• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước.

II. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.

III. Tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng, làm nương rẫy.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019) Câu 33: Trong một hệ sinh thái, trong các nhóm loài sinh vật sau đây, có bao nhiêu nhóm loài thuộc sinh vật phân giải?

I. Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.

II. Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất.

III. Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải.

IV. Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển.

V. Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu các thành các chất vô cơ.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019) Câu 34: Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng của quần xã thường bị thay đổi.

II. Các quần xã khác nhau thường có độ đa dạng khác nhau.

III. Quần xã sinh vật của hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng cao hơn quần xã của hệ sinh thái tự nhiên.

IV. Nếu độ đa dạng của quần xã thay đổi thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng trong quần xã.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019) Câu 35: Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng bên. Có bao nhiều kết luận sau đây là đúng?

Thời gian Nhóm tuổi

I II III

Trước sinh sản 55% 42% 20%

Đang sinh sản 30% 43% 45%

Sau sinh sản 15% 15% 35%

I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển.

II. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải.

III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt.

IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ suy giảm số lượng trong tương lai.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) Câu 36: Trong các mối quan hệ sau, có bao nhiêu mối quan hệ mà trong đó chỉ có 1 loài có lợi?

I. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở môi trường xung quanh.

II. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.

III. Cây phong lan sống bám trên cây gỗ trong rừng.

IV. Cây nắp ấm bắt ruồi làm thức ăn.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) Câu 37: Có bao nhiều biện pháp sau đây góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái?

I. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp.

II. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh.

III. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí.

IV. Bảo vệ các loài thiên địch.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 38: Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì nguồn sống sẽ dồi dào, tốc độ sinh sản của quần thể sẽ đạt tối đa.

II. Nếu không có di – nhập cư và tỉ lệ sinh sản bằng tỉ lệ tử vong thì kích thước quần thể sẽ được duy trì ổn định.

III. Mật độ quần thể chính là kích thước của quần thể được tính trên đơn vị diện tích hay thể tích.

IV. Mức sinh sản và mức tử vong là hai nhân tố chủ yếu quyết định sự tăng trưởng kích thước của quần thể.

A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 39: Một lưới thức gồm có 10 loài sinh vật được mô tả như hình vẽ sau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn còn loài G chỉ tham gia vào 4 chuỗi thức ăn.

II. Trong lưới thức ăn này sinh khối loài A là nhỏ nhất.

III. Nếu loài A bị tiêu diệt thì lưới thức ăn này chỉ còn lại 8 chuỗi thức ăn.

IV. Loài E có thể là một loài động vật không xương sống.

A. 3. B. 4.

C. 1. D. 2.

(Liên Trường THPT Nghệ An – Lần II – 2019) Câu 40: Mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong một hệ sinh thái đồng có được mô tả như sau: Cỏ là thức ăn của cào cào, châu chấu, dế, chuột đồng, thỏ và cừu. Giun đất sử dụng mùn hữu cơ làm thức ăn. Cào cào, chấu chấu, giun đất và dế đều là thức ăn của gà. Chuột đồng và gà là thức ăn của rắn. Đại bàng sử dụng thỏ, rắn, chuột và gà làm thức ăn. Cừu là loài động vật được nuôi để lấy lông nên được con người bảo vệ, không bị loài khác ăn thịt. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở hệ sinh thái này có tối đa 10 chuỗi thức ăn.

II. Châu chấu, dế là sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

III. Giun đất là sinh vật phân giải.

IV. Nếu số lượng gà tăng thì số lượng cừu cũng có thể tăng lên.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 41: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về kích thước quần thể?

I. Kích thước quần thể sinh vật có thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa.

II. Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.

III. Khi kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì sự thích nghi của quần thể sẽ giảm.

IV. Khi kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì có thể xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 42: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể?

I. Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thích của quần thể.

II. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, nguồn sống không đủ cung cấp cho mọi cá thể.

III. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

IV. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần IV – 2019) Câu 43: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về diễn thế sinh thái?

I. Diễn thế thứ sinh xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa có một quần xã sinh vật nào.

II. Diễn thế nguyên sinh xảy ra ở môi trường đã có một quần xã sinh vật nhất định.

III. Trong diễn thế sinh thái, các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.

IV. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh.

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

(Sở GD&ĐT Quảng Nam – Lần I – 2019) Câu 44: Xét một lưới thức ăn như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 8 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Loài G có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc bậc 3.

IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể.

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

(Sở GD&ĐT Hà Tĩnh – Lần I – 2019) Câu 45: Khi nói về diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi của các điều kiện tự nhiên của mỗi trường.

II. Giai đoạn cuối cùng trong diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã đa dạng phong phú nhất.

III. Cho dù điều kiện thuận lợi, diễn thế thí sinh cũng không hình thành nên quần xã tương đối ổn định.

IV. Mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1

(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 46: Khi nói về kích thước quần thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong cùng một loài, quần thể nào có kích thước càng lớn thì quần thể đó thường có tổng sinh khối càng lớn.

