• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của mèo rừng sống ở rừng phía Bắc Canađa và Alaska. Phân tích hình

Câu 16: Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của

thức ăn, Cây gỗ, cây bụi, cây cỏ là thức ăn của hươu, sâu, bọ ngựa. Trong các phát biểu sau đây về quần xã này, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắt xích.

II. Hươu và sâu là những loài thuộc sinh vật tiêu thụ bậc 1.

III. Quan hệ giữa đại bàng và hổ là quan hệ hợp tác.

IV. Nếu bọ ngựa bị tiêu diệt thì số lượng thú nhỏ sẽ tăng lên.

V. Nếu giảm số lượng hổ thì sẽ là tăng số lượng sâu

A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần I – 2019) Câu 21: Có bao nhiêu mối quan hệ sinh thái sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh cùng loài?

I. Cây trong quần thể giành nhau ánh sáng, dinh dưỡng, có thể dẫn tới tự tỉa thưa.

II. Các cây mọc thành cụm chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng.

III. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau làm cho cá thể yếu hơn phải tách đàn.

IV. Ở một số loài, các cá thể cùng nhau xua đuổi các các thể loại khác ra khỏi lãnh thổ riêng của mình.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 22: Cho sơ đồ giới hạn sinh thái của 3 loài sinh vật và một số nhận xét như sau:

I. Loài 3 được xem là loài ưa nhiệt, đồng thời là loài hẹp nhiệt nhất trong 3 loài.

II. Loài 2 thường có vùng phân bố rộng nhất trong 3 loài.

III. Sự cạnh tranh giữa loài 1 và 2 diễn ra mạnh hơn so với giữa loài 2 và 3 do có sự trùng lặp ổ sinh thái nhiều hơn.

IV. Khi nhiệt độ xuống dưới 10OC thì chỉ có một loài có khả năng sống sót.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần III – 2019) Câu 23: Trong ba hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản

Số 1 130 130 100

Số 2 250 70 20

Số 3 50 120 125

Trong các kết luận sau có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Quần thể 1 có số lượng tháp tuổi ổn định. Vì vậy theo lý thuyết thì số lượng cá thể của quần thể 1 sẽ không thay đổi.

II. Quần thể 2 có dạng thấp tuổi phát triển. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể tiếp tục tăng lên.

III. Quần thể 3 có dạng thấp tuổi suy thoái. Vì vậy theo lý thuyết số lượng cá thể của quần thể sẽ tiếp tục giảm xuống.

IV. Nếu trong 3 quần thể trên có một quần thể đang bị khai thác quá mạnh thì đó là quần thể 2. Vì khi bị khai thác quá mạnh nó sẽ làm giảm tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần III – 2019) Câu 24: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về kích thước của quần thể sinh vật?

I. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ dẫn tới diệt vong.

II. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

III. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

IV. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 25: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt – con mồi và vật kí sinh – sinh vật chủ?

I. Kích thước vật ăn thịt thường lớn hơn con mồi, kích thước vật kí sinh thường bé hơn vật chủ.

II. Vật ăn thịt giết chết con mồi, vật kí sinh thường giết chết vật chủ.

III. Số lượng vật ăn thịt thường ít hơn con mồi, số lượng vật kí sinh thường ít hơn vật chủ.

IV. Trong cả hai mối quan hệ này một loài có lợi và một loài bị hại.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2019) Câu 26: Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lý và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:

I. Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.

II. Cạnh tranh gay gắt luôn luôn làm cho một loài sống sót, 1 loài diệt vong.

III. Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể.

IV. Hai loài vẫn tồn tại bởi ngay khi có cạnh tranh chúng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.

V. Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại chắc chắn bị diệt vong.

Số nhận định đúng là:

A. 3. B. 4. C. 1. D. 5.

(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần II – 2019) Câu 27: Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên:

I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng.

II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

Số nhận định đúng là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần II – 2019)

Đề cương

Tài liệu liên quan