• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33 Ngày soạn: 1/05/2022

Ngày giảng: Thứ tư ngày 4 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.

- Giải được bài toán có liên quan đến tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

- HSNK làm thêm bài 4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Hình minh họa bài SGK, 8 hình tam giác.

- Học sinh: 8 hình tam giác.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Trò chơi “Bắn tên”.

- Cách chơi: Lớp trưởng hô “Bắn tên, bắn tên” và cả lớp sẽ đáp lại: “tên gì, tên gì”. Sau đó lớp trưởng sẽ gọi tên bạn học sinh trong lớp và đặt câu hỏi để bạn đó trả lời. Nếu trả lời đúng cả lớp sẽ vỗ tay hoan hô.

+ Nội dung câu hỏi về chu vi, diện tích hình vuông, HCN

+ Muốn tính chu vi hình vuông bạn làm thế nào?

+ Muốn tính chu vi HCN bạn làm thế nào?

- Tổng kết trò chơi

- GV kết nối vào bài học: Giờ học trước cô trò mình đã ôn tập kiến thức về hình học. Tiết học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn tập về nội dung này nhé.

- Ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ luyện tập, thực hành (25p) Bài 1. Mỗi hình dưới đây có diện tích là bao nhiêu cm 2

- Hướng dẫn HS đọc, hiểu yêu cầu bài tập.

- HDHS quan sát hình SGK, thảo luận

- 3 HS nối tiếp nêu.

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm theo yêu cầu, nêu kết quả:

+ Hình A có diện tích 8 cm2.

(2)

nhóm đôi làm bài.

- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả, giải thích.

+ Vì sao hình A và D có hình dạng khác nhau nhưng diện tích bằng nhau?

- Cùng HS nhận xét, đánh giá.

Bài 2: Giải bài toán - Gọi HS đọc bài toán

- Bài toán có mấy yêu cầu? là những yêu cầu ?

- Yêu cầu làm vào vở, hai HS làm bảng nhóm

- Cùng HS nhận xét, chữa bài.

+ Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?

+ Muốn tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ta làm thế nào?

- GV nhận xét

Bài 3: Em tìm cách tính diện tích hình H có kích thước như sau

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Bài toán cho biết gì, hỏi gì ?

- YCHS quan sát, thảo luận nhóm 4 tìm cách làm. (GVHD chia hình H thành 2 hình thích hợp rồi tính diện tích từng hình).

- HD làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng.

+ Hình B có diện tích 10 cm2 + Hình C có diện tích 18 cm2 + Hình D có diện tích 8 cm2 - Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét, bổ sung

+ Hình A và D có hình dạng khác nhau nhưng có diện tích bằng nhau vì đều có 8 ô vuông có diện tích 1cm2 ghép lại.

- HS nhận xét - HS đọc.

- Bài có 2 yêu cầu: Tính chu vi mỗi hình và so sánh chu vi 2 hình

- Làm bài theo yêu cầu.

Bài giải

a) Chu vi HCN là: (12 + 6) ¿ 2 = 36 (cm)

Chu vi hình vuông là: 9 ¿ 4 = 36 (cm)

Chu vi hai hình là bằng nhau.

Đáp số: 36 cm; 36 cm

b) Diện tích HCN là: 12 ¿ 6 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông là: 9 ¿ 9 = 81 (cm

2)

Diện tích HV lớn hơn diện tích HCN . Đáp số: 72 (cm2); 81 (cm2) - HS trả lời

- HS trả lời

- HS nêu yêu cầu.

- HS trả lời

- Quan sát, thảo luận tìm cách làm thích hợp.

Bài giải

Diện tích hình vuông 1 là:

3 × 3 = 9 (cm2) Diện tích hình vuông 2 là:

6 × 6 = 36 (cm2)

(3)

- Cùng HS nhận xét, chữa bài.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (10p) Bài 4:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS xếp hình.

- GV nhận xét

- HD HS nêu lại nội dung vừa ôn tập.

- Nhận xét giờ học.

- HD học và chuẩn bị bài.

Diện tích hình H là:

9 + 36 = 45(cm2) Đáp số: 45cm 2 - HS nhận xét

- HS nêu yêu cầu

- Xếp hình lên mặt bàn – báo cáo kết quả.

Luyện từ và câu Tiết 33: NHÂN HÓA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tìm được hiện tượng nhân hóa, cách nhân hóa được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn ( BT1).

- Vận dụng viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hóa (BT2).

- Rèn kĩ năng sử dụng và phát triển vốn từ, có kỹ năng sử dụng từ ngữ hợp lý trong các hoàn cảnh giao tiếp.

- Học sinh yêu tiếng việt, biết sử dụng biện pháp nhân hóa để đặt câu, vận dụng vào viết đoạn văn hay hơn.

