• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng, giáo án - Trường MN Sao Mai #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
28
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Thời gian TH: Số tuần: 01 tuần. Từ ngày 16/11/2020 đến ngày 20/11/2020

(2)

Tuần thứ: 11 TÊN CHỦ ĐỀ LỚN:

Thời gian TH: Số tuần: 04 tuần;

Tên chủ đề nhánh 03:

Thời gian TH: Số tuần: 01 tuần

A. T CH C CÁC

Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Đón trẻ

- Chơi

- Thể

dục sáng

1. Đón trẻ - chơi tự chọn - Cô đón trẻ vào lớp , nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân - Hướng dẫn trẻ vào các hoạt động chơi

2. Trò chuyện buổi sáng:

3. Điểm danh:

4. Thể dục buổi sáng - Thứ 2, 4, 6 tập theo nhạc.

- Thứ 3, 5 tập theo nhịp đếm kết hợp sử dụng dụng cụ.

- Trẻ biết quy định của lớp.

- Giáo dục trẻ thói quen nền nếp, ngăn nắp.

- Thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.

- Trẻ biết vị trí của các góc chơi.

- Trẻ biết tên chủ đề đang học.

- Biết được các kiểu nhà và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho ngôi nhà của mình.

- Trẻ nhớ tên mình và tên bạn.

- Phát hiện ra bạn nghỉ học.

- Phát triển thể lực.

- Phát triển các cơ toàn thân.

- Hình thành thói quen TDBS cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng.

- Giá để đồ dùng cá nhân sạch sẽ.

- Đồ dùng đồ chơi trong các góc.

- Tranh ảnh về chủ đề ngôi nhà gia đình Bé ở

- Sổ, bút

- Sân tập sạch sẽ bằng phẳng.

- Trang phục trẻ gọn gàng

(3)

Từ ngày 16/11/2020 đến ngày 20/11/2020) HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Đón trẻ:

- Giáo viên đón trẻ với thái độ ân cần vui vẻ, niềm nở, thân thiện với trẻ và phụ huynh.

- Gần gũi nhiều với trẻ mới đi học, tiếp xúc và làm quen với trẻ hay khóc.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình đầu năm học.

- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc.

2. Trò chuyện buổi sáng:

Xem tranh ảnh về chủ đề, trò chuyện cùng trẻ về chủ đề

“Đồ dùng thân quen trong gia đình”

3. Điểm danh:

- Cô gọi tên từng trẻ.

4. Thể dục:

4.1. Khởi động:

- Cô kiểm tra sức khỏe trẻ.

- Trẻ xếp hàng đi ra sân tập.

- Cô cho trẻ tập đội hình đội ngũ.

4.2. Trọng động : - Hô hấp: Gà gáy

- Tay: Hai tay đưa ra phía trước, lên cao.

- Lưng bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

- Chân: Đứng kiễng chân kết hợp tay đưa lên cao, ra trước.

- Bật: Bật tại chỗ.

4.3. Hồi tĩnh:

Cho trẻ làm một số động tác nhẹ nhàng tại chỗ.

-Trẻ lễ phép chào hỏi

- Trẻ chơi ở các góc -Trò chuyện cùng cô và các bạn

- Trẻ dạ cô

-Trẻ xếp hàng theo 3 tổ

-Trẻ tập các động tác theo cô 2lần x 8 nhịp

-Đi lại nhẹ nhàng

(4)

A. T CH C CÁC

Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động góc

* Thứ 2: Góc phân vai, góc tạo hình, góc xây dựng.

* Thứ 3: Góc phân vai, góc thiên nhiên, góc âm nhạc.

* Thứ 4: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình.

* Thứ 5: Góc phân vai, góc thiên nhiên, góc âm nhạc.

* Thứ 6: Góc phân vai, góc xây dựng, góc tạo hình.

* Góc phân vai:.

- Gia đình, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Nấu ăn.

- Cửa hàng bán đồ dùng gia đình.

*Góc xây dựng:

- Xây dựng và lắp ghép khu nhà bé ở. Xếp đường về nhà Bé.

*Góc tạo hình:

- Tô mầu, cắt dán tranh về ngôi nhà của Bé.

*Góc âm nhạc:

- Hát biểu diễn các bài hát thuộc chủ đề.

* Góc thiên nhiên:

- Chăm sóc cây cảnh

- Trẻ nhận vai chơi, nhập vai chơi 1 cách tự nhiên.

- Trẻ phối hợp với nhau theo nhóm chơi đúng cách khi chơi từ thỏa thuận đến nội dung chơi theo sự gợi ý của cô.

- Trẻ biết phối hợp với nhau và nhập vai chơi một cách tự nhiên.

- Trẻ biết xếp hình theo yêu cầu của cô từ các đồ chơi lắp ghép, hàng rào..

- Trẻ biết cắt dán tranh về ngôi nhà của Bé.

- Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhạc để hát, biểu diễn những bài hát về chủ đề, biết phân biệt âm thanh.

- Trẻ biết cách chăm sóc cây, tưới cây, nhổ cỏ.

Đồ chơi góc phân

vai

-Đồ chơi xây dựng, lắp ghép.

-Kéo, giấy màu, hồ dán, sáp

màu

-Dụng cụ âm nhạc.

- Xô, chậu, gáo múc nước

(5)

1. Trò chuyện với trẻ:

- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề, về các thành viên trong nhóm.

- Trò chuyện về “Đồ dùng thân quen trong gia đình”

2. Giới thiệu góc chơi:

- Cô gần gũi trẻ trò chuyện về các góc chơi. Giới thiệu nội dung chơi trong các góc chơi.

3. Thỏa thuận chơi:

- Hỏi trẻ thích chơi góc nào? Vì sao? Cho trẻ về góc chơi.

