• Không có kết quả nào được tìm thấy

Có mấy phát biểu sau đây đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

I. Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường xảy ra với những loài động vật ít di chuyển xa.

II. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.

III. Hình thành loài nhờ lại xa và đa bội hóa thường xảy ra trong quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ họ hàng gần gũi.

IV. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến Số phương án đúng là:

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

(THPT Chuyên Bắc Ninh – Lần I – 2019) Câu 2: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm biến đổi tần số kiểu gen, qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.

II. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu theo hướng xác định.

III. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp cho tiến hóa.

IV. Yếu tố ngẫu nhiên và di nhập gen làm giảm đa dạng vốn gen của quần thể.

A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần I – 2019) Câu 3: Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về tiến hoá nhỏ?

I. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ.

II. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp.

III. Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...).

IV. Tiến hóa nhỏ diễn ra ở những loài có kích thước nhỏ, vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ, vòng đời ngắn.

A. 2. B. 3. C. 4 . D. 1.

(THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 4: Khi nói về di – nhập gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các cá thể nhập cư có thể mang đến những alen mói làm phong phú vốn gen của quần thể.

II. Kết quả của di - nhập gen là luôn dẫn đến làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

III. Nếu số lượng cá thể nhập cư bằng số lượng cá thể xuất cư thì chắc chắn không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

IV. Hiện tượng xuất cử chỉ làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần I – 2019) Câu 5: Theo quan điểm của học thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây sai?

I. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

II. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

III. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

IV. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội trong quần thể vi khuẩn

A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.

(Cụm Các Trường Chuyên – Lần I – 2019) Câu 6: Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là sai khi nói về giao phối ngẫu nhiên?

I. Giao phối ngẫu nhiên không làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quân thể.

II. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các biến dị tổ hợp, góp phần trung hòa tính có hại của đột biến.

III. Giao phối ngẫu nhiên tạo ra các kiểu gen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

IV. Giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa.

A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

(THPT Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng – Lần I – 2019) Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quá trình hình thành loài?

I. Hình thành loài bằng con đường cách ly sinh thái xảy ra với những loài có cùng khu vực địa lí.

II. Hình thành loài bằng con đường địa lý không gặp ở những loài ít hoặc không có khả năng di chuyển III. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra nhanh và ít gặp ở động vật.

IV. Hình thành loài bằng con đường cách ly tập tính chỉ gặp ở động vật mà không gặp ở thực vật

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

(THPT Chuyên KHTN – Hà Nội – Lần II – 2019) Câu 8: Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN) theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

I. CLTN chỉ diễn ra khi môi trường sống thay đổi.

II. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu gen làm biến đổi tần số alen của quần thể.

III. CLTN qui định chiều hướng tiến hóa và nhịp điệu tiến hóa.

IV. CLTN thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các thể với các kiểu gen khác nhau.

V. CLTN chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chống lại alen trội.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.

(THPT Đào Duy Từ – Hà Nội – Lần III – 2019) Câu 9: Cho các phát biểu sau đây về các cơ chế cách li và quá trình hình thành loài

I. Hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần thiết phải có sự tham gia của cách li địa lý.

II. Mọi con đường hình thành loài ở các loài giao phối đều cần có sự tham gia của cách li sinh sản.

III. Mọi con đường hình thành loài đều có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.

IV. Hình thành loài bằng con đường địa lý và con đường sinh thái đều diễn ra trong cùng khu phân bố.

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

(THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc – Lần III – 2019) Câu 10: Khi nói về tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể chỉ làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.

II. Làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

III. Có thể làm tăng tần số alen có lợi, giảm tần số alen có hại trong quần thể.

IV. Có thể tạo ra alen mới làm tăng nguồn nguyên liệu của tiến hóa.

A. 2 . B. 1. C. 3. D. 4.

(THPT Chuyên Nguyễn Chí Thanh – Đắk Nông – Lần II – 2019) Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.

II. Di – nhập gen có xu hướng làm tăng sự khác biệt di truyền giữa các quần thể theo thời gian.

III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen.

IV. Loài mới vẫn có thể được hình thành nếu không có sự cách li địa lí.

V. Quần thể sẽ không tiến hóa nếu luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền.

A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.

(THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai – Lần I – 2019) Câu 12: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng về chọn lọc tự nhiên?

I. Chọn lọc tự nhiên làm xuất hiện các alen mới và các kiểu gen mới trong quần thể.

II. Chọn lọc tự nhiên khó có thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.

III. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

IV. Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót của các alen khác nhau trong quần thể theo hướng thích nghi với con người.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

(THPT Chuyên Hùng Vương – Gia Lai – Lần II – 2019) Câu 13: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng?