* GDBVMT: Giáo dục tình cảm gắn bó với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: UDCNTT, loa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Hoạt động mở đầu

1.1. Khởi động

- Yêu cầu HS nghe hát và vận động theo nhạc bài hát: “Hoa lá mùa xuân”

+ Trong lời bài hát chúng ta vừa hát sự vật nào được nhân hóa?

+ Vì sao con biết hoa và lá được nhân hóa?

+ Cách nhân hóa ấy có gì hay?

- GV nhận xét, đánh giá

- Vậy qua bài hát cô thấy các con đã nắm được rất tốt dấu hiệu của biện pháp nhân hóa. Trong tiết học hôm nay, cô hướng dẫn các em cách nhận biết hiện tượng nhân hoá trong các đoạn thơ, đoạn văn và cùng nhau vận

- Lá, hoa

- Lá và hoa cũng biết hát ca giống con người.

- Hoa và lá sẽ trở lên rất sinh động sau khi được nhân hóa.

(4)

dụng vào viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp nhân hóa.

2. . Hoạt động Hình thành kiến thức mới ( 15p)

Bài 1: Đọc và trả lời câu hỏi:(Nhóm đôi)

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài trên bảng chiếu

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi.

+ Như vậy để nhân hóa các sự vật trong khổ thơ tác giả dùng những cách nào?

- GV nhận xét, chữa bài

+ Em thích hình ảnh nào? Vì sao?

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả các sự vật, hiện tượng như vậy có gì hay?

* Cách nhân hóa các sự vật, hiện tượng như vậy thật hay, thật đẹp vì làm cho các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động hơn, gần gũi với con người và đáng yêu hơn.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành

- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi SGK.

- HS đọc nội dung bài

- HS hoạt động nhóm đôi, trao đổi, chia sẻ các câu hỏi của bài tập.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Sự vật được nhân hóa

Nhân hóa bằng Từ ngữ chỉ

người, bộ phận của người

Từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người M: Cây

đào

mắt lim dim,

cười

mầm cây tỉnh giấc

hạt mưa mải miết,

trốn tìm lá gạo anh, em múa, reo,

chào

cơn dông Kéo đến

cây gạo thảo, hiền,

hát, đứng - 2-3 HS trả lời:

- Hạt mưa mải miết trốn tìm.Vì tác giả đã tả hạt mưa biết trốn tìm giống như con người ...

- HS trả lời: Làm cho sự vật, hiện tượng gần gũi, sinh động, đáng yêu hơn...

- Tác giả dùng 2 cách đó là nhân hóa bằng từ chỉ bộ phận của người và dùng từ nhân hóa bằng các từ hcir hoạt động đặc điểm của người.

(5)

(10 phút)

Bài 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn( từ 4 đến 5 câu) trong đó có sử dụng phép nhân hóa để tả bầu trời buổi sớm hoặc tả một vườn cây.

* Yêu cầu: Chỉ viết một câu có sử dụng phép nhân hóa

- Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo.

- Yêu cầu lớp làm việc cá nhân vào nháp.

- Mời hai em lên thi làm bài trên bảng.

- Gọi một số em đọc lại câu văn của mình.

- Nhận xét, đánh giá bình chọn em có đoạn văn sử dụng hình ảnh nhân hóa đúng và hay.

- Chốt lại lời giải đúng. Ví dụ:

Đoạn văn tả vườn cây: “ Mảnh vườn nhỏ trước cửa nhà em thường được trồng hoa. Mỗi độ xuân về những nàng hồng tíu tít rủ nhau mặc những bộ quần áo đỏ nhung, phớt hồng lộng lẫy. Hoa loa kèn dịu dàng hơn nên chọn cho mình bộ váy trắng muốt, dài thướt tha. Cô lay ơn hàng ngày thường ẩn mình trong lớp lá xanh nay cũng khoe sắc bằng vạt áo vàng tươi.”’

* Em sẽ làm gì để bảo vệ các loài hoa đó?

* GDBVMT: giáo dục tình cảm gắn bó thiên nhiên, có ý thức BVMT.

- GV tiểu kết và giáo dục HS tình yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ môi trường.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(5p)

- Yêu cầu 2 HS đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.

- Một em đọc bài tập 2.

- Lớp theo dõi và đọc thầm theo.

- Lớp làm bài vào vở.

- Hai em lên thi đặt câu văn tả về cảnh bầu trời buổi sáng hay một vườn cây có sử dụng hình ảnh nhân hóa.

- Lớp bình chọn bạn thắng cuộc.

- HS trả lời theo ý hiểu.

- Hai em đọc câu mình đặt, lớp nhận xét bổ sung.

- HS lắng nghe.

(6)

Ngày soạn: 2/05/2022

Ngày giảng: Thứ năm ngày 5 tháng 5 năm 2022 Toán

ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Giải được bài toán bằng hai phép tính và tính giá trị biểu thức.

- HSNK làm thêm bài 4.

