• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát tình hình tài chính của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam . 83

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.1. TỔNG QUAN VỀ CTCK THÀNH VIÊN SGDCK TẠI VIỆT NAM

3.1.5. Khái quát tình hình tài chính của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam . 83

Tính đến ngày 31/12/2019, số lượng CTCK là thành viên của SGDCK ở Việt Nam là 74 CTCK, tuy nhiên chỉ có 71 CTCK là có dữ liệu đầy đủ và được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trong giai đoạn nghiên cứu từ năm

2013-2019. Còn lại 3 CTCK là Công ty cổ phần chứng khoán CV, Công ty cổ phần chứng khoán Eurocapital và Công ty cổ phần chứng khoán AIS không có đầy đủ số liệu để phục vụ cho việc phân tích. Chính vì vậy nội dung chương 3 của bản luận án này, tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của 71 CTCK thành viên SGDCK ở Việt Nam giai đoạn 2013-2019 (phụ lục 1).

Trong số 71 CTCK được nghiên cứu, có một số CTCK đạt tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2019 từ 1000 tỷ đồng trở lên, có những CTCK đạt từ 5000 tỷ đồng trở lên, các CTCK còn lại đều có tổng tài sản dưới 1.000 tỷ đồng. Vì vậy, luận án chia 71 CTCK thành ba nhóm (danh sách ở phụ lục 1):

- Nhóm 1: Nhóm các CTCK có tổng tài sản tại ngày 31/12/2019 nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng (41 CTCK)

- Nhóm 2: Nhóm các CTCK có tổng tài sản tại ngày 31/12/2019 từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng (21 CTCK)

- Nhóm 3: Nhóm các CTCK có tổng tài sản tại ngày 31/12/2019 từ 5.000 tỷ đồng trở lên (9 CTCK)

3.1.5.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam

Nhìn vào bảng 3.2 và biểu đồ 3.4, có thể thấy tổng tài sản, nguồn vốn của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019 có xu hướng tăng dần qua các năm, chỉ riêng năm 2016 có sự giảm sút nhẹ so với năm 2015. Ba năm gần đây tốc độ tăng trưởng tài sản, nguồn vốn của CTCK cao hơn so với giai đoạn trước và tăng trưởng khá ổn định với tốc độ tăng năm 2018 và năm 2019 khoảng 24%.

Điều này chứng tỏ các CTCK đang ngày càng chú trọng nâng cao tiềm lực tài chính, bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp các CTCK nâng cao HQHĐKD của mình.

Xét theo nhóm CTCK, sự tăng trưởng về tài sản thể hiện rõ nhất ở nhóm 3, trong khi đó nhóm 1 tăng trưởng chậm, thậm chí có những năm tổng tài sản còn suy giảm còn nhóm 2 chỉ tăng trưởng nhanh trong 3 năm gần đây. Tổng tài sản của nhóm 1 chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của cả 3 nhóm mặc dù số lượng CTCK của nhóm này là cao nhất (41 CTCK trên tổng số 71 CTCK thành viên

SGDCK tại Việt Nam). Nhóm 3 chỉ với 9 CTCK nhưng tài sản đã chiếm đến hơn 1 nửa tổng tài sản của cả 3 nhóm trong 3 năm gần đây. Điều đó thể hiện năng lực tài chính của nhóm 3 là rất cao. Nhóm 1 với 21 CTCK, tổng tài sản của nhóm này trong giai đoạn 2013-2016 cũng sấp sỉ tài sản của nhóm 3 nhưng từ năm 2017 đến năm 2019, nhóm 3 đã tăng trưởng mạnh về quy mô tài sản và đã vượt qua nhóm 2.