II. Khi số lượng cá thể của quần thể càng tăng thì mức độ cạnh tranh cùng loài thường càng tăng.

III. Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì dễ xảy ra giao phối gần.

IV. Quá trình di cư của các cá thể sẽ làm giảm kích thước quần thể.

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

(Sở GD&ĐT Tiền Giang – Lần I – 2019) Câu 47: Khi nói về thành phần của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Một hệ sinh thái luôn có các loài sinh vật và môi trường sống của sinh vật.

II. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

III. Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ để cung cấp cho các sinh vật tiêu thụ trong hệ sinh thái.

IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu sinh của hệ sinh thái.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 48: Trong một hệ sinh thái, xét 15 loài sinh vật: 6 loài cỏ, 3 loài côn trùng, 2 loài chim, 2 loài nhái, 1 loài giun đất, 1 loài rắn. Trong đó, cả 3 loài côn trùng đều sử dụng 6 loài cỏ làm thức ăn; 2 loài chim và 2 loài nhái đều sử dụng cả 3 loài côn trùng làm thức ăn; răn ăn tất cả các loài nhái; giun đất sử dụng xác chết của các loài làm thức ăn; giun đất lại là nguồn thức ăn của 2 loài chim. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 92 chuỗi thức ăn.

II. Chim được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 3 ở 36 chuỗi thức ăn.

III. Nếu loài rắn bị tiêu diệt thì 2 loài chim có thể bị giảm số lượng.

IV. Nếu cả 6 loài cỏ đều bị giảm số lượng thì tổng sinh khối của các loài động vật sẽ giảm.

A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.

(Sở GD&ĐT Đà Nẵng – Lần I – 2019) Câu 49: Trong một giờ học thực hành, khi quan sát một lưới thức ăn, một học sinh đã mô tả như sau: Sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và chuột ăn rễ cây đều có nguồn thức ăn lấy từ cây dẻ, chim ăn sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả; diều hâu sử dụng chim sâu, chim ăn hạt và chuột làm thức ăn, rắn ăn chuột, mèo rừng ăn chuột và côn trùng cánh cứng. Dựa vào mô tả này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Diều hâu vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 3 vừa thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2.

II. Không có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa rắn và diều hâu.

III. Lưới thức ăn này có 8 chuỗi thức ăn.

IV. Quan hệ giữa mèo rừng và chim sâu là quan hệ hội sinh.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần III – 2019) Câu 50: Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các loài sống trong một môi trường thì sẽ luôn có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

II. Các loài có ổ sinh thái thường giống nhau, khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.

III. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài sống ở vùng ôn đới.

IV. Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn hẹp.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

(THPT Cẩm Phả – Quảng Ninh – Lần II – 2020) Câu 51: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Những giải thích nào sau đây là phù hợp?

I. Mật độ cá thể của quần thể giảm, môi trường không đủ cung cấp nguồn sống cho các cá thể trong quần thể.

II. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.

III. Sự cạnh tranh giữa các cá thể bị tăng làm tăng tỷ lệ tử vong của quần thể.

IV. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít

A. II và IV. B. I và II. C. I và IV. D. II và III.

(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần II – 2020) Câu 52: Một loài cây dây leo thuộc họ Thiên lý sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo

phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Loài dây leo thu nhận chất dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem dự trữ trong tổ. Kiến sống trên thân cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây. Trong các kết luận sau về mối quan hệ giữa các loại này có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Quan hệ giữa cây gỗ và cây dây leo là quan hệ hội sinh.

II. Quan hệ giữa kiến và sâu đục thân là quan hệ cộng sinh.

III. Quan hệ giữa cây gỗ và kiến là quan hệ hợp tác.

IV. Quan hệ giữa kiến và cây dây leo là quan hệ cộng sinh.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội– 2020) Câu 53: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở

hình bên:

I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.

II. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

III. Quan hệ giữa đại bàng và rắn là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác.

IV. Có tối đa 4 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

(Cụm Trường Sóc Sơn – Mê Linh – Hà Nội– 2020) Câu 54: Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ ức chế – cảm nhiễm?

I. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.

II. Cây phong lan sống bám trễn thân cây gỗ.

III. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của các sinh vật xung quanh.

IV. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cũng bắt chuột làm thức ăn.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(Đại Học Quốc Gia Hà Nội – Lần I– 2020) Câu 55: Giả sử một chuỗi thức ăn ở một hệ sinh thái vùng biển khơi được mô tả như sau:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về chuỗi thức ăn này?

I. Chuỗi thức ăn này có 4 bậc dinh dưỡng.

II. Chỉ có cá trích và cá ngừ là sinh vật tiêu thụ.

III. Cá ngừ thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Mối quan hệ giữa cá ngừ và cá trích là quan hệ giữa sinh vật ăn thịt và con mồi.

A. 3 B. 1. C. 4. D. 2.

(THPT Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần II – 2020) Câu 56: Một lưới thức ăn gồm có 9 loài được mô tả như hình bên.

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 11 chuỗi thức ăn, trong đó chuỗi dài nhất có 7 mắt xích.

