• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chọn nội dung đúng trong quá trình trao đổi nước của cây

A. Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá chủ yếu do sức đẩy của rễ.

B. Ở lá cây trưởng thành quá trình thoát hơi nước chủ yếu qua tầng cutin.

C. Nước được hấp thụ từ dung dịch đất vào rễ theo cơ chế chủ động là chủ yếu.

D. Ở cây sống trên cạn nước chủ yếu được hấp thụ ở miền lông hút của rễ.

(THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 32: Chọn nội dung sai trong các nội dung dưới đây nói về quang hợp của cây

A. Cây C4 có cường độ quang hợp cao hơn cây C3.

B. Sắc tố phụ carotenoit và diệp lục tham gia vào pha sáng của quang hợp.

C. Ôxy giải phóng trong quang hợp là ôxy có nguồn gốc từ CO2.

D. Pha tối của quang hợp không có sự tham gia trực tiếp của ánh sáng.

(THPT Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 33: Khi nói về vận chuyển nước ở thực vật, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây.

B. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

C. Dịch mạch gỗ được vận chuyển theo chiều từ dưới lên.

D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ là động lực quan trọng nhất của dòng mạch gỗ.

(THPT Chuyên Sơn La – Lần I – 2020) Câu 34: Nguyên nhân chính làm cho phần lớn cây lương thực không thích nghi với đất có độ mặn cao là gì?

A. Hàm lượng ôxi trong đất thấp. B. Cường độ ánh sáng quá cao.

C. Thế nước của đất thấp. D. Các ion khoáng là độc đối với cây.

(THPT Chuyên Sơn La – Lần I – 2020) Câu 35: Lông hút của rễ cây được phát triển từ loại tế bào nào sau đây?

A. Tế bào mạch rây của rễ. B. Tế bào mạch gỗ của rễ.

C. Tế bào nội bì của rễ. D. Tế bào biểu bì của rễ.

(THPT Chuyên Thái Bình – Lần III – 2020) Câu 36: Chọn phát biểu đúng khi nói về các thí nghiệm ở thực vật?

A. Tiến hành thí nghiệm phát hiện hô hấp ở hạt, ta có thể sử dụng hạt khô hoặc hạt nảy mầm đều duoc B. Giấy lọc tẩm coban clorua có màu hồng, khi thoát hơi nước xảy ra ở lá giấy sẽ chuyển màu xanh da trời C. Tiến hành thí nghiệm chiết rút sắc tố carotenoit ở lá người ta sử dụng dung môi là nước cất.

D. Tiến hành thí nghiệm chiết rút sắc tố diệp lục ở lá người ta sử dụng dung môi là cồn 90O – 96 O.

(THPT Chuyên Thái Bình – Lần III – 2020) Câu 37: Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.

B. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.

C. Mạch gỗ có được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.

D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.

(THPT Chuyên Thái Bình – Lần IV – 2020) Câu 38: Nước đi vào mạch gỗ theo con đường gian bào đến nội bì thì chuyển sang con đường tế bào chất vì

A. áp suất thẩm thấu của tế bào nội bì thấp nên nước phải di chuyển sang con đường khác.

B. nội bì có đai caspari thấm nước nên nước vận chuyển qua được.

C. tế bào nội bì không thấm nước nên nước không vận chuyển qua được.

D. nội bì có đai caspari không thấm nước nên nước không thấm qua được.

(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – Lần II – 2020) Câu 39: Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Một sản phẩm của hô hấp là CO2.

B. Có 2 con đường hô hấp ở thực vật là hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

C. Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như ở động vật.

D. Trong điều kiện thiếu oxi, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội – 2020) Câu 40: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp của thực vật với môi trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự gia tăng nồng độ oxi trong môi trường luôn làm tăng cường độ hô hấp.

B. Nồng độ CO2 cao trong môi trường có thể làm ức chế hô hấp.

C. Nước rất cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.

D. Trong giới hạn bình thường, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng cường độ hô hấp.

(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần II – 2020) Câu 41: Đặc điểm nào không giúp rễ cây tăng được tổng diện tích bề mặt hấp thụ nước và khoáng?

A. Rễ cây phân nhánh mạnh. B. Các tế bào lông hút có nhiều ti thể.

C. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng. D. Rễ cây có số lượng lớn tế bào lông hút.

(THPT Kim Liên – Hà Nội – Lần II – 2020) Câu 42: Nhận định nào về quá trình trao đổi nước ở thực vật là đúng?

