• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33

Ngày soạn : 3/5/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 6 tháng 5 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Biết tính thể tích, diện tích một số trường hợp đơn giản.

2.Kĩ năng: Tính toán.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Bảng lớp kẻ 2 bảng/169 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài 1(11').

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.

- Đề bài hỏi gì?

Nêu quy tắc tính Sxq , Stp , V hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

- Gọi hs lần lượt lên điền kết quả.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng : a)

Hình lậpphương (1) (2)

Độ dài cạnh 12cm 3,5m

Sxq 576cm2 49m2

Stp 8864cm2 73,5m2

V 1728cm3 42,875m3

b)

Hình hộp CN (1) (2)

Chiều cao 5cm 0,6m

Độ dài 8cm 1,2m

Chiều rộng 6cm 0,5m

Sxq 140 cm2 2,04m2

Stp 236 cm2 3,24m2

V 240 cm3 0,36 m3

Bài 2(10').

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề.

Hoạt động của trò

- Học sinh thực hiện yêu cầu GV.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu -Sxq , Stp , V

- Học sinh nêu.

- Học sinh giải vào vở

- HS đọc đề,xác định yêu cầu

(2)

- Đề bài hỏi gì?

- Nêu cách tìm chiều cao bể?

- Gọi 1 học sinh làm bảng lớp.

Giải

Diện tích đáy bể là:

1,5 × 0,8 = 1,2 (m2) Chiều cao của bể:

1,8 : 1,2 = 1,5 (m)

Đáp số: 1,5 m -Nhận xét,

Bài 3(11').

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.

- Đề toán hỏi gì?

- Gợi ý: Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm), sau đó tính diện tích toàn phần của khố nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó.

- Gọi 1 học sinh làm bảng lớp.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.

- Muốn tính chiều cao của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?

- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.

- Chiều cao bể nước.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh giải vào vở.

- Học sinh đọc đề.

- Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp mấy lần diện tích toàn phần của khối gỗ.

- Học sinh giải vào vở.

_______________________________________

Tập đọc

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung 4 điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

(Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

2.Kĩ năng: Biết đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.

3.Thái độ: Biết liên hệ những điều luật với thực tế để xác định những việc cần làm, thực hiện luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV : Tranh SGK ; Văn bản luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm,

Hoạt động của trò

(3)

trả lời các câu hỏi về nội dung bài thơ.

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện đọc(10')

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

- Mời 4 học sinh đọc nối tiếp 4 điều luật.

- Hướng dẫn hs luyện đọc từ khó.

- Giáo viên giúp học sinh giải nghĩa các từ khó hiểu.

- YC học sinh luyện đọc theo cặp.

- Giáo viên hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm bài văn.

c) Tìm hiểu bài(12').

+ Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em?

+ Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.

+ Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em?

+ Em đã thực hiện những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần phấn đấu thực hiện?

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự liên hệ xem mình đã thực hiện những bổn phận đó như thế nào: bổn phận nào được thực hiện tốt, bổn phận nào thực hiện chưa tốt.

- Vậy nội dung bài này nói lên điều gì?

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình và xã hội.

d)Luyện đọc diễn cảm(10'):

- Mời 4 học sinh đọc lại 4 điều luật.

- GV hướng dẫn học sinh luyện đọc các bổn phận 1; 2; 3 của điều luật 21.

Điều 21

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Mời học sinh nhắc lại nội dung bài.

-Nhắc nhở học sinh chú ý thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình và xh.

-Chuẩn bị bài sang năm con lên bảy

- 2 Học sinh đọc, trả lời câu hỏi.

- 1 học sinh đọc toàn bài.

- Một số học sinh đọc từng điều luật nối tiếp nhau đến hết bài.

- Học sinh đọc phần chú giải - HS luyện đọc.

- Các điều 15; 16; 17

- 5 bổn phận được quy định trong điều 21.

- HS đọc lại 5 bổn phận, tự liên hệ, nối tiếp nhau phát biểu.

- Cả lớp bình chọn người phát biểu ý kiến chân thành, hấp dẫn nhất.

- Nêu ý kiến

- 4 học sinh đọc lại 4 điều luật.

- HS luyện đọc, thi đọc.

(4)

_______________________________________

Chính tả(Nghe -viết) TRONG LỜI MẸ HÁT

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Viết đúng, trình bày đúng, và đẹp bài thơ 6 tiếng 2.Kĩ năng: Nghe- viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.

Viết hoa đúng tên cơ quan, tổ chức trong đoạn văn Công ước về quyền trẻ em 3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa HS : SGK, vở Chính tả, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(3')

- Mời học sinh đọc tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ; 2 học sinh viết.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn học sinh nghe-viết(20') : - GV đọc bài chính tả.

-Nêu nội dung bài.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một số từ dễ sai.

- Giáo viên đọc từng dòng thơ cho học sinh viết, mỗi dòng đọc 2, 3 lần.

- Giáo viên đọc cả bài thơ cho học sinh soát lỗi.

Giáo viên nhận xét, chữa bài.

c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập(7') Bài 2 :

- Mời 2 học sinh đọc nối tiếp.

+ Đoạn văn nói lên điều gì?

- Giáo viên lưu ý các chữ về (dòng 4), của (dòng 7) không viết hoa vì chúng là quan hệ từ.

- Gọi 1 hs đọc lại tên cơ quan tổ chức có trong đoạn văn.

-Gọi hs nhắc lại cách viết hoa tên cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Hoạt động của trò - 2 học sinh ghi bảng.

- Học sinh nghe.

- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.

- Học sinh luyện viết từ khó:, chòng chành, nôn nao, lời ru.

- Học sinh nghe - viết.

- Học sinh đổi vở soát và sữa lỗi cho nhau.

- 2 học sinh đọc bài

-Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo Công ước diễn ra 10 năm. Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế vào năm 1990.

- hs đọc -hs nêu.

(5)

-Cho hs làm bài vào vở bài tập, gọi 1 em làm bài trên bảng phụ.

Giáo viên nhận xét, chốt lời giải đúng 3.Củng cố dặn dò(3')

- Trò chơi: Ai nhiều hơn? Ai chính xác ? Nhận xét chung

Chuẩn bị: “Ôn tập quy tắc viết hoa ”.