II. Nếu loài I bị tuyệt diệt thì lưới thức ăn này chỉ có tối đa 5 loài.

III. Loài H tham gia vào 10 chuỗi thức ăn.

IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 4 mắt xích.

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

(THPT Nam Trực – Nam Định – Lần I – 2020) Câu 57: Một loài giun tròn sống bám trong miệng của loài cá lớn, sử dụng thức ăn dư thừa còn dính vào miệng của loài cá lớn mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, sinh sản của loài cá lớn. Trong ruột của loài giun tròn có loài vi khuẩn sinh sống và sau khi bám lên cá lớn thì tạo nên các khe hở để 1 loài vi sinh vật khác bám lên và sinh sống nhưng không gây bệnh cho các loài tham gia. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Quan hệ giữa giun với loài vi sinh vật là quan hệ hội sinh.

II. Mối quan hệ giữa tất cả các loài nói trên đều là quan hệ cộng sinh.

III. Quan hệ giữa vi sinh vật với cá lớn là quan hệ hội sinh.

IV. Nếu loài giun tròn bị tiêu diệt thì loài vi sinh vật sẽ tách ra khỏi cá lớn.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

(Sở GD&ĐT Bắc Ninh – Lần II – 2020) Câu 58: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía sau luôn bé hơn sinh khối của mắt xích phía trước.

II. Quần xã có độ đa dạng về thành phần loài rất cao thì chuỗi thức ăn có thể có hàng trăm mắt xích.

III. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

IV. Lưới thức ăn thường bị thay đổi khi cấu trúc của quần xã bị thay đổi.

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

(Sở GD&ĐT Bắc Ninh – Lần II – 2020) Câu 59: Cho các ví dụ sau:

I. Trùng roi sống trong ruột mối. II. Vi khuẩn Rhizobium sống trong rễ cây họ đậu.

III. Cây phong lan sống trên thân cây gỗ mục. IV. Cây tầm gửi sống trên cây khác.

V. Cá nhỏ xỉa răng cho cá lớn để lấy thức ăn. VI. Giun sán sống trong ruột người.

Có bao nhiêu ví dụ về quan hệ hỗ trợ :

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5

(THPT Chuyên Lào Cai – Lần I – 2021) Câu 60: Lưới thức ăn bên đây được coi là lưới thức ăn điển hình ở một

quần xã trên cạn. Cho các nhận định:

I. Xét về khía cạnh hiệu suất sinh thái, tổng sinh khối của loài C và D có lẽ thấp hơn so với tổng loài A và B.

II. Loài A và B chắc chắn là các sinh vật sản xuất chính trong quần xã kể trên.

III. Sự diệt vong của loài C làm gia tăng áp lực cạnh tranh trong nội bộ loài H.

IV.Sự diệt vong loài C và D khiến cho quần xã bị mất tới 66,7% số loài.

Số nhận định không chính xác:

A. 2 B. 1 C.

3 D. 4

(THPT Chuyên Lào Cai – Lần I – 2021) Câu 61: Khảo sát quần xã sinh vật ở rặng san hô người ta thấy: cá vược, rùa biển ăn san hô, san hô là nơi sống bắt buộc của tảo lục và tảo lục quang hợp cung cấp cacbohiđrat cho san hô. Rùa biển ăn tôm he, tôm he ăn giun và mùn bã hữu cơ. San hô sử dụng động vật phù du làm thức ăn, động vật phù du sử dụng thực vật phù du. Động vật phù du làm thức ăn cho cá trích và cá cơm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Có 3 mối quan hệ trong quần xã.

II. Nếu lượng động vật phù du suy giảm thì sự cạnh tranh gay gắt sẽ xuất hiện giữa các cơm, cá trích và san hô.

III. Khi rặng san hô bị giảm thì số lượng cá trích, cá cơm và rùa biển tăng.

IV. Cá trích, cá cơm là những sinh vật tiêu thụ bậc 2.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2021) Câu 62: Khi nói về các mối quan hệ trong quần xã, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Trong quan hệ hội sinh các loài đều có lợi.

II. Trong quan hệ cộng sinh các loài hợp tác chia sẻ với nhau, có loài có lợi, có loài không được lợi.

III. Cạnh tranh giữa các loài có thể ảnh hưởng đến sự phân bố địa lí của các loài.

IV. Trong quan hệ vật kí sinh – vật chủ, vật kí sinh luôn tiêu diệt vật chủ để lấy nguồn sống.

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2021) Câu 63: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Lưới thức ăn rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hơn lưới thức ăn vùng thảo nguyên.

II. Loài có giới hạn sinh thái rộng về các nhân tố sinh thái thì vùng phân bố của loài rộng.

III. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn luôn trở nên đa dạng và phong phú.

IV. Trong quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn.

A. 2. B. 4. C. 1. D.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2021) Câu 64: Cymothoa exigua là một loại sinh vật có hình dáng nhỏ như con rệp và được tìm thấy ở nhiều khu vực quanh vịnh California, loài này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần

Đề cương

Tài liệu liên quan