• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mô hình tổ chức và mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.1.3. Mô hình tổ chức và mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

cho từng giao dịch cụ thể cũng như trên tổng thể thị trường và giúp nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán. Đồng thời, giúp các nhà đầu tư giảm được rủi ro trong quá trình mua bán chứng khoán, các nhà đầu tư khi mua được đảm bảo sẽ nhận được chứng khoán và đó là những chứng khoán thật, và đối với nhà đầu tư bán sẽ được đảm bảo nhận được tiền sau khi giao chứng khoán.

Ngoài ra, CTCK còn giúp các nhà đầu tư tìm kiếm các cơ hội đầu tư có hiệu quả, tham gia thị trường một cách thuận lợi và góp phần hình thành nên một nền văn hóa đầu tư chứng khoán. Với việc tìm kiếm và giúp đỡ những nhà đầu tư không có kiến thức và thời gian, khuyến khích họ tham gia thị trường, CTCK đã góp phần thực hiện được một điều quan trọng nhất của thị trường là kích cầu chứng khoán.

2.1.3. Mô hình tổ chức và mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

nghề nghiệp cao. Tuy vậy, với các hoạt động đòi hỏi năng lực tài chính mạnh như hoạt động tự doanh hay bảo lãnh phát hành thì mô hình này là không phù hợp vì khả năng huy động vốn của mô hình này bị hạn chế. Đồng thời, với mô hình này, sự tồn tại của CTCK sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng công ty khi có một hoặc một số thành viên thành lập công ty muốn rút khỏi công ty.

Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Là một doanh nghiệp trong đó gồm từ hai thành viên trở lên cùng tham gia góp vốn, thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức.

Mô hình này có ưu điểm hơn mô hình công ty hợp danh ở chỗ: (1) Các thành viên chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty trên cơ sở số vốn góp, (2) huy động vốn đơn giản và linh hoạt hơn, (3) đội ngũ quản lý năng động hơn không bị bó hẹp trong một số đối tác như công ty hợp danh.

Tuy nhiên, mô hình công ty TNHH cũng có một số hạn chế trong vấn đề nâng cao tiềm lực về vốn, chuyển nhượng vốn góp hay việc tăng giảm số lượng thành viên cũng như công cụ được phép sử dụng để tăng thêm vốn, cụ thể:

+ Mô hình công ty TNHH chỉ được phép phát hành trái phiếu, chứ không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

+ Việc chuyển nhượng vốn góp được thực hiện ưu tiên theo thứ tự ưu tiên cho các thành viên hiện hữu của công ty trước, sau đó mới đến các cá nhân, tổ chức ngoài công ty.

+ Việc tăng hay giảm số lượng thành viên cũng bị hạn chế bởi các quy định pháp luật và sự chấp thuận của các thành viên hiện hữu trong công ty.

+ Xét dưới góc độ TTCK với một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường là công khai, minh bạch thông tin thì mô hình này gặp khó khăn trong quá trình chấp hành các quy định về công bố thông tin trên thị trường. Đồng thời hoạt động giám sát của thị trường, của các nhà đầu tư và của khách hàng đói với hoạt động của công ty là hạn chế. Những điều đó làm cho tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh khó đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm nên loại hình công ty này được thành lập phổ biến hơn loại hình công ty hợp danh.

Mô hình công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông của công ty. Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức, tối thiểu là ba người và không hạn chế tối đa. Đây là loại hình doanh nghiệp có ưu điểm nổi trội hơn hẳn hai hình thái doanh nghiệp nêu trên. Cụ thể: (1) là loại hình doanh nghiệp duy nhất được phép huy động vốn bằng cổ phiếu, do đó khả năng tăng thêm vốn cho quá trình kinh doanh dễ dàng hơn; (2) sự tồn tại của công ty là liên tục không phụ thuộc vào việc thay đổi cổ đông; (3) rủi ro mà cổ đông gánh chịu được hạn chế ở mức nhất định trên cơ sở vốn góp; (4) việc chuyển đổi quyền sở hữu được thực hiện dễ dàng thông qua việc mua bán cổ phiếu theo pháp luật quy định; (5) hình thức tổ chức quản lý, chế độ báo cáo và công bố thông tin tốt hơn hai loại hình công ty trên.

Tuy nhiên đối với mô hình CTCK này thì tính ổn định về mặt tổ chức của công ty không cao bằng công ty TNHH. Đồng thời, CTCK thường phải chấp hành các quy định, quy tắc hoạt động của pháp luật về doanh nghiệp cũng như pháp luật về chứng khoán nhất là với các CTCK đạt đến mức độ công ty đại chúng. Điều đó có thể làm gia tăng chi phí cho hoạt động quản lý, điều hành công ty. Hơn nữa, với mô hình công ty cổ phần, hoạt động của CTCK phải thường xuyên đối diện với nguy cơ của các giao dịch thâu tóm, sáp nhập công ty.

