• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

* Tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản

Tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản =

Các khoản phải thu Tổng tài sản

Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là phần lớn tài sản của CTCK dành tài trợ cho khách hàng. Do vậy, mức độ an toàn tài sản sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính cũng như những biến động trong danh mục đầu tư của khách hàng, CTCK sẽ khó kiểm soát được các rủi ro xảy ra. Vì vậy, luật pháp các nước thường quy định một tỷ lệ tối đa cho chỉ tiêu này để đảm bảo mức độ an toàn tài sản của CTCK.

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

Sự ổn định về kinh tế giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tăng cung hàng hóa trên TTCK. Việc chính phủ tạo ra và duy trì một nền kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện tất yếu, cần phải đảm bảo cho cơ chế giá cả không bị bóp méo và có điều kiện ổn định, thuận lợi về tài chính và tiền tệ. Có như vậy mới khuyến khích được các thành phần trong nền kinh tế tiến hành kinh doanh và thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư không những trong nước mà còn cả nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó giúp hoạt động của CTCK ngày càng mở rộng và phát triển. Sự ổn định về kinh tế có thể đo lường thông qua mức độ tăng trưởng của GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và tỷ lệ lạm phát. GDP tăng trưởng sẽ tác động tích cực tới thị trường chứng khoán về lượng và chất. Một nền kinh tế tăng trưởng tốt, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài. Khi có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thị trường sẽ trở nên minh bạch và chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế chung thể hiện sự ổn định của thị trường chứng khoán. Cổ phiếu lên giá và các giao dịch chứng khoán trở nên sôi động hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động môi giới, tư vấn của CTCK. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi đó, các công ty cần vốn để phát triển có thể huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán nếu đủ điều kiện phát hành chứng khoán. Nhờ đó, các CTCK có thể phát triển được các hoạt động tư vấn tài chính, tư vấn phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Đối với chỉ tiêu lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Lạm phát ảnh hưởng gián tiếp tới thị trường chứng khoán thông qua thị trường hàng hóa. Lạm phát tăng có nghĩa rằng chi phí của doanh nghiệp sẽ bị đẩy lên cao, giá hàng hóa theo đó mà tăng lên. Nhưng cầu hàng hóa sẽ giảm xuống vì giá tăng lên, dẫn đến doanh thu của hàng hóa cũng theo đó mà giảm. Doanh nghiệp không còn hấp dẫn đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Lạm phát cao là dấu hiệu cho nền kinh tế bất ổn.

Điều này làm cho người dân, nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. Khi đó tâm

lý đám đông xuất hiện, kéo theo việc rút vốn ồ ạt trên thị trường chứng khoán, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các CTCK.

2.3.1.2. Hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý

Là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động của CTCK nói riêng trong một quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế. Hệ thống luật pháp có ý nghĩa quyết định trong việc hạn chế hoặc cần thúc đẩy và khuyến khích phát triển trong lĩnh vực nào đó. Hệ thống luật pháp điều chỉnh các quan hệ kinh tế ở đây không chỉ là hệ thống luật pháp của nước sở tại mà còn là hệ thống luật pháp quốc tế khi mà hoạt động của các CTCK không dừng lại ở phạm vi quốc gia. Với một hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các CTCK, thúc đẩy các CTCK phát triển.

Môi trường pháp lý thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nói chung và cho các CTCK nói riêng phát triển hoạt động của mình. Các CTCK hoạt động ngoài việc chịu sự điều tiết bởi các luật có liên quan còn phải tuân thủ theo các quy định của luật chuyên ngành- luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Do đó, sự thống nhất giữa các luật hiện hành là yêu cầu tất yếu cho mọi hoạt động. Vì vậy môi trường pháp lý cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các CTCK.

Các chính sách phát triển thị trường sẽ có những tác động nhất định tới quyết định của các nhà đầu tư hoặc sẽ tiếp tục tham gia hoặc sẽ rút lui khỏi thị trường. Điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Nếu một chính sách có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sẽ thu hút được các nhà đầu tư tham gia thị trường, từ đó các CTCK có điều kiện phát triển hoạt động của mình. Ngược lại, một chính sách bất lợi, hạn chế sự phát triển của thị trường sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động của các CTCK trên thị trường.

