - Sau 5 phút, yêu cầu các nhóm dán hình vẽ lên bảng và giới thiệu về con vật mà nhóm đã vẽ.

* MT: Nhận ra sự phong phú, đa dạng của các con vật sống trong môi trường tự nhiên, ích lợi và tác hại của chúng đối với con người. Nhận biết sự cần thiết phải bảo vệ các con vật. Có ý thức bảo vệ sự đa dạng của các loài vật trong tự nhiên.

câu hỏi : Tại sao chúng ta cần phải bảo vệ các loài thú rừng.

- Các nhóm trưng bày bộ sưu tầm của nhóm mình trước lớp và cử người thuyết minh về những loài thú rừng sưu tầm được.

- Đại diện các nhóm thi diễn thuyết về đề tài Bảo vệ các loài thú rừng trong tự nhiên .

- Các nhóm thảo luận, chọn một con vật, vẽ hình tô màu, chú thích các bộ phận cơ thể của con vật đó.

- Các nhóm dán kết quả lên bảng. Mỗi nhóm cử một dại diện lên giới thiệu về con vật vẽ được.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

_________________________________________________

Ngày soạn: 25/03/2021 Ngày giảng: Thứ 5 ngày 1/04/2021 TOÁN

DIỆN TÍCH CỦA MỘT HÌNH I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Làm quen với khái niệm diện tích và bước đầu có biểu tượng về diện tích qua hoạt động so sánh diện tích các hình.

(20)

2. Kĩ năng: Biết hình này nằm trọn trong hình kia thì diện tích hình này bé hơn diện tích hình kia; Một hình được tách thành hai hình thì diện tích hình đó bằng tổng diện tích của hai hình đã tách. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

-GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Giới thiệu về diện tích của một hình (12 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS biết về diện tích của một hình

* Cách tiến hành:

 Ví dụ 1: Đưa ra hình tròn. Đây là hình gì?

- Đưa tiếp HCN: Đây là hình gì?

- Đặt HCN lên trên hình tròn, ta thấy HCN nằm gọn trong hình tròn, ta nói diện tích HCN bé hơn diện tích hình tròn.

 Ví dụ 2: Đưa hình A. Hình A có mấy ô vuông?

Ta nói DT hình A bằng 5 ô vuông.

- Đưa hình B. Hình B có mấy ô vuông?

- Vậy DT hình B bằng mấy ô vuông?

 Ta nói: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.

- Tương tự GV đưa VD3 và KL: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N.

b. Hoạt động 2: Luyện tập (15 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện tốt các

- Hình tròn.

- Hình chữ nhật

- HS nêu: Diện tích hình chữ nhật bé hơn diện tích hình tròn.

- Có 5 ô vuông - Có 5 ô vuông - 5 ô vuông

- Nêu: Diện tích hình A bằng diện tích hình B

- Nêu: Diện tích hình P bằng tổng DT hình M và hình N.

(21)

bài tập cần làm theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài 1:

Treo bảng phụ - Đọc đề?

- GV hỏi - Nhận xét.

Bài 2:

a) Hình P gồm bao nhiêu ô vuông?

b) Hình Q gồm bao nhiêu ô vuông?

c) So sánh diện tích hình P với diện tích hình Q?

Bài 3:

- BT yêu cầu gì?

- GV yêu cầu HS cắt đôi hình A theo đường cao của tam giác.

- Ghép hai mảnh đó thành hình B - So sánh diện tích hai hình?

( Hoặc có thể cắt hình B để ghép thành hình A rồi so sánh)

- Câu nào đúng, câu nào sai - HS trả lời.

+ Câu a sai; + Câu b đúng; + Câu c sai

a) Hình P gồm 11 ô vuông b) Hình Q gồm 10 ô vuông

c) diện tích hình P lớn hơn diện tích hình Q. Vì: 11 > 10.

- So sánh diện tích hình A với diện tích hình B.

- HS thực hành trên giấy.

- Rút ra KL: Diện tích hình A bằng diện tích hình B.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

________________________________________________

CHÍNH TẢ

Nhớ - Viết. CÙNG VUI CHƠI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.

(22)

2. Kĩ năng : Làm đúng Bài tập (2) a/b hoặc Bài tập chính tả phương ngữ do giáo viên soạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh thức “Rèn chữ - Giữ vở”; yêu thích sự trong sáng, đa dạng của tiếng Việt.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu học sinh viết bảng con một số từ của tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá chung.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các họat động chính :

a. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ - viết bài chính tả (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh nhớ - viết đúng bài chính tả vào vở.