- Cuối tuần cô có thể hỏi trẻ tên góc chơi, nội dung chơi trong các góc, đồ dùng đồ chơi.

4. Phân vai chơi:

- Cô phân vai chơi cho trẻ.

- Khi chơi xong chúng mình phải làm gì?

- Cho trẻ về góc chơi.

5. Quan sát hướng dẫn trẻ chơi, chơi cùng trẻ:

- Cô hướng dẫn cụ thể đối với từng trẻ. Đối với trò chơi khó cô đóng vai chơi cùng trẻ, gợi mở để trẻ hoạt động tích cực hơn. Cô cho trẻ liên kết giữa các góc chơi.

6. Nhận xét góc chơi:

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được trong nhóm Cô nhận xét ưu điểm, tồn tại của cá nhân, của nhóm sau đó nhắc trẻ cất đồ chơi.

- Nhận xét chung cả lớp: Cô cho trẻ tập trung, động viên khuyến khích trẻ chơi, nhận xét tuyên dương những nhóm chơi tiêu biểu tạo được sản phẩm, có ý thức, nề nếp cất lấy đồ chơi, sự giao tiếp của trẻ trong các nhóm chơi.

7. Củng cố tuyên dương:

- Động viên cả lớp và mở rộng nội dung chơi buổi sau.

Trẻ trò chuyện cùng cô

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời

Thoả thuận chơi cùng cô

Trẻ trả lời

Trẻ giải quyết các tình huống cô đưa ra.

Trẻ quan sát và lắng nghe

Trẻ lắng nghe.

(6)

A. T CH C CÁC

Hoạt

động Nội dung Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ngoài

trời

1. Hoạt động có mục đích:

* Thứ 2, thứ 4, thứ 6:

- Quan sát các ngôi nhà xung quanh lớp.

- Thăm quan 1 gia đình và xem cách sắp xếp đồ dùng trong nhà.

* Thứ 3, thứ 5:

- Vẽ phấn trên sân hình các kiểu nhà.

- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Trẻ biết được địa chỉ nơi ở của mình.

- Trẻ biết được có nhiều kiểu nhà và được làm bằng rất nhiều chất liệu khác nhau.

- Biết dùng phấn để vẽ.

Câu hỏi đàm thoại

Địa điểm quan sát

Sân trường sạch sẽ

2. Trò chơi vận động

*Thứ 2, thứ 4, thứ 6:

- Chơi trò chơi: "Về đúng nhà”, “Thi xem đội nào nhanh”, “Chạy theo bóng”.

* Thứ 3, thứ 5:

- “Mèo đuổi chuột”…

- “Lộn cầu vồng”.

- Trẻ biết được tên của các trò chơi, luật chơi và cách chơi.

- Trẻ biết chơi các trò chơi cùng cô.

- Phát triển thị giác và thính giác cho trẻ.

- Vận động nhẹ nhàng nhanh nhẹn qua các trò chơi.

Trò chơi, đồ dùng để chơi trò

chơi

3. Chơi tự do

- Chơi với đồ chơi, thiết bị ngoài trời.

- Giúp trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung, giữ gìn vệ sinh môi trường.

- Trẻ được chơi đồ chơi ngoài sân trường. Thỏa mãn nhu cầu vui chơi.

- Trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy nhau.

Đồ chơi ngoài trời.

(7)

1. Hoạt động có chủ đích:

- Kiểm tra sức khỏe của trẻ, dặn dò trẻ trước khi ra sân.

- Cho trẻ hát “Nhà của tôi” và đi đến địa điểm quan sát.

- Trò chuyện về đặc điểm từng ngôi nhà, các kiểu nhà, chất liệu để xây ngôi nhà.

- Cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ ngôi nhà mình.

- Cho trẻ thăm quan và xem cách sắp xếp đồ dùng trong nhà.

- Phát phấn trắng vẽ ngôi nhà trên sân trường.

- Giáo dục thái độ. Chuyển hoạt động.

Trẻ hát

Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô

Trẻ quan sát Trẻ vẽ

Trẻ lắng nghe 2.Trò chơi vận động:

- Cô nêu tên trò chơi. Nêu luật chơi, hướng dẫn trẻ cách chơi.

- Tổ chức cho trẻ chơi. Động viên khuyến khích trẻ chơi.

- Nhận xét quá trình chơi của trẻ.

- Giáo dục trẻ phải biết chơi cùng nhau, chơi đoàn kết.

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

- Cô cho trẻ ra sân, giới thiệu tên các đồ chơi ngoài trời.

- Nhắc trẻ chơi đoàn kết, không xô đẩy nhau.

- Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát, chú ý bao quát trẻ chơi, đảm bảo an toàn cho trẻ.

- Cuối mỗi buổi chơi cô nhận xét trẻ chơi.

- Cho trẻ xếp hàng vào lớp.

Lắng nghe

Trẻ chơi

(8)

A. T CH C CÁC

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị

Hoạt động ăn

- Trước khi trẻ ăn

- Trong khi ăn

- Sau khi ăn

- Đảm bảo vệ sinh cho trẻ trước khi ăn.

- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái cho trẻ, giúp trẻ ăn hết suất, đảm bảo an toàn cho trẻ trong khi ăn.