- Phát triển năng lực: Năng lực giao tiếp toán học, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: SGK, vở ô li.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của GV

1. Hoạt động mở đầu ( 3 - 5p) - Trò chơi: Bắn tên

- GV phổ biến luật chơi, cách chơi.

+ Quy tắc tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông?

+ Quy tắc tính tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông?

- Tổng kết trò chơi, tuyên dương HS tích cực.

- Giới thiệu bài, ghi bài mới lên bảng.

2. HĐ luyện tập thực hành: (23- 25p)

Bài 1:

- Gọi HS đọc đề bài - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán yêu cầu gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài vào vở.

- Khuyến khích HS làm theo 2 cách giải.

- Nhận xét, chữa bài.

- Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.

- HS tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Lớp theo dõi giới thiệu bài

- 2 HS đọc đề bài.

- Hai năm trước đây số dân của một xã là 5236 người, năm ngoái số dân của xã tăng thêm 87 người, năm nay tăng thêm 75 người.

- Tính số dân của xã năm nay.

- Nêu tóm tắt, giải vào vở, 1HS làm bảng lớp.

Cách 1:

Bài giải Số dân năm ngoái là:

5236 + 87 = 5323(người) Số dân năm nay là : 5323 + 75 = 5398(người) Đáp số : 5398 người Cách 2:

Bài giải

Số dân tăng sau hai năm là:

(7)

Bài 2:

- Gọi HS đọc đề bài.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

- GV vẽ sơ đồ lên bảng Tóm tắt:

1245 cái áo

đã bán ? cái áo

- Nhận xét, chữa bài.

- Củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.

Bài 3:

- Gọi HS đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Hướng dẫn HS nêu tóm tắt và giải vào vở.

5236 + 87 = 162 (người) Số dân năm nay là : 5236 + 162 = 5398 (người) Đáp số : 5398 người - 1 HS đọc đề bài.

- Một cửa hàng có 1245 cái áo, cửa hàng đã bán

1

3 số áo.

- Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu cái áo?

- 1 HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán - HS làm giải vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

Bài giải

Số cái áo cửa hàng đã bán là:

1245 : 3 = 415 (cái) Số cái áo cửa hàng còn lại là:

1245 - 415 = 830 (cái) Đáp số: 830 cái áo

- 1 HS đọc đề bài.

- Theo kế hoạch, một tổ công nhân phải trồng 20 500 cây, tổ đã trồng được

1

5 số cây.

- Hỏi theo kế hoạch, tổ đó còn phải trồng bao nhiêu cây nữa?

- HS nêu tóm tắt và giải vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét.

Bài giải Số cây đã trồng là:

20500 : 5 = 4100 (cây) Số cây còn phải trồng là:

20500 - 4100 = 16400 (cây) Đáp số : 16400 cây.

- Điền đúng hay sai vào ô trống.

(8)

GV nhận xét, chốt.

- Củng cố các dạng toán vừa ôn tập.

3. . HĐ vận dụng, trải nghiệm: (10p) Bài 4.

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Trước khi điền vào ô trống, chúng ta phải làm gì?

- HS làm vào vở

- Yêu cầu đọc kết quả và giải thích.

a. Đúng b. Sai c. Đúng - GV chữa bài và chốt đán án đúng.

- Nhận xét giờ học.

- HD học và chuẩn bị bài sau.

- Ta phải tính và kiểm tra kết quả tính.

- HS làm bài.

- HS lắng nghe.

Tập viết

Tiết 33: ÔN CHỮ HOA Y I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Y (1 dòng), P, K (1 dòng); viết đúng tên riêng Phú Yên (1 dòng) và câu ứng dụng (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Yêu già, già để tuổi cho.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

* HSNK viết đúng và đủ các dòng.

- Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

- Giúp HS phát triển năng lực ngôn ngữ, thẩm mĩ, khoa học.

- Giáo dục ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Mẫu chữ viết hoa Y

2. Học sinh: Vở tập viết lớp 3 tập 1, phấn, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV mở nhạc bài hát Nét chữ,nết người yêu cầu HS hát và vận động phụ họa theo lời bài hát.

+ Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?

- Vậy để chúng ta luyện tập viết chữ được đẹp hơn,cô và các con cùng nhau luyện viết bài chữ hoa Y nhé.

- HS hát và vận động theo lời bài hát

- HS trả lời nối tiếp

(9)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hướng dẫn viết trên bảng con (12p) a) Luyện viết chữ hoa

- Yêu cầu HS đọc từ và câu ứng dụng tìm các chữ hoa có trong bài?

- Viết mẫu và kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ.

- Yêu cầu tập viết vào bảng con các chữ vừa nêu.

- GV nhận xét

b) Hướng dẫn viết từ ứng dụng:

- Yêu cầu đọc từ ứng dụng Phú Yên - Giới thiệu Phú Yên là tên một tỉnh nằm ở ven biển miền Trung.

