• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thành viên

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.3. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA CÁC

3.3.3. Kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thành viên

3.3.3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a. Mô hình nghiên cứu

Dựa vào tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân tố ảnh hưởng tới HQHĐKD của doanh nghiệp nói chung và của CTCK nói riêng và căn cứ vào thực tế của các CTCK tại Việt Nam và để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu và các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu của luận án.

Trong đó, phần lớn các biến trong mô hình nghiên cứu là kế thừa từ các nghiên cứu trước. Bên cạnh đó, tác giả bổ sung biến mang tính đặc trưng của TTCK và có liên quan đến HQHĐKD của các CTCK Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đó là biến tăng trưởng chỉ số VN30. Tăng trưởng chỉ số VN30 được đo lường bằng tỷ lệ tăng (giảm) chỉ số VN30 của năm sau so với năm trước. Tuy chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa VN30 và ROA nhưng sau khi thử nghiệm chạy mô hình có yếu tố VN30, tác giả nhận thấy tăng trưởng VN30 có ảnh hưởng đến ROA, do đó tác giả đã đưa yếu tố này vào giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

Tóm lại, luận án xem xét tổng hợp tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tới HQHĐKD của CTCK thành viên SGDCK Việt Nam theo mô hình như sau:

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Phương trình hồi quy (1) có dạng như sau:

ROAi = a0 + a1*SIZEi + a2*GROWTHi + a3*COIi + a4*TANGi + a5*CSi + a6*CPIi + a7*GDPi + a8*VN30i + ei (1)

Trong đó, ROAi là biến phụ thuộc trong lần quan sát thứ i; SIZE, CS, TANG, GROWTH, COI, GDP, CPI, VN30 là các biến độc lập; a0 là hệ số chặn; a1, a2, …, a8 là các hệ số góc hay độ dốc của mô hình; ei là sai số ngẫu nhiên trong lần quan sát thứ i.

Các biến độc lập:

- Quy mô tài sản (SIZE) được đo lường bằng logarit của tổng tài sản. Bởi vì, xét về tính chất tương đồng độ lớn giữa các biến, các biến độc lập còn lại đều được đo lường bằng tỷ lệ có giá trị không quá 1 lần (hay 100%), trong khi đó biến quy mô có giá trị quá lớn (đơn vị tính là tỷ đồng).

- Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) được đo lường bằng tỷ lệ tăng (giảm) doanh thu của năm sau so với năm trước.

- Tỷ lệ tài sản dài hạn (TANG) được đo lường bằng tài sản dài hạn chia cho tổng tài sản

- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (COI) được đo lường bằng tổng chi phí hoạt động chia cho tổng doanh thu từ các hoạt động của CTCK

- Hệ số nợ (CS) được đo lường bằng tổng nợ chia cho tổng tài sản

- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế (GDP) được đo lường bằng tỷ lệ tăng (giảm) GDP của năm sau so với năm trước.

- Tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

- Tăng trưởng chỉ số VN30 được đo lường bằng tỷ lệ tăng (giảm) chỉ số VN30 của năm sau so với năm trước

b. Các giả thuyết nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu và kết quả nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu lựa chọn 1 số yếu tố phù hợp để đưa vào mô hình với các giả thuyết như sau:

H1: Quy mô tài sản (SIZE) có quan hệ cùng chiều với ROA

H2: Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ cùng chiều với ROA H3: Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (COI) có tác động ngược chiều với ROA H4: Tỷ lệ tài sản dài hạn (TANG) có tác động ngược chiều với ROA H5: Hệ số nợ (CS) có tác động ngược chiều với ROA

H6: Tỷ lệ lạm phát (CPI) có tác động cùng chiều với ROA.

H7: Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động cùng chiều với ROA.

H8: Tăng trưởng chỉ số VN30 có tác động cùng chiều với ROA

Bảng 3.27. Các giả thuyết của mô hình nghiên cứu TT Nội dung giả thuyết Kỳ vọng

về dấu Cơ sở trích dẫn H1 Quy mô tài sản (SIZE) có

quan hệ cùng chiều với ROA

+ Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007), Taani và Banykhaled (2011), Adekunle và Kajola (2010), Odalo và cộng sự (2016), Lâm Mỹ Tuyết (2017) và Phạm Hoàng Oanh (2019)

H2 Tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ cùng chiều với ROA

+ Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007);

Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Hoàng Tùng (2016).