- Hình thành thói quen cho trẻ sau khi ăn biết để bát, thìa, bàn ghế đúng nơi qui định. Trẻ biết lau miệng, đi vệ sinh sau khi ăn xong

- Nước cho trẻ rửa

tay, khăn lau tay, bàn ghế,

bát thìa

- Đĩa đựng cơm rơi, khăn lau

tay - Rổ đựng

bát, thìa

Hoạt động ngủ

- Trước khi trẻ ngủ

- Trong khi trẻ ngủ

- Sau khi trẻ ngủ

- Nhắc trẻ đi vệ sinh, hình thành thói quen tự phục vụ

- Giúp trẻ có một giấc ngủ ngon, an toàn. Phát hiện xử lí kịp thời các tình huống xảy ra khi trẻ ngủ

- Tạo cho trẻ thoải mái sau giấc ngủ trưa, hình thành cho trẻ thói quen tự phục vụ.

-Kê phản ngủ, chiếu, phòng

ngủ thoáng

mát

Tủ để xếp gối sạch sẽ

(9)

- Hướng dẫn trẻ rửa tay, cô kê, xếp bàn ghế cho trẻ ngồi vào bàn ăn

- Giáo viên vệ sinh tay sạch sẽ, chia cơm cho trẻ, giới thiệu các món ăn, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ

- Nhắc nhở trẻ không nói chuyện cười đùa trong khi ăn, động viên trẻ ăn hết suất, cô quan tâm đến những trẻ ăn chậm, trẻ biếng ăn để động viên giúp đỡ trẻ ăn hết suất của mình

- Nhắc trẻ ăn xong mang bát thìa xếp vào rổ, xếp ghế vào đúng nơi qui định

- Cho trẻ đi vệ sinh, lau miệng, uống nước - Cô bao quát trẻ

- Trẻ rửa tay ngồi vào bàn ăn

- Trẻ ăn cơm và giữ trật tự trong khi ăn.

- Trẻ đi vệ sinh

- Cô nhắc trẻ đi vệ sinh, xếp dép lên giá, cho trẻ vào chỗ ngủ của mình, nhắc trẻ không nói chuyện cười đùa.

- Quan sát, sửa tư thế ngủ cho trẻ, cô thức để bao quát trẻ trong khi ngủ để phát hiện kịp thời và xử lí các tình huống xảy ra trong khi trẻ ngủ.

- Đánh thức trẻ dậy nhẹ nhàng để trẻ tỉnh ngủ, nhắc trẻ tự cất gối vào nơi qui định, cho trẻ đi vệ sinh sau đó về chỗ ngồi.

Trẻ vào chỗ ngủ

Trẻ ngủ

- Trẻ cất gối vào nơi qui định, trẻ đi vệ sinh xếp bát thìa vào rổ

(10)

A. TỔ CHỨC CÁC

Hoạt

động Nội dung hoạt động Mục đích yêu cầu Chuẩn bị

Chơi hoạt động theo ý

thích

1. Vận động nhẹ ăn quà chiều

2. Hoạt động học

- Cô cùng trẻ trò chuyện về các nội dung hoạt động trong buổi sáng.

* Làm quen kiến thức mới

* Chơi trò chơi tự do

3. Biểu diễn văn nghệ, nêu gương

- Trẻ thấy thoải mái sau khi ngủ dậy.

- Trẻ ăn hết xuất ăn chiều của mình.

- Củng cố các kiến thức kĩ năng đã học qua các loại vở ôn luyện

- Trẻ được làm quen trước với bài mới, được làm quen với bài mới sẽ giúp trẻ học dễ dàng hơn trong giờ học chính

- Trẻ được chơi vui vẻ sau một ngày học tập - Trẻ biểu diễn các bài hat trong chủ đề.

- Trẻ nêu được các tiêu chuẩn bé ngoan

- Nhận xét các bạn trong lớp.

- Trẻ biết được sự tiến bộ của mình và của bạn để cố gắng phấn đấu.

Quà chiều

- Sách vở học của trẻ, sáp màu

- Đất nặn, bảng, phấn, bút màu…

Tranh truyện, thơ Dụng cụ âm nhac Bảng bé ngoan Cờ

Đồ chơi

Trả trẻ

- Trẻ sạch sẽ gọn gàng trước khi ra về.

- Rèn kĩ năng chào hỏi lễ

phép cho trẻ.

- Giáo dục trẻ biết ngoan, lễ phép và thích được đi học.

Trang phục trẻ gọn gàng

(11)

- Cô cho trẻ đứng dậy xếp hàng và vận động nhẹ nhàng theo bài hát: Đu quay

- Cô cho trẻ nhẹ nhàng vào bàn ăn chia đồ ăn cho trẻ và cho trẻ ăn.

- Cô bao quát trẻ ăn động viên trẻ ăn hết xuất.

*Cô cho trẻ ôn luyện những kiến thức đã học buổi sáng.

* Cho trẻ thực hành vở vào buổi chiều:

“ Bé tập tạo hình”( Thứ 4), “ Làm quen với Toán”

( Thứ 3)( Thứ 5 ), (Thứ 6)“ Làm quen với chữ cái”

- Cô cho trẻ làm quen với kiến thức với các trò chơi mới, bài thơ, bài hát, truyện kể.

- Cô nói tên trò chơi và đồ chơi mà trẻ sẽ được chơi . Cô cho trẻ tự chọn đồ chơi và trò chơi để chơi theo nhu cầu và khả năng của trẻ. Cô quan sát và chơi cùng trẻ. Khi hết giờ chơi cô cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng.

- Cho trẻ biểu diễn văn nghệ các bài hát trong chủ đề theo tổ nhóm cá nhân.

- Cho trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan theo gợi ý của cô.

- Lần lượt cho tổ trưởng từng tổ nhận xét các bạn trong tổ, cho trẻ tự nhận xét mình và nhận xét bạn theo tiêu chuẩn bé ngoan với sự giúp đỡ của cô.

- Cô cho trẻ cắm cờ.

- Cô nhận xét chung. Khuyến khích động viên trẻ tạo hứng thú cho buổi học ngày hôm sau.

