• Không có kết quả nào được tìm thấy

Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể trong quần thể theo nhóm có ý nghĩa:

A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

C. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

D. Hỗ trợ nhau để chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

(THPT Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh – Lần II – 2019) Câu 60: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ở khoảng chống chịu, các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sống của sinh vật.

B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

C. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ giống nhau ở tất cả các loài sống trong vùng nhiệt đới.

D. Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019) Câu 61: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái?

A. Sinh vật sản xuất gồm vi sinh vật là chủ yếu và một số thực vật.

B. Các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống đều là những sinh vật tiêu thụ.

C. Nấm là một nhóm sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải của sinh vật thành các chất vô cơ.

D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.

(Sở GD&ĐT Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 62: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi kích thước quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

B. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

C. Khi mật độ quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh nhau để giành thức ăn, nơi ở.

D. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong các quần thể tự nhiên.

(Sở GD&ĐT Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên?

A. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.

C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.

D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.

(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần I – 2019) Câu 64: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ở hệ sinh thái trên cạn, tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.

B. Hệ sinh thái càng đa dạng về thành phần loài thì thường có lưới thức ăn càng đơn giản.

C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

D. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn có độ phức tạp tăng dần.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2019) Câu 65: Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong cùng một quần thể, khi mật độ tăng cao và khan hiếm nguồn sống thì sẽ làm tăng cạnh tranh cùng loài.

B. Cạnh tranh cùng loài làm loại bỏ các cá thể của loài cho nên có thể sẽ làm cho quần thể bị suy thoái.

C. Trong những điều kiện nhất định, cạnh tranh cùng loài có thể làm tăng kích thước của quần thể.

D. Khi cạnh tranh cùng loại xảy ra gay gắt thì quần thể thường xảy ra phân bố theo nhóm để hạn chế cạnh tranh.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2019) Câu 66: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?

A. Chim hải âu phân chia không gian làm tổ trong mùa sinh sản.

B. Cá ép sống bám trên cá lớn để tiết kiệm năng lượng di chuyển và tìm được nhiều thức ăn hơn.

C. Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào sống cùng nhau thành địa y.

D. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần II – 2019) Câu 67: Trong các ví dụ về mối quan hệ sinh thái sau đây, ví dụ nào thể hiện các loài tham gia đều không bị hại?

A. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các vi sinh vật xung quanh.

B. Cây tầm gửi sống bám trên cây gốc lớn trong rừng mưa nhiệt đới.

C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

D. Một số loài giun sán sống trong ruột lợn.

(Sở GD&ĐT Cần Thơ – Lần I – 2019) Câu 68: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật trong tự nhiên.

B. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể sinh vật chỉ xảy ra khi chúng đạt kích thước tối đa.

C. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể chỉ xảy ra ở quần thể thực, động vật có kích thước nhỏ

D. Quan hệ hỗ trợ làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể sinh vật.

(Sở GD&ĐT Cần Thơ – Lần I – 2019) Câu 69: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Khi kích thước quần thể để giảm xuống dưới mức tối thiểu dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên dẫn đến làm tăng tần số alen có hại.

B. Kích thước quần thể luôn ổn định không phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

C. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

D. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm mất nhiều alen có lợi của quần thể.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần III – 2019) Câu 70: Mô hình dưới đây mô tả tháp sinh thái của hai hệ sinh thái A và B:

Hãy cho biết phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sinh vật sản xuất ở tháp A có kích thước nhỏ, chu kỳ sống ngắn và sinh sản nhanh.

B. A có thể là hệ sinh thái dưới nước hoặc hệ sinh thái trên cạn.

C. Dựa vào hai tháp có thể xác định được sự thất thoát năng lượng khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.

D. Ở mỗi bậc dinh dưỡng chỉ gồm một loài sinh vật.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần III – 2019) Câu 71: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.

B. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có sự phân tầng của các loài động vật.

C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.

D. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 72: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng nào sau đây không đúng?

A. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên. B. Sinh thái của mỗi loài được mở rộng.

C. Tính đa dạng về loài tăng. D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.

(THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần III – 2019) Câu 73: Nhận định nào sau đây sai khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể?

A. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể.

B. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng có hình chữ J.

