• Không có kết quả nào được tìm thấy

Quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.2.1. Quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán

hội đã đạt được từ quá trình hoạt động kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế có ý nghĩa quyết định, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Theo tác giả Phạm Thị Thủy (2018), “Hiệu quả kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” [55]. Theo đó, để đạt được HQHĐKD cao

doanh nghiệp cần tối đa hóa các kết quả đầu ra trong điều kiện các nguồn lực hạn chế của mình.

Quan điểm về HQHĐKD của các CTCK cũng dựa trên quan điểm về HQHĐKD của các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, do đặc thù của CTCK là cung cấp các dịch vụ về chứng khoán và hoạt động của CTCK có ảnh hưởng rất lớn đến TTCK nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung nên quan điểm về HQHĐKD của CTCK có một số nét khác biệt với HQHĐKD của các doanh nghiệp thông thường. Theo tác giả Nguyễn Thị Mùi (2007), “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán gắn với các mục tiêu kinh tế - xã hội mà trước hết là mục tiêu của công ty, sau đó là mục tiêu của ngành công nghiệp chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế” [17]. Như vậy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội mà CTCK đạt được. Trong đó, hiệu quả kinh tế là mục tiêu hàng đầu mà các CTCK luôn hướng tới, tiếp đến là hiệu quả xã hội, là những đóng góp của CTCK đối với ngành chứng khoán và toàn bộ nền kinh tế. Các đóng góp đối với ngành chứng khoán như: cải thiện tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, hỗ trợ huy động vốn cho doanh nghiệp, phổ biến kiến thức chứng khoán và tư vấn cho nhà đầu tư… Các đóng góp cho nền kinh tế là: đóng góp của các CTCK vào ngân sách nhà nước và mức độ giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động trong CTCK.

Còn theo tác giả Hoàng Văn Quỳnh (2014), “hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (vốn, nhân lực, tài lực, vật lực) để đạt được mục tiêu xác định về mặt kinh tế của công ty nói chung hay hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng” [42]. Với quan điểm này thì HQHĐKD của CTCK là hiệu quả kinh tế mà CTCK đạt được. Đó chính là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt được mục tiêu kinh tế của công ty.

Theo quan điểm của tác giả, công ty chứng khoán cũng như bất cứ một doanh nghiệp nào khác đều phải coi hiệu quả kinh tế làm tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được

hiệu quả xã hội mà CTCK đem lại. Hiệu quả kinh tế của CTCK được thể hiện thông qua việc so sánh giữa kết quả đầu ra với các nguồn lực đầu vào mà CTCK sử dụng để đạt được kết quả đó. Kết quả đầu ra có thể là doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Nguồn lực đầu vào có thể là tổng tài sản, vốn chủ sở hữu hay các chi phí bỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên điểm khác biệt của CTCK với các doanh nghiệp thông thường là khi đánh giá hiệu quả kinh tế của CTCK còn phải xét trên hiệu quả từng hoạt động mà CTCK cung cấp. Trên thực tế, có những CTCK chỉ thực hiện 1 hoặc hai hoạt động kinh doanh nhưng cũng có những CTCK thực hiện đầy đủ các hoạt động kinh doanh bao gồm: hoạt động môi giới, hoạt động tư vấn, hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán và hoạt động tự doanh chứng khoán. Vì vậy, cần phải đánh giá hiệu quả từng hoạt động trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế của CTCK. Hiệu quả mỗi hoạt động hoạt động được thể hiện thông qua tăng trưởng doanh thu từng hoạt động, tỷ lệ chi phí trên doanh thu từng hoạt động và mức độ đóng góp vào doanh thu của từng hoạt động. Ví dụ như hiệu quả hoạt động môi giới được thể hiện thông qua thị phần môi giới, tăng trưởng doanh thu môi giới và tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động môi giới... ; hay hiệu quả của hoạt động tư vấn được thể hiện thông qua tăng trưởng doanh thu tư vấn, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động tư vấn và mức độ đóng góp vào doanh thu của hoạt động tư vấn...Hiệu quả của các hoạt động đều cao sẽ góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế của CTCK và thông qua đó nâng cao HQHĐKD của CTCK. Do đó, các CTCK cần chú trọng phát triển các hoạt động, nâng cao chất lượng các hoạt động kinh doanh của mình nhằm đem lại HQHĐKD là cao nhất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, các CTCK cần phải đảm bảo quản trị rủi ro một cách tốt nhất vì hoạt động kinh doanh của CTCK luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó đặc biệt là các rủi ro tài chính như: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro phá sản. Nếu một CTCK có HQHĐKD cao nhưng rủi ro tài chính cao, tức là an toàn tài chính thấp thì rất khó để phát triển bền vững trên thị trường. Chính vì vậy, nghiên cứu về HQHĐKD của CTCK cũng cần phải đặt trong mối quan hệ với an toàn tài chính của CTCK.

Như vậy, xét trên góc độ nhà quản trị của CTCK, tác giả cho rằng: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán là hiệu quả kinh tế mà CTCK đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh của mình, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu kinh tế của CTCK nói chung và mục tiêu cho từng hoạt động của CTCK nói riêng nhưng vẫn phải đảm bảo được an toàn tài chính cho CTCK”.

Nhà quản trị CTCK luôn mong muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất từ các hoạt động hoạt động của công ty. HQHĐKD cao sẽ giúp các CTCK nâng cao được uy tín, khẳng định được vị thế trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các nhà quản trị CTCK luôn luôn phải gắn kết mục tiêu nâng cao HQHĐKD với mục tiêu đảm bảo an toàn tài chính cho CTCK. Có như vậy, các CTCK mới đảm bảo vừa nâng cao được HQHĐKD, vừa phát triển bền vững trên TTCK.