• Không có kết quả nào được tìm thấy

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bởi tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?

A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một chiều hướng nhất định?

A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, loại biến dị nào sau đây là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa?

A. Thường biến. B. Đột biến gen.

C. Đột biến nhiễm sắc thể. D. Biến dị tổ hợp.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 4: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 5: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?

A. Giao phối ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Di – nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2017) Câu 6: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:

I. Tiến hóa hóa học. II. Tiến hóa sinh học. III. Tiến hóa tiền sinh học.

Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

A. I → III → II. B. II → III → I. C. I → II → III. D. III → II → I.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến.

C. di – nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 8: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các nhóm linh trưởng?

A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Trung sinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, loài người xuất hiện ở đại nào sau đây?

A. Đại Trung sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Nguyên sinh. D. Đại Tân sinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 10: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là

A. đột biến gen. B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. D. biến dị tổ hợp.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.

C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 12: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn ở đại nào sau đây?

A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Trung sinh.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 13: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào xuất hiện thực vật có hoa?

A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Cổ sinh. D. Đại Trung sinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 14: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, chim phái sinh ở:

A. đại Thái cổ. B. đại Trung sinh. C. đại Tân sinh. D. đại Nguyên sinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2019) Câu 15: Hai loài ếch sống trong cùng môi trường nhưng vào mùa sinh sản chúng có tiếng kêu gọi bạn tình khác nhau nên không giao phối với nhau. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, đây là ví dụ về cơ chế cách li

A. thời gian. B. sinh thái. C. tập tính. D. cơ học.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2019) Câu 16: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, lưỡng cư phái sinh ở đại:

A. Cổ sinh. B. Tân sinh. C. Trung sinh. D. Nguyên sinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2020) Câu 17: Quần thể A và quần thể B thuộc cùng 1 loài động vật; một số cá thể từ quần thể A chuyển sang sáp nhập vào quần thể B, mang theo các alen mới làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể B. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng này được gọi là

A. giao phối ngẫu nhiên . B. di – nhập gen . C. đột biến D. chọn lọc tự nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2 – 2020) Câu 18: Chuỗi β – hemôglôbin của một số loài trong bộ Linh trưởng đều gồm 146 axit amin nhưng khác biệt nhau ở một số axit amin, thể hiên ở bảng sau:

Các loài trong bộ Linh trưởng Tinh tinh Gôrila Vượn Gibbon Khỉ sóc

Số axit amin khác biệt so với người 0 1 3 9

Theo lí thuyết, loài nào ở bảng này có quan hệ họ hàng gần với người nhất?

A. Vượn Gibbon. B. Gôrila. C. Khỉ sóc. D. Tinh tinh.

(Đề Thi THPTQG Mã 221 – Đợt 2 – 2020) Câu 19: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là

A. Đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Quá trình giao phối. D. Di – nhập gen.

(THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 20: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng

A. cách li tập tính B. cách li cơ học. C. cách li thời gian D. cách li nơi ở.

(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 21: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là

A. Gorila. B. Vượn. C. Tinh tinh. D. Đười ươi

(THPT Liễn Sơn – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 22: Trong một hồ ở châu Phi, có hai loài cá rất giống nhau về các đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, một loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng

A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. cách li tập tính.

(THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 23: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá song hành. B. sự tiến hoá phân li.

C. sự tiến hoá đồng quy. D. phản ánh nguồn gốc chung.

(THPT Ngô Quyền – Hải Phòng – Lần II – 2019) Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, cặp nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phong phú vốn gen của quần thế?

A. Giao phối không ngẫu nhiên và đột biến. B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen. D. Di nhập gen và đột biến.

(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần I – 2019) Câu 25: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là?

A. Biến dị tổ hợp. B. Đột biến gen. C. Thường biến. D. Biến dị cá thể.

(Sở GD&ĐT Thanh Hóa – Lần I – 2019) Câu 26: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Chân chuột chũi và chân dế chũi. B. Gai xương rồng và gai hoa hồng.

C. Mang cá và mang tôm. D. Tay người và vây cá voi.

(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần II – 2019) Câu 27: Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?

A. Cách li tập tính. B. Cách li thời gian. C. Cách li nơi ở. D. Cách li cơ học.

(THPT Chuyên Quốc Học Huế – Lần III – 2019) Câu 28: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây phản ánh sự tiến hóa phân li?

A. Cánh chim và tay người. B. Mang cá và mang tôm.

C. Gai xương rồng và gai hoa hồng. D. Cánh dơi và cánh bướm.

(THPT Chuyên Hưng Yên – Lần II – 2020) Câu 29: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tính trên mỗi gen, ở mỗi thế hệ, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể rất chậm và coi như không đáng kể?

A. Di – nhập gen. B. Giao phối không ngẫu nhiên.

C. Chọn lọc tự nhiên D. Đột biến

(THPT Hồng Quang – Hải Dương – Lần II – 2020) Câu 30: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể theo

hướng xác định?

A. Di – nhập gen. B. Đột biến. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.

(THPT Lê Hồng Phong – Nam Định – Lần II – 2020) Câu 31: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây làm phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể?

A. Chọn lọc tự nhiên. B. Di – nhập gen.

C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2020) Câu 32: Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hoá của sinh vật là

A. Bằng chứng sinh học phân tử. B. Bằng chứng hoá thạch.

C. Bằng chứng tế bào học. D. Bằng chứng giải phẫu so sánh.

(THPT Thái Hòa – Nghệ An – Lần II – 2020) Câu 33: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu?

A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.

C. Đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần I – 2021) Câu 34: Hai nhóm cây thông có kiểu hình rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn có khả năng thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3. Ví dụ trên thuộc dạng cách ly nào?

A. Cách li cơ học. B. Cách li tập tính. C. Cách li sinh cảnh. D. Cách li thời gian.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) II. Thông hiểu:

Đề cương

Tài liệu liên quan