+ Trong từ ứng dụng,các chữ có độ cao như thế nào?

+ Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào ?

- Yêu cầu HS viết từ ứng dụng Phú Yên

- GV nhận xét

c) Luyện viết câu ứng dụng:

- Yêu cầu một em đọc câu:

- Giúp HS hiểu nội dung tục ngữ: Câu tục ngữ khuyên mọi người sống phải yêu mến trẻ em thì được trẻ yêu mến và kính trọng người già thì được sống thọ, sống lâu .

- Yêu cầu luyện viết Yêu, Kính

- GV nhận xét

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (16p)

- Nêu yêu cầu: Viết chữ Y một dòng cỡ nhỏ.

- Chữ P, Y , K 1 dòng.

- Viết tên riêng Phú Yên, 1 dòng cỡ nhỏ.

- Viết câu ứng dụng 1 lần.

- Nhắc nhớ tư thế ngồi viết, cách viết

- HS theo dõi.

- HS tìm và nêu: P, Y, K.

- Lớp theo dõi và thực hiện viết vào nháp.

- Một em đọc từ ứng dụng.

- Lắng nghe để hiểu thêm về tên một tỉnh ở miền Trung của nước ta.

- Chữ hoa P,Y cao 2 li rưỡi và các chữ còn lại cao 1 li.

-..bằng khoảng cách viết một chữ o.

- 2 HS lên bảng, lớp viết nháp.

- 1 HS đọc to, lớp theo dõi.

Yêu trẻ , trẻ hay đến nhà Trọng già , già để tuổi cho.

- 1, 2 Hs nhắc lại ý nghĩa 2 câu tục ngữ.

- Lớp viết nháp, 2HS lên viết trên bảng.

- Lớp thực hành viết vào vở theo hướng dẫn của giáo viên.

- HS nghe

(10)

các con chữ và câu ứng dụng đúng mẫu.

- GV nhận xét, đánh giá khoảng 5 bài - Nhận xét cả lớp rút kinh nghiệm.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5p)

+ Em hãy viết chữ hoa Y sáng tạo vào bảng con

- Yêu cầu lần lượt nhắc lại cách viết chữ hoa và câu ứng dụng.

- Nhận xét, đánh giá.

- Luyện viết thêm phần bài ở nhà

- Nộp vở từ 5- 7 em để chấm.

- HS viết chữ hoa Y sáng tạo vào bảng con

- HS nêu

Chính tả (Nghe – viết) Tiết 66: CÓC KIỆN TRỜI I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Đọc và viết đúng 5 tên nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2). Làm đúng bài 3a.

- Có ý thức rèn chữ, giữ vở

- Rèn cho HS năng lực tự phục vụ, tự quản, giao tiếp, hợp tác, đoàn kết.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ (BT3) - HS: Vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV mở nhạc bài hát Nét chữ,nết người

+ Bài hát muốn nói với chúng ta điều gì?

- Vậy để chúng ta luyện tập viết chữ được đẹp hơn,cô và các con cùng nhau học bài chính tả hôm nay nhé.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (20)

* Hướng dẫn chuẩn bị - Đọc mẫu bài viết, hỏi:

+ Cóc lên thiên đình kiện trời với những ai?

* Hướng dẫn cách trình bày

+ Những từ nào trong bài được viết hoa ? Vì sao ?

- HS hát - HS trả lời - HS lắng nghe

- Lớp nghe GV đọc. 3 em đọc lại bài.

+ Với Cua, Gấu, Cáo, Cọp và Ong.

- HS quan sát SGK và nêu:

+ Các tiếng viết hoa là các chữ đầu bài, đầu đoạn, đầu câu và các danh từ riêng như Cóc, Trời, Cua gấu, Cáo,…

(11)

* Đọc cho HS viết bài

- Đọc cho học sinh viết vào vở - Đọc cho HS soát lỗi.

- Nhận xét cụ thể từng bài về cách trình bày, chú ý chữa lỗi sai phổ biến.

3. Hoạt động luyện tập thực hành (7p)

Bài 2: Đọc và viết đúng tên một số nước Đông Nam Á:

- Nêu yêu cầu của bài tập 2.

- Gọi 2 em đại diện lên bảng thi viết đúng vài tiếng nước ngoài trên bảng.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn.

- Lưu ý học sinh nắm lại cách viết tên nước ngoài.

- Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp.

- Đọc cho học sinh viết vào vở.

Bài 3a: Điền vào chỗ trống s/x - GV treo bảng phụ

- Nêu yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm bài bảng phụ + Chữa bài

- Gọi HS nhận xét bài bảng phụ

- Gọi 2 em đọc lại từ đã được điền hoàn chỉnh trước lớp.

- Yêu cầu lớp quan sát nhận xét bài bạn .

