• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương (cấp TH) #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.contai"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 20 Ngày soạn: 19/1/2018

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 1 năm 2018 Tiết 1: Chào cờ

--- Tiết 2: Tập đọc

Tiết 39:

THÁI SƯ TRẦN THỦ ĐỘ I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt được lời các nhân vật.

2. Kĩ năng: Hiểu: Thái sư Trần Thủ Độ là người gương mẫu, nghiêm minh, công bằng, không vì tình riêng mà làm sai phép nước (trả lời được các câu hỏi trong Sách giáo khoa).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II – Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

30’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài tập đọc Người công dân số Một.

? Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu : Trực tiếp.

2.2, Luyện đọc và tìm hiểu 2.2.1, Luyện đọc

- Gọi hs đọc toàn bài - GV chia đoạn: 3 đoạn.

Đ1: Từ đầu .... ông mới tha cho.

Đ2: tiếp ... lụa thưởng cho.

Đ3: Còn lại

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó

? Chầu vua là gì?

- 2 hs lên bảng đọc bài.

-HS nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 3 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Chầu vua: vào triều nghe lệnh vua.

+ Chuyên quyền: nắm được quyền

(2)

? Thế nào là chuyên quyền?

? Tâu xằng là như thế nào?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - gv nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- GV đọc mẫu.

2.2.2, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

? Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã làm gì?

? Theo em, Trần thủ Độ làm như vậy nhằm mục đích gì?

- Gv giảng: Trần thủ Độ không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

Cách xử sự này của ông có ý răn đe những kẻ có ý định mua quan, bán tước.

? Nêu nội dung đoạn 1?

- Yêu cầu hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:

? Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ xử lí ra sao?

? Theo em, ông xử lí như vậy có ý gì?

? Nêu nội dung đoạn 2?

- Yêu cầu hs đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

? Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

? Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

? Nêu nội dung đoạn 3?

hành và tự ý quyết định mọi việc.

+ Tâu xằng: tâu sai sự thật.

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- 2 hs ngồi cạnh cùng đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần thủ Độ đã đồng ý, nhưng yêu cầu chặt 1 ngón chân của người đó để phân biệt với các câu đương khác.

+ Ông muốn răn đe những kẻ không làm theo phép nước.

- Hs lắng nghe.

Thái độ răn đe mua quan của Trần Thủ Độ

- 2 hs đọc thành tiếng.

+ Trước việc làm của người quân hiệu Trần thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.

+ Ông khuyến khích những người làm đúng theo phép nước.

Ông khuyến khích làm đúng phép nước.

- 1 hs đọc thành tiếng.

+ Trần Thủ Độ đã nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

+ Trần Thủ Độ cư xử nghiêm minh, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.

Ông đề cao kỉ cương phép nước.

- Học sinh nêu, học sinh khác bổ sung.

- Học sinh nhắc lại.

(3)

4’

? Hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt lại và ghi bảng: Ca ngợi thái sư Trần thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

2.2.3, Đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc tiếp nối theo đoạn.

- Tổ chức cho hs đọc diễn cảm đoạn 2:

“ Một lần khác....vàng lụa thưởng cho” .

+ Gv đọc mẫu.

? Nêu các từ cần nhấn giọng, ngắt nghỉ?

+ Gọi HS đọc thể hiện.

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm theo vai.

- Gv nhận xét đánh giá.

3, Củng cố dặn dò

? Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS

- 3 học sinh tiếp nối nhau đọc.

+ Theo dõi GV đọc mẫu tìm cách đọc hay.

“ Một lần khác/, Linh Từ Quốc Mẫu đi qua chỗ thềm cấm, /....vàng lụa thưởng cho.//”

-1HS đọc thể hiện, thể hiện rõ giọng đọc từng nhân vật.

+ 2 hs ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.

- HS đọc vai: người dẫn chuyện, Linh Từ Quốc mẫu, Trần Thủ Độ.

- HS tiếp nối nhau nêu.

Ca ngợi thái sư Trần thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước

--- Tiết 3: Toán

Tiết 96:

LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về tính chu vi hình tròn.

2. Kỹ năng : Biết tính chu vi hình tròn, tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn đó. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1(b,c) ; Bài 2 ; Bài 3a.

3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - Ồ DÙNG DẠY HỌC Đ

- Bảng nhóm.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4’ 1 - Kiểm tra bài cũ

(4)

1’

30’

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn hs luyện tập.

* Bài tập 1: Làm bài cá nhân

? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài đánh giá.

? Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn?

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Gv yêu cầu học sinh làm bài.

- Gọi hs đọc bài của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét chữa bài.

- Gv hỏi các hs lên bảng: Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn?

? Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn?

- 1 hs lên bảng chữa bài 1 (VBT) - 1hs lên bảng chữa bài 3 (VBT) - HS nhận xét.

- 1 học sinh : Tính chu vi của hình tròn có bán kính r.

- 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở ôli.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, Chu vi của hình tròn là:

9  2  3,14 = 56,52 (cm) a, Chu vi của hình tròn là:

4,4  2  3,14 = 5,66 (dm) a, Chu vi của hình tròn là:

212  2  3,14 = 15,7 (cm) - Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14.

- 1 hs đọc , cả lớp cùng theo dõi.

a, Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7 m

b, Tính bán kính hình tròn có chu vi C = 18,84 m

- 2 học sinh lên bảng làm bài vào bảng phụ, học sinh cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 3 hs đọc, hs nhận xét.

- 2 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, Đường kính của hình tròn là:

15,7 : 3,14 = 5 (m) b, Bán kính của hình tròn là:

18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)

- Biết chu vi của hình tròn, em tính được đường kính của hình tròn bằng cách em lấy chu vi chia cho số 3,14.

- Biết chu vi của hình tròn, em tính được đường kính của hình tròn bằng cách em lấy chu vi chia cho số 3,14

(5)

* Bài tập 3: Làm bài theo cặp - Gọi hs đọc bài toán.

- GV giúp hs phân tích bài toán.

? Bài toán cho biết gì ?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu học sinh làm bài theo cặp.

- Hướng dẫn HS nhận thấy: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được một quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe.

- Gọi hs đọc bài làm của mình

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá cho học sinh.

* Bài tập 4: Làm bài cả lớp.

- Gv yêu cầu hs quan sát kĩ hình trong SGK.

? Chu vi của hình H là gì?

? Để tính được chu vi hình H chúng ta phải tính được gì trước?

- GV: Để tính được chu vi hình H chúng ta phải tính nửa chu vi của

rồi chia cho 2.

- 1 học sinh đọc trước lớp.

- Hs trả lời các câu hỏi của GV.