A. Mạch gỗ chỉ vận chuyển nước vài ion khoáng còn các chất hữu cơ do mạch rây vận chuyển.

B. Áp suất rễ là động lực chủ yếu để đẩy cột nước trong mạch gỗ của thân lên cao.

C. Ở thực vật trên cạn, lượng nước và các chất tan vận chuyển vào mạch gỗ của rễ được kiểm soát.

D. Sự thoát hơi nước diễn ra trên toàn bộ bề mặt lá và qua khí khổng đều có thể điều chỉnh được.

(THPT Kim Thành – Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 43: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?

A. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí không sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

B. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí không đóng lại khi không có ánh sáng.

C. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.

D. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng.

(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần I – 2020) Câu 44: Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu không có O2 thì một phân tử glucôzơ chỉ giải phóng được 2ATP.

B. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều giải phóng năng lượng ATP.

C. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều diễn ra trong ti thể.

D. Tất cả mọi quá trình hô hấp đều trải qua giai đoạn đường phân.

(THPT Liễn Sơn – Vĩnh Phúc – Lần IV – 2020) Câu 45:Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã

bố trí một thí nghiệm như hình vẽ dưới đây. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đổ thêm nước sôi ngập hạt mầm vào thời điểm bắt đầu thí nghiệm thì lượng kết tủa trong ống nghiệm càng nhiều.

B. Có thể thay thế hạt nảy mầm bằng hạt khô và nước vôi trong bằng dung dịch NaOH loãng thì kết quả thí nghiệm không thay đổi.

C. Trước khi thêm nước sôi, do hoạt động hô hấp của hạt nên lượng CO2 tích luỹ trong bình ngày càng nhiều.

D. Thí nghiệm chứng minh nước là sản phẩm và là nguyên liệu của hô hấp.

(Sở GD&ĐT Phú Thọ – Lần I – 2020) Câu 46: Một bạn học sinh tiến hành các thí nghiệm sau:

- Ống nghiệm 0,2g các mẩu lá khoai đã loại bỏ cuống và gân chính + 20ml cồn 96O. - Ống nghiệm 0,2g các mẩu lá khoai đã loại bỏ cuống và gân chính + 20ml nước sạch.

- Ống nghiệm 0,2g củ cà rốt đã được nghiền nhỏ + 20ml cồn 96O

.

Sau 20 - 30 phút, bạn học sinh đó có thể chiết rút được diệp lục từ

A. cả 3 ống nghiệm. B. ống nghiệm 2. C. ống nghiệm 3. D. ống nghiệm 1.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 47: Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu ôxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hấp thì ôxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm nào sau đây của trình hô hấp?

A. ATP. B. NADH C. H2O. D. CO2.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 48: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì lá cây

A. đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước ở rễ liên tục B. đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.

C. thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.

D. đã tạo ra sức hút nước trong cây.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần I – 2020) Câu 49: Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng.

B. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

C. Hấp thụ nước luôn đi kèm với hấp thụ khoáng.

D. Cây hấp thụ khoáng ở dạng các ion.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần I – 2020) Câu 50: Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là gì?

A. Lực đẩy của áp suất rễ. B. Lực liên kết giữa các phân tử nước.

C. Lực hút do thoát hơi nước ở lá. D. Lực bám của các phân tử nước với thành mạch.

(Sở GD&ĐT Bắc Ninh – Lần II – 2020) Câu 51: Trong các loại hạt của cùng một cây sau đây, loại hạt nào có cường độ hô hấp mạnh nhất?

A. Hạt đã phơi khô để ngoài không khí. B. Hạt đã luộc chín.

C. Hạt đang nảy mầm. D. Hạt đã phơi khô được bọc kín bằng túi nilông.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2020) Câu 52: Khi nói về vai trò của quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quang hợp cung cấp nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng.

B. Quang hợp tạo ra toàn bộ các chất hữu cơ trên trái đất.

C. Quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

D. Quang hợp chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần II – 2020) Câu 53: Đặc điểm cấu tạo nào sau đây của lá thích nghi với chức năng thoát nước?

A. Lá mỏng và mọc nghiêng. B. Lớp cutin phủ kín biểu bì dày.

C. Lớp cutin dày phủ kín bề mặt lá. D. Bề mặt lá có nhiều khí khổng.

(Sở GD&ĐT Hưng Yên – Lần I – 2020) Câu 54: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.

B. Giai đoạn tái sinh chất nhận CO2 cần sự tham gia trực tiếp của NADPH.

C. Sản phẩm của pha sáng tham gia trực tiếp vào giai đoạn chuyển hóa AlPG thành glucôzơ.

D. Trong quang hợp, O2 được tạo ra từ CO2.

(Sở GD&ĐT Thái Nguyên – Lần I – 2020) Câu 55: Vì sao muốn bảo quản hạt thì lại cần phải phơi khô hạt?

A. Vì khi hạt khô, độ ẩm trong hạt thấp, cường độ hô hấp giảm.

B. Vì khi hạt khô, dễ gieo trồng cho vụ sau.

C. Vì khi hạt khô, không bị động vật ăn.

D. Vì khi hạt khô, cường độ hô hấp sẽ bằng 0.

(Sở GD&ĐT Thái Nguyên – Lần I – 2020) Câu 56: Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. ATP là sản phẩm của chuỗi phản ứng tối.

B. Trong pha tối của thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là APG.

C. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ H2O.

D. Chu trình Canvin diễn ra trong xoang tilacoit.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2020) Câu 57: Khi nói về quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quá trình chuyển hóa NO3 thành N2 do vi sinh vật kị khí thực hiện.

B. Quá trình cố định nitơ là quá trình N2 liên kết với H2 thành NH3.

C. Nhờ enzim nitrôgenaza vi sinh vật cố định nitơ có khả năng chuyển N2 thành NH3.

D. Thực vật có khả năng hấp thụ nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2020) Câu 58: Để tăng cường độ quang hợp của cây người ta thường áp dụng cách nào

A. Tưới nước, bón phân hợp lý. B. Giảm nồng độ khí CO2.

C. Lai thực vật C3 với thực vật C4. D. Tăng nồng độ O2 cho cây C3.

(Sở GD&ĐT – Vĩnh Phúc – Lần I – 2020) Câu 59: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp của thực vật với môi trường, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sự gia tăng nồng độ ôxi trong môi trường luôn làm tăng cường độ hô hấp.

B. Nồng độ CO2 cao trong môi trường có thể làm ức chế hô hấp.

C. Nước rất cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.

D. Trong giới hạn bình thường, nhiệt độ tăng sẽ làm tăng cường độ hô hấp.

(Trường Thanh Chương I – Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 60: Ý nào sau đây không phải là vai trò của hô hấp ở thực vật?

A. Giải phóng năng lượng dạng nhiệt. B. Giải phóng năng lượng ATP.

C. Tạo các sản phẩm trung gian. D. Tổng hợp các chất hữu cơ.

(Trường Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc – Lần I – 2020) Câu 61: Khi nói về quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Phân tử O2 được giải phóng trong quá trình quang hợp có nguồn gốc từ phân hử H2O.

B. Pha sáng chuyển hóa năng lượng của ánh sáng thành năng lượng trong NADP+, ADP+.

C. Pha sáng diễn ra trong chất nền (stroma) của lục lạp.

D. Pha tối cung cấp NADP+, ADP+ và glucôzơ cho pha sáng.

(Trường Chuyên Thái Bình – Lần II – 2020) Câu 62: Khi nói về mối quan hệ giữa hô hấp với quá trình trao đổi khoáng trong cây, phát biểu nào dưới đây sai?

A. Hô hấp tạo ra chất khử như FADH2, NADH để cung cấp cho quá trình đồng hóa các chất.

B. Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian để làm nguyên liệu đồng hóa các nguyên tố khoáng.

C. Quá trình hút khoáng sẽ cung cấp các nguyên tố để cấu thành các yếu tố tham gia quá trình hô hấp.

D. Hô hấp tạo ra ATP để cung cấp năng lượng cho tất cả các quá trình hút khoáng.

(Trường Chuyên Quốc Học Huế – Lần I – 2020) Câu 63: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.

B. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

C. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.

D. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây là bị động.

(Trường Chuyên Quốc Học Huế – Lần I – 2020) Câu 64: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Pha tối của quang hợp tạo ra NADP và ADP để cung cấp cho pha sáng.

B. Nếu không xảy ra quang phân li nước thì APG không được chuyển thành AlPG.

C. O2 được sinh ra trong quang hợp có nguồn gốc từ H2O và CO2. D. Cả thực vật C3, C4 và CAM đều có chu trình Canvin.

(Trường Chuyên Nguyễn Trãi – Hải Dương – Lần I – 2020) Câu 65: Cơ sở khoa học của phương pháp bảo quản khô với hạt giống.

A. Hạt khô làm giảm khối lượng nên dễ bảo quản.

B. Hạt khô có thể đạt cường độ hô hấp tối thiểu, giúp hạt sống ở trạng thái ngủ.

C. Hạt khô thì sinh vật gây hại không xâm nhập được.

D. Hạt khô không còn hoạt động hô hấp.

(Trường Chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái – Lần I – 2020)

Đề cương

Tài liệu liên quan