* Cách tiến hành:

- Hát đầu tiết.

- Học sinh viết bảng con.

- Nhắc lại tên bài học.

 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị:

- Trao đổi về nội dung đoạn viết:

- GV yêu cầu 1 HS đọc bài thơ 1 lần.

+ Bài thơ tả hoạt động gì của HS?

+ Em hiểu chơi vui học càng vui là thế nào?

HD cách trình bày:

- Gọi thêm 1 vài HS đọc 3 khổ cuối.

+ Bài yêu cầu chúng viết mấy khổ? Mỗi khổ có mấy dòng thơ?

- HD viết từ khó:

- YC HS tìm từ khó rồi phân tích.

- YC HS đọc và viết các từ vừa tìm được.

 Viết chính tả:

- GV yêu cầu HS gấp SGK tự nhớ lại bài và

- 1 HS đọc HTL bài thơ Cùng vui chơi.

- 2 HS đọc thuộc 3 khổ thơ cuối.

- Chơi đá cầu trong giờ ra chơi.

- Chơi vui làm hết mệt nhọc, tinh thần thoải mái, tăng thêm tình đoàn kết, học tập sẽ tốt hơn.

- 3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng thơ.

- HS nêu các từ khó, sau đó tập viết những từ ngữ dễ viết sai. Ví dụ:dẻo chân, quả cầu giấy, lộn xuống, … - HS gấp SGK, viết bài vào vở.

(23)

viết vào vở.

- Nhắc nhở tư thế ngồi viết.

- Soát lỗi:

- Chấm bài:

-GV nhận xét đánh giá 5- 7 bài bài viết của HS.

b. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp học sinh biết thực hiện tốt các bài tập theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài tập 2a:

- HS đọc yêu cầu BT.

- GV nhắc lại yêu cầu BT

- Yêu cầu HS làm BT theo 4 nhóm trên 4 tờ giấy A4 mà GV đã chuẩn bị.

- Sau đó dán lên bảng, GV cùng HS đáng giá nhận xét và ghi điểm cho các nhóm.

- Dùng bút chì chữa lỗi.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Lắng nghe.

- HS chia nhóm 4 sau đó cùng nhau thảo luận làm bài.

- Cả lớp theo dõi + nhận xét.

Đáp án:

a. bóng ném – leo núi – cầu lông.

b. bóng rổ – nhảy cao - võ thuật.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

________________________________________________

Phòng học trải nghiệm

BÀI 11: CỨU HỘ VÀ CỨU TRỢ I. MỤC TIÊU

- Giúp hs nhớ lại tác dụng việc phân loại và tái chế rác thải - Biết làm bài vận dụng sự hiểu biết của mình

- Thêm yêu môn học II. ĐỒ DÙNG - GV: Câu hỏi

- HS: Bộ đồ lắp ghép

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Cho hs làm bài trên giấy kiểm tra và thực hành lập trình A. Lý thuyết: (5đ)

1. Các em hãy kể tên một vài hiện tượng tự nhiên gây ảnh hưởng đến đời sống của con người, các loài sinh vật khác? (2đ)

(24)

2 Kể tên một số Tỉnh thành trên toàn Đất nước Việt Nam thường hay gặp và hứng chịu ảnh hưởng do các hiện tượng tự nhiên gây nên? (2đ)

3. Đối với những khu vực bị ngập lụt, người ta thường sử dụng máy bay trực thăng để thực hiện các nhiệm vụ cứu hộ, vậy theo các em những nhiệm vụ đó là gì? (1đ)

B. Lập trình: (5đ)

1. Kể tên các khối lệnh, và ý nghĩa của chúng (3đ)

2. Kể tên các khối lệnh có trong dòng lệnh sau, và nêu nhiệm vụ của cả dòng lệnh (2đ)

C. Củng cố

- HS làm xong bài gv thu và nhận xét giờ kiểm tra TẬP LÀM VĂN

KỂ LẠI TRẬN THI ĐẤU THỂ THAO I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Biết kể lại một trận thi đấu thể thao theo gợi ý cho trước.

2. Kĩ năng : Bước đầu kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem, được nghe tường thuật... dựa theo gợi ý (Bài tập 1).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; có thức “Rèn chữ - Giữ vở”; tích cực, sáng tạo, hợp tác.

