• Không có kết quả nào được tìm thấy

Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

A. 8. B. 2. C. 4. D. 6.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?

A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS. C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 3: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 4: Ở người, bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây do đột biến nhiễm sắc thể gây nên?

A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh mù màu đỏ - xanh lục.

C. Hội chứng Đao. D. Bệnh bạch tạng.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 5: Cừu Đôly được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây?

A. Nhân bản vô tính. B. Cấy truyền phôi. C. Gây đột biến. D. Dung hợp tế bào trần.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 6: Dòng vi khuẩn E. coli mang gen mã hóa insulin của người được tạo ra nhờ áp dụng kĩ

thuật nào sau đây?

A. Chuyển gen. B. Gây đột biến. C. Nhân bản vô tính. D. Cấy truyền phôi.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2017) Câu 7: Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?

A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 8: Từ một phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra cừu con có kiểu gen

A. aabb. B. AAbb. C. aaBB. D. AaBb.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 9: Từ một cây hoa quý hiếm, bằng cách áp dụng kĩ thuật nào sau đây có thể nhanh chóng tạo ra nhiều cây có kiểu gen giống nhau và giống với cây hoa ban đầu?

A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Nuôi cấy mô.

C. Nuôi cấy noãn chưa được thụ tinh. D. Lai hữu tính.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 10: Sinh vật nào sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và giới đực là XO?

A. Châu chấu. B. Chim. C. Bướm. D. Ruồi giấm.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 11: Sinh vật nảo sau đây có cặp NST giới tính ở giới cái là XX và ở giới đực là XY?

A. Chim. B. Thỏ C. Bướm D. Châu chấu.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 12: Từ 1 cây có kiểu gen AABbDD, bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra tối đa bao nhiều dòng cây đơn bội có kiểu gen khác nhau?

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 13: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây gọi là thể dị hợp 2 cặp gen?

A. aaBb. B. AaBb. C. Aabb. D. AAbb.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2020) Cây 14: Theo lí thuyết, nếu phép lai thuận là ♂Cây quả tròn ♀Cây quả dài thì phép lai nào sau đây là phép lai nghịch?

A. ♂Cây quả tròn ♀Cây quả tròn. B. ♂Cây quả dài ♀Cây quả dài.

C. ♂Cây quả tròn ♀Cây quả dài. D. ♂Cây quả dài ♀Cây quả tròn.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 15: Menđen phát hiên ra các quy luật di truyền khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?

A. Ruồi giấm. B. Cải củ. C. Đậu Hà Lan. D. Chuột bạch.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 16: Coren phát hiện ra hiện tượng di truyền tế bào chất khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây?

A. Cây hoa phấn. B. Đậu Hà lan. C. Ruồi giấm. D. Hệ tuần hoàn.

(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2– 2020) Câu 17: Sau khi đưa ra giả thuyết về sự phân li đồng đều, Men Đen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?

A. Lại thuận. B. Cho tự thụ phấn. C. Lai phân tích. D. Lại nghịch.

(THPT Đội Cấn – Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 18: Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen không mong muốn trong hệ thống gen là ứng dụng quan trọng của:

A. Công nghệ tế bào. B. Công nghệ gen. C. Công nghệ sinh học. D. Kĩ thuật vi sinh.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần III – 2019) Câu 19: Đột biến tạo thể tam bội không được ứng dụng để tạo ra giống cây trồng nào sau đây?

A. Dâu tằm. B. Củ cải đường. C. Đậu tương. D. Nho.

(THPT Hàn Thuyên – Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 20: Hiện tượng di truyền làm hạn chế sự đa dạng của sinh vật là

A. phân li độc lập. B. tương tác gen. C. liên kết gen hoàn toàn. D. hoán vị gen.

(THPT Chuyên Hưng Yên – Lần II – 2019) Câu 21: Hiện tượng con lại có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với bố mẹ gọi là:

A. Bất thụ. B. Thoái hóa giống. C. Ưu thế lai. D. Siêu trội.

(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 22: Ở động vật có vú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính :

A. Con cái XX, con đực là XO. B. Con cái XO, con đực là XY.

C. Con cái XX, con đực là XY. D. Con cái XY, con đực là XX.

(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 23: Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:

A. Cường độ ánh sáng. B. Hàm lượng phân bón. C. Nhiệt độ môi trường. D. Độ pH của đất.

(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019) Câu 24: Trong kĩ thuật chuyển gen, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là vi khuẩn E.coli vì chúng:

A. Có tốc độ sinh sản nhanh. B. Có cấu tạo cơ thể đơn giản.

C. Thích nghi cao với môi trường. D. Dễ phát sinh biến dị.

(THPT Đoàn Thượng – Hải Dương – Lần I – 2019)

Câu 25: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra giống mới mang đặc điểm của hai loài mà cách tạo giống

Đề cương

Tài liệu liên quan