- GV nhận xét, tuyên dương

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (3p)

- Yêu cầu HS tìm những từ có âm đầu S,X

- GV nhận xét tiết học, chữ viết HS.

- Yêu cầu HS về nhà học bài và xem trước bài

- Lớp nghe và viết bài vào vở - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.

- HS theo dõi chữa bằng bút chì ra lề vở.

- Nêu lại yêu cầu bài tập 2.

- Cả lớp theo dõi bạn và nhận xét.

- Lớp thực hành viết nháp vào giấy nháp.

- Thực hành viết tên 5 nước Đông Nam Á theo giáo viên đọc: Bru - nây,

Cam - pu - chia, Đông - ti - mo, In - đô - nê - xi - a, Lào.

- HS quan sát

- 1 em nêu yêu cầu bài tập. 1 em đọc nội dung bài.

- HS làm bài bảng phụ

cây sào - xào nấu; lịch sử - đối xử.

- Em khác nhận xét bài làm của bạn.

- Lần lượt HS đứng lên đọc những từ mình tìm được.

- HS lắng nghe

(12)

Âm nhạc

HỌC HÁT BÀI: EM LÀ BÔNG LÚA ĐIỆN BIÊN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hs biết hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Hs hát và kết hợp gõ đệm theo bài hát

- Học sinh biết cảm thụ bài hát. Hs biết kỹ năng tư thế khi hát. Biết sử dụng nhạc cụ khi gõ (thanh phách)

- Giáo dục lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên

- Đàn phím điện tử.

- Nhạc cụ gõ đệm.

- Bảng phụ lời ca bài hát.

- Đài, băng nhạc.

2. Học sinh

- SGK, thanh phách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động: (3’)

- Gv cho hs nghe 1 đoạn giai điệu bài hát:Tiếng hát bạn bè mình? Đó là giai điệu của bài hát nào đã học?

- Gv yêu cầu 5 hs lên bảng biểu diễn bài hát

- Gọi hs nhận xét; giáo viên nhận xét, dẫn vào bài học

2. Hoạt động khám phá:Học bài hát Bài hát Em là bông lúa Điện Biên.

(18’)

* Giới thiệu bài:

- Gv treo tranh minh họa lên hỏi học sinh bức tranh có những hình ảnh gì?

- Gv thuyết trình:

- Bài hát do tác giả Lê Minh Hoàng sáng tác, giáo viên giới thiệu qua về nhạc sĩ.

* Hát mẫu:

- Gv mở băng mẫu

? Qua nghe bài hát em có cảm nhận gì về giai điệu của bài hát.

* Đọc lời ca theo tiết tấu:

- Gv bài hát chia câu và đọc mẫu (4 câu).

- Gv yêu cầu 1 hs đọc lời ca

- Hs lắng nghe

- Hs: 5 hs thực hiện - Hs nhận xét

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe

- Hs trả lời: Giai điệu vui tươi, trong

(13)

- Gv yêu cầu hs đọc lời ca theo tiết tấu.

- Gv sửa sai( nếu có)

* Khởi động giọng:

- Gv đàn thang âm đi lên, xuống

* Dạy hát từng câu:

- Gv đàn từng câu, lưu ý cho học sinh lấy hơi ở cuối câu hát và thể hiện sắc thái tình cảm…

Câu 1:

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 2 :

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 1 và câu 2 - Gv cho tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2 Câu 3 :

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) Câu 4 :

+ Gv đàn

+ Gv đàn cho hs hát

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) - Gv cho hs hát ghép câu 3 và câu 4 - Gv cho nhóm, cá nhân

- Gv nhận xét

- Yêu cầu hs hát cả bài

+ Gv sửa sai cho hs ( nếu có ) c. Kết luận:

- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca.

3. Hoạt động luyện tập: Kết hợp gõ đệm; vận động cơ thể. (10’)

a. Mục tiêu:

- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát

- Biết vận động cơ thể với 4 động tác

sáng

- Hs: 1 hs đọc - Cả lớp thực hiện - Tổ, cá nhân đọc

- Hs khởi động giọng đi lên, đi xuống theo mẫu âm La

- Hs lắng nghe

- Hs nghe và lĩng hội.

- Hs hát câu 1

- Hs nghe

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv - Hs hát ghép

- Tổ, bàn hát ghép câu 1 và câu 2.

- Hs nghe - Hs hát

- Hs nghe và lĩng hội

- Hs hát theo hướng dẫn của Gv - Hs hát ghép

- Hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân hát

- Hs thực hiện.

(14)

dậm chân, vỗ vai, vỗ tay, búng b. Cách tiến hành:

* Gv hướng dẫn hs hát và kết hợp gõ đệm theo phách

? Em nào có thể hát và gõ đệm theo phách

- Gv yêu cầu hs thực hiện

- Gv cho hs hát và gõ đệm theo tiết tấu

* Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể ( với 4 động tác)

+ Giậm chân + Vỗ vai + Vỗ đùi + Búng

- Gv nhận xét sửa sai (nếu có) c. Kết luận:

- Học sinh kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể

4. Hoạt động vận dụng (4‘) a. Mục tiêu:

- Giúp học sinh nhớ lại bài hát và tên tác giả

b. Cách tiến hành.

