• Không có kết quả nào được tìm thấy

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?

A. Cách li cơ học. B. Cách li tập tính. C. Cách li sinh cảnh. D. Cách li thời gian.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) II. Thông hiểu:

B. Cách li địa lí tất yếu dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới.

C. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra nhanh chóng trong thời gian ngắn.

D. Hình thành loài bằng con đường sinh thái chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 8: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên đều có chung vai trò nào sau đây?

A. Loại bỏ hoàn toàn alen lặn ra khỏi quần thể.

B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định.

C. Cung cấp các alen đột biến cho quá trình tiến hóa.

D. Làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 9: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.

B. Đột biến cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

C. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

D. Di – nhập gen có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2017) Câu 10: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

B. Chọn lọc tự nhiên tác đông trư ̣ c tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.

C. Giao phối không ngâu nhiên luôn làm tă ̃ ng sự đa dạng di truyền của quần thể.

D. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen của quần thể theo môt chiều hướng nhất định.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 11: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.

C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 12: Khi nói về tiến hóa nhỏ theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị phân loại trên loài.

B. Tiến hóa nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

D. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 13: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể có kích thước nhỏ.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng đa dạng di truyền của quần thể.

C. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.

D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 14: Khi nói về vai trò của đột biến đối với quá trình tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.

B. Đột biến đa bội có thể dẫn đến hình thành loài mới.

C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá.

D. Đột biến cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 15: Khi nói về CLTN theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. CLTN là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.

B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.

C. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.

D. CLTN tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 16: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình này chỉ xảy ra ở động vật mà không xảy ra ở thực vật.

B. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

C. Vốn gen của quần thể có thể bị thay đổi nhanh hơn nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

D. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp, không có sự tác động của CLTN.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 17: Hiện tượng nào sau đây chắc chắn không làm thay đổi tần số alen của 1 quần thể?

A. Có sự giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể trong quần thể.

B. Có sự trao đổi các cá thể giữa quần thể đang xét với 1 quần thể lân cận cùng loài.

C. Có sự đào thải những cá thể kém thích nghi trong quần thể.

D. Có sự tấn công của 1 loài vi sinh vật gây bệnh dẫn đến giảm kích thước quần thể.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Câu 18: Khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Đột biến gen và nhập cư có thể làm phong phú vốn gen trong quần thể.

B. Giao phối không ngẫu nhiên và di – nhập gen đều làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

C. Yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen có vai trò tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

D. Chọn lọc tự nhiên và yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần II– 2019) Câu 19: Khi nói về tiến hoá nhỏ theo thuyết tiến hoá hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Đột biến là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá nhỏ.

B. Tiến hoá nhỏ không thể diễn ra nếu không có sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Tiến hoá nhỏ là quá trình hình thành các đơn vị tiến hoá trên loài

D. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 20: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm xuất hiện một số kiểu gen mới. B B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền của quần thể

C. Các yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định D. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể mang đến cho quần thể những alen mới

(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về bằng chứng sinh học phân tử?

A. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào.

B. Mã di truyền ở các loài khác nhau là khác nhau.

C. Tất cả các sinh vật đều có ADN giống nhau về số lượng các nuclêôtit.

D. Axit nucleic và protein của mỗi loài đều có các đơn phân giống nhau.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 22: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa hiện đại:

A. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

B. CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể lưỡng bội.

C. CLTN không bao giờ đào thải hết alen trội gây chết ra khỏi quần thể.

D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội

(THPT Chuyên Lương Văn Tụy – Ninh Bình – Lần I – 2019) Câu 23: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thành loài bằng cách li địa lí có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.

B. Quá trình hình thành loài mới chỉ diễn ra trong cùng khu vực địa lí.

C. Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái là con đường hình thành loài nhanh nhất.

D. Hình thành loài mới bằng cơ chế lai xa và đa bội hoá chỉ diễn ra ở động vật.

(THPT Liễn Sơn – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 24: Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?

A. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá thành phần kiểu gen của các quần thể trong loài.

B. Hình thành loài mới thường gắn với sự hình thành các đặc điểm thích nghi.

C. Thường xảy ra một cách nhanh chóng để hình thành loài mới.

D. Điều kiện địa lí không tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi của quần thể.

(THPT Chuyên Tuyên Quang – Lần I – 2019) Câu 25: Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.

B. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gian tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen của quần thể.

C. Di – nhập gen luôn làm thay đổi tần số alen cua quần thể theo một chiều hướng nhất định.

D. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.

(THPT Phú Bình – Thái Nguyên – Lần I – 2019) Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể.

B. Dấu hiệu nhận biết loài mới hình thành là sự xuất hiện cách li sinh sản.

C. Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật

D. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể dẫn đến tăng sự đa dạng di truyền

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 27: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của tiến hóa.

B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của tiến hóa.

C. Biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của tiến hóa.

D. Đột biến nhiễm sắc thể là nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 28: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình hình thành loài mới?

A. Cách li địa lí trong một thời gian dài luôn dẫn đến hình thành loài mới.

B. Trong cùng một khu vực địa lí, loài mới có thể được hình thành bằng con đường sinh thái hoặc lai xa và đa bội hóa.

C. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

D. Đa số các loài thực vật có hoa và dương xỉ đã được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 29: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa phân li.

B. Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.

C. Tính phổ biến của mã di truyền là một bằng chứng sinh học phân tử.

D. Hóa thạch là bằng chứng tiến hóa gián tiếp.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 30: Vai trò chủ yếu của cách li trong quá trình tiến hóa là

A. phân hóa khả năng sinh sản của các kiểu gen. B. nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc.

C. tạo nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa nhỏ. D. củng cố và tăng cường phân hóa kiểu gen.

(THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – Lần II – 2019) Câu 31: Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình này chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.

B. Diễn ra chậm hơn các con đường hình thành loài bằng cách li địa lí, tập tính hay sinh thái.

C. Bộ NST của loài mới này chứa hai bộ NST đơn bội của hai loài bố mẹ nên hữu thụ.

D. Cải lai song nhị bội sinh ra từ cải bắp và cải củ của Kapetrenco có thể sinh sản hữu tính bình thường.

(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần I – 2019) Câu 32: Vốn gen của quần thể giao phối có thể được làm phong phú thêm do

A. chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu hình có hại ra khỏi quần thể.

B. các cá thể nhập cư mang đến quần thể những alen mới.

C. sự giao phối của các cá thể có cùng huyết thống hoặc giao phối có chọn lọc.

D. được cách li địa lí ở một mức độ nhất định với các quần thể khác.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 33: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí xảy ra ở các loài động vật, thực vật phát tán mạnh.

B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh chóng, phổ biến ở thực vật có hoa.

C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Tất cả các loài sinh vật có thể được hình thành bằng con đường tập tính hoặc con đường sinh thái.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 34: Câu nào dưới đây nói về nhân tố tiến hóa là đúng?

A. Giao phối không ngẫu nhiên có thể làm thay đổi tần số alen có hại của quần thể.

B. Đột biến gen là nhân tố làm thay đổi nhanh chóng tần số alen trong quần thể.

C. Yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn 1 gen lặn có hại ra khỏi quần thể.

D. CLTN kéo dài, cuối cùng cũng sẽ loại bỏ hoàn toàn 1 gen lặn có hại ra khỏi quần thể.

(THPT Chuyên Cao Bằng – Lần I – 2019) Câu 35: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cách li địa lí không nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.

B. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về thành phần kiểu gen giữa các quần thể bị chia cắt.

C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật.

D. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 36: Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Quá trình này thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

B. Quá trình này thường xảy ra với các động vật có mức độ phát tán chậm.

C. Quá trình này không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và các nhân tố tiến hóa khác.

D. Cách ly địa lý là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019) Câu 37: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng về tiến hóa nhỏ?

A. Tiến hóa nhỏ giúp hình thành các đơn vị tiến hóa trên loài.

B. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử lâu dài.

C. Tiến hóa nhỏ diễn ra trong phạm vi rộng và diễn biến không ngừng.

D. Tiến hóa nhỏ làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019) Câu 38: Khi nói về di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hiện tượng xuất cử chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

C. Các cá thể nhập cư có thể mang lại các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

D. Kết quả của di - nhập gen là luôn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

(Sở GD&ĐT Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 39: Ví dụ nào sau đây minh họa cho hình thức cách đi trước hợp tử?

A. Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.

B. Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.

C. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.

D. Cóc thụ tinh với nhái tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển thành cơ thể.

(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần I – 2019) Câu 40: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

B. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.

C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm biến đổi tần số alen của quần thể...

D. Khi chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng tiến hóa và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể

(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 41: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng

A. Sống sót của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể sinh vật.

B. Sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể sinh vật.

C. Sinh sản của các cá thể với kiểu gen khác nhau trong quần thể sinh vật.

D. Thích nghi nhanh chóng của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể sinh vật.

(Sở GD&ĐT Cần Thơ – Lần I – 2019) Câu 42: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến trong quần thể.

B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới. C. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh.

D. Sự cách li địa lí là điều kiện tất yếu để hình thành loài mới.

(Sở GD&ĐT Cần Thơ – Lần I – 2019) Câu 43: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về vai trò của các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di – nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.

B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể.

C. Giao phối không ngẫu nhiên vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

D. Đột biến gen trong tự nhiên làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần III – 2019) Câu 44: Khi nói về con đường hình thành loài bằng cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyển.

B. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí ,mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.

C. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

D. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần III – 2019) Câu 45: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

B. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.

D. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

(THPT Cẩm Phả – Quảng Ninh – Lần II – 2020) Câu 46: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Hình thành loài mới bằng cách ly sinh thái thường xảy ra đối với các loài động vật ít di chuyển.

B. Quá trình hình thành loài mới có thể diễn ra trong khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

C. Quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

D. Hình thành loài mới nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa diễn ra phổ biến ở cả động vật và thực vật

(THPT Cẩm Phả – Quảng Ninh – Lần II – 2020) Câu 47: Khi nói về nhân tố di – nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Di nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.

B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di – nhập gen.

Đề cương

Tài liệu liên quan