H3 Tỷ lệ chi phí trên doanh thu (COI) có tác động ngược chiều với ROA

- Đường Thị Thanh Hải (2019), Đoàn Thị Thu Hà (2018), Lê Đại Thành (2017)

H4 Tỷ lệ tài sản dài hạn (TANG) có tác động ngược chiều với ROA

- Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007);

Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012)

H5 Hệ số nợ (CS) có tác động ngược chiều với ROA

- Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Abor (2005), Pouraghajan và cộng sự (2012), Bontis và cộng sự (2000)

H6 Tỷ lệ lạm phát (CPI) có tác động cùng chiều với ROA.

+ Phạm Ánh Tuyết (2017), Lê Đại Thành (2017), Trần Hồng Lợi (2018) và Đoàn Thị Thu Hà (2018)

H7 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP) có tác động cùng chiều với ROA

+ Phạm Ánh Tuyết (2017), nghiên cứu của Trần Hồng Lợi (2018) và Lâm Mỹ Tuyết (2018)

H8 Tăng trưởng chỉ số VN30 có tác động cùng chiều với ROA

+

(nguồn: tác giả tự tổng hợp từ tổng quan nghiên cứu)

3.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng số liệu các báo cáo tài chính của 71CTCK thành viên của Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2019 với 497 quan sát. Nghiên cứu sử dụng phần mềm STATA 14, tiến hành thống kê mô tả, phân tích tương quan giữa các biến, xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định mô hình. Nghiên cứu giải thích mức độ tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc từ kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích tương quan để xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc; tiếp theo kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp giữa hai mô hình REM (mô hình tác động ngẫu nhiên) và FEM (mô hình tác động cố định), sau đó tiến hành các kiểm định cần thiết trên mô hình như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan, kiểm định phương sai sai số thay đổi; cuối cùng sử dụng phương pháp hồi quy có trọng số (GLS) xử lý các lỗi của mô hình để lựa chọn và ước lượng hiệu quả.

3.3.3.3. Kết quả nghiên cứu

Kết quả thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.28 như sau:

Bảng 3.28: Thống kê mô tả Tên biến Số quan

sát

Giá trị

trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất ROA 497 0.0219387 0.0939824 -0.83782 0.51267 SIZE 497 5.664066 0.6457318 4.055646 7.432073

CS 497 0.2539606 0.2351741 0.000959 0.992578 TANG 497 0.1124986 0.1346051 0.00249 0.737887

GROWTH 497 0.6614668 3.169099 -1 46.31387

COI 497 0.6364039 1.088433 -3.42295 19.33214

GDP 497 0.0645714 0.0056668 0.0542 0.0708

CPI 497 0.0369429 0.0169471 0.0063 0.066

VN30 497 0.1080714 0.1935302 -0.1236 0.5389 Nguồn: Nghiên cứu của tác giả trên phần mềm STATA

Kết quả thống kê mô tả chỉ ra biến ROA có giá trị lớn nhất là 51,27%, thấp nhất là -83,78% và giá trị trung bình đạt 2,19%. Biến SIZE được xác định bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản, có giá trị lớn nhất là 7,43; thấp nhất là 4,06 và giá trị trung bình là 5,66. Biến CS là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, lớn nhất là 99,26%, thấp nhất là 0,0959% và trung bình là 25,40%. Biến TANG phản ánh tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, có giá trị lớn nhất là 73,79%, giá trị nhỏ nhất là 0,249% và giá trị trung bình là 11,25%. Biến GROWTH phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh thu, giá trị lớn nhất là 4631%, thấp nhất là -100% và trung bình là 66,15%. Biến COI phản ánh tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động của CTCK, giá trị lớn nhất là 1933,2%, giá trị nhỏ nhất là -342,3% và giá trị trung bình là 63,64%. Biến GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá trị lớn nhất là 7,08%, giá trị nhỏ nhất là 5,42%

và giá trị trung bình là 6,46%. Biến CPI phản ánh tỷ lệ lạm phát, giá trị lớn nhất là 6,6%, giá trị nhỏ nhất là 0,63% và giá trị trung bình là 3,7%. Biến VN30 phản ánh tốc độ tăng trưởng của chỉ số VN30, giá trị nhỏ nhất là -12,36%; giá trị lớn nhất là 53,89% và giá trị trung bình là 10,81%.