- HS làm bài

_______________________________________

Đạo đức

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: TÌM HIỂU NHÀ BIA YÊN DƯỠNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hs tìm hiểu lịch sử địa phương qua di tích lịch sử Giếng làng Yên Dưỡng.Cho HS thấy được tội ác của thực dân Pháp trong chiến tranh đối với dân tộc Việt Nam.

2.Kĩ năng: Quan sát

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự hào về quê hương đất nước.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tìm hiểu, sưu tầm tài liệu về giếng làng Yên Dưỡng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn tìm hiểu bài(27)

- GT : Yên Dưỡng là 1 làng quê được hình thành từ lâu đời, theo sử sách ghi lại trước kia thuộc xã Ngọc Lâm làng có đồi, ruộng, đầm có thể nói thiên nhiên đã ưu đãi cho làng một một vị trí thiên thời địa lợi, nhâm hoà. Các dòng họ có có công khai sinh lập địa được lưu truyền : Họ Lê, Phạm, Nguyễn, Đỗ , Bùi, Tô, Hà…

- Cũng giống bao làng quê cổ kính khác…có giếng làng, đài tưởng niệm 127 người vô tội…

22/4/1943 năm kỉ sửu….

- Qua các thời kì sau cách mạng thành công, đặc biệt cuộc sống đổi mới, được sự lãnh đạo của Đảng đến nay ngày 22/4 hàng năm là ngày giỗ trận của làng.

Làng Yên Dưỡng trước kia có tên là xã nào Làng Yên Dưỡng có những di tích gì

Lí do giặc pháp giết hại

Trong điều kiện đó có mấy người còn sống Ngày giỗ trận hàng năm của làng Yên Dưỡng là

Hoạt động của trò - NX đánh giá

-HS nghe, theo dõi - HS thảo luận nhóm

- Đại diện các nhóm báo cáo - Nhận xét, đánh giá bổ sung

-Xã Ngọc Lâm

- Giếng làng, đài tưởng niệm 127 người…giết hại

-Làng cách mạng

- 3 người ( 1người đi Trung Quốc, 1 người đi Miền nam. 1 người là ông Thường

(6)

ngày nào Kết luận:

-Giới thiệu cho Hs về tinh thần, tình cảm, lòng yêu nước của dân tộc ta.

- Ngày 22/4 hàng năm

3.Củng cố dặn dò(3')

- Em có suy nghĩ gì qua bài học này - Nhận xét, đánh giá chung giờ học

- Về tìm hiểu thêm lịch sử địa phương qua ông, bà, bố, mẹ. Dặn chuẩn bị bài sau _______________________________________

Khoa học

VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS có khả năng :

1. KIẾN THỨC: Nêu được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức trình bầy tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

3. Thái độ: Nêu cao tính tự giác trong học tập, tự giác bảo vệ môi trường.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: Hình trang 132 SGK.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5').

- Tài nguyên thiên nhiên là gì?

- Nêu công dụng của một số tài nguyên.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới.

a. Giới thiệu bài (1').

b. Quan sát (14').

* Mục tiêu: -HS biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.

- Trình bày được tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

* Cách tiến hành.:

Bước 1: Làm việc theo nhóm.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình trang 132 SGK để phát hiện: Môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?

Thư kí ghi kết quả của nhóm làm việc vào phiếu.

- Một số HS nêu.

- Các nhóm trao đổi và thảo luận nội dung bài.

(7)

Hình

Môi trường tự nhiên Cung cấp cho con người

Nhận từ các HĐ của con người

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6

Bước 2 : Làm việc cả lớp.

- Các nhóm trình bầy kết quả thảo luận.

- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.

* GV kết luận: - Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người

+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở,….

+ Các nguyên liệu và nhiên liệu ( quặng kim loại, than đá, dầu mỏ,…) dùng trong sản xuất, làm cho đời sống của con người được nâng cao hơn.

- Môi trừơng còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

* GD BVMT: - Gd HS luôn có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và bảo vệ môi trường.

* TK NL: - Hs có ý thức tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.

c.Trò chơi. Nhóm nào nhanh hơn’’(12')

* Mục tiêu: Củng cố cho HS những kiến thức về vai trò của môi trường đối với đời sống con người đã học ở hoạt động trên.

* Cách tiến hành:

Bước 1. Làm việc theo đội .

- GV yêu cầu các nhóm thi đua liệt kê vào phiếu giao bài những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ hoạt động của con người.

Môi trường cho Môi trường nhận

Bước 2. Làm việc cả lớp.

- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- HS – GV nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò (3').

*GD QTE – Quyền được bảo vệ, quyền được tham gia, bảo vệ môi trường, sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS làm việc trên phiếu theo hướng dẫn.

- Đại diện các nhóm trình bầy kết quả làm việc

(8)

quả.

- Liên hệ giáo dục về việc biết bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên.

- Nhận xét chung tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “ Tác động của con người đến môi trường rừng ”.

_______________________________________

Ngày soạn : 4/5/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 7 tháng 5 năm 2019 Toán

ÔN TẬP VỀ DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Thuộc công thức tính diện tích và thể tích các hình đã học.

2.Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Gv : Mô hình, hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi hs lên bảng làm lại bài 4 tiết trước.

- Nhận xét, chữa bài . 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn hs ôn lại các công thức đã học(7')

- Nêu công thức tính Sxq, S toàn phần, V thể tích hình hộp chữ nhật ?

Sxq = ( a+b)  2  c STP = S xq + S đáy  2 V = a  b  c

-Nêu công thức tính S xung quanh, S toàn phần, thể tích hình lập phương?

Sxq = a  a  4 STP = = a  a  6 V = a  a  a

c) Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài 1(9').

- Gọi học sinh đọc đề, xác định yêu cầu đề

- Cho Hs thảo luận nhóm 4, nêu hướng

Hoạt động của trò - 1 em lên bảng thực hiện yêu cầu

- Tiếp nối nhau nêu, mỗi em một công thức. Lớp nhận xét

- 1 em đọc

- Học sinh thảo luận, nêu hướng giải

(9)

giải

- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở

 Giáo viên lưu ý : Diện tích cần quét vôi = S4 bức tường + Strần nhà - Scác cửa .

- Nhận xét, chữa bài, kết luận :

- Ở bài này ta được ôn tập kiến thức gì?

Bài 2(8'):

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.

- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng.

- Nhận xét

- Nêu kiến thức ôn luyện qua bài này?

Bài 3(8'):

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm đôi nêu cách làm.

