• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập hợp cá trong Hồ Tây

Câu 1: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ

D. Tập hợp cá trong Hồ Tây

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 28: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?

A. Thực vật. B. Nấm hoại sinh. C. Vi khuẩn phân giải. D. Giun đất.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 29: Sự phân tầng của thực vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới chủ yếu là do sự khác nhau về nhu cầu

A. ánh sáng. B. nước. C. các nguyên tố khoáng. D. không khí.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 30: Một loài cá chỉ sống được trong khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C. Đối với loài cá này, khoảng nhiệt độ từ 5°C đến 42°C được gọi là

A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ. B. khoảng thuận lợi.

C. khoảng chống chịu. D. giới hạn dưới về nhiệt độ.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 31: Trong chuỗi thức ăn mở đầu bằng sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ bậc 4 thuộc bậc dinh dưỡng

A. cấp 3. B. Cấp 5. C. cấp 2. D. cấp 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Cây 32: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật phân giải?

A. Động vật ăn động vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Thực vật. D. Nấm hoại sinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 33: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây?

A. Loài ưu thế. B. Loài đặc trưng. C. Cấu trúc tuổi. D. Thành phần loài.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 34: Trong quần thể sinh vật, kiểu phân bố nào sau đây giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường?

A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố ngẫu nhiên.

(THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 35: Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trung chưa nở làm thức ăn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. hỗ trợ khác loài. B. sinh vật này ăn sinh vật khác.

C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài.

(THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 36: Trong các nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật, nhân tố nào sau đây ảnh hưởng thường xuyên và rõ rệt nhất?

A. Nhân tố khí hậu B. Các chất hữu cơ C. Các chất vô cơ. D. Mật độ cá thể.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 37: Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hai bên cùng có lợi thể hiện ở hai loài nào sau đây?

A. Chim mỏ đỏ và linh dương. B. Hải quỳ và cua.

C. Chim sáo và trâu rừng. D. Phong lan và cây gỗ.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 38: Tháp sinh thái nào sau đây luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.

A. Tháp năng lượng. B. Tháp khối lượng.

C. Tháp số lượng. D. Tháp năng lượng và khối lượng.

(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019) Câu 39: Khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài gọi là?

A. Nơi ở của loài. B. Ở sinh thái. C. Giới hạn sinh thái. D. Khoảng chống chịu.

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 40: Trong một hệ sinh thái trên cạn, nhóm sinh vật nào sau đây thường có tổng sinh khối lớn nhất?

A. Sinh vật phân hủy B. Động vật ăn thực vật. C. Động vật ăn thịt D. Sinh vật sản xuất

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 41: Hai loài trùng có Paramecium caudatum và Paramecium aurelia cùng sử dụng nguồn thức ăn là vi sinh vật. Khi nuôi hai loài này trong cùng một bể, sau một thời gian mật độ cả hai loài đều giảm nhưng loài Paramecium caudatum giảm hẳn. Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ:

A. Vật ăn thịt và con mồi. B. Ức chế – cảm nhiễm. C. Hợp tác. D. Cạnh tranh khác loài.

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 42: Dây tơ hồng sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng quốc gia Cúc Phương thuộc mối quan hệ nào sau đây?

A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Cạnh tranh.

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 43: Mối quan hệ nào sau đây là quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Hợp tác. B. Cạnh tranh. C. Dinh dưỡng. D. Sinh sản.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 44: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là

A. ổ sinh thái. B. khoảng thuận lợi. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng chống chịu.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 45: Hãy nghiên cứu hình ảnh và cho biết đây là loại tháp gì?

A. Tháp tuổi. B. Tháp số lượng. C. Tháp sinh khối. D. Tháp năng lượng.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần III – 2019) Câu 46: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật?

A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố ngẫu nhiên.

C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố theo chiều thẳng đứng.

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019) Câu 47: Nhân tố nào ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của loài kiến nâu (Formica ruta)

A. Dinh dưỡng. B. Độ ẩm. C. Nhiệt độ. D. Ánh sáng.

(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 48: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. B. Sinh vật phân giải.

C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. D. Sinh vật sản xuất.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần II – 2019) Câu 49: Ở miền Bắc Việt Nam, vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8°C, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh. Đây là dạng biến động số lượng cá thể

A. Theo chu kì năm. B. Theo chu kì mùa. C. Không theo chu kì. D. Theo chu kì tuần trăng.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần II – 2019) Câu 50: Trong các kiểu phân bố sau, kiểu phân bố các cá thể trong quần xã sinh vật là

A. Phân bố theo chiều ngang. B. Phân bố theo nhóm.

C. Phân bố ngẫu nhiên. D. Phân bố đồng đều.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần II – 2019) Câu 51: Quần xã nào sau đây có lưới thức ăn phức tạp nhất và có độ ổn định cao nhất?

A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Đồng rêu. C. Rừng rụng lá ôn đới. D. Rừng lá kim.

(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 52: Yếu tố quyết định mức độ đa dạng của một thảm thực vật ở cạn là

A. Không khí. B. Gió. C. Nước. D. Ánh sáng.

(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 53: Cá cóc Tam đảo là loài chỉ gặp ở quần xã rừng Tam đảo mà ít gặp ở các quần xã khác. Cá cóc Tam đảo được gọi là:

A. Loài đặc trưng B. Loài ngẫu nhiên. C. Loài ưu thế. D. Loài phân bố rộng.

(THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần III – 2019) Câu 54: Những loài có vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoặc do hoạt động của chúng mạnh, đó là

A. Loài ngẫu nhiên. B. Loài ưu thế. C. Loài đặc trưng. D. Loài thường gặp.

(THPT Cẩm Phả – Quảng Ninh – Lần II – 2020) Câu 55: Cây tổ chim (Asplenium nidus) thuộc ngành dương xỉ, thường sống bám trên các thân cây gỗ mà không hút chất dinh dưỡng từ các cây gỗ đó, mối quan hệ giữa cây tổ chim và cây gỗ là:

A. Cộng sinh. B. Hợp tác. C. Hội sinh. D. Kí sinh.

(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần I – 2020) Câu 56: Thành phần nào sau đây không phải là thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?

A. Vi sinh vật phân giải. B. Thực vật nổi. C. Động vật. D. Ánh sáng.

(THPT Chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An – Lần III – 2020) Câu 57: Ở gà rừng, mỗi quần thể thường có khoảng 200 con. Đây là ví dụ về đặc trưng nào của quần thể?

A. Kích thước quần thể. B. Độ đa dạng của quần thể.

C. Mật độ cá thể của quần thể. D. Sự phân bố cá thể của quần thể.

(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – Lần II – 2020)

Câu 58: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái trong đó sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt

Đề cương

Tài liệu liên quan