? Em học bài hát gì?

?Ai là tác giả của bài hát Bài hát Tiếng hát bạn bè mình

?Qua bài hát giáo dục chúng ta điều gi?

- Qua bài hát giáo dục tình bạn bè thân ái, tình cảm yêu quí lòng yêu hoà bình, yêu thương mọi người.

- Gv đàn cho hs hát lại bài hát

- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị, bạn bè....

- Sáng tạo một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với bài hát

- Chuẩn bị cho giờ học sau c. Kết luận:

- Học sinh đã biết hát đúng lời ca, giai điệu biết kết hợp tốt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động cơ thể

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Hs: 1 hs thực hiện

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Hs nghe, quan sát thực hiện theo hướng dẫn của gv

- Thực hiện hát kết hợp theo hướng dẫn của gv

- Nhóm, cá nhân thực hiện

- Hs: Bài hát Em là bông lúa Điện Biên

- Nhạc và lời: Lê Minh Hoàng - Hs trả lời

- Hs nghe và lĩnh hội.

(15)

Thủ công

TRƯNG BÀY SẢN PHẨM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Làm được ít nhất một đồ chơi đơn giản và đan nan thành thạo, đẹp mắt, có tính sáng tạo.

- Hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra, tiết kiệm, giữ gìn vệ sinh lớp học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Các mẫu sản phẩm trong học kì II, tranh quy trình thực hiện các sản phẩm.

- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo, hồ dán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (3 phút)

- Cho HS hát tập thể hoặc chơi 1 trò chơi

- GV giới thiệu bài, ghi tên bài lên bảng 2. HĐ thực hành, luyện tập (32 phút) - GV yêu cầu HS đặt đồ dùng lên bàn.

Sau đó cho HS kiểm tra đồ dùng học tập theo cặp.

- GV nhận xét sự chuẩn bị của HS.

- Chia nhóm 4, yêu cầu thực hành làm đồ chơi yêu thích theo nhóm.

- GV khuyến khích HS làm sản phẩm khác tiết trước hoặc trang trí sản phẩm đã làm ở tiết trước nhưng chưa xong.

- GV đến các bàn quan sát, hướng dẫn những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh trang trí và trưng bày sản phẩm.

- GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi HS

- Tuyên dương các em hoàn thành tốt.

2. HĐ vận dụng, trải nghiệm (5 phút) + Kể tên những đồ chơi mà em biết?

+ Để giữ gìn đồ chơi luôn mới, bền đẹp con cần làm gì?

+ Kể tên những đồ chơi gây hại, không

- HS thực hiện theo yêu cầu

- HS kiểm tra theo nhóm cặp đôi.

- Mời đại diện 1 số nhóm báo cáo.

- HS thực hành trong nhóm.

- HS trang trí và trưng bày sản phẩm - HS đặt sản phẩm của mình lên bàn - Đánh giá sản phẩm của bạn.

- Bình chọn HS có sản phẩm đúng các bước, đẹp và sáng tạo,...

- Một số HS kể

- Cất xếp gọn gàng sau khi chơi, không đạp phá, quăng quật,...

+ khăng, gụ, súng cao su,...

(16)

nên chơi?

=> GDHS không nên sử dụng các đồ chơi gây hại cho sức khoẻ.

- Cho HS dọn vệ sinh lớp học

- GV tổng kết giờ học và dặn HS thực hành làm đồ chơi, trang trí góc học tập cho sinh động.

- Lắng nghe

Ngày soạn: 29/04/2022

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2022 Toán

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Đọc, viết chính xác các số có 5 chữ số.

- Thực hiện thành thạo các phép tính cộng trừ, nhân, chia; tính giá trị của biểu thức. Giải bài toán liên quan rút về đơn vị; xem đồng hồ (chính xác đến từng phút).

* HSNK: Làm thêm BT1d)

- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, tư duy lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ

- HS: vở ô li, nháp,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu (5p)

- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?

- Mời 2 HS lên bảng thi nối nhanh số với cách đọc tương ứng

- GV nhận xét, tổng kết trò chơi - GV giới thiệu, ghi tên bài lên bảng 2. HĐ thực hành, luyện tập (22- 25p) Bài 1: (Phần a, b, c)

- Gọi một em nêu đề bài 1 SGK - Đọc từng số yêu cầu viết số vào vở.

- HS tham gia trò chơi, lớp cổ vũ - Nhận xét kết quả

- HS lắng nghe

- Lớp làm vào vở bài tập.