* Lưu ý: Giáo viên có thể chọn đề bài khác cho phù hợp với học sinh ở Bài tập 1;

không yêu cầu làm Bài tập 2 - theo chương trình giảm tải của Bộ. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài Tin thể thao (Sách giáo khoa Trang 86 – 87) trước khi học bài Tập làm văn.

II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Rèn các kĩ năng: Tìm và xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu, bình luận, nhận xét.

Quản lí thời gian. Giao tiếp: lắng nghe và phản hồi tích cực.

- Phương pháp: Đặt câu hỏi. Thảo luận cặp đôi-chia sẻ. Trình bày ý kiến cá nhân.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Bài cũ : Gọi học sinh lên làm bài tập tiết trước.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em thực hiện.

a. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng (1

- Nghe GV giới thiệu bài và xác định nhiệm vụ của tiết học.

(25)

phút)

b. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài ( 20 phút)

* Mục tiêu : Giúp HS làm tốt các bài tập theo quy định

* Cách tiến hành : Bài 1

- Một hs đọc yêu cầu của BT - GV nhắc HS :

+ Có thể kể về buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc ti vi; cũng có thể kể một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách báo…

+ Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, cỏ thể linh hoạt thay đổi các trình tự gợi ý.

- HS kể mẫu

- Từng cặp hs tập kể

- Một số hs thi kể trước lớp.

- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất

- 1 HS đọc trước lớp.

- Nghe GV hướng dẫn.

-1 HS kể mẫu

- Từng cặp hs tập kể - 2, 3 hs thi kể trước lớp.

IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập) V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

- Nhắc lại nội dung bài học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

__________________________________________

Thực hành Toán

LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố về so sánh các số có năm chữ số.

2. Kĩ năng

- So sánh, tính toán nhanh nhạy 3. Thái độ

- GD tính tự giác, ham học.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

(26)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.KTBC (4’).

- y/c H dùng bảng con để so sánh các số : 3625 ... 3652 6500 + 300 ... 6800 - Nx, TD.

2. Bài mới (1’).

- GTB : Luyện tập về cách so sánh các số có 5 chữ số.

Bài 1: (5’). > ; < ; =

a) 9765 < 10 000 b) 100 000 > 99 999

9 999 + 1 = 10 000 100 000 = 99 999 + 1

12 634 > 12 630 86 728 < 86 730 - Gọi HS đọc y/c

- T/c cho H làm bài cá nhân.

- Nx, TD.

Bài 2: (8’). Viết các số...

Đ/án :

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn : 38 567 ; 58 367 ; 67 538 ; 83 756.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé :

83 756 ; 67 538 ; 58 367 ; 38 567.

- Gọi HS đọc y/c

- t/c cho H làm bài cá nhân sau đó thi giữa các tổ.

- Gọi H chữa bài.

- NX, TD.

Bài 3. (5’). Khoanh vào số lớn nhất Số lớn nhất : 50 046

- Gọi HS đọc y/c - Y/c HS làm bài - Gọi HS nêu. Vì sao ? - NX, TD

Bài 4: (10’). Đặt tính rồi tính.

- H thực hiện cá nhân trên bảng con.

- 2 HS đọc

- 2 H lên bảng làm bài - Lớp nx.

- 2 HS đọc

- H làm bài cá nhân.

- Đại diện các tổ tham gia.

- 1 HS đọc

- HS làm bài cá nhân

-1 HS nêu. Vì chữ số hàng chục nghìn là 5>4

- H làm bài sau đó lên bảng chữa bài.

(27)

5426 2738 8164

9371 3605 5766

2325 9300 x

- Gọi H nêu y/c

- H làm bài cá nhân.

- Nx, TD.

3.Củng cố, dặn dò (3’).

Bài 5

*Đố vui : (dành cho HS năng khiếu) Phải cộng vào số lớn nhất có bốn chữ số một số nào đó để được số lớn nhất có năm chữ số.

Gợi ý : Tìm số lớn nhất có 4 và 5 chữ số, sau đó tìm hiệu của 2 số đó.

- Nx tiết học, HDVN.