- Cho học sinh làm bài vào vở, gọi 1 học sinh làm vào bảng .

- Nêu kiến thức vừa ôn qua bài tập 3?

3.Củng cố dặn dò(3')

- Muốn tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương ta làm thế nào ?

- Nhận xét chung - Chuẩn bị : Luyện tập

- Học sinh làm bài vào vở, 1 học sinh làm vào bảng nhóm.

- Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần HHCN.

- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Học sinh suy nghĩ, nêu hướng giải - Làm bài

- Nhận xét bạn và sửa bài mình

- Tính thể tích, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Học sinh đọc đề, xác định yêu cầu - Trao đổi nêu cách giải

- làm bài

Giải

Thể tích bể nước HHCN là:

2  1,5  1 = 3 (m3)

Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là:

3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ

_______________________________________

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ : TRẺ EM

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết và hiểu thêm một số từ ngữ về trẻ em (BT 1, 2).

2.Kĩ năng: Tìm được hình ảnh đẹp so sánh trẻ em (BT 3) Hiểu nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em (BT 4) 3.Thái độ: Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ, kẻ bảng nội dung BT4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 2HS nêu tác dụng của dấu hai chấm và làm bài tập 2.

-Gv nhận xét .

Hoạt động của trò

-1Hs nêu tác dụng của dấu hai chấm, nêu ví dụ minh hoạ.

-1HS làm lại BT2 tiết trước.

(10)

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1(10'):

- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu

Câu hỏi: Em hiểu nghĩa của từ trẻ em như thế nào? Chọn ý trả lời đúng

- Gv Hướng dẫn HS làm Bt1 vào VBT, gọi vài hs trả lời cho lớp nhận xét.

- Gv nhận xét chốt lại câu trả lời đúng : Ý c- Người dưới 16 tuổi được xem là trẻ em . Còn ý d không đúng , vì người dưới 18 tuổi( 17,18 tuổi)- đã là thanh niên.

Bài 2(11') :

- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập -Gv hướng dẫn HS làm Bt2:

-Gv phát bút dạ cho HS làm nhóm và thi làm bài.

-GV chốt lại ý kiến đúng : Lời giải:

- Các từ đồng nghĩa với trẻ em : trẻ, tr ẻ con , con trẻ,…[ không có sắc thái nghĩa coi thường hay coi trọng…], tr ẻ th ơ , thi ế u nhi , nhi

đồ ng , thiếu niên,…[có sắc thái coi trọng], con nít, trẻ ranh, ranh con, nhãi ranh, nhóc con…[có sắc thái coi thường].

- Đặt câu, VD :

Trẻ con thời nay rất thông minh.

Thiếu nhi là măng non của đất nước.

Bài 4(11'):

- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu -Gv hướng dẫn HS làm vào VBT

- Gọi hs lần lượt lên bảng làm, cho lớp nhận xét.

-GV chốt lại ý kiến đúng : Lời giải:

Bài a)Tre già măng mọc: Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế thế.

Bài b) Tre non dễ uốn: Dạy trẻ từ lúc con nhỏ dễ hơn.

Bài c) Trẻ người non dạ : Con ngây thơ, dại dột chua biết suy nghĩ chín chắn.

Bài d) Trẻ lên ba, cả nhà học nói : Trẻ lên ba

-Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu BT 1

suy nghĩ trả lời, giải thích vì sao em xem đó là câu trả lời đúng.

-Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu Bt2, suy nghĩ trả lời, trao đổi và thi làm theo nhóm, ghi vào bảng phụ, sau đó đạt câu đặt câu với từ vừa tìm được.

- hs đọc đề, nêu yêu cầu - HS làm vào VBT

- Một số hs lần lượt lên bảng làm, lớp nhận xét.

(11)

đang học nói, khiến cả nhà vui vẻ nói theo.

3.Củng cố dặn dò(3') - GV củng cố bài - Nhận xét chung

- Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập về dấu ngoặc kép.

_______________________________________

Ngày soạn: 5.5. 2019

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 8 tháng 5 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:Biết tính thể tích, diện tích một số trường hợp đơn giản.

2.Kĩ năng: Tính toán.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 GV: Bảng lớp kẻ 2 bảng/169 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi học sinh nhắc lại quy tắc tính diện tích, thể tích một số hình

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn hs làm bài tập : Bài 1(11').

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài 1.

- Đề bài hỏi gì?

Nêu quy tắc tính Sxq , Stp , V hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

- Gọi hs lần lượt lên điền kết quả.

- Nhận xét, chốt lại kết quả đúng : a)

Hình lậpphương (1) (2)

Độ dài cạnh 12cm 3,5m

Sxq 576cm2 49m2

Stp 8864cm2 73,5m2

V 1728cm3 42,875m3

b)

Hình hộp CN (1) (2)

Chiều cao 5cm 0,6m

Độ dài 8cm 1,2m

Chiều rộng 6cm 0,5m

Hoạt động của trò

- Học sinh thực hiện yêu cầu GV.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu -Sxq , Stp , V

- Học sinh nêu.

- Học sinh giải vào vở

(12)

Sxq 140 cm2 2,04m2

Stp 236 cm2 3,24m2

V 240 cm3 0,36 m3

Bài 2(10').

- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc đề.

- Đề bài hỏi gì?

- Nêu cách tìm chiều cao bể?

- Gọi 1 học sinh làm bảng lớp.

Giải

Diện tích đáy bể là:

1,5 × 0,8 = 1,2 (m2) Chiều cao của bể:

1,8 : 1,2 = 1,5 (m)

Đáp số: 1,5 m -Nhận xét,

Bài 3(11').

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.

- Đề toán hỏi gì?

- Gợi ý: Trước hết tính cạnh khối gỗ là: 10 : 2 = 5 (cm), sau đó tính diện tích toàn phần của khố nhựa và khối gỗ, rồi so sánh diện tích toàn phần của hai khối đó.

- Gọi 1 học sinh làm bảng lớp.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập.

- Muốn tính chiều cao của hình hộp chữ nhật ta làm thế nào ?

- Chuẩn bị bài sau : Luyện tập chung.

- HS đọc đề,xác định yêu cầu - Chiều cao bể nước.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh giải vào vở.

- học sinh đọc đề.

- Diện tích toàn phần của khối nhựa gấp mấy lần diện tích toàn phần của khối gỗ.

- Học sinh giải vào vở.