C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

D. Quần thể có các nhóm tuổi đặc trưng những thành phần nhóm tuổi của quần thể luôn thay đổi tùy thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.

(THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần III – 2019) Câu 74: Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái đều phù hợp cho sinh vật.

B. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. Môi trường tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái.

D. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

(THPT Chuyên Tuyên Quang – Lần I – 2019) Câu 75: Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài.

B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

C. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.

(THPT Chuyên Tuyên Quang – Lần I – 2019) Câu 76: Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ

A. Kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác.

B. Kí sinh và ức chế cảm nhiễm.

C. Cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi.

D. Cộng sinh, hợp tác và hội sinh.

(THPT Cẩm Phả – Quảng Ninh – Lần II – 2020) Câu 77: Khi nói về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1.

B. Nấm hoại sinh là một trong số các nhóm sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều được coi là sinh vật phân giải.

D. Sinh vật sản xuất bao gồm thực vật, tảo và tất cả các loại vi khuẩn.

(THPT Chuyên Bắc Giang – Lần III – 2020) Câu 78: Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.

B. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.

C. Các loài có ổ sinh thái thường giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh nhau.

D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đời thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

(THPT Chuyên Bắc Giang – Lần III – 2020) Câu 79: Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì điều nào sau đây thường xảy ra?

A. Số lượng cá thể trong quần thể ít, cơ hội gặp nhau của các cá thể đực và cái tăng lên dẫn tới làm tăng tỉ lệ sinh sản, làm số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

B. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, làm cho sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt hơn.

C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể và khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường của quần thể giảm.

D. Sự cạnh tranh về nơi ở giữa các cá thể giảm nên số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng.

(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần II – 2020) Câu 80: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Trong mối quan hệ hợp tác và quan hệ hội sinh, tất cả các loài tham gia đều được lợi.

B. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hội sinh và kí sinh.

C. Mối quan hệ giữa cây thân gỗ và cây tầm gửi sống bám trên thân cây gỗ là mối quan hệ hội sinh.

D. Trong mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi, sự biến động số lượng con mồi và số lượng vật ăn thịt có liên quan chặt chẽ với nhau.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần III – 2020) Câu 81: Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?

A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

D. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.

(THPT Chuyên Lương Văn Chánh – Phú Yên – Lần I – 2020) Câu 82: Ý nào sau đây không phải đặc điểm của dòng năng lượng trong hệ sinh thái?

A. Càng lên bậc dinh dưỡng cao thì năng lượng càng giảm.

B. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao.

C. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được truyền từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng và quay trở lại sinh vật sản xuất.

D. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp và mất qua chất thải, các bộ phận rơi rụng, chỉ một phần nhỏ năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.

(THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng – Lần II – 2020) Câu 83: Khi nói về trao đổi chất trong quần xã sinh vật phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Các loài cùng cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

B. Quần xã vùng ôn đới thường có lưới thức ăn đơn giản hơn quần xã vùng nhiệt đới.

C. Có hai loại chuỗi thức ăn chính là chuỗi bắt đầu từ sinh vật sản xuất và chuỗi bắt đầu bằng sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.

D. Lưới thức ăn càng có nhiều mắt xích chung thì quần xã càng kém ổn định.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 84: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.

B. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

C. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật. .

D. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2020) Câu 85: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.

B. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên.

D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.

(THPT Chuyên Vĩnh Phúc – Lần II – 2020) Câu 86: Cá mập hổ ăn rùa biển. Rủa biển ăn cỏ biển. Cá đẻ trứng vào bãi cỏ. Nếu người thợ săn giết hầu hết cá mập hổ trong hệ sinh thái này điều gì sẽ xảy ra ?

A. Sẽ có sự suy giảm của cá và sự gia tăng của cỏ biển.

B. Sẽ có sự gia tăng của rùa biển và sự gia tăng của cỏ biển.

C. Có sự gia tăng của rùa biển và giảm số lượng cá.

D. Sẽ có sự suy giảm của rùa biển và sự gia tăng của cỏ biển.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội – 2020) Câu 87: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng?

A. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật.

B. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng.

C. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái.

D. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội – 2020)

Đề cương

Tài liệu liên quan