• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?

Câu 58: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái trong đó sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt

B. Quần thể IV có tần số kiểu gen Aa lớn gấp 2 lần tần số kiểu gen aa.

C. Quần thể III có tần số kiểu gen AA bằng tần số kiểu gen aa.

D. Tần số kiểu gen Aa của quần thể III nhỏ hơn tần số kiểu gen Aa của quần thể II.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2017) Câu 4: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong diễn thế nguyên sinh, lưới thức ăn ở quần xã đỉnh cực có cấu trúc đơn giản hơn lưới thức ăn ở quần xã tiên phong.

B. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn của quần xã thảo nguyên.

C. Trong lưới thức ăn, một loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 5: Khi nói về quan hệ sinh thái giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong quan hệ cộng sinh, các loài hợp tác chặt chẽ với nhau và tất cả các loài tham gia đều có lợi.

B. Trong quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác, kích thước cơ thể sinh vật ăn thịt luôn lớn hơn kích thước cơ thể con mồi.

C. Trong quan hệ kí sinh, kích thước cơ thể sinh vật kí sinh nhỏ hơn kích thước cơ thể sinh vật chủ.

D. Trong quan hệ hội sinh, có một loài có lợi còn loài kia không có lợi cũng không bị hại.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 6: Ví dụ nào sau đây thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ.

C. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.

D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2017) Câu 7: Khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.

C. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.

D. Quan hệ cạnh tranh không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố cá thể của quần thể trong tự nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2017) Câu 8: Khi nói về diễn thế nguyên sinh, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong diễn thế nguyên sinh, thành phần loài của quần xã không thay đổi.

B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.

C. Kết quả của diễn thế nguyên sinh là hình thành quần xã suy thoái.

D. Diễn thế nguyên sinh chỉ chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2017) Câu 9: Khi kích thước của quần thể sinh vật vượt quá mức tối đa, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì có thể dẫn tới khả năng nào sau đây?

A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.

B. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

C. Mức sinh sản của quần thể giảm.

D. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2018) Câu 10: Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn ở thảo nguyên.

B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.

C. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.

D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy thoái.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 11: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.

B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.

C. Nếu kích thước quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ nhau.

D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2018) Câu 12: Khi nói về nhóm tuổi và cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

B. Nghiên cứu về nhóm tuổi của quần thể giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn.

C. Tuổi sinh thái là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

D. Những quần thể có tỉ lệ nhóm tuổi sau sinh sản lớn hơn 50% luôn có xu hướng tăng trưởng kích thước theo thời gian.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 13: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

B. Nhóm sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật.

C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

D. Nấm thuộc nhóm sinh vật tự dưỡng.

(Đề Thi THPTQG Mã 202 – 2018) Câu 14: Khi nói về bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng.

B. Trong một chuỗi thức ăn, một loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

C. Sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất là mắt xích khởi đầu của chuỗi thức ăn.

D. Bậc dinh dưỡng cấp 1 gồm các loài động vật ăn thực vật.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 15: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.

B. Sự phân bố cá thể có ảnh hưởng tới khả năng khai thác nguồn sống trong môi trường.

C. Mật độ cá thể của mỗi quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm.

D. Khi kích thước quần thể đạt mức tối đa thì tốc độ tăng trưởng của quần thể là lớn nhất.

(Đề Thi THPTQG Mã 203 – 2018) Câu 16: Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.

B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 17: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.

B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.

C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.

D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.

(Đề Thi THPTQG Mã 204 – 2018) Câu 18: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Kích thước quần thể luôn giống nhau giữa các quần thể cùng loài.

B. Kích thước quần thể chỉ phụ thuộc vào mức độ sinh sản và mức độ tử vong của quần thể.

C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì mức độ cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng cao.

D. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, mức độ sinh sản của quần thể sẽ tăng lên.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 19: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thực vật đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật.

B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể.

C. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.

D. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 20: Giả sử một lưới thức ăn được mô tả như sau: Thỏ, chuột, châu chấu và chim sẻ đều ăn thực vật; châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột. Phát biểu nào sau đây đúng về lưới thức ăn này?

A. Cáo và cú mèo có ổ sinh thái về dinh dưỡng khác nhau.

B. Có 5 loài cùng thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.

C. Chuỗi thức ăn dài nhất gồm có 5 mắt xích.

D. Cú mèo là sinh vật tiêu thụ bậc 3.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 21: Khi nói về thành phần hữu sinh trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả nấm đều là sinh vật phân giải.

B. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 luôn có sinh khối lớn hơn sinh vật tiêu thụ bậc 2.

C. Tất cả các loài động vật ăn thịt thuộc cùng một bậc dinh dưỡng.

D. Vi sinh vật tự dưỡng được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

(Đề Thi Minh Họa THPTQG – 2019) Câu 22: Giả sử kết quả khảo sát về diện tích khu phân bố (tính theo m2) và kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) của 4 quần thể sinh vật cùng loài ở cùng một thời điểm như sau:

Quần thể I Quần thể II Quần thể III Quần thể IV

Diện tích khu phân bố 3558 2486 1935 1954

Kích thước quần thể 4270 3730 3870 4885

Xét tại thời điểm khảo sát, mật độ cá thể của quần thể nào trong 4 quần thể trên là cao nhất?