+ Đường kính của một bánh xe đạp là 0,65m

+ a, Tính chu vi của bánh xe.

b, Người đi xe đạp đi được bao nhiêu mét nếu bánh xe lăn được 10 vòng, 100 vòng?

- HS thảo luận cặp đôi.

- Cả lớp làm bài vào vở ôli, 1 làm bài vào bảng phụ.

- 2 cặp đọc, hs nhận xét.

- 1 học sinh nhận xét, chữa bài.

Bài giải

a, Chu vi của bánh xe đạp đó là:

0,65  3,14 = 2,041 (m) b, Vì bánh xe lăn được 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được quãng đường đúng bằng chu vi của bánh xe đó. Vậy:

Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:

2,041  10 = 20,41 (m) Quãng đường xe đạp đi được khi bánh xe lăn trên mặt đất 10 vòng là:

2,041  100 = 204,1 (m) Đáp số: a) 2,041m b)20,41m; 204,1m - Hs đọc đề bài và quan sát hình vẽ.

- HS quan sát và nêu: Chu vi của hình H chính là tổng độ dài của 1 nửa chu vi hình tròn và độ dài đường kính hình tròn.

- Chúng ta cần đi tìm nửa chu vi của hình tròn.

- Hs nghe GV phân tích bài toán.

(6)

4’

hình tròn, sau đó cộng với độ dài đường kính của hình tròn.

- Yêu cầu hs làm bài. Nhắc hs đây là bài tập trắc nghiệm tất cả các bước tìm chu vi của hình h các em làm ra giấy nháp chỉ cần ghi đáp số vào vở.

- Gọi HS báo cáo - GV nhận xét chốt lại

3, Củng cố dặn dò

- Gv hệ thống nội dung bài.

? Nêu cách tính chu vi hình tròn khi biết bán kính của hình tròn?

? Biết chu vi của hình tròn, em làm thế nào để tính được đường kính của hình tròn?

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

- Hs làm bài.

- Đọc bài, nhận xét chữa bài Chu vi của hình tròn là:

6 x 3,14 = 18,84 (cm) Nửa chu vi của hình tròn:

18,84 : 2 = 9,42 (cm) Chu vi của hình H là:

9,42 + 6 = 15,42 (cm)

* Khoanh vào đáp án : D - 2 học sinh nêu

- Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ta lấy bán kính nhân 2 rồi nhân với số 3,14.

-Biết chu vi của hình tròn, em tính được đường kính của hình tròn bằng cách em lấy chu vi chia cho số 3,14 rồi chia cho 2

--- Tiết 4: Khoa học

Tiết 39: SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC (TIẾP THEO)

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nêu được một số ví dụ về biến đổi hóa học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.

2. Kỹ năng : Làm thí nghiệm để nhận ra sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học

3. Thái độ : Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức vào đời sống.

Tự giác thực hiện các quy tắc vệ sinh an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng.

Yêu con người, thiên nhiên, đất nước.

* Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm

- Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đơi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

Đồ dùng thí nghiệm Phiếu bài tập

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5' 1 - Kiểm tra bài cũ

(7)

1' 30'

- Gọi hs lên bảng, trả lời câu hỏi? Thế nào là sự biến đổi hoá học? cho ví dụ.

? Hãy phân biệt sự biến đổi lí học và sự biến đổi hoá học?

- Gv nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp

2.2, Hướng dẫn học sinh hoạt động

* Hoạt động 1: Vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học.

a, Mục tiêu

- Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hoá học (trường hợp đơn giản).

- KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm - KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đơi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm

b, Tiến hành thí nghiệm

- GV tổ chức hs chơi trò chơi "chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học".

+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 hs, yêu cầu hs chuẩn bị các dụng cụ làm thí nghiệm, đọc kĩ thí nghiệm trong SGK/80.

+ GV rót giấm vào chén nhỏ cho từng nhóm.

+ Yêu cầu hs trong các nhóm viết bức thư của nhóm mình cho nhóm khác 1 cách bí mật.

- GV giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.

- Sau khi các nhóm đã viết và gửi bức thư đến nhóm mình gửi, GV gọi 2 nhóm mang bức thư lên trước lớp và hỏi:

? Hãy đọc bức thư mà nhóm mình nhận được?

? Em hãy dự đoán xem muốn đọc bức thư này người nhận thư phải làm thế nào?

- Gv cho 3 hs hơ bức thư trước ngọn nến và đọc lên nội dung bức thư

- 2 hs lên bảng trả lời.

- HS nhận xét

- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.

+ Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, 2 hs nối tiếp nhau đọc thí nghiệm cho cả lớp nghe.

- Làm việc theo yêu cầu của GV.

+ Không đọc được bức thư vì không nhìn thấy chữ.

+ Muốn nhận được bức thư phải hơ trên ngọn lửa.

- 3 hs tiến hành làm thí nghiệm và đọc to bức thư cho cả lớp nghe.

(8)

nhóm mình nhận được. Lưu ý nhắc hs không hơ giấy quá gần lửa đề phòng cháy.

? Khi em hơ bức thư lên gần ngọn lửa thì có hiện tượng gì xảy ra?

? Điều kiện gì làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học?

? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi nào?

- Gv kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của nhiệt.

* Hoạt động 2: Vai trò của ánh sáng trong biến đổi hoá học.

a, Mục tiêu

- Làm thí nghiệm để biết được sự biến đổi hoá học (trường hợp đơn giản).

- KNS: Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm - KNS: Kĩ năng ứng phó trước những tình huống không mong đơi xảy ra trong khi tiến hành thí nghiệm

b, Tiến hành thí nghiệm

* Thí nghiệm 1

- Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trong SGK/80.

- Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

? Hiện tượng gì đã xảy ra?

? Hãy giải thích hiện tượng đó?

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9b và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó.

- Gọi hs trình bày kết quả thảo luận.

GV khuyến khích hs các nhóm hỏi lại bạn nếu chưa rõ, tạo không khí sôi nổi hào hứng trong lớp học.

+ Khi hơ bức thư lên ngọn lửa thì giấm viết khô đi và dòng chữ hiện lên.

+ Điều kiện làm giấm đã khô trên giấy biến đổi hoá học là do nhiệt từ ngọn nến đang cháy.

+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra khi có sự tác động của nhiệt.

- Hs lắng nghe.

- 2 hs nối tiếp nhau đọc cho cả lớp nghe: Dùng một miếng vải được nhuộm xanh phơi ra nắng, lấy một cái đĩa úp lên giữa và 4 hòn đá chặn lên bốn góc. Phơi như vậy 3 4 ngày, diều gì xảy ra?

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- 1 hs đại diện cho nhóm trình bày, hs các nhóm khác bổ sung.