I. Cùng một kiểu gen không thể cho ra nhiều kiểu hình khác nhau.

II. Sự biến đổi ngẫu nhiên về tần số alen và thành phần kiểu gen thường xảy ra với những quần thể có kích thước lớn.

III. Trong quá trình tiến hóa cách li địa lí có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài, làm biến đổi tần số alen theo những hướng khác nhau.

IV. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.

(Sở GD&ĐT Bắc Giang – Lần I – 2019) Câu 14: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, theo quan điểm tiến hóa hiện đại có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Cách li tập tính và cách lí sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới.

II. Cách lí địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới.

III. Sự khác biệt về di truyền giữa các quần thể được tích tụ dẫn đến xuất hiện sự cách lí sinh thái thì loài mới được hình thành.

IV. Lai xa kèm theo đa bội hóa góp phần hình thành nên loài mới ở các khu vực địa lí khác nhau

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

(Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – Lần II – 2019) Câu 15: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại?

I. Đột biến tạo alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

II. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm nghèo nàn vốn gen của quần thể.

III. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của các quần thể sinh vật nhân sơ nhanh hơn so với các quần thể sinh vật nhân thực.

IV. Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi kiểu hình của sinh vật, giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống.

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

(Sở GD&ĐT Ninh Bình – Lần I – 2020) Câu 16: Trong số các phát biểu dưới đây, số lượng các phát biểu đúng về các nhân tố tiến hóa tác động lên một quần thể theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại:

I. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.

II. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể có thể thay đổi bởi sự tác động của các yếu tố khác.

III. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa

IV. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa

V. Giao phối không ngẫu nhiên có thể cải biến tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo thời gian.

A. 1. B. 3 C. 2 D. 4

(Chuyên Lào Cai – Lần I – 2021) Câu 17: Tỉ lệ % các axit amin sai khác nhau ở chuỗi pôlipeptit anpha trong phân tử hemoglobin của một số loài được mô tả trong bảng sau:

Cá voi Cá chép Cá rồng Kì nhông Chó Người

Cá voi 0% 59,4% 54,2% 61,4% 56,8% 53,2%

Cá chép 0% 48,7% 53,2% 47,9% 48,6%

Cá rồng 0% 46,9% 46,8% 47%

Kì nhông 0% 44,3% 44%

Chó 0% 16,3%

Người 0%

Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng về bảng trên?

I. Cá chép có quan hệ gần với chó hơn kì nhông. II. Chó có quan hệ gần với cá chép hơn cá voi.

III. Bảng trên là bằng chứng sinh học phân tử. IV. Chó có quan hệ gần với cá chép hơn cá voi.

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

(Sở GD&ĐT Bắc Giang – Lần I – 2021) Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu đúng về sơ đồ hình thành loài sau đây?

Quy ước A, B, C, D là các loài sinh vật I. Đây là sơ đồ hình thành loài bằng cách li địa lí.

II. Quá trình này thường gặp ở các loài có khả năng phát tán mạnh.

III. Những trở ngại địa lí tạo điều kiện cho sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể cách li.

IV. Sơ đồ góp phần giải thích đảo đại dương hay tồn tại các loài đặc hữu.

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

(Sở GD&ĐT Nghệ An – Lần II – 2021) Câu 19: Hình bên mô tả các đảo đại dương xuất hiện gần như cùng một thời điểm. Các chữ cái A, B, C, D là tên các loài được hình thành bằng con đường cách li địa lí; các mũi tên chỉ hướng di cư hoặc hướng hình thành loài từ loài này sang loài kia. Trong số các nhận xét được cho

dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?

I.

Tần số các alen của quần thể loài A sống ở đảo 1 có thể rất khác biệt với quần thể loài A sống ở đất liền.

II.

Cách li địa lí là yếu tố trực tiếp tạo ra sự khác biệt về vốn gen, thúc đẩy sự tiến hóa của các quần thể trên.

III.

Khi loài C phát tán sang đảo 2, di nhập gen là nhân tố tiến hóa có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới vốn gen của quần thể này.

IV.

Đảo 1 có độ đa dạng loài cao nhất, đảo 3 có độ đa dạng loài thấp nhất.

A. I, III, IV. B. I, IV. C. II, III, IV. D. I, II, III, IV

(Sở GD&ĐT Bạc Liêu – Lần I – 2021) CHƯƠNG IV: SINH THÁI :

I. Nhận biết:

Đề cương

Tài liệu liên quan