2.3.1.3. Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Là yếu tố tác động trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của các CTCK. Sự phát triển ở đây bao hàm phát triển cả về hàng hóa trên thị trường và sự tham gia đông đảo của các nhà đầu tư. TTCK phát triển tất yếu sẽ nảy sinh ra các loại hàng hóa

mới làm đa dạng về chủng loại cho các nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư, ví dụ như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn,…đó chính là điều kiện để các CTCK phát triển các hoạt động của mình nhằm đáp ứng yêu cầu đầu tư của khách hàng.

Khi thị trường phát triển, có nghĩa là sự tham gia của các nhà đầu tư cũng tăng lên, nhu cầu về đầu tư cũng được đa dạng hóa, nhu cầu sử dụng các dịch vụ từ phía CTCK cũng tăng lên; các doanh nghiệp cũng có nhu cầu phát hành chứng khoán và tư vấn về tài chính…và đây chính là điều kiện tốt để các CTCK không ngừng phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của mình.

Sự phát triển của TTCK không chỉ dừng lại ở phạm vi quốc gia mà nó sẽ vươn ra thế giới. Lúc đó các CTCK không chỉ còn hoạt động trong nước mà còn mở rộng ra thị trường thế giới bằng cách mở văn phòng đại diện, thành lập chi nhánh hoặc liên doanh, liên kết với CTCK nước ngoài. Như vậy các hoạt động hoạt động của các CTCK càng có cơ hội phát triển và từ đó tạo thêm nguồn thu và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các CTCK.

2.3.1.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Fourth Industrial Revolution - FIR) hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang và sẽ là một xu thế lớn, tác động đến toàn bộ thị trường chứng khoán nói chung và đến các CTCK nói riêng.

Đối với các CTCK, cuộc CMCN 4.0 tạo ra cơ hội mới giúp các CTCK nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các công ty chứng khoán có thể ứng dụng trí tuệ nhân tạo để quản lý danh mục rủi ro, quản lý danh sách khách hàng, quản lý cơ sở dữ liệu, hoàn thiện mô hình quản trị. Theo đó, các CTCK có thể ứng dụng mô hình CTCK số hoạt động dựa trên nền tảng công nghệ thông qua các thiết bị số kết nối với các phần mềm máy tính, phần mềm di động qua môi trường mạng Internet. Mô hình này sẽ làm thay đổi toàn bộ hệ thống của các CTCK, giúp cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại tới khách hàng. Ví dụ như, cung cấp dịch vụ chứng khoán qua Internet di động, thu thập phản hồi của nhà đầu tư qua môi

trường Internet, phát triển chứng khoán số và giao dịch không giấy tờ sẽ là xu thế phát triển mạnh trong tương lai.

Sự giao thoa giữa các dịch vụ tài chính và công nghệ hình thành nên các công ty Công nghệ tài chính - Fintech. Điều này gây áp lực buộc các mô hình kinh doanh tài chính truyền thống phải thay đổi để bắt kịp xu thế cạnh tranh, trong đó có các CTCK. Khi các CTCK tham gia cuộc CMCN 4.0, khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ tốt với phí dịch vụ thấp hơn. Đồng thời, với hạ tầng viễn thông ngày càng phát triển, việc chăm sóc khách hàng tại các CTCK theo phương thức từ xa qua video-call trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Đó là lợi thế mà các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán đều phải hướng đến, hình thành nên các tổ chức dịch vụ kỹ thuật số thông minh trong tương lai.

Tuy nhiên, để đạt được điều này, các CTCK cần tăng cường năng lực tài chính, nâng cao nguồn lực đầu tư cho công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý dữ liệu, quản trị công ty; có chính sách thu hút nhân tài, phát triển các kỹ năng mới cho nhân viên. Ngoài ra, bảo mật thông tin cho khách hàng sẽ là một trong những trở ngại khi nhà đầu tư kết nối với các hệ thống điện tử, bởi trong môi trường kết nối thông minh, thông tin cá nhân của khách hàng có thể dễ dàng tra cứu và tìm kiếm, do đó vấn đề an ninh mạng trở nên vô cùng quan trọng. Sự phát triển của hạ tầng viễn thông kèm theo những thách thức mới về bảo mật đòi hỏi các dữ liệu phải được kiểm soát tốt.