Trẻ xếp hàng vận động Trẻ ăn quà chiều

Trẻ ôn lại bài buổi sáng

Trẻ thực hành vở

Trẻ làm quen kiến thức mới

Trẻ chơi đồ chơi, trò chơi cùng cô và các bạn Trẻ biểu diễn văn nghệ Trẻ nêu tiêu chuẩn bé ngoan

Trẻ cắm cờ

Trẻ lắng nghe - Cô vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, chỉnh sửa trang phục cho

trẻ gọn gàng trước khi về.

- Khi bố mẹ trẻ đến đón cô gọi tên trẻ nhắc trẻ chào cô chào bố mẹ và lấy đồ dùng cá nhân cho trẻ về.

- Hết trẻ cô lau dọn vệ sinh, tắt điện đóng cửa và ra về

Trẻ chào cô chào bố mẹ và các bạn

(12)

B. HOẠT ĐỘNG HỌC Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG: TOÁN

VĐCB: “Chạy 15m trong khoảng 10 giây”

TCVĐ: “Kéo co”

Hoạt động bổ trợ: Bài hát “Nhà của tôi”.

I. MỤC ĐÍCH_ YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết và nhớ tên VĐCB “Chạy 15m trong khoảng 10 giây”.

- Trẻ biết cách chạy phối hợp tay chân nhịp nhàng, chạy thẳng hết 15m.

2. Kỹ năng:

- Rèn kĩ năng phối hợp sức mạnh toàn thân để chạy cho trẻ.

-Rènkhả năng nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ.

3. Giáo dục thái độ:

- Giáo dục trẻ làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên liệu phế thải đã qua sử dụng, như: chai nước, lon bia... để tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Trẻ hợp tác, đoàn kết và biết chờ đợi đến lượt khi tham gia hoạt động.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô và trẻ:

- Gậy thể dục làm từ chai nhựa cho cô và trẻ.

- Vạch xuất phát, vạch chuẩn, xắc xô.

- Chai nhựa, 2 rổ to, 2 khay đựng chai.

- Nhạc bài hát “Không xả rác”. 3 bản nhạc vui nhộn.

- Trang phục cho cô và trẻ gọn gàng, sân tập sạch sẽ.

3. Địa điểm: Sân trường

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sức khỏe.

- Cô và trẻ cùng hát bài hát “Nhà của tôi”

- Giáo dục trẻ: Yêu quý các thành viên trong gia đình và biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho ngôi nhà của mình.

* Giới thiệu bài:

- Hôm nay cô sẽ cho lớp mình thi tài “Chạy 15m trong khoảng 10 giây” nhé.

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1: Khởi động

- Cho trẻ đi đội hình vòng tròn theo nhạc kết hợp đi

- Trẻ hát

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ tập theo hiệu lệnh

(13)

- Tay: Hai tay đưa ra phía trước, lên cao.

- Chân: Đứng kiễng chân kết hợp tay đưa lên cao, ra trước.

- Bụng: Đứng nghiêng người sang 2 bên.

- Bật: Bật tại chỗ.

* VĐCB: “Chạy 15m trong khoảng 10 giây”

- Cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang, đứng quay mặt vào nhau, cách nhau 3m.

- Cô cho trẻ quan sát vạch đích, vạch xuất phát trên sân trường và hỏi:

+ Đây là gì?

+ Với vạch xuất phát và vạch đích, các con có thể chơi gì?

+ Mời 2-3 trẻ thực hiện theo ý thích của mình.

- Hôm nay, cô và các con sẽ chọn vận động “Chạy 15m trong khoảng 10 giây ” để chơi với những ô vuông này!

- Cô làm mẫu:

+ Lần 1: Làm mẫu chính xác

+ Lần 2: Làm mẫu kết hợp phân tích động tác

TTCB: Đứng trước vạch xuất phát, đứng chân trước, chân sau. Khi có hiệu lệnh “chạy” mắt nhìn thẳng về phía trước và chạy nhanh về đích kết hợp tay chân nhịp nhàng. Chạy xong di chuyển nhanh về cuối hàng đứng.

- Mời 1,2 trẻ lên tập thử.

- Nhận xét:

+ Cho trẻ nhận xét.

+ Cô nhận xét.

- Nếu trẻ tập không đúng vận động thì cô thực hiện lại vận động kết hợp phân tích nhanh cho cả lớp quan sát và nghelại.

- Trẻ tập:

+ Lần 1,2: Cô cho lần lượt trẻ của 2 tổ lên tập. Trẻ tập, cô quan sát động viên và sửa sai nếu có.

- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 3 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp

- Trẻ quan sát

- Trẻ thực hiện

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát.

- Trẻ quan sát cô làm mẫu và chú ý lắng nghe - 2 trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện

- Trẻ xếp vòng và thực hiện

(14)

- Lần 3: Thi đua giữa 2 đội.

Trong thời gian là một bản nhạc, đội nào bạn cuối cùng về đích trước đội đó sẽ chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương.

* TCVĐ: “Kéo co”

- Các con chơi rất là vui, bây giờ cô sẽ tặng cho các con thêm 1 trò chơi nữa. Đó là trò chơi “Kéo co”.

- Luật chơi: Đội nào dẫm vạch trước thì đội đó thua cuộc.

- Cách chơi, cô sẽ chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau, nhiệm vụ của mỗi thành viên tham gia kéo co là nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại.

Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình.

Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đội đó thua cuộc.

- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. Sau mỗi lần chơi cô đổi bên cho trẻ.

2.3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh

- Cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở không khí trong lành * Củng cố:

- Hôm nay các con được tập vận động gì?

- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có cơ thể khỏe mạnh.

3. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ chuyển hoạt động.

- Trẻ thi đua

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi hứng thú.

- Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe.

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

Thứ 3 ngày 17 tháng 11 năm 2020

(15)

I . MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên gọi, chất liệu, cách sử dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết nhận xét được những đặc điểm, đặc trưng của từng loại đồ dùng:

Hình dáng, chất liệu, công dụng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện giác quan, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Phát triển kĩ năng so sánh cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ gọn gàng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- Mô hình ngôi nhà của búp bê.

- Các đồ dùng trong gia đình với chất liệu khác nhau.

- Bănh hình về đồ dùng trong gia đình.

- Tranh ảnh về một số nơi, vật dụng nguy hiểm: Bếp lò, phích nước, dao, kéo, ổ điện...

- Hộp đựng đồ dùng trong gia đình.

- Báo cũ có các đồ dùng trong gia đình, Kéo, giấy, hồ dán.

2. Địa điểm tổ chức: Trong lớp.

III. T CH C HO T Đ NG.

1. Ổn định tổ chức

- Hát bài “Đồ dùng bé yêu”.

- Trò chuyện với trẻ về bài hát.

+ Bài hát nói về gì?

+ Ngôi nhà của con như thế nào?

+ Trong nhà của con có những đồ dùng gì?

=> Giao dục: Trẻ biết bảo vệ giữ gìn các đồ dùng trong gia đình

- Trong gia đình chúng ta có rất nhiều loại đồ dùng, hôm nay cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về những đồ dùng đó nhé!

2. Hướng dẫn:

2.1 Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm công dụng, chất liệu một số đồ dùng trong gia đình:

* Cho trẻ quan sát mô hình gia đình búp Bê

- Trẻ hát.

- Bài hát nói về những đồ dùng trong gia đình và tác dụng của chúng

- Trẻ kể (Bát, đĩa, thìa, tủ, bàn, ghế, giường...)

- Vâng ạ!

(16)

đang ăn cơm:

+ Các con nhìn thấy gia đình bạn Búp bê đang làm gì?

+ Gia đình bạn đang sử dụng đồ dùng gì để ăn cơm?

+ Những đồ dùng đó có đặc điểm gì?

+ Chúng được làm bằng những chất liệu gì?

- Cô cho trẻ sờ nắn các đồ dùng.

+ Ngoài những đồ dùng đó con còn biết những đồ dùng gì để ăn?

- Cô cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình có các chất liệu khác (Bát, đĩa thuỷ tinh, lốc, nhựa...)

- Cô củng cố: Những đồ dùng trong gia đình dùng để ăn được gọi là đồ dùng để ăn, có rất nhiều chất liệu khác nhau nhưng những đồ dùng để ăn đều rất dễ vỡ, hỏng

- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng một cách an toàn, biết vệ sinh những đồ dùng trong gia đình.

* Cô cho trẻ quan sát trên màn hình những đồ dùng để uống:( đàm thoại tương tự)

* Trẻ tìm hiểu những đồ dùng sinh hoạt: Ti vi, tủ lạnh, giường chiếu, bàn ghế, chăn gối: Đây là những đồ dùng phục vụ cho cuộc sống hàng ngày không thể thiếu của con người

2.2 Hoạt động 2: Trẻ tìm hiểu cách thức sử dụng những đồ dùng trong gia đình:

- Trẻ xem đĩa hình về cách sử dụng những đồ dùng trong gia đình một cách cẩn thận và để đúng nơi quy định, thường xuyên vệ sinh các đồ dùng đó sạch sẽ.

- Cô cho trẻ kể lại tên những đồ dùng trong gia đình, cách thức sử dụng và cách vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng đó.

- Cô cho trẻ nói những công việc nhỏ hàng ngày trẻ có thể giúp đỡ người lớn khi ở nhà: lau chùi dọn dẹp, cất đồ dùng đúng nơi quy định

- Giáo dục trẻ biết cách sử dụng những đồ

- Trẻ quan sát.

- GĐ bạn Búp Bê ăn cơm.

- Bát, đĩa, thìa, đũa.

- Bát, đĩa dạng tròn.

- Bát, đĩa làm bằng sứ; thìa bắc lốc.

- Đũa, bát to....

- Trẻ quan sát.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát.

- Trẻ kể tên.

- Trẻ xem.

- Trẻ kể.

(17)

2.3 Hoạt động 3: Củng cố, ôn luyện:

* Trò chơi “Chiếc hộp kì lạ”.

- Chia lớp thành 2 đội.

- Cô phổ biến cách chơi.

+ Trẻ phải thò tay vào chiếc hộp và tìm những đồ dùng trong gia đình theo yêu cầu của cô:

Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng sinh hoạt với các chất liệu khác nhau.

- Trong thời gian là 1 bản nhạc đội nào tìm được nhiều và đúng đội đó sẽ thắng.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

* Trò chơi “Tập làm nội trợ”:

- Trẻ tập sử dụng những đồ dùng trong gia đình để pha nước cam, bày hoa quả...

- Cô kiểm tra kết quả và khen ngợi trẻ

*. Củng cố:

+ Con hãy kể lại tên của một số đồ dùng trong gia đình.

- Giáo dục trẻ: Giữ gìn đồ dùng trong gia đình, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Giáo dục trẻ tránh xa một số nơi và vật dụng nguy hiểm trong gia đình: Bếp lò, phích nước sôi, ổ điện, dao, kéo (Qua hình ảnh).

- Cho trẻ cắt trong báo những tranh ảnh đồ dùng trong gia đình để làm thành bộ sưu tập.

3. Kết thúc:

- Nhận xét, tuyên dương.

- Trẻ thành 2 đội chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ chơi.

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.

- Trẻ kể tên.

- Trẻ thực hiện..