Dùng một miếng vải được nhuộm xanh phơi ra nắng, lấy một cái đĩa úp lên giữa và 4 hòn đá chặn lên bốn góc.Khi lấy vào thì thấy phần

(9)

4’

- GV nhận xét, khen ngợi hs, nhóm làm việc tích cực, trình bày rõ ràng.

* Thí nghiệm 2

- Yêu cầu hs đọc thí nghiệm 1 trong SGK/80.

- Yêu cầu hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi:

? Hiện tượng gì đã xảy ra?

? Hãy giải thích hiện tượng đó?

- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. Lưu ý hs quan sát kĩ hình 9c và giải thích tại sao lại có hiện tượng đó.

? Qua 2 thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì về sự biến đổi hoá học.

- Gv kết luận: Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học. Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ.

3, Củng cố dặn dò

? Thế nào là sự biến đổi hoá học?

? Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra với điều kiện gì?

- GV nhận xét tiết học, Dặn dò HS:

vải bị che khuất màu vẫn đậm, phần không được che thì màu nhạt hẳn. Vì khi phơi tấm vải ra ngoài thì dưới tác dụng của ánh sáng thì phẩm màu nhuộm bị biến đổi hóa học bị nhạt đi.

TN2: Lấy một chút hóa học dùng để rửa phim ảnh bôi lên một tờ giấy trắng . đặt phim đã chụp cho lên trên cho úp sát vào mặt tờ giấy trằng đêm ra phơi nắng. Điều gì sẽ xảy ra?

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi.

- 1 hs đại diện cho nhóm trình bày, hs các nhóm khác bổ sung.

+ Một lúc sau lấy tấm phim ra ta được tấm ảnh trong phim in lên tờ giấy trắng. Vì: dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời chất hóa học dưới tờ giấy bị iến đổi hóa học.

- HS: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới sự tác dụng của ánh sáng.

- Hs lắng nghe.

+ Sự biến đổi từ chất này sang chất khác gọi là sự biến đổi hoá học.

+ Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ.

--- Ngày soạn: 20/1/2018

Ngày giảng: Thứ ba ngày 21 tháng 1 năm 2018

Tiết 1: Chính tả ( Nghe - viết)

(10)

Tiết 20: CÁNH CAM LẠC MẸ I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Viết đúng bài CT, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bài đúng hình thức bài thơ.

2. Kỹ năng : Làm được BT (2) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.

3. Thái độ : Mở rộng hiểu biết về cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới.

* GDMT: Giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5'

1' 20'

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng viết các từ ngữ cần chú ý chính tả của tiết học trước: tỉnh giấc, trốn tìm, lim dim, giảng giải, dành dụm, ..

- Gv nhận xét, đánh giá.

2 - Bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn hs nghe - viết 2.2.1, Tìm hiểu nội dung bài viết - Yêu cầu hs đọc bài thơ.

? Chú cánh cam rơi vào hoàn cảnh như thế nào?

? Những con vật nào đã giúp cánh cam?

? Bài thơ cho em biết điều gì?

? Các loài vật cũng có tình cảm yêu thương giúp đỡ lẫn nhau vậy chúng ta cần có thái độ tìng cảm như thế nào với các loài vật?

- GV giáo dục tình cảm yêu quý các loài vật trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên cho HS

2.2.2, Hướng dẫn viết từ khó

- GV yêu cầu hs viết các từ khó, dễ

- 2 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra nháp

- 1 hs đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Chú bị lạc mẹ, đi vào vườn hoang, tiếng chú gọi mẹ khản đặc trên lối mòn.

+ Bọ dừa, cào cào, xén tóc.

+ Cánh cam bị lạc mẹ nhưng được sự che chở thương yêu của bạn bè.

- HS nối tiếp nhau trả lời

- 3 hs lên bảng viết, cả lớp viết ra

(11)

10'

4'

lẫn khi viết chính tả: vườn hoang, xô vào, trắng sương, khản đặc, râm ran, ...

- Gọi học sinh nhận xét bạn viết trên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai cho hs.

2.2.3, Viết chính tả

- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận câu cho hs viết.

- GV đọc toàn bài cho học sinh soát lỗi.

2.2.4, Chấm, chữa bài - GV yêu cầu 1 số hs nộp bài

- Yêu cầu hs đổi vở soát lỗi cho nhau - Gọi hs nêu những lỗi sai trong bài của bạn, cách sửa.

- GV nhận xét chữa lỗi sai trong bài của hs.

2.3, Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

* Bài tập 2a: SGK(17)

- Gọi hs đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu hs tự làm bài theo cặp.

- Gọi hs làm vào giấy khổ to dán lên bảng. Đọc mẩu chuyện đã hoàn thành. GV cùng hs sửa chữa.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

- Gọi hs đọc lại mẩu chuyện.

? Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào?

4, Củng cố dặn dò

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của hs.

- Dặn dò HS

nháp.

- HS nhận xét bài trên bảng.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh nghe và viết bài.

- Học sinh tự soát lỗi bài viết của mình.

- Những hs có tên đem bài lên nộp - 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở soát lỗi cho nhau.

- Vài hs nêu lỗi sai, cách sửa.

- Hs sửa lỗi sai ra lề vở.

- 1 hs đọc trước lớp: Tìm chữ cái thích hợp r/d/gi điền vào ô trống.

- 2 hs ngồi cạnh thảo luận làm bài vào VBT, 1 hs làm trên bảng phụ.

- Hs dán phiếu, đọc truyện, sửa chữa cho bạn.

- Hs chữa bài (nếu sai).

+ Thứ tự điền các từ là:

Ra, giữa, dòng, rò, ra, duy, ra, giấu, giận, rồi

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp.

+ Anh chàng vừa ngốc, vừa ích kỉ không hiểu ra rằng nếu thuyền chìm thì bản thân anh ta cũng chết.

- Hs lắng nghe.

(12)

--- Tiết 2: Toán

Tiết 97: DIỆN TÍCH HÌNH TRÒN I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : HS nắm được quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.

2. Kỹ năng : Biết quy tắc tính diện tích hình tròn. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1(a, b); Bài 2(a, b); Bài 3.

3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

12’

18’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp

2.2, Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn.

- GV Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK trình bày.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?

+ Nếu gọi S là diện tích, r là bán kính thì S được tính như thế nào?

- GV nêu ví dụ: Tính diện tích hình tròn có bán kính 2 cm?

- Gọi Hs nêu cách tính và kết quả, GV ghi bảng.

+ Vậy muốn tính diện tích của hình tròn ta cần biết gì?

3, Hướng dẫn HS Luyện tập SGK

* Bài tập 1 : Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- 1 hs lên bảng chữa bài 2 (VBT/12)

- 1 hs lên bảng chữa bài 4 (VBT/13)

- HS nhận xét

- Hs theo dõi GV giới thiệu.

