• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN

Capital Structure and Firm Performance: A case of Textile Sector of Pakistan [68], về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của 141 công ty ngành dệt may của Pakistan từ năm 2004-2010. Biến phụ thuộc đại diện cho hiệu quả kinh doanh là ROA, các biến độc lập bao gồm quy mô của công ty, tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, số tiền thuế hàng năm, tăng trưởng của công ty và rủi ro liên quan đến thực thể kinh doanh. Mô hình hồi quy bội được sử dụng để ước tính mối quan hệ giữa các biến độc lập và giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả thống kê của năm biến số (Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Quy mô của công ty, Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản, Rủi ro và Thuế) cho thấy rằng các biến này có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và chỉ có biến tăng trưởng có ý nghĩa ở mức 5%. Hơn nữa, các dấu hiệu của các hệ số trong mô hình hồi quy cho thấy Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, Quy mô của công ty và Tỷ lệ tài sản hữu hình có tác động tiêu cực đến lợi nhuận trên tài sản (ROA) còn các biến rủi ro, thuế và tăng trưởng có tác động tích cực đến lợi nhuận trên tài sản (ROA).

1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

1.2.1. Kết quả nghiên cứu tổng quan

Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học liên quan đến CTCK, tác giả có thể tham khảo và kế thừa các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận về CTCK như

khái niệm về CTCK, đặc điểm của CTCK, vai trò của CTCK, phân loại CTCK và các hoạt động của CTCK. Đồng thời, một số công trình cũng có đề cập đến vấn đề HQHĐKD của CTCK trong một nội dung nhỏ, cũng có thể làm tài liệu tham khảo tốt cho luận án.

Đối với các công trình khoa học về HQHĐKD của các CTCK trong nước giúp tác giả tham khảo và kế thừa cơ sở lý luận về HQHĐKD của các CTCK đặc biệt là khái niệm về HQHĐKD của CTCK; các chỉ tiêu đánh giá HQHĐKD của CTCK và các giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKD của các CTCK tại Việt Nam. Đối với các công trình khoa học về HQHĐKD của các CTCK nước ngoài, tác giả kế thừa được các kết quả sau: (1) hiệu quả hoạt động của một công ty chứng khoán có thể được nâng cao khi CTCK tham gia hệ thống nắm giữ tài chính. (2) Quy mô của hội đồng quản trị không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một công ty chứng khoán. (3) Việc nắm giữ đồng thời các chức vụ chủ tịch và tổng giám đốc sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của một công ty chứng khoán. (4) Hiệu quả chi phí của các công ty chứng khoán thuộc sở hữu nhà nước thấp hơn các công ty chứng khoán không thuộc sở hữu nhà nước. (5) Mua lại nước ngoài có đóng góp tích cực và đáng kể đến hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán. Hiệu ứng tích cực này có ý nghĩa hai năm sau khi mua lại và trở nên mạnh mẽ hơn trong những năm sau đó. (6) Mô hình phân bổ lãnh đạo theo mô hình nấm sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các CTCK.

Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp phân tích ma trận tương quan (tương quan Pearson) và các phương pháp phân tích dữ liệu bảng truyền thống như hồi quy OLS gộp (Pooled OLS), mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Biến phụ thuộc được đưa vào mô hình là ROA và ROE, các biến độc lập bao gồm: quy mô vốn, cấu trúc vốn, tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…Đây cũng là căn cứ để tác giả lựa chọn phương pháp nghiên

cứu, mô hình nghiên cứu và các biến đưa vào mô hình sao cho phù hợp nhất với đặc thù của các CTCK.

1.2.2. Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, từ tổng quan nghiên cứu có thế thấy chưa có một công trình khoa học nào sử dụng mô hình định lượng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam trong những năm gần đây. Các đề tài nghiên cứu về HQHĐKD các CTCK ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nội dung liên quan đến: hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQHĐKD của CTCK, giải pháp nâng cao HQHĐKD của các CTCK hoặc có đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK nhưng mới chỉ là các nghiên cứu định tính.

Do đó, khoảng trống nghiên cứu của luận án chính là sử dụng mô hình định lượng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam.

Thứ hai, về giai đoạn nghiên cứu, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2019. Các nghiên cứu trước đây về HQHĐKD của các CTCK, chủ yếu tập trung vào các giai đoạn trước năm 2012 hoặc đến năm 2014. Do đó, khoảng trống nghiên cứu của luận án là nghiên cứu HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2019.

1.2.3. Mô hình nghiên cứu

Từ nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007), Neil Nagy (2009) và Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) và một số nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của doanh nghiệp đã tổng quan ở trên, kết hợp với việc thử chạy mô hình trên phần mềm STATA, tác giả đề xuất 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK bao gồm:

- Nhóm các yếu tố chủ quan bao gồm:

+ Quy mô tài sản của công ty (SIZE - được xác định bằng Logarit của tổng tài sản) + Hệ số nợ (CS – được xác định bằng tổng nợ trên tổng tài sản)

+ Tỷ lệ tài sản dài hạn (TANG – được xác định bằng tài sản dài hạn trên tổng tài sản)

+ Tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH - được xác định bằng tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu năm sau so với doanh thu năm trước)

+ Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (COI– được xác định bằng tổng chi phí hoạt động trên tổng doanh thu hoạt động của CTCK)

- Nhóm các yếu tố khách quan bao gồm:

+ Tỷ lệ lạm phát (được xác định bằng chỉ số giá tiêu dung CPI)

+ Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDP) được xác định bằng tỷ lệ tăng (giảm) GDP năm sau so với năm trước

+ Tăng trưởng chỉ số VN30 được xác định bằng tỷ lệ tăng (giảm) chỉ số VN30 năm sau so với năm trước

- Mô hình nghiên cứu đề xuất:

ROAit = β0 + β1SIZEit + β2CSit+ β3TANGit +β4GROWTH it + β5COIit+ β6CPIit + β7GDPit + β8VN30it+ uit

Trong đó:

β0: Hằng số

β1, β2,…β8: Hệ số hồi quy tương ứng của các biến độc lập uit là phần dư của mô hình.

ROA: là biến phụ thuộc

SIZE, CS, TANG, GROWTH, COI, CPI, GDP, VN30 là các biến độc lập Tác giả sử dụng số liệu các báo cáo tài chính của 71 CTCK là thành viên của hai Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2019 với 497 quan sát. Cùng với phần mềm STATA 14, tác giả tiến hành phân tích tương quan giữa các biến, xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình. Từ đó, giải thích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ kết quả nghiên cứu, thông qua đó sẽ đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tác động vào các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của CTCK.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Như vậy, trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả kế thừa được cơ sở lý luận về CTCK như khái niệm, đặc điểm, vai trò, các hoạt động của CTCK; các quan niệm về HQHĐKD của CTCK, các chỉ tiêu đo lường HQHĐKD của CTCK, các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của CTCK và các giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKD của CTCK. Đồng thời, tác giả cũng tham khảo được các phương pháp nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu để có thể áp dụng phù hợp vào nội dung nghiên cứu luận án của mình. Ngoài ra, từ tổng quan nghiên cứu giúp tác giả chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của CTCK. Chương 1 chính là cơ sở để luận án tiếp tục triển khai các nội dung liên quan đến lý luận về HQHĐKD của CTCK, thực trạng về HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam và giải pháp nhằm nâng cao HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam ở các chương tiếp theo.