Bảng 3.2. Tài sản của các nhóm CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam Đơn vị tính: tỷ đồng Nhóm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nhóm 1 10.763 9.927 10.631 10.563 10.377 11.109 13.863 Nhóm 2 24.040 26.441 28.109 26.995 34.148 40.837 49.226 Nhóm 3 21.609 27.775 36.459 36.514 56.897 73.994 93.143 Tổng TS 56.412 64.143 75.199 74.072 101.422 125.940 156.232

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK Biểu đồ 3.4. Tình hình tài sản của các nhóm CTCK

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK Xét về cơ cấu tài sản, nhìn vào bảng 3.3, có thể thấy cơ cấu tài sản của cả ba nhóm đều nghiêng về tài sản ngắn hạn với tỷ trọng rất cao (trên 80%). Trong đó, đặc biệt là nhóm 2 và nhóm 3, tỷ trọng tài sản ngắn hạn từ năm 2015 đến 2019 thậm chí đạt 90%. Có thể thấy TSNH là bộ phận tài sản quan trọng đối với các CTCK, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản cho vay và phải thu ngắn hạn, các tài sản ngắn hạn khác…Điều này hoàn

50,000 100,000 150,000 200,000

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Chart Title

Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1

toàn phù hợp với các CTCK vì hoạt động kinh doanh của các CTCK cần một lượng tiền mặt để thực hiện các nghiệp vụ như cho vay ký quỹ, margin, bảo lãnh phát hành chứng khoán hay hoạt động tự doanh của CTCK. Ngoài ra, các khoản phải thu từ hoạt động margin, từ ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng cũng làm gia tăng TSNH cho CTCK. Đối với CTCK không có hoạt động sản xuất nên lượng vốn đầu tư vào tài sản cố định, máy móc thiết bị là không nhiều, chủ yếu là đầu tư vào phần mềm công nghệ, các thiết bị kỹ thuật hiện đại để phục vụ cho quá trình giao dịch được an toàn, chính xác và nhanh chóng.

Bảng 3.3. Cơ cấu tài sản của các nhóm CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam

Nhóm Tài

sản 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nhóm

1

TSNH 85.53% 83.62% 86.69% 88.35% 88.83% 86.61% 86.85%

TSDH 14.47% 16.38% 13.31% 11.65% 11.17% 13.39% 13.15%

Nhóm 2

TSNH 83.61% 87.41% 86.83% 91.91% 94.05% 95.58% 96.12%

TSDH 16.39% 12.59% 13.17% 8.09% 5.95% 4.42% 3.88%

Nhóm 3

TSNH 81.41% 89.18% 92.42% 94.87% 94.89% 95.66% 92.83%

TSDH 18.59% 10.82% 7.58% 5.13% 5.11% 4.34% 7.17%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK Xét về cơ cấu nguồn vốn, nhìn vào bảng 3.4, có thể thấy cơ cấu nguồn vốn của các CTCK khá là an toàn. Trong đó, nhóm 1 có tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn là cao nhất trong 3 nhóm thể hiện mức độ an toàn tài chính rất cao, tuy nhiên lại không tận dụng được nhiều tác động của đòn bẩy tài chính và lá chắn thuế trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhóm 3 có tỷ lệ vốn chủ sở hữu thấp nhất trong 3 nhóm, nhưng vẫn ở mức an toàn, hệ số nợ cao nhất của nhóm 3 là 55,88%

vào năm 2019. Tuy nhiên mức độ nợ như vậy vẫn có thể kiểm soát được nếu các CTCK nhóm này luôn đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Sử dụng nợ sẽ giúp các CTCK khuếch đại được tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu,

đồng thời giảm bớt được gánh nợ thuế do được khấu trừ chi phí lãi vay trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nhóm 2 có cơ cấu nguồn vốn trung bình là 60%

vốn chủ sở hữu và 40% là nợ phải trả. Đây là cơ cấu nguồn vốn mục tiêu mà các doanh nghiệp thường hướng đến, vừa đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK, vừa tạo đòn bẩy nâng cao HQHĐKD cho công ty.

Bảng 3.4. Cơ cấu nguồn vốn của các nhóm CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam

Nhóm Nguồn

vốn 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Nhóm

1

NPT 32.22% 28.03% 29.16% 23.81% 13.23% 15.17% 14.15%

VCSH 67.78% 71.97% 70.84% 76.19% 86.77% 84.83% 85.85%

Nhóm 2

NPT 43.35% 38.95% 38.37% 34.50% 39.82% 36.11% 42.03%

VCSH 56.65% 61.05% 61.63% 65.50% 60.18% 63.89% 57.97%

Nhóm 3

NPT 43.98% 48.31% 55.83% 50.50% 55.23% 54.00% 55.88%

VCSH 56.02% 51.69% 44.17% 49.50% 44.77% 46.00% 44.12%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK Như vậy, đánh giá chung về tình hình tài sản, nguồn vốn của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam. Có thể thấy quy mô tài sản, nguồn vốn của các CTCK ngày một gia tăng, trong đó đóng góp chủ yếu là nhóm 3. Về cơ cấu tài sản của các nhóm CTCK chủ yếu là tài sản ngắn hạn, là hoàn toàn phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của các CTCK. Về cơ cấu nguồn vốn thì đảm bảo an toàn khi mà tỷ lệ vốn chủ sở hữu hầu hết là cao hơn tỷ lệ nợ phải trả hoặc sấp sỉ 50%. Với tình hình tài chính như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi giúp các CTCK nâng cao HQHĐKD trong những năm tiếp theo.

3.1.5.2. Kết quả kinh doanh của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019

Kết quả kinh doanh của các nhóm CTCK được thể hiện thông qua tình hình lợi nhuận của các nhóm CTCK như sau:

Bảng 3.5. Lợi nhuận sau thuế của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam giai đoạn 2013-2019

ĐVT: triệu đồng

LNST 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nhóm 1 373.274 -40.262 34.298 -10.641 224.952 76.572 143.782 Nhóm 2 503.625 1.231.760 661.676 298.011 1.846.240 2.198.958 2.097.830 Nhóm 3 1.147.090 1.781.960 2.071.162 2.423.677 4.316.863 5.401.608 5.055.666 Tổng 2.023.989 2.973.458 2.767.136 2.711.047 6.388.055 7.677.138 7.297.278 Chênh lệch

LNST 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 2018/2017 2019/2018 Nhóm 1 -110.79% 185.19% -131.03% 2214.01% -65.96% 87.77%

Nhóm 2 144.58% -46.28% -54.96% 519.52% 19.10% -4.60%

Nhóm 3 55.35% 16.23% 17.02% 78.11% 25.13% -6.40%

Tổng 46.91% -6.94% -2.03% 135.63% 20.18% -4.95%

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam Biểu đồ 3.5. Lợi nhuận sau thuế của các nhóm CTCK giai đoạn 2013-2019

Tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam Lợi nhuận sau thuế của các CTCK giai đoạn này cũng có nhiều thay đổi qua các năm. Năm 2014, tổng LNST của các CTCK tăng 46,91% so với năm 2013,

-1000000 0 1000000 2000000 3000000 4000000 5000000 6000000 7000000 8000000 9000000

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Nhóm 3 Nhóm 2 Nhóm 1

nhưng năm 2015 lại giảm 6,94% so với năm 2014 nguyên nhân là do doanh thu thuần của các CTCK giảm 6,7%. Tuy nhiên năm 2016, mặc dù doanh thu thuần tăng 42% nhưng LNST lại giảm 2,03%, điều này chứng tỏ tốc độ tăng chi phí của các CTCK nhiều hơn tốc độ tăng của doanh thu, các CTCK chưa quản lý tốt chi phí trong năm 2016. Năm 2017, LNST của các CTCK tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng135.63%. Đây cũng là năm đánh dấu TTCK Việt Nam phát triển vượt bậc với nhiều con số ấn tượng. Tuy nhiên, năm 2018, LNST của các CTCK chỉ tăng trưởng đạt mức 20,18%, và năm 2019 thì giảm 4,95%. Đây cũng là dấu hiệu suy giảm sau một thời gian phát triển quá nóng của TTCK.

Đóng góp vào lợi nhuận sau thuế của các CTCK chủ yếu từ LNST của các CTCK có tổng tài sản từ 5.000 tỷ trở lên, tỷ trọng luôn đạt rất cao, trung bình khoảng 70% tổng LNST của 71 CTCK. Trong đó Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn (SSI) luôn đạt lợi nhuận sau thuế cao nhất trong tổng số 71 CTCK và LNST các năm luôn chiếm tỷ trọng từ 18% đến hơn 32%. Tiếp đến là CTCK TP Hồ Chí Minh (HSC), với tỷ trọng từ 9% đến 14%. Ngoài ra, các CTCK khác như: CTCK FPT (FPTS), CTCK Ngân hàng Kỹ Thương (TCBS), CTCK Bản Việt (VCSC) và CTCK Vndirect (VNDS) cũng đạt LNST khá cao và chiếm tỷ trọng lớn qua các năm.