_______________________________________

Kể chuyện NHÀ VÔ ĐỊCH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Dựa vào lời kể của cô và tranh ảnh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn của câu chuyện bằng lời người kể , kể được toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân vật Tôm Chíp.

- Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

2. Kĩ năng: Hiểu được nội dung câu chuyện ; trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện.

3. Thái độ: HS học tập Tôm Chíp sả thân để cứu bạn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: PHTM, máy tính bảng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

(13)

1.Kiểm tra bài cũ(4')

- Y/c HS kể về việc làm tốt của một người bạn.

- Gv nhận xét.

2.Bài mới

a.Giới thiệu bài. (1')

b.GV kể chuyện Nhà vô địch (7')

- GV giới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện.

- GV vừa kể lần hai vừa kết hợp chỉ tranh vẽ.

c. Hướng dẫn HS kể chuyện , trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.(20')

- Mời HS đọc 3 yêu cầu của tiết kể chuyện, Gv tổ chức hướng dẫn từng yêu cầu của đó:

+ Y/ c 1 ( Dựa vào lời kể của cô và tranh minh hoạ , kể từng đoạn của câu chuyện ) - Y/c HS quan sát từng tranh và theo cặp kể lại nội dung truyện.

-Mời 4 HS nối tiếp nhau kể lại bốn đoạn theo tranh.

+ Yêu cầu 2, 3 ( Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của nhân Vật Tôm chíp . Trao đổi với các bạn về một chi tiết trong truyện , về nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp , về ý nghĩa câu chuyện )

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 2, 3 . - Nhắc nhở các em kể theo lời nhân vật các em cần xưng hô “ tôi ” , kể theo cách nhìn , cách nghĩ của nhân vật.

- Y/c từng cặp HS nhập vai nhân vật kể cho nhau nghe.

- Từng cặp Hs dựa kể cho nhau nghe, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ HS thi kể trước lớp.

- GV y/c các nhóm cử đại diện tham gia . - GV đưa ra tiêu trí đánh giá, bình chọn, tuyên

dương bạn kể nhập vai đúng và hay nhất , người hiểu truyện và trả lời đúng nhất.

* GD QTE: - Quyền được tham gia vui chơi giải trí.

-Bổn phận quên mình cứu các em nhỏ.

3.Củngcố, dặn dò:(3')

- Liên hệ giáo dục HS học tập tấm gương của

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- HS chú ý lắng nghe.

- Vài em nhắc lại tên các nhân vật.

- 4 HS đọc.

- 4 em kể, mỗi em một đoạn.

- 2 em đọc y/c 2 , 3

- HS nhập vai kể theo cặp cho nhau nghe và trao đổi về chi tiết trong truyện và nguyên nhân dẫn đến thành tích của Tôm Chíp.

- Đại diện thi kể nhập vai.

- HS lắng nghe bạn kể kết hợp trao đổi ý nghĩa câu chuyện, hoặc chi tiết của câu chuyện.

- Hs kể cho nhau nghe

- Thi kể chuyện trước lớp

- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất

- Hs tự liên hệ

(14)

Tôm Chíp : phản ứng nhanh , thông minh dũng cảm và đã kịp thời cứu em nhỏ.

-GV nhận xét tiết học, khuyến khích HS về nhà tập kể cho người thân nghe.

-Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.

_______________________________________

Tập đọc

SANG NĂM CON LÊN BẢY

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu được điều người cha muốn nói với con : Khi lớn lên từ giã tuổi thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc hai khổ thơ cuối bài).

2.Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ tự do.

3.Thái độ: Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Gv - HS : - Tranh minh hoạ trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Giáo viên kiểm tra 2 học sinh tiếp nối nhau đọc luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Luyện đọc(10') :

- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài.

- GV mời từng tốp 3 học sinh đọc nối tiếp nhau 3 khổ thơ.

-Giáo viên giúp các em giải nghĩa từ.

- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.

- GV hướng dẫn và đọc bài thơ c) Hướng dẫn hs tìm hiểu bài(12'):

- Những câu thơ nào cho thấy thế giới tuổi thơ rất vui và đẹp?

(Đó là những câu thơ ở khổ 1) :

- Thế giới tuổi thơ thay đổi thế nào khi ta lớn lên?

- Từ giã thế giới tuổi thơ con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?

- Điều nhà thơ muốn nói với các em?

Hoạt động của trò - 2 HSthực hiện yêu cầu.

-1 học sinh đọc toàn bài.

-Nhiều học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ – đọc 2-3 lượt.

-Đọc chú giải.

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- Cả lớp đọc thầm lại khổ thơ 1 và 2

Học sinh đọc lại khổ thơ 2 và 3, suy nghĩ, trả lời

Con người tìm thấy hạnh phúc trong đời thật.

+ Con người phải giành lấy hạnh phúc một cách khó khăn bằng chính

(15)

d) Luyện đọc diễn cảm + học thuộc lòng bài thơ(10').

- Mời 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc diễn cảm bài thơ.

- YC học sinh luyện đọc, thi đọc diễn cảm và thuộc lòng.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

- Giáo viên nhận xét tuyên dương.

- Yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ; đọc trước bài Lớp học trên đường

hai bàn tay; không dễ dàng như hạnh phúc có được trong các truyện thần thoại, cổ tích.

- 3 học sinh đọc nối tiếp bài thơ.

-Nhiều học sinh luyện đọc khổ thơ trên, đọc cả bài. Sau đó thi đọc diễn cảm từng khổ thơ, cả bài thơ.

Thi đọc thuộc lòng khổ thơ, cả bài thơ.

_______________________________________

Khoa học

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG RỪNG

I.MỤC TIÊU

Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.

Nêu những tác hại của việc phá rừng.

Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên rừng.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình vẽ trong SGK trang 134; 135.

- Sưu tầm các tư liệu, thông tin về con số rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hại của việc phá rừng.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Môi trường có vai trò như thế nào đối với đời sống con người.

- Nhận xét, cho điểm 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b)Các hoạt động :

Hoạt động 1(13'): Tác động của con người đến môi trường rừng.

- Yêu cầu học sinh quan sát hình trang 134; 135, thảo luận trả lời câu hỏi :

Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì?

Hoạt động của trò - 2 Học sinh trả lời.

- Nhóm trưởng điều khiển quan sát các hình trang 134; 135 SGK.

+ Hình 1: Phá rừng lấy đất canh tác, trồng các cây lương thực, cây ăn quả hoặc các cây công nghiệp.