-1 HS nêu

- 3 HS lên bảng làm bài

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG (1t’) BÀI 7: Tấm lòng của Bác

I. MỤC TIÊU

- Cảm nhận được tấm lòng đôn hậu, yêu thương đồng bào của Bác Hồ - Hiểu được sự quan tâm chu đáo đến từng người xung quanh mình của Bác

- Hình thành ý thức tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo gương Bác: luôn luôn yêu thương, gần gũi, quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ mọi người

II.CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3 - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1.KT bài cũ: Tấm lòng của Bác với thương binh, liệt sĩ

+ Câu chuyện trên cho em hiểu điều gì về công lao của các thương binh, liệt sĩ cho cuộc sống hòa bình? HS trả lời, nhận xét

2.Bài mới:

a.Giới thiệu bài: Tấm lòng của Bác b.Các hoạt động:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

4

(28)

Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV kể lại câu chuyện “Tấm lòng của Bác ”(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 3– Trang 25)

+ Bác đã dặn dò anh hùng quân đội Hồ Thị Bi như thế nào trong những ngày các anh hùng, dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc? Câu nói đó thể hiện tình cảm của bác như thế nào với các anh hùng chiến sĩ?

GV cho HS làm trên bảng phụ:

+Nối thông tin cột A với cột B cho phù hợp

Cột A Cột B

Bác hỏi thăm chú Đỉnh

Bác sẽ vào thăm quê hương của chú

Bác nói với chú Vai Về việc chú bị sốt ra sao

+ Cảm xúc của các chiến sĩ miền Nam như thế nào khi nhận được tình cảm yêu thương của Bác?

Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

+ TC: Ai nhanh nhất? GV hướng dẫn học sinh thực hiện chơi Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng

+Em hiểu thế nào về lời dạy “Yêu đồng bào” của Bác?

+ Em hãy kể 1 câu chuyện về tình cảm yêu thương giúp đỡ nhau của những người cùng làng, xóm, phố nơi em sinh sống

Hoạt động 4: Hoạt động nhóm

+ Xây dựng kế hoạch phong trào “ Lá lành đùm lá rách” theo gợi ý. GV hướng dẫn học sinh làm trên bảng nhóm theo mẫu

Tên phong trào

ND công việc thực hiện

Số lượng người tham gia

Ý nghĩa phong trào

Mẫu: Phong trào áo ấm tặng bạn miền núi

Quyên góp áo cũ tặng bạn miền núi

Học sinh

trướng/lớp

Giúp đỡ, chia sẻ, thể hiện tình yêu thương đùm bọc với các bạn vùng khó

- Chọn kế hoạch hay nhất, phù hợp nhất để cùng nhau thực hiện 3. Củng cố, dặn dò:

- Em hiểu thế nào về lời dạy “Yêu đồng bào” của Bác?

- HS lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời

HS làm trên bảng phụ

HS trả lời cá nhân

HS chơi theo hướng dẫn của GV

- HS trả lời cá nhân - Lớp nhận xét

-HS chia làm 6 nhóm, thảo luận

và thực hiện theo hướng dẫn

-Đại diện nhóm báo cáo, trình bày và giải thích ý tưởng của nhóm mình. Lớp nhận xét

(29)

- Nhận xét tiết học

- HS trả lời

_____________________________________________

Ngày soạn: 25/03/2021 Ngày giảng: Thứ 6 ngày 2/04/2021 TOÁN

ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH Xăng-ti-mét vuông I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết đơn vị đo diện tích: Xăng-ti-met vuông là diện tích hình vuông có cạnh dài 1 cm.

2. Kĩ năng: Biết đọc, viết số đo diện tích theo xăng-ti-mét vuông. Thực hiện tốt các bài tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng: Bài 1; Bài 2; Bài 3.

3. Thái độ: Yêu thích môn học. Rèn thái độ tích cực, sáng tạo và hợp tác.

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên sửa bài tập của tiết trước.

-GV nhận xét đánh giá.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Học sinh hát đầu tiết.

- 3 em thực hiện.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Giới thiệu xăng ti mét vuông (10 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS nhận biết xăng-ti-mét vuông.

* Cách tiến hành:

- GV: Để đo diện tích, người ta dùng đơn vị đo diện tích, đơn vị đo diện tích thường gặp là xăng – ti mét vuông. Xăng – ti mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.

Hát

- HS theo dõi

(30)

+ Xăng – ti mét vuông viết tắt là: cm2

- Phát cho mỗi HS 1 hình vuông có cạnh là 1cm và yêu cầu HS đo cạnh của hình vuông.

- Vậy diện tích của hình vuông này là bao nhiêu?

b. Hoạt động 2: Luyện tập (20 phút)

* Mục tiêu: Giúp HS thực hiện tốt các bài tập cần làm theo yêu cầu.