Nhóm CTCK có tổng tài sản dưới 1000 tỷ đồng có tỷ trọng LNST rất thấp, chiếm trung bình khoảng 3% tổng LNST của 71CTCK, trong khi đó số lượng CTCK nhóm này là nhiều nhất (41/71 CTCK). Đây là kết quả đáng báo động cho nhóm CTCK này, nếu không có sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh thì cơ hội tìm kiếm doanh thu và lợi nhuận cho nhóm này là rất khó khăn và chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhóm CTCK có tổng tài sản từ 1000 tỷ đồng đến dưới 5000 tỷ đồng có LNST chiếm trung bình khoảng 27%

tổng LNST của 71CTCK. Điều này cho thấy sự chênh lệch về kết quả kinh doanh của các nhóm CTCK là quá lớn. Gần như toàn bộ lợi nhuận sau thuế (97%) của 71 CTCK là đóng góp của hai nhóm CTCK có tổng tài sản từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trong khi số lượng CTCK của 2 nhóm này chỉ là 30/71 CTCK).

Tuy nhiên, bên cạnh những CTCK đạt kết quả kinh doanh cao thì cũng có không ít các CTCK vẫn còn thua lỗ. So sánh số lượng các CTCK lỗ và lãi giai đoạn 2013-2019, ta có bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6. Số lượng các CTCK lãi và lỗ giai đoạn 2013-2019

Nhóm CTCK Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Nhóm 1 41 41 41 41 41 41 41

Số CTCK lỗ 14 9 13 17 11 8 12

Số CTCK lãi 27 32 28 24 30 33 29

Nhóm 2 21 21 21 21 21 21 21

Số CTCK lỗ 5 1 4 5 1 1 0

Số CTCK lãi 16 20 17 16 20 20 21

Nhóm 3 9 9 9 9 9 9 9

Số CTCK lỗ 1 1 0 0 0 0 0

Số CTCK lãi 8 8 9 9 9 9 9

Tổng số CTCK lỗ 20 11 17 22 12 9 12

Tổng số CTCK lãi 51 60 54 49 59 62 59 Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam Trong tổng số 71 CTCK thì số lượng CTCK lỗ năm 2016 là nhiều nhất (22/71 CTCK), các năm còn lại dao động từ 11 đến 20 CTCK thua lỗ (chiếm trung bình khoảng 21% tổng số lượng CTCK). Trong ba nhóm CTCK, nhóm CTCK có Tài sản từ 5000 tỷ đồng trở lên (nhóm 3) là nhóm có số lượng CTCK lỗ ít nhất, năm 2013 và năm 2014 chỉ có 1 CTCK lỗ, các năm tiếp theo thì không có CTCK nào lỗ.

CTCK thua lỗ năm 2013 và năm 2014 là CTCK MAS (Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset), nhưng các năm tiếp theo LNST của CTCK này đã tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt năm 2016 và năm 2017 tăng với tỷ lệ tương ứng là 355% và 475%. Nhóm CTCK có tài sản từ 1000 tỷ đến dưới 5000 tỷ (nhóm 2) thì số lượng CTCK lỗ có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017, 2018 chỉ có 1 CTCK thua lỗ và sang năm 2019 thì tất cả các CTCK đều có lãi. Đây là kết quả đáng mừng cho các CTCK và cho thấy sự nỗ lực của các CTCK này trong việc gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí để gia tăng lợi nhuận. Nhóm CTCK có tài sản dưới 1000 tỷ đồng (nhóm 1) thì có số lượng CTCK thua lỗ khá nhiều, chiếm tỷ trọng trung bình

khoảng 29% số lượng CTCK của nhóm này. Qua đây có thể thấy được quy mô tài sản cũng ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các CTCK. Với quy mô tài sản lớn trên 1000 tỷ đồng thì kết quả kinh doanh của các CTCK tốt hơn hẳn so với các CTCK có quy mô tài sản nhỏ hơn 1000 tỷ đồng. Chính vì vậy để đạt kết quả kinh doanh cao và hiệu quả kinh doanh tốt, các CTCK quy mô vốn nhỏ cần chú trọng công tác huy động và bổ sung thêm vốn để có thể mở rộng và thực hiện được nhiều hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh với các CTCK lớn.

3.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC CTCK THÀNH VIÊN SGDCK TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013-2019

3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả từng hoạt động của các CTCK thành viên