Như vậy, sự phát triển của khoa học công nghệ đã mở ra rất nhiều cơ hội mới cho các CTCK để nâng cao HQHĐKD, nhưng cũng đặt ra những thách thức mà các CTCK cần phải vượt qua.

2.3.1.5. Cam kết mở cửa Thị trường tài chính

Đối với các công ty chứng khoán, mặt tích cực của cam kết mở cửa Thị trường tài chính Việt Nam là cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường, từ đó buộc các công ty chứng khoán trong nước phải tăng cường tái cấu trúc, đổi mới hoạt động và tăng khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần cao hơn, từ đó giữ vững được vị trí của mình trước xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế.

Theo đó, vị thế của các công ty chứng khoán sau sáp nhập, tái cơ cấu sẽ được nâng lên cả về lượng và chất, không những sẽ giúp thị phần trong nước được kiểm soát, bảo vệ, tăng trưởng, mà còn là cơ sở để phát triển kinh doanh ra các nước khác trong khối, góp phần thúc đẩy hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, quá trình cổ phần hóa DNNN, nhu cầu định giá DN, nhu cầu phát hành, tìm đối tác chiến lược, tìm thị trường niêm yết (trong nước, nước ngoài) sẽ là những yếu tố tăng cầu đối với dịch vụ của các công ty chứng khoán. Như vậy các công ty chứng khoán sẽ có nhiều cơ hội để tăng mạnh lợi nhuận ở cả mảng tự doanh cũng như môi giới, từ đó góp phần nâng cao HQHĐKD cho công ty.

2.3.1.6. Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư

Các yếu tố thuộc về nhà đầu tư có ảnh hưởng đến HQHĐKD của CTCK bao gồm: Tâm lý của nhà đầu tư, sự hiểu biết của nhà đầu tư và chiến lược của nhà đầu tư. Thứ nhất, tâm lý của nhà đầu tư đóng vai trò nhất định trong việc đưa ra quyết định đầu tư. Vì giá trị của một cổ phiếu dựa trên quy luật cung và cầu nên tâm lý nhà đầu tư đóng một vai trò rất lớn trong thị trường chứng khoán. Nếu các nhà đầu tư bi quan về tương lai của thị trường, họ sẽ bán cổ phiếu, điều này khiến cho thị trường đi xuống thấp hơn. Ngược lại, nếu các nhà đầu tư lạc quan về thị trường, họ sẽ mua cổ phiếu dẫn đến thị trường tăng cao. Thị trường chứng khoán biến động cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các CTCK, nhất là hoạt động tự doanh. Thứ hai, Sự hiểu biết của nhà đầu tư sẽ giúp nhà đầu tư lựa chọn được CTCK tốt, danh mục đầu tư hiệu quả và thời điểm đầu tư thích hợp. Sự hiểu biết của nhà đầu tư có thể được nhìn nhận trên các góc độ như trình độ chuyên môn và kinh nghiệm đầu tư. Nếu nhà đầu tư chứng khoán có trình độ học vấn cao, đúng chuyên ngành thì hiệu quả đầu tư cũng sẽ cao và việc tiếp cận các công nghệ hiện đại, các kiến thức về chứng khoán cũng sẽ dễ dàng hơn, thông qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các CTCK trong các hoạt động môi giới và tư vấn. Về kinh nghiệm đầu tư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đầu tư của khách hàng. Những khách hàng chưa có kinh nghiệm cần được các CTCK tư vấn cũng như môi giới kỹ càng hơn, còn những khách hàng đã có kinh nghiệm đầu tư thì cần đến những nhà tư vấn,

môi giới chuyên nghiệp hơn. Thứ ba, về chiến lược đầu tư, có những nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư ngắn hạn nhưng cũng có những nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư trung và dài hạn. Nếu nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư ngắn hạn thì họ sẽ liên tục thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán nhằm tìm kiếm khoản chênh lệch giá chứng khoán, khi đó các CTCK có thể sẽ thu được nhiều khoản phí giao dịch từ các lệnh của khách hàng. Còn nếu nhà đầu tư lựa chọn chiến lược đầu tư trung và dài hạn thì CTCK có thể thu được khoản phí quản lý tài sản của nhà đầu tư.