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- Nhiều HS nhắc lại.

- HS nêu: S = r r 3,14 - HS thực hành tính:

Diện tích hình tròn là:

2 2 3,14 = 12,56 (dm2) Đáp số: 12,56 dm2. + Bán kính của hình tròn.

- 1 học sinh đọc: viết số đo thích hợp vào chỗ chấm.

- 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào VBT.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo,

(13)

4’

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài và đánh giá.

? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

* Bài tập 2: Làm bài cá nhân - Gọi hs đọc yêu cầu của bài.

- Yêu cầu học sinh làm bài.

- Yêu cầu hs đổi vở kiểm tra chéo.

- Gọi học sinh nhận xét bài trên bảng.

- GV chữa bài, đánh giá.

? Muốn tính diện tích hình tròn khi biết đường kính ta làm như thế nào?

* Bài tập 3: Làm bài cả lớp - Gọi hs đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu hs làm bài.

- Gọi hs đọc bài làm của mình.

- Gọi hs nhận xét bài trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố dặn dò

? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm như thế nào?

nhận xét bài của bạn.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

H tròn (a) (b) (c)

Bán kính

5cm 0,4dm

5 3m

Diện tích

75,8

cm2 0,5024

dm2 1,1304 m2

+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.

- 1 học sinh đọc: Tính diện tích hình tròn có đường kính d.

- 3 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

Hình tròn

(a) (b) (c)

Đường kính

12cm 7,2dm 5 4 m

D.tích 113,04

cm2

40,6944 dm2

0,5024 m2

- Trước tiên phải tìm bán kính của hình tròn bằng cách lấy đường kính chia cho 2

- 1 hs đọc thành tiếng: Tính diện tích của mặt bàn hình tròn có bán kính 45cm.

- 1 HS tóm tắt bài toán

- 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở ô ly .

- 3 hs đọc bài, hs nhận xét.

- 1 hs nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Diện tích của sàn diễn đó là:

4545 3,14 = 6358,5 (cm2) Đáp số: 6358,5 cm2 - 2 hs nêu lại: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với

(14)

- GV nhận xét tiết học - Dặn dò:

bán kính rồi nhân với số 3,14.

Tiết 3: Tập làm v ă n

Tiết 39: TẢ NGƯỜI (KIỂM TRA VIẾT) I - MỤC TIÊU : (Ra đề phù hợp với địa phương)

1. Kiến thức : Củng cố kiến thức về văn tả người.

2. Kỹ năng : Viết được bài văn tả người có bố cục rõ ràng, đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài); đúng ý, dùng từ, đặt câu đúng.

3. Thái độ : Giúp HS mở rộng vốn sống, rèn tư duy lô-gích, tư duy hình tượng, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh về các nghệ sĩ hài, ca sĩ.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

30’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu hs nêu nội dung của các phần trong cấu tạo của bài văn tả người.

- GV nhận xét chốt lại 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: trực tiếp 2.2, Thực hành viết

- Gọi hs đọc 3 đề kiểm tra trên bảng.

Chọn một trong các đề bài sau 1, Tả một ca sĩ đang biểu diễn

2, Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích 3, Hãy tưởng tượng và tả lại một nhận vật trong truyện em đã học

4. Tả người thân trong gia đình em.

- Gv nhắc hs: Vận dụng các kĩ năng viết đoạn mở bài, kết bài của bài văn tả người. Từ các kĩ năng đó, em hãy hoàn chỉnh bài văn tả người sao cho hay, hấp dẫn người đọc.

Đề bài 1, 2 em tả nhiều đến hoạt động: động tác, tác phong biểu diễn hơn là ngoại hình.

- Yêu cầu hs viết bài.

- Nhắc HS trình bày sạch sẽ, bài văn đủ bố cục 3 phần rõ ràng. Sử dụng các hình ảnh so sánh để bài viết sinh động hấp dẫn.

- 3 hs lên bảng, mỗi em nêu nội dung của 1 phần cấu tạo bài văn tả người.

- 1 hs đọc thành tiếng.

- Hs lắng nghe

- Hs viết bài

(15)

4’

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng - Gv thu bài nêu nhận xét chung.

3, Củng cố, dặn dò

- Gv nhận xét chung về ý thức làm bài của hs.

- Dặn dò:

--- Tiết 4: Luyện từ và câu

Tiết 39: MỞ RỘNG VỐN TỪ: CÔNG DÂN I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Hiểu nghĩa của từ công daanI (BT1).

2. Kỹ năng : ); xếp được một số từ chứa tiếng công vào nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT2; nắm được một số từ đồng nghĩa với từ công dân và sử dụng phù hợp với văn cảnh (BT3, BT4).

3. Thái độ : Bồi dưỡng thói quen dùng từ đúng. Có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.

II – Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Từ điển học sinh.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng Công có nghĩa là

"của nhà nước, của chung"

Công có nghĩa là

"không thiên vị"

Công có nghĩa là

"thợ, khéo tay"

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

30’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs đứng tại chỗ đọc đoạn văn tả ngoại hình của 1 người bạn của em trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép.

- GV nhận xét đoạn văn, đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: trực tiếp

2.2, Hướng dẫn hs làm bài tập

* Bài tập 1: SGK(18)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs làm bài theo cặp.

- Gợi ý hs có thể tra từ điển.

- Gọi hs phát biểu.

- GV nhận xét câu trả lời của hs.

- 3 hs đọc đoạn văn - HS nhận xét

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ công dân.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.

- 1 hs làm bài trên bảng lớp.

- Hs nối tiếp nhau phát biểu cho đến khi có câu trả lời đúng (đáp án b).

(16)

- GV kết luân: Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

* Bài tập 2: SGK(18)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Chia hs thành nhóm, Yêu cầu hs làm bài theo nhóm.

- Gọi nhóm làm vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài, các nhóm khác bổ sung.

- GV nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.

- Gv đặt câu hỏi để hs giải thích nghĩa của các từ

? Tại sao em xếp từ công cộng vào cột thứ nhất?

* Bài tập 3 : SGK(18)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.

- Yêu cầu hs làm bài theo cặp.

- Gọi hs phát biểu.

- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.

? Em hiểu thế nào là nhân dân? Đặt câu với từ nhân dân?

? Dân chúng nghĩa là gì? Đặt câu với từ dân chúng.

* Bài tập 4 : SGK(18)

- Gọi hs đọc yêu cầu và nội dung.