Với các mô hình tổ chức khác nhau sẽ phù hợp với loại hình kinh doanh mà CTCK tiến hành đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, với một CTCK thực hiện đầy đủ các hoạt động thì loại hình công ty cổ phần là thích hợp hơn cả. Trên thế giới, tổ chức CTCK theo mô hình công ty cổ phần, công ty TNHH hiện đang được hầu hết các TTCK trên thế giới áp dụng. Mô hình công ty hợp danh được áp dụng ở một số nước như Hoa Kỳ, Malaysia, Hồng Kông. Riêng tại Nhật Bản, tất cả các CTCK đều được tổ chức theo mô hình công ty cổ phần.

Như vậy việc áp dụng theo mô hình tổ chức nào đều ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, đến việc quản lý và ra quyết định của công ty, đến khả năng huy động vốn,

đến trách nhiệm đối với các khoản nợ và đến việc chuyển nhượng vốn góp hay tăng giảm số lượng thành viên. Thông qua đó sẽ ảnh hưởng đến việc tạo ra doanh thu và sử dụng chi phí của CTCK và từ đó ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK.

2.1.3.2. Mô hình hoạt động của công ty chứng khoán

Nhìn chung, CTCK được tổ chức hoạt động dựa trên một trong hai mô hình cơ bản: Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán và mô hình công ty chứng khoán đa năng.

Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh

Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các CTCK độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận; các ngân hàng không được trực tiếp tham gia kinh doanh chứng khoán.

Ưu điểm của mô hình này là hạn chế rủi ro cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính trên thị trường. Mô hình này là cơ sở để các CTCK quan tâm đến phát triển theo chiều sâu, tạo tiền đề nâng cao tính chuyên nghiệp trong mỗi dịch vụ cung cấp cho thị trường. Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Canada…

Tuy vậy, mô hình này cũng mang đến nhiều thách thức cho công ty chứng khoán. Trước hết đó là hoạt dộng kinh doanh gặp nhiều khó khăn hơn trong giai đoạn mới hình thành khi chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Thứ hai, tính chuyên môn hóa cao đòi hỏi nguồn nhân lực của công ty phải có trình độ cao để có thể đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Đây là một thách thức rõ nét với các CTCK ra đời ở các thị trường mới nổi trong điều kiện toàn cầu hóa TTCK ngày một mạnh mẽ.

CTCK có thể được tổ chức theo mô hình chuyên doanh toàn phần và chuyên doanh từng phần. Mô hình chuyên doanh toàn phần cho phép CTCK có thể thực hiện và cung cấp tất cả các dịch vụ về chứng khoán như môi giới, tư vấn, bảo lãnh phát hành cho đến quản lý danh mục đầu tư, quản lý quỹ đầu tư. Mô hình chuyên doanh từng phần hướng đến mục tiêu đưa các CTCK thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ có tính chuyên môn hóa cao như các công ty chuyên doanh môi giới chứng khoán; các

ngân hàng đầu tư tập trung vào hoạt động bảo lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán;

các công ty quản lý quỹ chuyên cung cấp các dịch vụ quản lý quỹ đầu tư, quản lý tài sản cho khách hàng.

Mô hình công ty chứng khoán đa năng

Thực chất của mô hình này là sự cho phép các định chế tài chính như các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ. Không có sự phân tách về mặt pháp lý đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ tài chính cho thị trường. Mô hình này có thể chia thành hai loại:

Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Mô hình này hiện đang được áp dụng ở Hà Lan, Đức, Thụy Sỹ...

Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty chứng khoán hạch toán độc lập. Mô hình này được áp dụng ở các nước như Anh, Canada, Australia...

Ưu điểm của mô hình CTCK đa năng là phạm vi hoạt động rộng, trải đều trên các loại dịch vụ tài chính nên tạo ra cơ chế đa dạng hóa hoạt động, giảm thiểu rủi ro hoạt động trước các biến động đặc thù trên mỗi mảng hoạt động kinh doanh.

Mặt khác, CTCK tận dụng được thế mạnh về vốn để kinh doanh chứng khoán;

khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của CTCK.

Tuy nhiên, mô hình này bộc lộ một số hạn chế đó là:

+ Quy mô hoạt động, phạm vi hoạt động rất rộng nên đòi hỏi một năng lực quản trị điều hành phải đạt trình độ tương ứng, đó phải là trình độ quản trị hiện đại, đẳng cấp cao. Một đòi hỏi ở nhiều thị trường nhất là tại những thị trường đang phát triển thường là bất khả thi.

+ Mặt khác, theo mô hình này, nếu có biến động trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh tiền tệ của CTCK, dễ dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính.

+ Xét dưới góc độ quản lý thị trường, mô hình này tạo điều kiện để công ty có thể sẽ lợi dụng những ưu thế của mình để lũng đoạn thị trường, gây phương hại đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác cũng như sự phát triển ổn định, hoạt động công khai minh bạch của toàn bộ thị trường.

Do những hạn chế trên mà trước đây Mỹ và nhiều nước khác đã áp dụng mô hình này, nhưng sau cuộc khủng hoảng năm 1933, đa số các nước đã chuyển sang mô hình chuyên doanh chứng khoán, chỉ có Đức vẫn duy trì đến ngày nay.

2.1.4. Các hoạt động của công ty chứng khoán