Như vậy, có thể thấy các yếu tố thuộc về nhà đầu tư có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các CTCK thông qua các hoạt động của CTCK, nhất là các hoạt động môi giới và tư vấn chứng khoán.

2.3.2. Các yếu tố chủ quan

2.3.2.1. Quy mô tài sản của CTCK

Quy mô tài sản thể hiện năng lực tài chính của CTCK. Quy mô tài sản sẽ quyết định CTCK được thực hiện và không được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào. Một CTCK có quy mô tài sản lớn sẽ có điều kiện hơn các CTCK khác trong việc triển khai và phát triển các hoạt động của mình cũng như nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng. Quy mô tài sản lớn cũng giúp các CTCK có điều kiện đổi mới, nâng cấp và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công việc, từ đó giúp cho các hoạt động của CTCK phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Quy mô tài sản lớn còn giúp CTCK có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý nhận lệnh không những ở trong nước mà còn ở các nước khác trên thế giới. Qua đó, CTCK có điều kiện tăng số lượng khách hàng tới sử dụng các dịch vụ mà CTCK cung cấp, thúc đẩy CTCK phát triển hơn nữa các hoạt động của mình.

2.3.2.2. Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của CTCK

Cơ cấu tài sản của CTCK thể hiện tỷ lệ tài sản dài hạn và tỷ lệ tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản. Tùy thuộc vào từng CTCK mà cơ cấu tài sản là khác nhau.

Những CTCK chú trọng đầu tư vào công nghệ, vào tài sản cố định thì sẽ có tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản cao hơn. Thông qua đó, giúp CTCK có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và an toàn hơn.

Nhìn chung, hoạt động của CTCK đòi hỏi phải có lượng tiền mặt lớn để thực hiện các hoạt động như margin, tự doanh hay bảo lãnh phát hành chứng khoán, do đó làm gia tăng tài sản ngắn hạn trong CTCK. Ngoài ra, khoản mục các khoản cho vay và phải thu ngắn hạn cũng khá lớn trong các CTCK. Các khoản cho vay bao gồm cho vay hoạt động margin, cho vay hoạt động ứng trước tiền bán chứng khoán của khách hàng. Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm phải thu cổ tức và tiền lãi đến ngày nhận, phải thu các dịch vụ mà CTCK cung cấp và các khoán phải thu khác như trả trước cho người bán, ủy thác đầu tư…Như vậy thông thường các CTCK có tỷ lệ tài sản ngắn hạn cao hơn tỷ lệ tài sản dài hạn. Do đó, cơ cấu tài sản của CTCK chủ yếu nghiêng về tài sản ngắn hạn. Sự thay đổi về cơ cấu tài sản của CTCK sẽ làm thay đổi các hoạt động kinh doanh của CTCK, từ đó ảnh hưởng đến HQHĐKD của CTCK.

Cơ cấu nguồn vốn của CTCK thể hiện tỷ lệ nợ và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Một CTCK có tỷ lệ nợ không thích hợp sẽ thiếu sự linh hoạt tài chính và sẽ rất nhạy cảm với các cú sốc kinh tế. Tuy nhiên, nếu CTCK rơi vào tình trạng nợ nhiều cũng rất khó để vay thêm tiền để trang trải các khoản chi phí. Các CTCK muốn phát triển cần có sự cân bằng giữa nguồn tài trợ nội bộ và nợ bên ngoài với tỷ lệ tài trợ bằng vốn chủ sở hữu cao hơn, nhằm tránh những rủi ro trong kinh doanh bởi các CTCK được đánh giá là nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế. Ảnh hưởng của cơ cấu nguồn vốn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các CTCK được luận giải trên cơ sở các lý thuyết về cơ cấu nguồn vốn trên khía cạnh hiệu quả hoạt động. Theo quan điểm truyền thống về cơ cấu nguồn vốn, các CTCK sử dụng nợ vay sẽ có lợi ích hơn so với các CTCK phụ thuộc vào vốn chủ sở hữu, do chi phí sử dụng vốn chủ được xem là cao hơn so với sử dụng nợ. Điều này đúng trong thực tế khi sử dụng thang đo hiệu quả bằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tuy nhiên, rủi ro tài chính và chi phí vốn