- GV treo bảng phụ và hướng dẫn hs

- Hs lắng nghe, chữa bài (nếu sai)

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Xếp những từ có chứa tiếng công vào nhóm thích hợp.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng trao đổi làm bài vào VBT, 1 nhóm làm bài vào giấy khổ to.

- Đại diện nhóm lên báo cáo, hs cả lớp theo dõi bổ sung.

a, Công có nghĩa là của nhà nước, của chung: công dân, công cộng, công chúng.

b, Công có nghĩa là không thiên vị: công bằng, công lí, công tâm.

c, Công có nghĩa là thợ khéo tay:

công nhân, công nghiệp.

- Hs nối tiếp nhau giải thích.

- Vì công cộng có nghĩa là thuộc về mọi người phục vụ chung cho mọi người.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Tìm trong các từ dưới đây từ đồng nghĩa với từ công dân.

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi, làm bài.

- Hs: Các từ đồng nghĩa với công dân: nhân dân, dân chúng, dân.

+ Nhân dân là đông đảo những người dân thuộc mọi tầng lớp đang sống trong một khu vục địa lí.VD:

Nhân dân ta rất kiên cường.

+ Dân chúng là đông đảo những người dân thường, quần chúng nhân dân.VD: Dân chúng bắt đầu có ý thức về quyền lợi của mình.

- 1 hs đọc thành tiếng trước lớp:

Có thể thay từ công dân bằng từ đồng nghĩ không? Vì sao? .

(17)

4’

làm bài: Muốn trả lời được câu hỏi các em thử thay thế rồi đọc lại câu văn xem có phù hợp không? Tại sao?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Gọi hs phát biểu.

- Nhận xét câu trả lời của hs.

3, Củng cố, dặn dò

? Em hiểu thế nào là công dân?

? Tìm từ đồng nghĩa với từ công dân, đặt câu với các từ đó?

- GV nhận xét tiết học, Dặn dò

- 2 hs ngồi cùng bàn trao đổi

+Trong câu đã nêu, không thể thay từ công dân bằng những từ đồng nghĩa với nó vì từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của 1 nước độc lập trái nghĩa với từ nô lệ tiếp theo. Các từ đồng nghĩa:

nhân dân, dân, dân chúng không có nghĩa này.

- Công dân có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất nước.

--- BUỔI CHIỀU

Tiết 1: Bồi dưỡng Tiếng việt

Tiết 20: CÂU GHÉP – CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP I – MỤC TIÊU

Giúp HS củng cố :

- Câu ghép, xác định các vế của câu ghép - Các cách nối các vế trong một câu ghép - Hoàn thành câu ghép với một vế cho trước.

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bảng phụ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5'

1' 30'

1 - Kiểm tra bài cũ

? Câu ghép là gì?

? Có mấy cách nối các vế câu ghép - GV nhận xét chốt lại

2. Bài mới.

2.1, Giới thiệu bài.

- GV nêu nội dung yêu cầu của tiết học.

2.2, Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài tập 1: Cho câu ghép sau:

a,Chúng tôi đi càng sâu vào bên trong,

- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

- Có hai cách nối các vế câu ghép : nối bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

(18)

cảnh điện càng huyền ảo.

b, Mọi người vừa đi thì anh đến.

c, Tiếng mưa rơi rào rào, tiếng chân người chạy lép nhép.

* Xác định các vế của câu ghép trên

* HS năng khiếu xác định chủ ngữ vị ngữ trong từng vế câu

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 2: Các vế trong từng câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?

- Bà em kể chuyện Tấm cám, em chăm chú lắng nghe.

- Đêm đã rất khuya nhưng bạn Nam vẫn ngồi học.

- Tiếng còi của trọng tài vang lên: trận đá bóng bắt đầu.

- Gió mùa đông bắc tràn về và trời rét.

* Em hãy gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ, 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài - GV theo dõi các cặp làm bài giúp đỡ các cặp còn lúng túng

- Gọi đại diện các cặp báo cáo . - Gv nhận xét chốt lại

- Đọc yêu cầu bài - Làm bài vào vở

- Đọc bài nhận xét chữa bài a, Chúng tôi đi càng sâu vào bên

Vế 1

trong,/ cảnh đ iện càng huyền ảo

Vế 2

b, Mọi người vừa đi/ thì anh đến.

Vế 1 Vế 2 c, Tiếng mưa rơi rào rào/, tiếng chân

Vế 1 Vế 2

người chạy lép nhép.

- Đọc yêu cầu bài

- Làm bài theo cặp vào vở, 1 cặp làm bảng phụ

- Đọc bài nhận xét chữa bài + Bà em kể chuyện Tấm cám,//

em chăm chú lắng nghe.

- Nối bằng dấu phẩy

+ Đ êm đã rất khuya / nhưng/

bạn Nam vẫn ngồi học.

- Nối bằng quan hệ từ nhưng + Tiếng còi của trọng tài vang

(19)

4'

? Có mấy cách nối các vế câu ghép? Đó là những cách nào?

Bài tập 3: Điền thêm một vế nữa để có các câu ghép

a, Cô giáo bước vào lớp,...

b, Tiếng trống vừa rứt,...

c, Bạn Giang thích học toán còn...

* HS năng khiếu : Đặt một câu ghép và cho biết các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng gì?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét chữa bài cho HS

? Các vế trong các câu ghép trên được nối với nhau bằng gì?

? Đặt một câu ghép và cho biết các vế trong câu ghép đó được nối với nhau bằng gì?

3, Củng cố, dặn dò:

? Câu ghép là gì?

? Có mấy cách nối các vế câu ghép?

Đó là những cách nào?

- Nhận xét tiết học,tuyên dương - Dặn dò:

lên: trận đá bóng bắt đầu.

- Nối bằng dấu hai chấm + Gió mùa đông bắc tràn về / và/ trời rét.

- Nối bằng quan hệ từ và - Có hai cách nối các vế câu ghép : nối bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

- HS đọc bài yêu cầu bài - 1 hs lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly.

- Đọc bài nhận xét chữa bài VD: a. Cô giáo bước vào lớp, cả lớp đúng lên.

b. Tiếng trống vừa rứt, học sinh toàn trường đã tập trung đông đủ

c, Bạn Giang thích học toán còn bạn Huyền thích học văn.

- Được nối bằng dấu phẩy và quan hệ từ còn

- HS năng khiếu đặt câu, VD:

- Bạn Minh thích đa bóng còn bạn Hoàng thích đá cầu

- Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại.

- Có hai cách nối các vế câu ghép : nối bằng quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.

--- Tiết 2: Âm nhạc

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Đ ịa lí

(20)

Tiết 20: CHÂU Á (TIẾP THEO)

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á: Có số dân đông nhất. Phần lớn dân cư châu á là người da vàng. Nêu được một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu á : Chủ yếu người dân làm nông ngjhiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á : Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm. Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.