(16)

Còn nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?

Hoạt động 2(14'): Tác hại của việc phá rừng.

+Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì?

- Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn (khí hậu, thời tiết có gì thay đổi, thiên tai,…).

3.Củng cố dặn dò(3')

- Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá?

- Nhắc HS tuyên truyền bảo vệ rừng.

- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường đất trồng”.

+ Hình 2: Phá rừng lấy gỗ để xây nhà, đóng đồ đạc hoặc dùng vào nhiều việc khác.

+ Hình 3: Phá rừng để lấy chất đốt.

+ Hình 4: Rừng còn bị tàn phá do những vụ cháy rừng.

- Có nhiều lí do khiến rừng bị tàn phá: đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy gỗ, đóng đồ dùng gia đình, để lấy đất làm nhà, làm đường,…

- Hậu quả của việc phá rừng:

Khí hậu thay đổi, lũ lụt, hạn hán thường xuyên. Đất bị xói mòn.

Động vật và thực vật giảm dần có thể bị tuyệt chủng.

- HS tự nêu.

_______________________________________

Tập làm văn

TẢ CẢNH: KIỂM TRA VIẾT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng; đủ ý ; thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu , liên kết câu tốt, câu văn có hình ảnh và cảm xúc.

2. Kĩ năng: Củng cố lại cách làm bài văn tả cảnh.

3. Thái độ: HS chủ động làm bài, học bài vận dụng tốt để viết văn.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- HS có dàn ý cho bài văn đã lập ở tiết trước.

- Một số tranh ảnh gắn với đề văn đã gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- 2 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.

- Gv nhận xét.

2. Bài mới

- 2 em nhắc lại, lớp theo dõi.

(17)

a)Giới thiệu bài (1')

b)Hướng dẫn HS viết bài(5')

- Mời HS nhắc lại một số đề văn trong SGK.

- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của từng đề

- Nhắc nhở HS chỉnh sửa lại dàn ý , sau đó dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.

c.Tổ chức cho HS làm bài.(22') - Thu bài.

3.Củng cố dặn dò(3') - GV nhận xét tiết học.

- Dặn những em chưa hoàn thành bài về nhà tiếp tục viết cho hay . Y/c các em về nhà ôn lại bài và chuẩn bị bài sau.

- 1 HS đọc to đề và lớp theo dõi SGK.

- 2 HS nhắc lại yêu cầu của đề bài và gợi ý..

- HS sửa lại dàn bài đã lập và tự làm bài.

- Vài em nêu đề bài mình chọn.

- HS hoàn thành bài.

_______________________________________

Địa lí

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG - ĐỊA LÍ ĐÔNG TRIỀU

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS nắm được điều kiện tự nhiên-xã hội Thị xã Đông Triều về vị trí địa lí, diện tích, dân số, khí hậu, các hoạt động kinh tế của thị xã Đông Triều.

2.Kĩ năng: Quan sát, chỉ trên bản đồ.

3.Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tài liệu về Thị xã Đông Triều.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Đông Triều giáp những tỉnh và huyện nào?

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Diện tích, dân số: (10')

- Đọc thông tin: + Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 39.721,55 ha

+ Dân số: 173.141 người.

- Trả lời câu hỏi: Nêu diện tích và số dân của Đông Triều?

c)Khí hậu(12')

- Đọc thông tin: Khí hậu Đông Triều tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm là 23o4, độ ẩm

Hoạt động của trò - 2HS trả lời, lớp nhận xét

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi

+ Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 39.721,55 ha

+ Dân số: 173.141 người

- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi

(18)

81%, lượng mưa trong năm là 1809mm, thấp hơn nhiều huyện trong tỉnh.

Có hai hướng gió mùa chính: Gió Đông Nam:

Xuất hiện vào mùa mưa thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn. Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió Đông Bắc trang về thường lạnh và mang theo gió rét.

- Bão: Hàng năm, thường chịu ảnh hưởng trực của 3-5 tiếp của 3-5 cơn bão với cấp gió từ cấp 8 đến cấp 10, giật trên cấp 10.

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8oC , dao động từ 16,6oC đến 29,4oC.

Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 16oC, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-5oC. Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 29oC, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 40oC.

Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình ở Đông Triều tương đối thấp so với các khu vực khác trong tỉnh, trung bình năm chỉ đạt 1.444,0mm (Quảng Hà 2.625mm). Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

Nắng: Số giờ nắng trung bình 1500 - 1600 giờ;

Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7); Số giờ nắng trung bình thấp nhất:

6 giờ (tháng 3).

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.

Gió: Hướng thịnh hành là: Bắc - Đông Bắc vào mùa đông và hướng Nam - Đông Nam vào mùa hạ.

- Tốc độ gió: Tốc độ gió trung bình năm: 3m/s,

(19)

tốc độ gió lớn nhất: 45m/s

Bão: Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão, bão đổ bộ vào Đông Triều có tốc độ gió từ 20 - 40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 - 200mm, có nơi lên tới 500mm. Bão gây nhiều thiệt hại cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, sinh hoạt và đời sống của nhân dân.

Sương muối: Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 3oC.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu tương đối thích hợp cho phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đa dạng chất lượng cao.

- Trả lời câu hỏi: Đông Triều có khí hậu gì?

d) Du lịch và sản vật địa phương(10')

+ Đông Triều thế mạnh về du lịch như thế nào?

+ Hãy kể những sản vật của Đông Triều.

3.Củng cố dặn dò(3') - Củng cố bài

- Nhận xét giờ

- Dặn: Chuẩn bị bài sau

- Du lịch làng quê và du lịch tâm linh

- Cam canh, na, con rươi....

_______________________________________

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết thực hành tính diện tích và thể tích các hình đã học.

2.Kĩ năng: Tính toán.

3.Thái độ: Ý thức học tốt

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV- HS : SGK, thước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Học sinh nhắc lại một số công thức tính diện tích, chu vi.

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Ôn công thức tính(7')

- Diện tích tam giác, hình chữ nhật.

- Gọi hs nêu các công thức trên c) Luyện tập

Bài 1(8)

Hoạt động của trò

- STG = a  h : 2 - SCN = a  b

- HS đọc đề, xác định yêu cầu đề.

(20)

- Yêu cầu học sinh đọc bài 1.

- Đề bài hỏi gì?

- Muốn tìm ta cần biết gì?

-Gọi 1 em lên bảng làm.