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

(18)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 4 ngày 18 tháng 11 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG: VĂN HỌC

(19)

1. Kiến thức.

- Trẻ nhớ tên truyện.

- Trẻ lắng nghe lời cô kể truyện,hiểu nội dung câu truyện và biết tập kể lại câu truyện cùng cô.

2. Kỹ năng:

- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ cho trẻ.

- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng.

3. Giáo dục thái độ:

- Trẻ biết kính trọng và yêu quý ông bà

- Trẻ biết yêu thương chăm sóc ông, bà và những người thân trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng cho giáo viên và của trẻ:

- Nhạc bài hát "Cháu yêu bà ".

- Video truyện "Tích chu."

2. Địa điểm tổ chức: Tại lớp học III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

HƯỚNG DẪN CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ

1. Ổn định tổ chức:

- Cô cho trẻ hát bài hát "Cháu yêu bà".

- Trò chuyện:

+ Các con vừa được hát bài hát gi?

+ Bài hát nói về ai trong gia đình mình ?

- Bà là người sinh ra ai? Người sinh ra bố gọi là gì? ( Bà nội), người sinh ra mẹ gọi là gì ( Bà ngoại).Các con có yêu quý bà của mình không?

- Cô có một câu chuyện kể về tình cảm giữa 2 bà cháu với nhau đấy, và để biết tình cảm đó như thế nào các con hãy nghe cô kể câu chuyện “Cậu bé Tích Chu” nhé!

2. Nội dung:

a. Hoạt động 1: Cô kể cho trẻ nghe:

- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kèm cử chỉ, điệu bộ.

+ Các con vừa nghe câu chuyện gì?

+ Cô giảng tóm tắt giải nội dung câu chuyện: :

- Cháu yêu bà.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ lắng nghe

(20)

Câu chuyện nói về một cậu bé tên là Tích Chu, cậu sống cùng bà. Chỉ vì ham chơi, không quan tâm tới bà, không rót nước cho bà uống nên bà Tích Chu đã phải hóa thành con chim để bay đi tìm nước uống. Được sự giúp được của bà tiên, tích Chu đã vượt qua rất nhiều nguy hiểm để lấy nước suối tiên về cho bà uống, được uống nước suối tiên bà Tích Chu đã trở lại thành người và về ở với Tích Chu, từ đó Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.

+ Các con có muốn gặp cậu bé Tích Chu trong câu chuyện này không?

+ Chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện này lần nữa nhé

- Cô kể lần 2: Kết hợp powerpoint.

- Đàm thoại - trích dẫn làm rõ ý:

+ Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

+ Trong câu truyện có nhắc đến những nhân vật nào?

- Bà đã thương yêu Tích Chu như thế nào ? -Vì sao Tích Chu lại không thương bà ? - Khi Bà bị ốm Bà gọi Tích Chu thế nào ? Khi bà biến thành chim thái độ Tích Chu ra sao ? - Tích chu đã nói với bà như thế nào ? - Bà trả lời Tích Chu ra sao ? - Trên đường đi tìm bà Tích Chu đã gặp ai?

- Bà tiên đã nói gì với Tích Chu?

- Tích Chu đã làm gì để bà trở lại thành người

?

- Câu chuyện vừa rồi nhắc nhở chúng ta điều gì? Bạn Tích Chu trong truyện đáng khen hay

đáng chê?

* Giáo dục: Qua câu chuyện “Tích Chu” tác giả muốn các con phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ lúc ốm đau và biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn đấy. Khi ăn cơm xong các con hãy bê nước và lấy tăm mời ông bà, cha mẹ để tỏ lòng quan tâm tới ông bà + Các con ạ, qua chuyện “Tích Chu” vừa rồi,

- Tích chu

- Tích chu, bà, bà tiên....

- Trẻ trả lời - Trẻ trả lời

-.Tích chu hối hận và thương bà vô cùng.

- Bà ơi, bà ở lại với cháu đi.... .

- Bà tiên

- Đi lấy nước suối tiên.

- Phải biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc những người thân yêu trong gia đình

- Trẻ lắng nghe

(21)

nghe lại câu chuyện này một lần nữa nhé.

- Cô kể lần 3: Cho trẻ xem video câu chuyện

"Cậu bé Tích Chu".

b. Hoạt động 2: Trò chơi:” Vượt qua suối nhỏ”

- Chúng mình thấy trong câu chuyện bạn tích chu đã vượt qua rất nhiều khó khăn để đi tìm nước suối tiên cứu bà mình, và các con có muốn giúp bạn tích chu lấy nước suối tiên không nào.

Bây giờ cô và các con sẽ cùng chơi trò chơi

“vượt qua suối nhỏ” để lấy nước cứu bà nhé.

- Muốn chơi được trò chơi này các con hãy chú ý nghe cô phổ biến cách chơi và luật chơi.

+ Cô phổ biến cách chơi và luật chơi.

+ Cô tiến hành cho trẻ chơi 1, 2 lần.

+ Cô quan sát động viên trẻ trong khi chơi + Nhận xét sau khi chơi.

*. Củng cố:

- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì?

- Giáo dục trẻ biết quan tâm, yêu thương những người thân trong gia đình.

3. Kết thúc:

- Nhận xét và tuyên dương trẻ.

- Cho trẻ chuyển hoạt động.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ lắng nghe -Trẻ chơi

-Tích chu

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG: TC - KNXH

(22)

Cảm xúc và thể hiện cảm xúc

Hoạt động bổ trợ: “ Chuyện chú mèo con”

I.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:

1. Kiến thức

- Trẻ biết ý nghĩa của việc nói lời cảm ơn, xin lỗi - Biết khi nào cần nói cảm ơn, khi nào cần nói xin lỗi

- Biết nói cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống trong giao tiếp 2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng chú ý lắng nghe, quan sát, phán đoán, suy luận.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc,kỹ năng ứng xử, giao tiếp với mọi người.