2. Kỹ năng : Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu

3. Thái độ : Ham học hỏi, tìm hiểu về môi trường xung quanh, có ý thức bảo vệ môi trường.

* GDMT : Khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hớp lí. Xử lí rác thải cồg nghiệp.

* Giáo dục biển đảo:

- Biết được những nét lớn về đặc điểm tự nhiên châu Á, trong đó biển, đại dương có vị trí quan trọng.

- Biết một số ngành kinh tế của cư dân ven biển ở châu á: đánh bắt, nuôi trồng hải sản.

* NL : Khai thác dầu có ở một số nước và một số khu vực của châu Á. Sơ lược một số nét về tình hình khai thác dầu khí ở một số nước và khu vực của châu Á (liên hệ).

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Quả địa cầu (hoặc bản đồ thế giới).

- Bản đồ tự nhiên châu Á.

- Các hình minh hoạ của SGK.

- Phiếu học tập của HS.

III - CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5'

1' 10'

1 - Kiểm tra bài cũ

? Dựa vào quả địa cầu, hãy cho biết vị trí địa lí và giới hạn của châu á?

? Hãy kể tên 1 số cảnh thiên nhiên ở châu á và cho biết cảnh đó thuộc khu vực nào của châu á?

-GV nhận xét đánh giá.

2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu bài: Trực tiếp 2.2, Tìm hiểu nội dung bài

* Hoạt động 1: Các dân tộc ở châu Á - GV yêu cầu quan sát hình minh hoạ 4 trong SGK/105 và hỏi:

? Người dân châu á có màu da như thế

- 2 HS nêu - Lớp nhận xét

-Hs quan sát và nêu:

+ Dân cư châu á chủ yếu là người

(21)

12'

nào?

? Vì sao người Bắc á có nước da sáng màu còn người Nam á có màu da sẫm màu?

? Các dân tộc ở châu á có cách ăn mặc và phong tục tập quán như thế nào?

? Dân cư châu á tập trung nhiều ở vùng nào?

- GV kết luận: Phần lớn dân cư châu á là người da vàng và sống tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ. Mỗi dân tộc có trang phục phong tục khác nhau nhưng học đều có quyền bình đẳng, quyền sống và học tập như nhau.

* Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế của người dân châu Á.

- Gv treo lược đồ kinh tế 1 số nước Châu Á, yêu cầu hs đọc tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện nội dung gì?

- GV tổ chức cho hs làm việc theo nhóm, cùng xem lược đồ, thảo luận để hoàn thành bảng thống kê về các ngành kinh tế, quốc gia có ngành đó và lợi ích kinh tế mà ngành đó mang lại (đưa mẫu bảng thống kê cho các nhóm).

- GV gọi nhóm làm bài vào giấy khổ to dán phiếu lên bảng, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.

da vàng nhưng cũng có người da trắng hơn (Đông á), có những tộc người da nâu đen (người Nam á).

+ Vì lãnh thổ châu á rộng lớn, trải trên nhiều đới khí hậu khác nhau.

Người sống ở vùng hàn đới, ôn đới (Bắc á) thường có nước da sáng màu. Người sống ở vùng nhiệt đới (Nam á) thường có nước da sẫm màu.

+ Hs so sánh 2 bức hình 4a, 4b trong SGK/105 và nêu: Các dân tộc có cách ăn mặc và phong tục tập quá khác nhau.

+ Tập trung nhiều ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ.

- HS lắng nghe.

- Hs đọc tên, đọc chú giải và nêu:

Lược đồ kinh tế châu á, lược đồ thể hiện 1 số ngành kinh tế chủ yếu ở châu á, 1 số nước, lãnh thổ và thủ đô của các nước này.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm cùngũem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê.

+ 1 nhóm vi t b ng th ng kê v oế ả ố à gi y kh to.ấ ổ

HĐ kinh tế Phân bố Lợi ích Khai thác

dầu

Tây Á Nam Á, Đông Nam Á

Cung cấp nhiên liệu có giá trị SX ô tô Đông Á Mang lại

giá trị kinh tế cao Trồng lúa

Trung Á, Nam Á, Đông Á

Cung cấp lương thực

(22)

10'

- GV giúp hs phân tích bảng thống kê.

? Dựa vào bảng thống kê và lược đồ kinh tế 1 số nước châu Á, em hãy cho biết ngành sản xuất chính của đa số người dân châu Á là gì?

? Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu Á là gì?

? Ngoài sản xuất nông nghiệp, dân cư châu á còn có ngành sản xuất nào?

? Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh ở châu Á?

- GV kết luận: Người dân châu Á phần lớn làm nông nghiệp, nông sản chính là lúa gạo, lúa mì, thịt, trứng, sữa. 1 số nước phát triển ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, sản xuất ô tô.

* Hoạt động 3: Khu vực Đông Nam Á.

- Yêu cầu hs làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập GV đã chuẩn bị sẵn cho các nhóm.

- Gv yêu cầu 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng, trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi.

- Hs lần lượt lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:

? Lãnh thổ Đông Nam Á bao gồm các

Trồng lúa Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á

Cung cấp lương thực Trồng

bông

Trung Á, Nam Á, Đông Á

Cung cấp nhiên liêu ngành dệt Nuôi trâu

Nam Á, Đông Á

Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu Đánh bắt

nuôi hải sản

Các vùng ven biển

Cung cấp thực phẩm, nguyên liệu

+ 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến, cả lớp thống nhất phiếu hoàn chỉnh - Mỗi câu hỏi 1 hs phát biểu.

+ Nông nghiệp là ngành sản xuất chính của đa số người dân châu á + Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa mì, lúa gạo, thịt, sữa của các loài gia súc, ...

+ Họ còn phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đặc biệt ngành công nghiệp khai khoáng phát triển mạnh vì các nước châu á có nguồn tài nguyên khoáng sản lớn, đặc biệt là dầu mỏ.

- 2 bàn hs quay lại với nhau tạo thành 1 nhóm, cùng thảo luận để hoàn thành phiếu.

- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Lãnh thổ Đông Nam Á bao gồm phần lục địa và các đảo và quần đảo phía đông anm châu Á

(23)

2'

bộ phận nào?

? Đặc điểm nổi bật của địa hình Đông Nam Á là gì?

? Các Đồng bằng của khu vực Đông Nam Á nằm chủ yếu ở đâu?

? Kể tên các quốc gia của khu vực Đông Nam Á?

? Kể tên một số ngành kinh tế của Khu vực Đông Nam Á?

? Giải thích vì sao Đông Nam Á. có khí hậu nóng ẩm, rừng chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới.