- Nhận xét

Bài 2(9'):

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Nhắc lại công thức tính chu vi đáy hình hộp chữ nhật, chiều cao hình hộp chữ nhật.

- Gọi 1 em lên bảng làm.

- Nhận xét Bài 3(8')

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Đề bài hỏi gì?

- Gọi 1 em lên bảng làm.

- Nhận xét .

3.Củng cố dặn dò(3')

- Thi đua dãy A đặt câu hỏi về các công thức dãy B trả lời.

Nhận xét chung

Chuẩn bị tiết sau; Ôn tập về giải toán.

Một số bài toán đã học.

- Rau thu hoạch trên thửa ruộng được bao nhiêu kg.

- S mảnh vườn và một đơn vị diện tích thu hoạch.

- Học sinh làm vở.

Giải

Nửa chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là:

160 : 2 = 80 (m) Chiều dài mảnh vườn hình chữ nhật là:

80 – 30 = 50 (m) Diện tích mảnh vườn hình chữ nhật là:

50  30 = 1500 (m2) Cả thửa ruộng thu hoạch được là:

15 : 10  1500 = 2250 (kg) Đáp số : 2250 kg - HS đọc đề, xác định yêu cầu - HS nêu.

-Học sinh làm bài vào vở Giải

Chu vi đáy hình hộp chữ nhật là:

(60 + 40) : 2 = 200(cm) Chiều cao hình hộp chữ nhật đó là:

600 : 200= 30(cm)

Đáp số: 30 cm

- HS đọc đề, xác định yêu cầu - HS nêu.

_______________________________________

(21)

Ngày soạn :6 /5/2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 9 tháng 5 năm 2019 Toán

MỘT SỐ DẠNG TOÁN ĐÃ HỌC

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết một số dạng toán đã học.

2.Kĩ năng: Biết giải một số bài toán liên quan đến tìm số trung bình cộng, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.

3.Thái độ; Ý thức học tốt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV- HS : Thước, SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 1 hs lên bảng làm lại bài 2 . 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1').

b)Ôn lại các dạng toán đã học(10') Nêu quy tắc cách tìm trung bình cộng của nhiều số hạng?

Nêu các bước giải dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ?

Nêu cách tính dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu?

Nêu cách tính dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ số?

-Giáo viên yêu cầu các học sinh tìm các dạng toán khác?

c) Luyện tập, thực hành Bài 1(7')

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Cho hs làm bài vào vở - Gọi 1 em lên bảng làm.

Hoạt động của trò - Học sinh nhận xét.

Lấy tổng các số hạng: số các số hạng.

Tìm 2 số biết tổng và tỉ 2 số đó.

B1 : Tổng số phần bằng nhau.

B2 : Giá trị 1 phần.

B3 : Số bé.

B4 : Số lớn.

Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu 2 số đó.

B1 : Số lớn = (tổng + hiệu) : 2 B2 : Số bé = (tổng – hiệu) : 2 Dạng toán tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ 2 số đó.

B1 : Hiệu số phần bằng nhau.

B2 : Giá trị 1 phần.

B3 : Số bé.

B4 : Số lớn.

-Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị.

Bài toán có nội dung hình học.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu - 1 em nêu

- Làm bài

(22)

- Nhận xét.

Bài 2(8')

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

- Giáo viên gợi ý hs đưa về dạng toán

“tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”

-Cho hs làm bài vào vở -Nhận xét.

Bài 3(7')

- Yêu cầu học sinh đọc đề.

*Gợi ý: Bài toán này là bài toán về quan hệ tỉ lệ. Có thể giải bằng cách rút về đơn vị.

- Cho hs làm bài vào vở Tóm tắt:

3,2 m3 : 22,4g 4,5 cm3: . . . g ? Nhận xét.

3.Củng cố dặn dò(3')

Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu ta làm thế nào ?

Muốn tìm số trung bình cộng ta làm thế nào ?

Nhận xét chung

-Ôn lại các dạng toán điển hình đã học.

-Chuẩn bị: Luyện tập.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu

-Học sinh tự giải vào vở.

- HS đọc đề, xác định yêu cầu - Học sinh tự giải vào vở.

_______________________________________

Luyện từ và câu

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu ngoặc kép)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: HS củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép, nêu được tác dụng.

2.Kĩ năng: Làm đúng bài tập thực hành để nâng cao kĩ năng sử dụng (BT 3).

3.Thái độ: Giáo dục Hs yêu quý tiếng Việt.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bút dạ, bảng phụ ghi ghi nhớ về tác dụng của dấu ngoặc kép, giấy để HS làm bài tập 3, 2, 1 + băng dính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy

1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Gọi 2HS lên làm bài tập 2, 4 tiết trước.

- Nhận xét 2. Bài mới

Hoạt động của trò -2 hs làm lại bài 2, 4 tiết trước.

-Lớp nhận xét.

-HS lắng nghe.

(23)

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn HS ôn tập Bài 1(11')

- Mời Hs nhắc lại tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Nhắc HS: Để làm đúng bài tập, các em phải đọc kĩ đề, phát hiện chỗ nào để điền cho đúng.

- Cho HS làm bài vào vở, gọi 1hs lên bảng điền, cho lớp nhận xét.

- GV nhận xét, chốt lời giải đúng : Bài 2(9')

- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu

- Gv cho hs thảo luận theo cặp, làm vào VBT

- Gọi 1hs lên bảng làm Nhận xét, chữa bài Bài 3(12')

- Gọi hs đọc đề, nêu yêu cầu.

- Gv Hướng dẫn HS làm BT 3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu vào vở. Gọi 1hs lên bảng làm.

Tác dụng : Dấu ngoặc kép (1) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Dấu ngoặc kép (2) đánh đấu lời nói trực tiếp của nhân vật (Là câu trọn vẹn nên dùng dấu hai chấm)

Dấu ngoặc kép (3), (4) đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt

3.Củng cố dặn dò(3')

- GV cho hs nêu lại tác dụng của dấu ngoặc kép.

- Nhận xét chung

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện dùng dấu ngoặc

- Hs đọc nội dung BT 1.

- Nhăc lại tác dụng của dấu ngoặc kép - HS lắng nghe và điền đúng.

- HS đọc đề, nêu yêu cầu

- Hs thảo luận theo cặp, làm vào VBT - 1hs lên bảng làm, lớp nhận xét.