3. Giáo dục :

- Giáo dục trẻ có hứng thú, có ý thức nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp trong từng tình huống cụ thể

II. CHUẨN BỊ:

1/Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:

- 3 bức tranh về các tình huống nói lời cảm ơn, xin lỗi.

- Các con rối minh họa nội dung câu chuyện “ Chuyện chú mèo con”

2/ Địa điểm tổ chức: Trong lớp III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hướng dẫn của giáo viên Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức

- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyên “ Chuyện chú mèo con”

- Trò chuyện về nội dung câu chuyện từ đó liên hệ đặt câu hỏi tình huống:

+ Con đã bao giờ nói lời “cảm ơn” hay “xin lỗi”

chưa?

+ Con đã nói lời “cảm ơn”, “xin lỗi” khi nào?

+ Đã bao giờ con nhận được lời “ Cảm ơn” hay “ Xin lỗi” từ người khác chưa?

+ Con nhận được lời “ Cảm ơn”, “ Xin lỗi” khi nào?

- Cho trẻ nêu ý kiến của mình.

- Cô nhận xét các ý kiến đó

- Hôm nay cô và các còn cùng nhau tìm hiểu về lời “ Cảm ơn” và “ xin lỗi” nhé

2. Nội dung:

2.1 Hoạt động 1: Bé nói lời “ Cảm ơn” , “Xin lỗi”

- Trẻ lắng nghe - Trò chuyện - Trẻ trả lời

- Trẻ nêu ý kiến

- Vâng ạ

(23)

+ Tranh 1; Bạn nhỏ cảm ơn khi được nhận quà + Tranh 2: Bạn nhỏ xin lỗi mẹ vì đã làm vỡ lọ hoa.

+ Tranh 3 Bạn nhỏ được cảm ơn vì đã giúp đỡ bà bước lên thềm nhà

- Cho trẻ quan sát tranh theo nhóm. Sau đó, cô mời đại diện của nhóm lên kể về bức tranh của mình theo các câu hỏi

+ Bạn nhỏ trong bức tranh đang làm gì?

+ Vì sao các bạn nhỏ làm như vậy?

+ Các con có thường xuyên nói lời “ Cảm ơn”,

“Xin lỗi” không?

+ Khi nào các con cần nói lời “ Cảm ơn”

+ Khi nào con cần nói lời “ Xin lỗi”

+ Vì sao phải nói lời “ Xin lỗi”?

+ Khi nói lời cảm ơn, Mình phải như thế nào?

+ Khi nói lời “ xin lỗi” mình phải như thế nào?

- Cho trẻ nêu ý kiến của mình

- Cô liện hệ và mở rộng các tình huống trẻ thường mắc phải trong khi chơi với bạn, khi ở nhà và khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

= > Cô kết luận: “ Cảm ơn”, hay xin lỗi” là 2 từ chúng ta cần nói khi được người khác giúp đỡ khi ta làm phiền, hoặc làm điều gì đó có lỗi với người khác.

2.2 Hoạt động 2: Luyện tập:

- Cô chia nhóm trẻ đóng vai, mô phỏng tình huống trong các bức tranh của từng nhóm.

- Cô hướng dẫn trẻ phân chia vai chơi, thể hiện nội dung tình huống

- Cho các nhóm lên đóng vai

- Cô cho trẻ nhận xét về các vai do mỗi nhóm đóng.

- Cô động viên, khích lệ trẻ đóng vai tốt, khái quát lại cách ứng xử đúng với các tình huống khi nói lời “ Cảm ơn, “ Xin lỗi”

- Trẻ quan sat theo yêu cầu

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ nêu ý kiến

Lắng nghe

- Trẻ đóng vai theo yêu cầu

- Các nhóm đóng vai - Trẻ nhận xét

(24)

- Giáo dục trẻ cần nói lời “ Cảm ơn” khi được người khác quan tâm, giúp đỡ, Nói lời “ xin lỗi” khi mắc lỗi, làm phiền người khác..

3. Kết thúc

- Cho trẻ nhắc lại tên bài đã học - Nhận xét tuyên dương

- Lắng nghe

- Trẻ nhắc lại

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Thứ 6 ngày 20 tháng 11 năm 2020 TÊN HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC

Dạy vận động “Cả nhà thương nhau”

(25)

1. Kiến thức:

- Trẻ biết vận động - múa nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát “Cả nhà thương nhau”.

- Biết phối hợp với bạn múa.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kỹ năng múa minh họa, kỹ năng phối hợp động tác múa với lời, giai điệu bài hát.

- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe nhạc.

3. Thái độ:

- Trẻ mạnh dạn, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động.

- Giáo dục trẻ yêu quý cha mẹ.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- 2 con rối tay.

- Nhạc không lời để chơi trò chơi.

- Đàn ghi nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”, sắc xô - Nhạc không lời bài hát “Cho con”.

2. Đồ dùng của trẻ:

- Hộp đựng rối, mỗi trẻ 2 rối tay.

- Sân khấu biểu diễn.

- Mũ múa (mũ bố, mũ mẹ và mũ con): số mũ nhiều hơn số trẻ.

2. Địa điểm tổ chức: - Trong lớp học III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG.

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức:

- Cô tập trung trẻ.

- Cô tặng cho mỗi trẻ 2 con rối tay.

- Hỏi trẻ thích chơi gì với 2 con rối tay cô vừa tặng.