- Yêu cầu chỉ trên lược đồ các khu vực châu Á và nêu vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á.

- Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ các khu vực châu Á và nêu những nét chính của địa hình của khu vực Đông Nam Á

- Yêu cầu HS chỉ trên lược đồ kinh tế 1 số nước châu Á, kể tên 1 số ngành kinh tế của các nước Đông Nam Á - GV kết luận: Khu vục Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.

Người dân trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, khai thác khoáng sản.

3, Củng cố dặn dò

- Gọi hs nêu nhanh các đặc điểm về vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam á.

? Khu vục Châu Á chủ yếu phát triển ngành nông nghiệp và dựa vào điều kiện tự nhiên khai thác khoáng sản.

Vậy vấn đề đặt ra cho môi trường ở Châu Á là gì?

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò

- Núi đồi là chủ yếu có độ cao trung bình;

- Đồng bằng nằm dọc sông lớn và ven biển.

- VN, Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi- lip-pin, Sin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Đông-ti-mo,..

- Sản xuất được nhiều loại nông sản, lúa gạo và khai thác khoáng sản.

- Khu vực Đông Nam Á có đường Xích đạo chạy qua, có nhiều nước giáp biển…

+ HS lên chỉ trên lược đồ các khu vực châu Á và nêu vị trí, giới hạn của khu vực Đông Nam Á.

+ Chỉ trên lược đồ các khu vực châu Á và nêu những nét chính của địa hình của khu vực Đông Nam Á.

+ HS chỉ trên lược đồ kinh tế 1 số nước châu Á, kể tên 1 số ngành kinh tế của các nước Đông Nam Á.

- 1 HS nêu

- Cần khai thác tài nghuyên một cách hợp lí, xử lí rác thải các nghành công nghiệp đảm bảo để không gây ra ô nhiễm môi trường

--- Ngày soạn: 21/1/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 1 năm 2018

(24)

Tiết 1: Tập đọc

Tiết 40: NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn giọng khi đọc các con số nói về sự đóng góp tiền của của ông Đỗ Đình Thiện cho Cách mạng.

2. Kĩ năng: Hiểu nội dung: Biểu dương nhà tư sản yêu nước Đỗ Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền của cho cách mạng (trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong Sách giáo khoa).

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

30’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi 2 hs lên đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Thái sư Trần Thủ Độ.

? Nêu nôi dung chính của bài?

- GV nhận xét đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, Luyện đọc và tìm hiểu bài 2.2.1, Luyện đọc

- Gọi hs toàn bài

- GV chia đoạn: 5 đoạn.

Đ1: Từ đầu ....Hoà Bình.

Đ2: tiếp ...24 đồng.

Đ3: tiếp ... phụ trách quỹ.

Đ4: tiếp ... cho Nhà nước.

Đ5: Còn lại

- Gọi 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài + Lần 1: HS đọc - GV sửa lỗi phát âm cho hs.

- Gọi hs đọc phần chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – yêu cầu HS giải nghĩa từ khó

?Tài chính là gì?

- Tổ chức cho hs luyện đọc theo cặp - GV nhận xét hs làm việc.

- Gọi hs đọc toàn bài.

- 2 hs lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc.

- 5 Hs nối tiếp nhau đọc bài

+ Lần 1: HS đọc - sửa lỗi phát âm cho hs.

- 1 hs đọc chú giải trong SGK.

+ Lần 2: HS đọc – giải nghĩa từ khó + Tài chính ở đây là tiền của

- 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp.

- 1 hs đọc thành tiếng

- HS lắng nghe tìm cách đọc đúng

(25)

- GV đọc mẫu, nêu giọng đọc bài.

2.2.2, Tìm hiểu bài

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1

? Nêu những hiểu biết của em về Ông Đỗ Đình Thiện ?

? Nêu nội dung của đoạn 1?

- Yều cầu HS đọc thầm đoạn 2,3,4

? Kể lại những đóng góp to lớn và liên tục của ông Thiện qua các thời kì: Trước CM, khi CM thành công, trong kháng chiến, sau khi hoà bình lập lại?

? Việc làm của ông Thiện thể hiện những phẩm chất gì?

?Nêu nội dung đoạn 2,3,4?

- Yêu cầu HS đọc đoạn 5.

? Vì sao nhà tư sản Đỗ Đình Thiện được gọi là nhà tài trợ của Cách mạng?

- Ông Đỗ Đình Thiện được mệnh danh là nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng vì ông đã có nhiều đóng góp tiền bạc, tài sản cho cách mạng trong nhiều giai đoạn cách mạng gặp khó khăn về tài chính ở nhiều giai đoạn khác nhau.

? Em hãy nêu ý nghĩa của bài?

- GV chốt lại và ghi lên bảng: Biểu dương một nhà tư sản yêu nước Đỗ

- HS đọc thầm

+ Đỗ Đình Thiện là một nhà tư sản lớn ở Hà Nội, chủ của nhiều đồn điền nhà máy và tiệm buôn nổi tiếng trong đó có đồn điền Chi Nê.

*Giới thiệu về ông Đỗ Đình Thiện.

- HS đọc thầm

+ Trước CM: năm 1943 ông ủng hộ quỹ Đảng 3 vạn đồng.

+ Khi CM thành công: năm 1945 trong tuần lễ vàng, ông ủng hộ chính phủ 64 lạng vàng, góp vào quỹ Độc lập TW 10 vạn đồng Đông Dương.

+ Trong kháng chiến:: Gia đình ông ủng hộ cán bộ, bộ đội khu II hàng trăm tấn thóc.

+ Sau khi hoà bình lập lại: ông hiến toàn bộ đồn điền Chi Nê màu mỡ cho Nhà nước.

+ Việc làm của ông Thiện cho thấy ông là 1 công dân yêu nước, có tấm lòng vì đại nghĩa, sẵn sàng hiến tặng số tài sản rất lớn của mình cho CM vì mong muốn được góp sức mình vào sự nghiệp chung.

* Những đóng góp của ông Đỗ Đình Thiện ở các thời kì.

- 1 HS đọc

- Vì ông Đỗ Đình Thiện đã trợ giúp nhiều tiền bạc cho cách mạng.

- Hs nêu, hs khác bổ sung đến khi có ý đúng.

- Hs nối tiếp nhau nhắc lại.

(26)

4’

Đình Thiện ủng hộ và tài trợ tiền cho Cách mạng.

2.2.3, Đọc diễn cảm

- Gọi hs đọc bài theo đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn

- GV treo bảng phụ có nội dung luyện đoc đoạn 2 Từ " Với lòng nhiệt... 24 đồng" .

+ GV đọc mẫu đoạn văn.