* Cách tiến hành:

Bài 1: Viết theo mẫu - Đọc đề?

- Gọi HS trả lời theo cặp.

Bài 2: Viết vào chỗ chấm theo mẫu

- Hình A có mấy ô vuông? Mỗi ô vuông có diền tích là bao nhiêu?

Hình A

- Vậy ta nói diện tích của hình A là 6cm2 - Các phần khác HD tương tự phần a.

Bài 3: Tính theo mẫu Bài tập yêu cầu gì?

- Nêu cách thực hiện?

- Gọi 2 HS làm trên bảng -GV nhận xét đánh giá.

18cm2 + 26cm2 = 44cm2 6cm2 x 4 = 24cm2

- Đọc: Xăng – ti mét vuông viết tắt là:

cm2

- Đo và báo cáo: Hình vuông có cạnh là 1cm.

- Là 1cm2

- Đọc và viết số đo diện tích theo xăng – ti mét vuông.

+ HS 1: Đọc đơn vị đo diện tích.

+ HS 2: Viết đơn vị đo diện tích.

- Hình A có 6 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm2.

Hình B

- HS đọc: diện tích của hình A là 6 cm2

- Thực hiện phép tính với số đo có đơn vị đo là diện tích.

- Thực hiện như với các số đo chiều dài, thời gian, cân nặng...

- Làm vở.

32cm2: 4 = 8cm2

40cm2 – 17cm2 = 23cm2 - HS thi đọc và viết IV. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ (Đánh giá sản phẩm học tập)

V. ĐỊNH HƯỚNG HỌC TẬP TIẾP THEO .

(31)

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị bài sau.

_________________________________________

TỰ NHIÊN XÃ HỘI MẶT TRỜI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nêu được vai trị của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất: Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất.

2. Kĩ năng: Nêu được những việc gia đình đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

3. Thái độ: Yêu thích mơn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* MT: Giúp học sinh biết Mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản cho sự sống trên Trái Đất. Biết sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời vào một số việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày (liên hệ).

* BĐ: Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển (bộ phận).

II. NV HỌC TẬP THỰC HIỆN M TIÊU. (tự học/tự khám phá trước khi học ở lớp) 1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. TỔ CHỨC DẠY- HỌC TRÊN LỚP.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

a. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận (10 phút)

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

* Mục tiêu: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo nhĩm.

- HS thảo luận theo nhĩm theo gợi ý sau : + Vì sao ban ngày khơng cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?

+ Khi đi ra ngồi nắng bạn thấy như thế

- Tiến hành thảo luận nhĩm.

(32)

nào? Tại sao?

+ Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV hoặc HS sửa chữa, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.

* BĐ: Giúp học sinh biết một nguồn tài nguyên quý giá của biển: muối biển.

b. Hoạt động 2 : Quan sát ngoài trời (10 phút)

*Mục tiêu: Biết vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất.

* Cách tiến hành :

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận nhóm theo gợi ý sau :

+ Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật ?

+ Nếu không có Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất ?

Bước 2: Làm việc cả lớp

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện phần trình bày của các nhóm. Lưu ý HS về một số tác hại của ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

c. Hoạt động 3 : Làm việc với sách giáo khoa (10 phút)

* Mục tiêu: Kể một số ví dụ về việc con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hàng ngày.

* Cách tiến hành :

Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- HS quan sát phong cảnh xung quanh trừờng và thảo luận theo nhóm.

- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

\

- HS quan sát các hình 2, 3, 4, trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ: Yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các con vật sống trong rừng và tránh xa những con vật hung dữ các con nhớ

-Giáo dục cho trẻ biết để bảo vệ các loài vật sống trong rừng là mọi người không được săn bắt bừa bãi,không chặt phá rừng…. -Không được

b. Giáo viên đọc mẫu toàn bài: với - Học sinh lắng nghe... lời kể chuyện từ tốn, lời thầy giáo vui vẻ, trùi mến, lời chú Khánh lễ phép, cảm

Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích môn học, biết yêu quý, bảo vệ một số loài vật trong thiên

* BVMT: Giáo dục HS ý thức BVMT, không săn bắt các loài động vật trong rừng, góp phần giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.. * GD QTE: Quyền được sống trong

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật trong thiên nhiên.. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học, biết yêu quí và bảo vệ các loài động vật.. II.ĐỒ DÙNG