Kết quả phân tích tương quan (bảng 3.26) cho thấy biến ROA có tương quan với tất cả các biến độc lập. Trong đó biến TANG, CPI và COI có quan hệ ngược chiều với ROA với mức tương quan lần lượt là -0,1828; -0.0519; -0,3472;. Trong đó biến COI có tương quan mạnh nhất với ROA. Các biến còn lại là SIZE, CS, GROWTH, GDP và VN30 có quan hệ cùng chiều với ROA, trong đó biến SIZE có mối tương quan cùng chiều mạnh nhất với ROA. Các biến độc lập cũng có mối quan hệ tương quan với nhau.

Bảng 3.29: Kết quả kiểm tra tương quan giữa các biến

ROA SIZE CS TANG GROWTH GDP CPI COI VN30

ROA 1

SIZE 0.3216 1

CS 0.0692 0.5503 1

TANG -0.1828 -0.2172 -0.308 1

GROWTH 0.0991 -0.0534 -0.0052 0.0005 1

GDP 0.084 0.139 -0.1209 -0.0613 0.1017 1

CPI -0.0519 -0.0659 0.0214 0.0054 -0.0519 -0.7215 1 COI -0.3472 -0.151 -0.0214 0.064 -0.0498 0.0035 0.0292 1 VN30 0.0907 -0.0192 -0.0358 -0.0251 0.0648 -0.081 0.1925 -0.0538 1

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả trên phần mềm STATA Tiếp theo, nghiên cứu sẽ thực hiện hồi quy theo mô hình tác động cố định Fixed Effects (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects (REM) và kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM hay REM là phù hợp.

Bảng 3.30: Kết quả kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả trên phần mềm STATA

Prob>chi2 = 0.8809 = 3.73

chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) Test: Ho: difference in coefficients not systematic

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg VN30 .0340355 .0348286 -.0007931 .0015631

COI -.0246653 -.0241764 -.0004889 .0012704 CPI -.3823122 -.3146587 -.0676535 .0750292 GDP -1.207658 -.809521 -.3981368 .4727084 GROWTH .003186 .0031397 .0000463 .000271 TANG -.0860567 -.0939733 .0079166 .0199494 CS -.1198868 -.0888375 -.0310493 .0189084 SIZE .061851 .055323 .006528 .0163235

fe re Difference S.E.

(b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B)) Coefficients

. hausman fe re

Kết quả ở bảng 3.30 cho thấy: Prob>Chi2 = 0,8809 (lớn hơn 0,1), do đó mô hình REM là phù hợp.

Tiếp theo, nghiên cứu tiến hành kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình và kiểm định phương sai sai số thay đổi. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến thể hiện theo bảng số 3.31 cho thấy các biến độc lập có giá trị VIF <5, chứng tỏ các biến độc lập không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 3.31: Kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến độc lập

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả trên phần mềm STATA Bảng 3.32: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi

imtest,white

White's test for Ho: homoskedasticity

against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(41) = 100.57

Prob > chi2 = 0.0000

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả trên phần mềm STATA Kiểm định phương sai sai số thay đổi (bảng 3.32) của mô hình REM cho thấy Prob =0,0000 (nhỏ hơn 0,05) nên mô hình REM có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Như vậy, tổng hợp lại kết quả kiểm định mô hình REM không có hiện tượng đa cộng tuyến nhưng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Vì vậy, nghiên cứu tiến hành khắc phục lỗi phương sai sai số thay đổi bằng phương pháp hồi quy có trọng số GLS để tìm ước lượng hiệu quả.

Kết quả ước lượng theo phương pháp GLS cho mô hình hồi quy hiệu quả cho thấy các chỉ có 2 biến GDP và CPI là không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%,

Mean VIF 1.53

GROWTH 1.03 0.970641 COI 1.05 0.953453 VN30 1.06 0.946309 TANG 1.13 0.882962 SIZE 1.62 0.615502 CS 1.70 0.589709 CPI 2.25 0.443553 GDP 2.40 0.417243 Variable VIF 1/VIF

5% và 10%. Còn lại các biến độc lập khác đều có ý nghĩa thống kê. Dấu của các hệ số hồi quy phù hợp với dấu kỳ vọng trong các giả thuyết nghiên cứu và phù hợp với các nghiên cứu trước đây.