… “Người giàu có nhất”. …… “gia tài”

- Hs đọc đề

- Suy nghĩ và viết vào vở, 1HS làm phiếu dán lên bảng, trình bày kết quả, nói rõ tác dụng của dấu ngoặc kép.

- 1Hs nêu lại

_____________________________________

Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I.MỤC TIÊU

- Rèn kĩ năng nói và nghe:

- Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe , đã đọc - Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn.

- Hiểu và biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Giáo dục HS học tập tấm gương tiêu biểu

(24)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Chuẩn bị một số truyện

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Yêu cầu HS kể chuyện Nhà vô địch.

Nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Gv nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới:

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS kể chuyện(27')

- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- Gv gạch dưới những từ ngữ cần chú ý . - Tổ chức cho HS tìm truyện và lập dàn ý câu chuyện trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

- Mời hS nêu trước lớp câu chuyện đã tìm.

HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Mời 1 HS đọc lại gợi ý 2.

- Mời HS kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.

* GV cho HS thi kể trước lớp.

- GV mời các tổ cử đại diện kể.

- GV đưa ra tiêu chí đánh giá, bình chọn, tuyên dương bạn kể hay nhất, hiểu về nội dung ý nghĩa câu chuyện hay nhất. Tự nhiên, diễn đạt tốt.

3.Củng cố dặn dò(3') - Liên hệ giáo dục HS - GV nhận xét tiết học

- Dặn HS chuẩn bị trước nội dung bài tuần sau.

Hoạt động của trò

- 2, 3 HS kể kết hợp nêu ý nghĩa câu chuyện

- HS theo dõi

- HS đọc yêu cầu của tiết kể chuyện

4 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý SGK

- 3 HS nêu

- HS kể , lớp trao đổi ý nghĩa câu chuyện.

- Đại diện các tổ thi kể.

- HS và Gv nhận xét đánh giá.

_______________________________________

(25)

Tập làm văn

ÔN TẬP VỀ TẢ NGƯỜI

I.MỤC TIÊU

Lập được dàn ý cho một bài văn tả người theo gợi ý trong SGK.

Trình bày miệng được đoạn văn văn tả người một cách rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin dựa trên dàn ý đã lập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Một tờ phiếu khổ to ghi sẵn 3 đoạn văn.

- Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to cho 3 học sinh lập dàn ý 3 bài văn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(4')

Cấu tạo của bài văn tả người?

2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b)Hướng dẫn HS luyện tập:

Bài 1(17'):

Chọn đề bài:

- GV dán lên bảng tờ phiếu tờ phiếu đã viết 3 đề bài, mời học sinh tìm những từ nêu nội dung, đối tượng miêu tả.

- GV giải nghĩa từ: chú dân phòng (công an thôn).

- GV gạch chân các từ quan trọng.

- Mời học sinh nêu đề bài đã chọn, nêu đối tượng quan sát, miêu tả.

Lập dàn ý:

- Mời học sinh đọc gợi ý 1; 2.

- GV nhắc: Dàn ý bài văn miêu tả người cần xây dựng theo gợi ý trong SGK, song các ý cụ thể phải thể hiện sự qs riêng của mỗi em, giúp em có thể dựa vào dàn ý để tả người (trình bày miệng).

- GV phát phiếu cho 3 học sinh , yêu cầu cả lớp viết nhanh dàn ý ra giấy.

- 3 học sinh dán bài viết và trình bày - GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bài tập 2(10'):

- GV nhắc học sinh cần trình bày ngắn gọn, diễn đạt thành câu theo nhóm rồi trình bày trước lớp.

Hoạt động của trò - HS nêu.

- 1 học sinh đọc:

a) Tả cô giáo (hoặc th ầ y giáo ) đ ã t ừ ng d ạ y d ỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.

b) Tả m ộ t ng ườ i ở đị a ph ươ ng em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng,...).

c) Tả m ộ t ng ườ i em m ớ i g ặ p m ộ t l ầ n nhưng để lại cho em nh ữ ng ấ n t ượ ng sâu s ắ c.

- 2 học sinh đọc.

- HS lắng nghe.

- HS viết dàn bài.

- HS dán bài, trình bày.

- HS nêu : trình bày miệng bài văn tả người.

- Đại diện nhóm trình bày.

(26)

- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn, khen ngợi người trình bày hay nhất.

3.Củng cố dặn dò(3')

- Cấu tạo của bài văn tả người?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại để chuẩn bị bài viết.

_______________________________________

Khoa học

TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ĐẤT

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

2. Kĩ năng: Nhận biết các việc làm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Hình vẽ trong SGK trang 136, 137.

- Sưu tầm thông tin về sự gia tăng dân số ở địa phương và các mục đích sử dụng đất trồng trước kia và hiện nay.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ(4')

- Nêu các nguyên nhân và hậu quả của việc phá rừng.

- Nhận xét 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1') b) Các hoạt động:

Hoạt động 1(14'): Nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp.

- YC học sinh qs hình trang 136, trả lời câu hỏi theo nhóm 4.

- Gọi HS trả lời

+ Con người sử dụng đấy trồng vào việc gì?

+ Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó?

- 2 HS trả lời.

- Nhóm trưởng điều khiển quan sát hình 1 và 2 trang 126 SGK.

- 2 em trình bày, mỗi em một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.

+ Hình 1 và 2 cho thấy con người sử dụng đất để làm ruộng, ngày nay phần đồng ruộng hai bên bờ sông được sử dụng làm đất ở, nhà cửa mọc lên san sát.

+ Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi là do dân số ngày một tăng nhanh. Nhu cầu lập khu công

(27)

- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau :

+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi.

+ Phân tích các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

 Giáo viên kết luận:

Nguyên nhân chính dẫn đến diện tích đất trồng bị thu hẹp là do dân số tăng nhanh, cần nhiều diện tích đất ở hơn.

Hoạt động 2(13'): Nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng suy thoái.

- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 3,4/137 và trả lời câu hỏi.

- Gọi Hs trả lời

+ Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu ... đối với môi trường đất.

+ Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường

đất ?

+ Em còn biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường đất bị suy thoái ? - Yêu cầu Hs đọc mục bạn cần biết 3.Củng cố dặn dò(3')

- Nêu nguyên nhân làm cho đất trồng bị thu hẹp?

- Gv nhắc nhở HS cần giữ gìn môi trường.

- Chuẩn bị: “Tác động của con người đến môi trường không khí và nước”.

nghiệp, nhu cầu độ thị hoá, cần phải mở thêm trường học, mở thêm hoặc mở rộng đường

- Nhiều em nêu

Thảo luận nhóm đôi, hỏi và trả lời các câu hỏi

- 2 em nối tiếp nhau trả lời từng câu hỏi. Hs khác bổ sung cho đến khi có câu trả lời đầy đủ.

- 2 em nối tiếp nhau đọc

_______________________________________

Ngày soạn : 7/5/2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 10 tháng 5 năm 2019 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Giải một số bài toán đặc biệt đã được học.

(28)

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đề, hiểu đề, biết áp dụng các loại toán đã học giải được bài toán theo đúng yc .

3.Thái độ: Khả năng tính toán thành thạo.

II. CHUẨN BỊ

Bảng phụ.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- HS lên bảng làm bài tập 2 của tiết học trước.

- GV chữa bài, nhận xét.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Hướng dẫn làm bài tập

Bài 1: (10’)

- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.

+ 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

+ 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

Theo em để tính được diện tích của từ giác ABCD chúng ta cần biết được những gì ?

+ Diện tích của hình tứ giác ABCD bằng tổng diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích hình tam giác BCE nên chúng ta cần tính diện tích của hai hình này.

Có thể tính diện tích của hình tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào ?

+ Chúng ta biết hiệu số và tỉ số diện tích của hai hình này nên có thể dựa vào bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.

- GV yêu cầu HS tự làm bài. + 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- Kết luận lời giải đúng. Bài giải

Theo sơ đồ, diện tích của hình tam giác BCE là:

13,6 : (3 - 2) 2 27,2 (cm2) Diện tích của tứ giác ABED là:

27,2 + 13.6 40,8 (cm2) Diện tích của tứ giác ABCD là:

40,8 + 27,2 68 (cm2) Đáp số: 68cm2 - GV mời HS nhận xét bài làm của bạn

trên trên bảng lớp.

- GV nhận xét bài làm.

- HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.

Bài 2: (10’)

- GV mời HS đọc đề toán và tóm tắt bài toán.

+ 1 HS đọc đề bài cho cả lớp cùng nghe.

+ 1 HS tóm tắt bài toán trước lớp.

- Bài toán thuộc dạng toán gì? - Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. Vì

(29)

- Vì sao em biết điều đó? bài toán cho tổng số HS, cho tỉ số giữa HS nam và HS nữ. Để tính được số HS nữ hơn số HS nam bao nhiêu em trước hết ta phải tính số HS nam và số HS nữ.

- GV yêu cầu HS tự làm bài. + 1 HS lên bảng làm bài trên bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên trên bảng lớp.

Bài giải

Theo sơ đồ, lớp 5A có số HS nam là:

35 : (4 + 3) 3 15 (học sinh) Số HS nữ của lớp 5A là:

35 - 15 20 (học sinh) Số HS nữ nhiều hơn số HS nam là:

20 - 15 5 (học sinh)

Đáp số: 5 học sinh - GV nhận xét bài làm. - HS nhận xét bài làm của bạn, nếu bạn

làm sai thì sửa lại cho đúng.

Bài 3: (7’) Bài toán.

- GV mời HS đọc đề toán. + 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.

- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán. + 1 HS lên bảng tóm tắt bài toán, HS cả lớp tóm tắt trong vở.

100 km : 12l 75km : …l ?

- GV yêu cầu HS tự làm bài. + 1 HS lên bảng làm bài trên bảng nhóm, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV nhận xét bài làm. Bài giải

Ô tô đi 75km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:

12 : 100 75 9 (lít) Đáp số: 9lít

* Bài 4: (4’) Bài toán.

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, quan sát kĩ biểu đồ và tự làm bài.

- Quan sát - làm bài cá nhân.

- Kết luận lời giải đúng. Bài giải

Tỉ số phần trăm của số HS khá là:

100% - 25 % - 15% 60%

Số HS khối 5 của trường là:

120 100 : 60 200 (học sinh) Số HS giỏi là:

200 25 : 100 30 (học sinh) Đáp số: 50 HS giỏi - GV nhận xét bài làm.

3. Củng cố kiến thức: (4’)

(30)

- Nêu cách tính diện tích hình tam giác?

- Muốn tính tỉ số phần trăm của 2 số ta làm thế nào?

- GV nhận xét tiết học.

_______________________________________

Tập làm văn

TẢ NGƯỜI (Kiểm tra viết)

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Viết được bài văn tả người theo đề bài gợi ý trong SGK.

2.Kĩ năng: Bài văn rõ nội dung miêu tả, đúng cấu tạo bài văn tả người đã học.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu quý cảnh vật xung quanh và say mê sáng tạo.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Dàn ý cho đề văn của mỗi học sinh (đã lập ở tiết trước).

HS : Vở viết bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ(2')

Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới

a)Giới thiệu bài(1')

b) Hướng dẫn học sinh làm bài(5') Đề bài : Chọn một trong các đề sau:

1.Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp.

2.Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng …)

3.Tả một người em mới gặp một lần nhưng đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc.

c) Cho học sinh làm bài(28') 3.Củng cố dặn dò(4')

- Thu bài

- Nhận xét chung

- Yêu cầu về xem lại bài văn tả cảnh.

Hoạt động của trò

- HS đọc đề.

- Học sinh viết bài

_______________________________________

Lịch sử

ÔN TẬP : LỊCH SỬ NƯỚC TA TỪ GIỮA THẾ KỈ XIX ĐẾN NAY

I.MỤC TIÊU

Học xong bài này HS biết :

- Nội dung chính của thời kì lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay.

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng nước ta giành nhiều thắng lợi.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2/ Kĩ năng: - Sử dụng slide tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân ở châu Âu?. 3/ Thái độ: HS yêu thích môn học,

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

Kĩ năng: - Tạo hình được những sản phẩm trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu

Kĩ năng: Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Á3. Thái độ: HS có ý thức

=> Các con ạ hạt gạo là sản phẩm của nghề sản xuất nông nghiệp mà các bác nông dân đã rất vất vả qua quá trình và chăm sóc rồi chế biến thành những bát cơm ngon

-Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu 2.Kĩ năng: Sử dụng quả địa câu, bản đồ, lược đồ để nhận biết và đọc tên..

- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm đường thêu ở cả 2 mặt. - Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu

Kiến thức: Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu Á..