2. Hướng dẫn:

2.1. Hoạt động 1: Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh”

- Cho trẻ chơi trò chơi “Tai ai tinh”, cách chơi: Mỗi trẻ đeo 2 con rối vào tay. Khi nhạc nhanh trẻ đưa tay nhanh theo nhịp nhạc. Khi nhạc chậm trẻ đưa tay nhẹ nhàng theo nhịp nhạc. Khi nhạc dừng thì tay trẻ dừng lại.

- Trong khi trẻ chơi, cô khuyến khích, động viên trẻ.

2.2. Hoạt động 2: Dạy vận động - múaminh họa bài “Cả nhà thương nhau”

-Trẻ lại gần cô.

- Trẻ lên nhận rối.

- Trẻ chia sẻ quan điểm.

-Trẻ chơi.

-Trẻ lắng nghe.

- Giai điệu bài hát “Cả nhà thương nhau”.

(26)

- Sau khi trẻ chơi trò chơi xong, cô tặng cho cả lớp 1 bản nhạc (cho trẻ nghe giai điệu bài hát

“Cả nhà thương nhau”).

- Bản nhạc các con vừa nghe là giai điệu của bài hát gì?

- Bài hát nói về điều gì?

=> Bài hát “Cả nhà thương nhau” của nhạc sĩ Phan Văn Minh với giai điệu vui tươi, hồn

nhiênđã nói lên tình yêu của các thành viên trong gia đình dành cho nhau, tình yêu của cha, mẹ dành cho các con. Bây giờ các con hãy cất vang cao lời ca tiếng hát để thể hiện tình yêu của mình dành cho cha mẹ nhé!

- Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”.

- Các con có cách thể hiện nào để hát bài hát

“Cả nhà thương nhau” hay và sinh động hơn không?

- Để cho bài hát “Cả nhà thương nhau” hay và sinh động hơn, hôm nay chúng ta sẽ chọn cách múa minh họa nhé!

- Cô múa lần 1 không phân tích.

- Các con thấy bài múa này thế nào?

- Các con chú ý quan sát cô múa chậm hơn nhé!

- Cô múa lần 2 phân tích:

+ Câu 1: “Ba thương con vì con giống mẹ”

Tay trái vuốt lên cao vòng qua đầu, đồng thời 2 chân nhún.

+Câu 2: “Mẹ thương con thì con giống ba”

Tay phải vuốt lên cao qua đầu, chân nhún.

+ Câu 3: “Cả nhà ta cùng thương yêu nhau”

2 tay để vào ngực, chân nhún + Câu 4: “Xa là nhớ”

Tay để hình tròn trên đỉnh đầu.

+ Câu 5: “Gần nhau là cười”

2 ngón trỏ chỉ vào miệng và cười, chân nhún.

- Bây giờ các con đã sẵn sàng múa cùng cô chưa?

- Cho cả lớp múa 3 lần:

+ Lần 1: Cho trẻ đứng thành hàng ngang múa không sử dụng nhạc.

+ Lần 2: Cho trẻ đứng thành từng đôi quay mặt vào nhau múa không sử dụng nhạc.

- Tình yêu của bố mẹ dành cho con.

- Trẻ lắng nghe.

-Trẻ hát.

-Trẻ đưa ra ý tưởng.

-Trẻ lắng nghe.

-Trẻ quan sát.

-Trẻ chia sẻ cảm nhận.

-Trẻ quan sát và lắng nghe.

-Trẻ múa.

-Trẻ chọn mũ theo ý thích và biểu diễn.

- Trẻ lắng nghe.

(27)

sửa sai cho trẻ (nếu có).

- Cô mời lần lượt từng nhóm trẻ lựa chọn mũ (mũ bố, mũ mẹ, mũ con) theo ý thích và lên sân khấu biểu diễn.

- Mời 1 gia đình trẻ (có bố, mẹ và con) lên biểu diễn.

- Mời 1 trẻ biểu diễn.

(Trong khi trẻ biểu diễn, cô khen ngợi, động viên trẻ kịp thời).

2.3.Hoạt động 3: Nghe hát bài “Cho con”

- Món quà tiếp theo ngày hôm nay cô tặng chúng mình là bài hát “Cho con” sáng tác của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu.

- Lần 1: Cô hát kết hợp với nhạc.

+ Bài hát các con vừa nghe có tên là gì?

+ Bài hát do nhạc sĩ nào sáng tác?

- Lần 2: Cho trẻ nghe giai điệu của bài hát (nhạc không lời).

+ Các con cảm nhận giai điệu bài hát “Cho con” như thế nào?

+ Bài hát “Cho con” được nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu viết với lời ca trong sáng và giai điệu nhẹ nhàng đã nói lên tình yêu thương, sự che chở của ba mẹ dành cho con đến hết cuộc đời.

- Lần 3: cô cho trẻ vận động tự do theo giai điệu bài hát.

3. Kết thúc:

- Cô hỏi trẻ hôm nay được học vận động – múa minh họa bài gì?

-Cô cho trẻ nhận xét.

- Cô nhận xét khái quát và tuyên dương trẻ.

- Chuyển hoạt động.

- Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu - Trẻ nghe.

- Trẻ nói lên cảm nhận của mình.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ vận động tự do.

-Múa bài “Cả nhà thương nhau”.

- Trẻ nhận xét.

- Trẻ lắng nghe.

-Có ạ

- Trẻ trả lời

- Trẻ nhắc tên bài học -Trẻ hát

* Đánh giá trẻ hằng ngày ( Đánh giá những vấn đề nổi bật: về tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ; kiến thức; kĩ năng của trẻ):

(28)

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được

- Cô nhận xét từng nhóm: Cô xuống nhóm nhận xét trẻ trong quá trình chơi, gợi ý để trẻ tự nhận xét vai chơi của nhóm mình về thao tác vai chơi, sản phẩm tạo được