Bảng 3.33: Kết quả ước lượng theo GLS

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả trên phần mềm STATA Từ kết quả ước lượng, mô hình hồi quy đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của các CTCK như sau:

ROA = -0,1846 + 0,0513*SIZE – 0,0698*CS - 0,0997*TANG+

0,0029*GROWTH- 0,0240*COI + 0.0354* VN30+ e (2)

Kết quả nghiên cứu cho thấy ROA chịu tác động mạnh nhất bởi yếu tố tỷ lệ tài sản trên tổng tài sản (TANG) và mối quan hệ là ngược chiều, tức là nếu các CTCK càng tăng tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản thì ROA càng bị suy giảm. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012). Tiếp theo là tác động của tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, nếu CTCK càng tăng tỷ lệ nợ thì ROA càng giảm. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Abor (2005), Pouraghajan và cộng sự (2012), Bontis và cộng sự (2000). Quy mô của CTCK cũng có ảnh hưởng đáng kể đến ROA và ảnh hưởng tích cực đến ROA. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Theo Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007), Taani và Banykhaled (2011), Adekunle và Kajola (2010), Odalo và cộng sự (2016), Lâm Mỹ Tuyết (2017) và Phạm Hoàng Oanh (2019). Vì vậy,

_cons -.1846072 .0772733 -2.39 0.017 -.3364366 -.0327778 VN30 .0354429 .0215044 1.65 0.100 -.0068098 .0776955 COI -.0240206 .0147906 -1.62 0.105 -.0530818 .0050405 CPI -.2722866 .3637938 -0.75 0.455 -.9870821 .4425089 GDP -.5557323 1.352501 -0.41 0.681 -3.213177 2.101712 GROWTH .0029461 .0014011 2.10 0.036 .0001931 .005699 TANG -.09965 .0270774 -3.68 0.000 -.1528527 -.0464473 CS -.0698157 .029495 -2.37 0.018 -.1277686 -.0118628 SIZE .0513726 .010952 4.69 0.000 .0298537 .0728915 ROA Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

Robust

muốn tăng ROA buộc các CTCK phải tăng quy mô tài sản nhưng cần phải lưu ý đến tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản. Tăng trưởng chỉ số VN30 cũng có ảnh hưởng tích cực đến ROA, tức là khi thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, chỉ số VN30 tăng trưởng tốt thì ROA của các CTCK cũng được gia tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp vì VN30 tăng trưởng chứng tỏ thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả trong đó có sự đóng góp của các CTCK. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu COI của CTCK có tác động nhỏ và tác động ngược chiều đến ROA. Tức là nếu các CTCK không kiểm soát tốt chi phí dẫn đến tỷ lệ chi phí trên doanh thu gia tăng sẽ làm giảm ROA. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Đường Thị Thanh Hải (2019), Đoàn Thị Thu Hà (2018), Lê Đại Thành (2017). Cuối cùng là tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có tác động không đáng kể đến ROA và tác động cùng chiều, tức là khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được gia tăng thì ROA cũng sẽ tăng theo trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Hoàng Tùng (2016).

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ mẫu là các CTCK thành viên của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2019 cho thấy, với tám biến đưa vào mô hình, có 6 biến có ý nghĩa thống kê còn 2 biến còn lại là GDP và CPI không có ý nghĩa thống kê. Các biến SIZE, GROWTH và VN30 có quan hệ cùng chiều với ROA, các biến CS, TANG, COI có quan hệ ngược chiều với ROA.

Các biến có ảnh hưởng mạnh đến ROA là biến TANG, biến CS và biến SIZE. Do đó, để gia tăng ROA nhằm nâng cao HQHĐKD cho các CTCK thành viên SGDCK, các CTCK có thể cân nhắc các giải pháp để tác động vào các yếu tố trên, nhất là tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, hệ số nợ và quy mô tài sản của CTCK.

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA