• Không có kết quả nào được tìm thấy

môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt

Câu 88: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

D. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt

(THPT Chuyên Lào Cai – Lần I – 2021) Câu 98: Xét 5 quần thể củng loài sống ở 5 hồ cả tự nhiên A, B, C, D, E. Tỉ lệ % cá thể của các nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản

A 32% 43% 25%

B 60% 30% 10%

C 20% 35% 45%

D 20% 55% 25%

E 50% 28% 22%

Phát biểu nào sau đúng khi dự đoán xu hướng phát triển của mỗi quần thể?

A Quần thể A, C, D là quần thể suy thoái. B. Quần thể A, B, C là quần thể suy thoái.

C. Quần thể C, D, E là quần thể phát triển. D. Quần thể B, D, E là quần thể phát triển.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần II – 2021) Câu 99: Đồ thị bên dưới đây mô tả biến động số lượng cá thể

của hai loài trong một quần xã. Nhận xét nào sau đây đúng về mối quan hệ giữa loài A và loài B?

A. Hợp tác. B. Kí sinh vật chủ.

C. Cộng sinh. D. Ức chế cảm nhiễm.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần II – 2021)

III. Vận dụng:

Câu 1: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.

II. Quan hệ dinh dưỡng giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.

III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.

IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I. Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ

bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức ăn.

III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 3: Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau:

Quần thể A B C D

Diện tích khu phân bố (ha) 25 240 193 195

Mật độ (cá thể/ha) 10 15 20 25

Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể đều không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể A có kích thước nhỏ nhất.

II. Kích thước quần thể B lớn hơn kích thước quần thể C.

III. Nếu kích thước của quần thể B và quần thể D đều tăng 2%/năm thì sau một năm kích thước của hai quần thể này sẽ bằng nhau.

IV. Thứ tự sắp xếp của các quần thể từ kích thước nhỏ đến kích thước lớn là: A, C, B, D.

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 4: Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, C, D, E, F, G, H, I.

Cho biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát

biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 bậc dinh dưỡng.

II. Loài D tham gia vào 3 chuỗi thức ăn.

III. Loài F tham gia vào 5 chuỗi thức ăn.

IV. Loài C chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

A. 2. B. 3.

C. 4. D. 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 5: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.

Khi nói về chuỗi thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.

II. Quan hệ dinh dưỡng giữa sâu ăn lá ngô và nhái dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.

III. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ mang và diều hâu đều là sinh vật tiêu thụ.

IV. Sự tăng, giảm số lượng nhái sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng rắn hổ mang.

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2017) Câu 6: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

II. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

III. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

IV. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018)

Câu 7: Ổ sinh thái dinh dưỡng của bốn quần thể M, N, P, Q thuộc bốn loài thú sống trong cùng một môi trường và thuộc cùng một bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các vòng tròn ở hình bên. Phân tích hình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quần thể M và quần thể Q không cạnh tranh về dinh dưỡng.

II. Sự thay đổi kích thước quần thể M có thể ảnh hưởng đến kích thước quần thể N.

III. Quần thể M và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng không trùng nhau.

IV. Quần thể N và quần thể P có ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 8: Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?

I. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện.

II. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.

III. Chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất.

IV. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ phục vụ cho phát triển kinh tế.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 9: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.

II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.

III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.

IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 10: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.

II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon điôxit (CO2).

III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4và NO3. IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 11: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.

II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.

III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 12: Khi nói về nhân tố sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nhân tố sinh thái là tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.

II. Tất cả các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật đều gọi là nhân tố hữu sinh.

III. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.

IV. Trong các nhân tố hữu sinh, nhân tố con người ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều sinh vật.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 13: Khi nói về chu trình cacbon trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Một trong những nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch.

II. Thực vật chỉ hấp thụ CO2 mà không có khả năng thải CO2 ra môi trường.

III. Tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.

IV. Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO2 thành các hợp chất hữu cơ.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 14: Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NO3vàNH4.

II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa thànhNH4nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ.

III. Trong đất, NO3có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa.

IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra.

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 15: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình

bên:

I. Sâu ăn lá và xén tóc thuộc cùng bậc dinh dưỡng.

II. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng.

III. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng.

IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 3. B. 4.

C. 1. D. 2.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019)

Câu 16: Đồ thị M và đồ thị N ở hình bên mô tả sự biến động số lượng cá thể của thỏ và số lượng cá thể của

Đề cương

Tài liệu liên quan