43 246 Ba mươi lăm nghìn bốn trăm

hai mươi bảy

35 427 Bốn mươi ba nghìn ba trăm hai

mươi sáu

43 326 Bốn mươi ba nghìn hai trăm

bốn mươi sáu

(17)

- Mời một em lên bảng viết vào bảng phụ

- Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra - Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Yêu cầu HS đọc lại các số

- Yêu cầu HS phân tích cấu tạo số 90900 + Khi đọc, viết các số có 5 chữ số ta đọc, viết như thế nào?

Bài 2: Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập

+ Khi đặt tính cộng, trừ, nhân cần lưu ý gì?

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV nhận xét, chốt kết quả

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện một số phép tính

Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ - Gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS thảo luận cặp làm bài - Cho xem đồng hồ rồi trả lời câu hỏi

- Nhận xét ý kiến học sinh.

+ 1 giờ 50 phút còn có cách đọc giờ nào khác?

+ Còn 6 giờ 34 phút còn có cách đọc giờ nào khác?

Bài 4:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập

- Yêu cầu HS tự làm bài, cho 2 HS làm bài vào phiếu

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

+ Con có nhận xét gì về hai biểu thức phần a)?

+ Vì sao giá trị của hai biểu thức lại khác

- 1 HS viết vào bảng phụ. HSNK làm thêm câu d)

- Lớp nhận xét

a/ 76 245 b/ 51807 c/ 90 900 - Lớp đổi chéo vở để chữa bài

- 2 – 3 HS đọc - 1 HS phân tích

- Đọc viết từ trái qua phải.

- Đặt tính thẳng hàng - 2 HS làm bảng phụ

- Nhận xét, chữa bài trên bảng

46 6925 12

250

- Quan sát mặt đồng hồ làm bài theo cặp

- Một số cặp trình bày kết quả Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18phút.

Đồng hồ B chỉ 1 giờ 50 phút.

Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút.

- Còn có cách đọc khác: 2 giờ kém 10 phút

- 7 giờ kém 26 phút

- Một em nêu yêu cầu đề bài

- HS tự làm bài, 2 HS làm vào bảng phụ

- Lớp nhận xét, chữa a) (9 + 6) × 4 = 15 × 4 = 60 9 + 6 × 4 = 9 + 24 = 33

- Số giống nhau dấu tính giống nhau nhưng kết quả khác nhau.

- Vì biểu thức thứ nhất có dấu ngoặc

34625 5

x 4508 - 78362

+ 54287

29508 24935 3

13524 54287

83795

(18)

nhau?

+ Biểu thức có dấu ngoặc (có phép tính cộng, trừ, nhân, chia) thực hiện như thế nào?

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm (10p) Bài 5: Thay đổi mệnh giá tiền: Mua 5 đôi dép cùng loại phải trả 125 000 đồng.

Hỏi mua 3 đôi dép như thế phải trả bao nhiêu tiền?

- Gọi 2 HS đọc bài toán trên bảng + BT cho biết gì? BT yêu cầu gì?

- Ghi tóm tắt bài toán lên bảng.

- Yêu cầu học sinh ở lớp làm vào vở.

- Mời một em lên bảng giải.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

+ Bài toán thuộc dạng toán gì?

+ Khi giải BT liên quan đến rút về đơn vị ta làm thế nào?

- Nhận xét đánh giá tiết học

- Dặn HS xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

còn biểu thức thứ hai không có nên thứ tự thực hiện phép tính khác nhau,…..

- 2 HS nêu

- Lớp đọc thầm.

- 2 HS nêu

- 1 HS nhìn tóm tắt nêu lại BT - Nhận xét, chữa bài

Bài giải

Giá tiền mỗi đôi dép là:

125 000 : 5 = 25000 (đồng) Số tiền mua 3 đôi dép là:

25000 ¿ 3 = 75 000 (đồng) Đ/S: 75 000 đồng - BT liên quan đến rút về đơn vị dạng 1 - Ta làm theo 2 bước

- Lắng nghe

Tập làm văn

Tiết 33: GHI CHÉP SỔ TAY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Ghi vào sổ tay được những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.

- Ghi được sổ tay riêng tư.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Tranh ảnh về một số loại động vật quý hiếm được nêu trong bài . Một vài tờ giấy khổ A4 .

- HS : Mỗi em chuẩn bị một cuốn sổ tay nhỏ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Mở cho HS xem video một số loài vật quý hiếm.

+ Em nêu tên các con vật có trong video?

- GV giới thiệu vào bài:Tiết học hôm

- HS xem và trả lời

(19)

nay,cô sẽ HD các em cách ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (12’)

Bài 1: Đọc bài báo sau

- Gọi 1 em đọc bài A lô, Đô-rê-mon - Yêu cầu hai em đọc theo cách phân vai

- Giới thiệu đến HS một số bức tranh về các loài động vật quý hiếm được nêu trong tờ báo.