+ Yêu cầu HS nêu cách đọc, các từ cần nhấn giọng.

+ Gọi HS đọc thể hiện

+ Yêu cầu hs luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm.

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS

3, Củng cố dặn dò

? Từ câu chuyện trên, em suy nghĩ như thế nào về trách nhiệm của người công dân đối với nước?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt.

- Dặn dò HS

- 5 hs nối tiếp nhau đọc nêu giọng đọc từng đoạn , cả lớp theo dõi.

+ Hs theo dõi GV đọc mẫu để rút ra cách đọc hay.

+ Vài hs nêu

" Với lòng nhiệt thành yêu nước,/

ngay từ trước cách mạng, /ông Thiện đã có nhiều trợ giúp to lớn về tài chính.... 24 đồng.//

+ 1 HS đọc thể hiện

+ 2 hs ngồi cùng bàn luyện đọc.

- 3 hs tham gia thi đọc diễn cảm.

- Hs phát biểu theo ý hiểu của mình.

VD: Là một người công dân luôn có trách nhiệm xây dựng đất nước ngày một phát triển theo khả năng sức lực của mình....

--- Tiết 2: Lịch sử

Gv bộ môn dạy

--- Tiết 3: Toán

Tiết 98:LUYỆN TẬP I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố các kiến thức về tính chu vi, diện tích hình tròn.

2. Kỹ năng : Biết tính diện tích hình tròn khi biết : Bán kính của hình tròn; chu vi của hình tròn. Thực hiện tốt các bài tập: Bài 1 ; Bài 2.

3. Thái độ : Cẩn thận, chính xác, sáng tạo và hợp tác.

II - Đ Ồ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ.

(27)

III – CÁC HOẠT Đ ỘNG DẠY HỌC

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’

1’

30’

1 - Kiểm tra bài cũ

- Gọi hs lên bảng chữa bài tập.

- GV nhận xét, đánh giá 2 - Dạy bài mới

2.1, Giới thiệu: Trực tiếp 2.2, Hướng dẫn luyện tập

* Bài tập 1: SGK (100) - Gọi HS đọc yêu cầu bài

? Muốn tính diện tích hình tròn ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra - Gọi HS nhận xét bài trên bảng - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng

? Muốn tính diện tích hình tròn khi biết bán kính của hình tròn đó ta làm như thế nào?

* Bài tập 2: SGK(100) - Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp tìm cách giải bài toán

- Gọi đại diện các cặp báo cáo - GV nhận xét chốt lại

- Yều cầu HS làm bài

- GV theo dõi giúp đỡ HS còn lúng túng

- Goi HS đọc bài

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng

- 3 hs lên bảng chữa bài 1 (SGK/100)

- 1 hs lên bảng chữa bài 3 (SGK/100)

- HS nhận xét

- 1 học sinh đọc trước lớp: Tính diện tích hình tròn có bán kính : a, r = 6cm b, r = 0.35dm.

- Ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhận với số 3,14.

- 2 hs lên bảng làm bài trên bảng phụ, cả lớp thực hiện làm bài vào vở ôli.

- 2 Học sinh đổi vở kiểm tra chéo, nhận xét bài của bạn.

- 3 học sinh nhận xét, chữa bài.

a, Diện tích của hình tròn là:

6  6 3,14 = 113,04 (cm2) b, Diện tích của hình tròn là:

0,35  0,353,14 = 0,38465 (dm2) - Ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhận với số 3,14.

- 1 HS đọc bài toán : Tính diện tích hình tròn biết chu vi C = 6,28 m - 1 hs tóm tắt bài toán

- Biết chu vi C = 6,28 m - Tính diện tích hình tròn - Thảo luận cặp tìm cách giải

- Đại diện các cặp báo cáo, các cặp khác nhận xét bổ sung

- 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vở ô ly

- 2 HS đọc bài, HS nhận xét

- 1 HS nhận xét bài trên bảng, lớp

(28)

- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng

? Muốn tính diện tích của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn ta làm như thế nào?

* Bài tập 3: SGK (100) - Gọi HS đọc bài toán

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- GV vẽ hình:

- GV yêu cầu HS quan sát kĩ suy nghĩ để nêu cách tính diện tích của thành giếng

- GV đặt câu hỏi gợi ý cho HS

? Làm thế nào để tính được diện tích của 2 hình tròn này?

- Yêu cầu HS làm bài - Gọi HS đọc bài

- Gọi HS nhận xét bài trên bảng

chữa bài.

Bài giải

Đường kính của hình tròn là:

6,28 : 3,14 = 2 (cm) Bán kính của hình tròn là:

2 : 2 = 1 (cm)

Diện tích của hình tròn là:

1 13,14 = 3,14 (cm2) Đáp số: 3,14cm2 - Muốn tính diện tích của hình tròn khi biết chu vi của hình tròn ta tìm bán kính của hình tròn đó dựa vào chu vi sau đó lấy bán kính nhân với bán kính và nhân với số 3,14 để tìm diện tích.

- 1 hs đọc đề bài trước lớp, hs cả lớp đọc bài trong SGK.

- Một miệng giếng là một hình tròn có bán kính là 0,7m. Người ta xây thành giếng rộng 0,3m bao quanh miệng giếng.

- Tính diện tích của thành giếng.

- Hs trao đổi và đi đến thống nhất:

diện tích thành giếng bằng diện tích hình tròn to trừ đi diện tích của hình tròn nhỏ.

- Diện tích hình tròn nhỏ áp dụng công thức tính diện tích hình tròn - Muốn tìm diện tich hình tròn to ta đi tìm bán kính của hình tròn. rồi ấp dụng công thức tính diện tích hình tròn.

- 1 hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm bài vào vở ôli.

- 2 hs đọc bài, HS nhận xét - 1 hs nhận xét, chữa bài.

0,7m 0,3m

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phần lớn dân cư là người da vàng, họ sống tập trung đông đúc tại các đồng bằng châu thổ và sản xuất nông nghiệp là chính.. Đa số dân cư châu Á

Kiến thức: HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: Từng là kinh đô của nước ta thời Nguyễn; thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc

2/ Kĩ năng: - Sử dụng slide tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Âu?. 3/ Thái độ: HS yêu thích môn học,

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

+ Rèn kĩ năng phân tích bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu á, tìm ra đặc điểm phân bố dân cư và mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên với sự phân bố dân cư xã hội. +

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

Kiến thức: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của Thành phố Hồ Chí Minh:.. + Vị trí: nằm ở đồng bằng Nam Bộ, ven sông

-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu 2.Kĩ năng: Sử dụng quả địa câu, bản đồ, lược đồ để nhận biết và đọc tên..