A. Quần thể I. B. Quần thể III. C. Quần thể II. D. Quần thể IV.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 23: Một lưới thức ăn trên đồng cỏ được mô tả như sau: thỏ, chuột đồng, châu chấu và chim sẻ đều ăn cỏ;

châu chấu là thức ăn của chim sẻ; cáo ăn thỏ và chim sẻ; cú mèo ăn chuột đồng. Trong lưới thức ăn này sinh vật nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?

A. Chim sẻ. B. Cáo. C. Cỏ. D. Thỏ.

(Đề Thi THPTQG Mã 201 – 2019) Câu 24: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản

Số 1 150 149 120

Số 2 250 70 20

Số 3 50 120 155

Hãy chọn kết luận đúng.

A. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá.

B. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.

C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.

D. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 25: Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một các đồng đều trong môi trường có ý nghĩa:

A. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài.

B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

C. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.

D. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần II – 2019) Câu 26: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

A. Khi mật độ tăng quá cao, nguồn sống khan hiếm, các cá thể có xu hướng cạnh tranh với nhau để giành thức ăn, nơi ở.

B. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chứa của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm giảm khả năng sinh sản.

C. Hiện tượng cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể vô cùng hiếm xảy ra trong tự nhiên.

D. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố cá thể trong quần thể được duy trì ở một mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 27: Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong một lưới thức ăn, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.

B. Khi thành phân loài trong quân xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi.

C. Trong một chuỗi thức ăn, sinh khối của mắt xích phía truóc bé hoqn sinh khối của mắt xích phía sau liền kề

D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 28: Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái

A. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.

B. ở mức phù hợp nhất đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.

C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường D. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất

(THPT Liên Sơn – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 29: Quần thể nào sau đây có sự biến động số lượng cá thể không theo chu kì?

A. Khi nhiệt độ xuống dưới 8OC số lượng ếch nhái giảm mạnh.

B. Số lượng cá cơm vùng biển Peru biến động khi có dòng nước nóng chảy qua.

C. Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa hè.

D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2019) Câu 30: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong diễn thế nguyên sinh, càng về giai đoạn sau thì số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài đều tăng.

B. Con người là nguyên nhân chủ yếu bên trong gây ra diễn thế sinh thái.

C. Sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường.

D. Kết thúc diễn thế thứ sinh luôn hình thành quần xã ổn định.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2019) Câu 31: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vai trò của chu trình sinh, địa, hóa đối với hệ sinh thái?

A. Đảm bảo giữ ấm cho các sinh vật.

B. Dòng năng lượng qua hệ sinh thái theo một chiều và cuối cùng bị tiêu biến ở dạng nhiệt.

C. Giúp loại bỏ chất độc ra khỏi hệ sinh thái.

D. Chất dinh dưỡng và các phân tử duy trì sự sống có nguồn cung cấp hạn chế nên cần được tái tạo lại liên tục.

(THPT Chuyên ĐH Vinh – Nghệ An – Lần I – 2019) Câu 32: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.

B. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.

C. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể

D. Thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật

(THPT Chuyên Sư Phạm – Hà Nội – Lần II – 2019) Câu 33: Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, kết luận nào sau đây không đúng?

A. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.

B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.

C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.

D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái càng mạnh.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần II – 2019) Câu 34: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc định dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái.

B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).

C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình định dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.

D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình định dưỡng được trở lại môi trường không khí.

(THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – Lần I – 2019) Câu 35: Ví dụ nào sau đây minh họa cho quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?

A. Khi thiếu thức ăn, một số loài động vật ăn thịt các cá thể đồng loại.

B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ.

C. Ở nhiều loài thú, vào mùa sinh sản, các con đực thường đánh nhau để giành quyền giao phối.

D. Vi khuẩn nốt sần sống trong nốt sần cây họ đậu, lấy chất hữu cơ từ cây và cung cấp nitơ cho cây.

(THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu – Đồng Tháp – Lần I – 2019) Câu 36: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thể sinh thái?

A. Diễn thế sinh thái luôn dẫn đến một quần xã ổn định.

B. Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn.

C. Một trong những nguyên nhân gây diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã.

D. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của quần xã tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.

(THPT Yên Lạc 2 – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 37: Ví dụ nào sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

A. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng.

B. Trong một ruộng lúa, lúa và có tranh nhau về dinh dưỡng và ánh sáng.

C. Tảo giáp nở hoa gây độc cho sinh vật sống trong cùng môi trường.

D. Trong một vườn ươm bạch đàn, một số cây bị chết do thiếu ánh sáng.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 38: Cho biết các vòng tròn I,II, III, IV mô tả sự trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng của quần thể thuộc 4 loài thú (quần thể I,II, III, IV) sống trong cùng 1 khu vực. Khi nguồn thức ăn cạn kiệt thì sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể nào diễn ra gay gắt?

A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể II. D. Quần thể I.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 39: Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể thì

A. Mức sinh sản của quần thể và tỉ lệ sống sót của các con non đều giảm.

B. Kích thước quần thể tăng lên nhanh chóng.

C. Các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.

D. Mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm.

(Sở GD&ĐT Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 40: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giới hạn sinh thái?

A. Sinh vật sống được ngoài khoảng giới hạn sinh thái khi gặp điều kiện thuận lợi.

B. Trong khoảng chống chịu, nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.

C. Giới hạn sinh thái chỉ đúng với các nhân tố vô sinh.

D. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của nhiều nhân tố thái mà ở đó sinh vật phát triển ổn định theo thời gian.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 41: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong.

Giải thích nào sau đây không đúng về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên?

Đề cương

Tài liệu liên quan