Bài 2: Ghi vào sổ tay của em những ý chính trong các câu trả lời của Đô - rê - mon

- Yêu cầu hai em nêu đề bài .

+ Bạn nhỏ hỏi Đô - rê - mon điều gì?

+ Hãy ghi lại ý chính trong câu trả lời của Đô – rê - mon

- Gọi 2 em dán tờ giấy bài làm lên bảng

- Yêu cầu lớp trao đổi theo từng cặp và phát biểu ý kiến trước lớp .

- Yêu cầu lớp thực hiện viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiếm .

- Chốt ý chính, mời học sinh đọc lại . - Nhận xét và chấm điểm một số bài văn tốt.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (10p)

* Để bảo vệ các động vật quý hiếm chúng ta cần làm gì?

- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung.

- Nhận xét, đánh giá tiết học.

- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau.

- Một em đọc yêu cầu đề bài .

- Hai em phân vai người hỏi là Nguyễn Tùng Nam (Hà Nội) và Trần Ánh Dương (Thái Bình) học sinh 2 là Đô- rê-mon (đáp)

- Quan sát các bức tranh về một số động vật quý hiếm .

- Hai em đọc yêu cầu đề bài tập 2 . - HS nêu: ... “ Sách đỏ là sách gì?”

- HS tự ghi ra nháp phát biểu ý kiến, 2 HS viết ra tờ giấy A4.

- Lớp chia thành các cặp trao đổi và phát biểu trước lớp rồi viết vào sổ tay tên các loài động vật quý hiểm đang có nguy cơ tuyệt chủng

+ Ở Việt Nam: sói đỏ, cáo, gấu chó, gấu ngựa, hổ, báo hoa mai, tê giác … Thực vật : Trầm hương, trắc, cơ nia, sâm ngọc linh, tam thất …

+ Trên thế giới: Động vật: chim kền ...

- Hai em nhắc lại nội dung bài học.

- HS nêu : Nhắc nhở mọi người không săn bắn, ăn thịt, ... các loài động vật quý hiếm ...

Sinh hoạt

NHẬN XÉT TUẦN 33 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(20)

- Giúp HS: Nắm được ưu khuyết điểm của bản thân tuần qua.Đề ra phương h- ướng phấn đấu cho tuần tới.

- HS biết tự sửa chữa khuyết điểm, có ý thức vươn lên, mạnh dạn trong các hoạt động tập thể, chấp hành kỉ luật tốt

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc phòng chống dịch covid- 19.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Những ghi chép trong tuần, họp cán bộ lớp.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT 1. Ổn định tổ chức

2. Nhận xét chung trong tuần.

a. Lớp trưởng nhận xét - Ý kiến của các thành viên trong lớp.

b. Giáo viên chủ nhiệm *Nề nếp.

- Chuyên cần:...

Ôn bài: ...

Thể dục vệ sinh: ...

Đồng phục:...

*Học tập:...

*Các hoạt động khác:...

- Lao động: ...

-Thực hiện ATGT: ...

3. Phương hướng tuần tới.

- Tiếp tục ổn định và duy trì mọi nề nếp lớp

- Thực hiện tốt ATGT, an toàn trong trường học. Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Không ăn quà vặt.

- Phòng dịch bệnh Covid-19, bệnh giao mùa. Phòng tránh đuối nước, không chơi trò chơi bạo lực...

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường. Tích cực trồng và chăm sóc công trình măng non. Lao động theo sự phân công

………

………

(21)

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS hát đúng giai điệu, lời ca bài Ngôi nhà của chúng ta biết hát kết hợp gõ đệm, đúng cao độ trường độ,hát rõ lời, biết cách lấy hơi, thể hiện đúng sắc thái

- Hát bài Khúc ca bốn mùa, kết hợp gõ đệm :+ Hát kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách, thể hiện rõ phách mạnh và phách nhẹ.. + Hát kết hợp gõ đệm

- H/s hát thuộc bài hát,hát đúng giai điệu, thể hiện đúng t/c, sắc thái của 2 bài hát - Biết hát kết hợp với 3 cách gõ đệm, Biết biểu diễn kết hợp vận động theo bài

- Hát được giai điệu và lời ca của bài hát kết hợp gõ đệm theo phách.. - Qua bài hát giáo dục học sinh yêu thiên nhiên và biết bảo vệ các

- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Vào rừng hoa.Biết hát kết hợp vỗ tay, gõ theo nhịp, vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức tốp

Hát được giai điệu và đúng lời ca bài hát Trang trại vui vẻ; hát kết hợp vỗ tay theo nhịp/ phách; hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát; nhớ tên bài

- HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát, HS biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu của bài hát..

- HS đọc đúng giai điệu ghép lời ca, kết hợp gõ đệm theo tiết tấu của bài.. - HS tập đọc nhạc, ghép lời ca, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu