• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.4.1. Những thành tựu đạt được

muốn tăng ROA buộc các CTCK phải tăng quy mô tài sản nhưng cần phải lưu ý đến tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản. Tăng trưởng chỉ số VN30 cũng có ảnh hưởng tích cực đến ROA, tức là khi thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, chỉ số VN30 tăng trưởng tốt thì ROA của các CTCK cũng được gia tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp vì VN30 tăng trưởng chứng tỏ thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả trong đó có sự đóng góp của các CTCK. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu COI của CTCK có tác động nhỏ và tác động ngược chiều đến ROA. Tức là nếu các CTCK không kiểm soát tốt chi phí dẫn đến tỷ lệ chi phí trên doanh thu gia tăng sẽ làm giảm ROA. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Đường Thị Thanh Hải (2019), Đoàn Thị Thu Hà (2018), Lê Đại Thành (2017). Cuối cùng là tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có tác động không đáng kể đến ROA và tác động cùng chiều, tức là khi tỷ lệ tăng trưởng doanh thu được gia tăng thì ROA cũng sẽ tăng theo trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Hoàng Tùng (2016).

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ mẫu là các CTCK thành viên của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2013-2019 cho thấy, với tám biến đưa vào mô hình, có 6 biến có ý nghĩa thống kê còn 2 biến còn lại là GDP và CPI không có ý nghĩa thống kê. Các biến SIZE, GROWTH và VN30 có quan hệ cùng chiều với ROA, các biến CS, TANG, COI có quan hệ ngược chiều với ROA.

Các biến có ảnh hưởng mạnh đến ROA là biến TANG, biến CS và biến SIZE. Do đó, để gia tăng ROA nhằm nâng cao HQHĐKD cho các CTCK thành viên SGDCK, các CTCK có thể cân nhắc các giải pháp để tác động vào các yếu tố trên, nhất là tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản, hệ số nợ và quy mô tài sản của CTCK.

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

với năm 2015. Ba năm gần đây, số CTCK lỗ có xu hướng giảm dần, nhóm 2 và nhóm 3 hầu như không có CTCK nào thua lỗ, nhóm 1 còn khoảng 8 đến 12 CTCK thua lỗ, giảm đáng kể so với những năm trước.

Thứ hai, về hiệu quả các hoạt động của CTCK: Hoạt động môi giới có doanh thu 3 năm gần đây cao hơn hẳn các năm trước, đặc biệt so với năm 2013 thì doanh thu môi giới gấp 3 đến 5 lần. Hoạt động môi giới đóng góp không nhỏ vào thu nhập của các CTCK(chiếm trên 20% tổng doanh thu của các hoạt động). Thị phần môi giới của các CTCK (đặc biệt là nhóm 3) có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm và chiếm lĩnh trên 50% thị phần môi giới toàn thị trường.

Doanh thu hoạt động tự doanh tăng trưởng liên tục qua các năm, đặc biệt năm 2015, doanh thu tự doanh tăng trưởng nhảy vọt với mức tăng trên 260% và tất cả các nhóm đều tăng mạnh. Hoạt động tự doanh cũng là hoạt động mang lại nhiều doanh thu cho các CTCK nhất là từ năm 2016 đến năm 2019, doanh thu tự doanh đều chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) trong tổng doanh thu các hoạt động. Điều đó chứng tỏ hoạt động tự doanh là hoạt động thế mạnh của các CTCK. Ngoài ra, hoạt động tự doanh có tỷ lệ chi phí trên doanh thu thấp hơn hoạt động môi giới, hoạt động tư vấn, hoạt động lưu ký và hoạt động khác. Như vậy, hoạt động tự doanh của các CTCK đang dần khẳng định tính hiệu quả.

Hoạt động bảo lãnh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu các hoạt động nhưng hoạt động này có tỷ lệ chi phí trên doanh thu là thấp nhất trong các hoạt động. Điều đó chứng tỏ, các CTCK đã kiểm soát tốt các khoản chi phí cho hoạt động bảo lãnh do đó 1 đồng thu nhập được tạo ra từ hoạt động bảo lãnh sẽ mất ít đồng chi phí hơn so với các hoạt động khác. Như vậy, nếu các CTCK khai thác tốt hoạt động bảo lãnh thì sẽ mang lại hiệu quả cao.

Thứ ba, về khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận của các CTCK đã có chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2013-2019. Nếu như giai đoạn 2007-2012 các chỉ tiêu ROS, ROA và ROE của các CTCK còn mang giá trị âm hoặc ở mức thấp, thì sang giai đoạn 2013-2019, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận đã mang giá trị dương và ở mức cao hơn. Nhiều CTCK có ROE rất cao như CTCK TCBS, VCSC và HSC (ROE có

những năm trên 30%). So với các CTCK trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á thì chỉ tiêu ROE và ROA của các CTCK Việt Nam là không thua kém. Như vậy, có thể đánh giá về khả năng sinh lời cũng như hiệu quả kinh doanh của các CTCK trong giai đoạn này là tốt và ổn định hơn giai đoạn trước.

Tỷ suất sinh lời kinh tế trên tổng tài sản (BEP) của các CTCK nhóm 2 và nhóm 3 cao hơn lãi suất ngân hàng trong 3 năm gần đây, chứng tỏ việc sử dụng nợ của các CTCK thuộc 2 nhóm này đã đem lại hiệu quả, làm gia tăng ROE cho 2 nhóm.

Thứ tư, về an toàn tài chính của các CTCK: An toàn tài chính của các CTCK giai đoạn 2013-2019 đã được nâng lên. Tỷ lệ vốn khả dụng trung bình của các CTCK có xu hướng tăng dần qua các năm, số lượng CTCK không đáp ứng được tiêu chí an toàn này cũng đã giảm xuống. Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản của các CTCK có xu hướng giảm dần qua các năm và ở mức rất thấp trong 3 năm gần đây (trên 3%). Chỉ còn 1 vài CTCK chưa đảm bảo được an toàn tài chính, tuy nhiên số lượng các CTCK chưa đảm bảo an toàn tài chính đã giảm dần qua các năm. Đó là một dấu hiệu tốt về an toàn tài chính của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam hiện nay.

Có được những kết quả, thành tựu nêu trên là xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nhiều công ty chứng khoán đã bước đầu tiếp cận với thị trường dịch vụ chứng khoán theo chuẩn mực quốc tế trong quản trị, điều hành công ty, trong quản trị rủi ro kinh doanh, quan tâm đến những mục tiêu chiến lược dài hạn thay vì những kết quả, lợi ích trước mắt, ngắn hạn. Đó là những tín hiệu tích cực cần được khuyến khích và ngày một nhân rộng trong quá trình hoàn thiện và phát triển hệ thống CTCK cũng như bản thân mỗi CTCK ở Việt Nam theo hướng nâng cao HQHĐKD.

- Việc ứng dụng các nền tảng công nghệ hiện đại trong hoạt động của CTCK đang được các CTCK áp dụng. Điển hình như CTCK VPS, để bắt kịp với xu hướng công nghệ 4.0, VPS đã cho ra đời các nền tảng giao dịch hiện đại có tốc độ xử lý

nhanh, ổn định và tin cậy như webtrade, ứng dụng giao dịch qua điện thoại SmartOne và SmartPro. Cho tới nay, cả 2 ứng dụng này đều được khách hàng đánh giá cao về tính ưu việt và thân thiện, tốc độ xử lý dữ liệu giao dịch thời gian thực nhanh, tích hợp nhiều tính năng để nhà đầu tư có thể giao dịch và thực hiện các yêu cầu về tiền trên tài khoản chứng khoán. Ngoài ra, phần mềm SmartRobo, công cụ sử dụng chatbot trên nền ứng dụng Skype và Facebook cũng được coi là tiên phong về công cụ hỗ trợ giao dịch mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay. Vì vậy, các công ty chứng khoán dựa ngày càng nhiều vào công nghệ để phục vụ khách hàng, vừa giúp khách hàng cảm thấy sự tiện lợi, nhanh chóng, qua đó có khả năng mở rộng quy mô khách hàng và thị trường ở mức không giới hạn, vừa tiết kiệm chi phí và quản trị rủi ro cho chính công ty chứng khoán.

- Sự phát triển của TTCK Việt Nam: TTCK Việt Nam giai đoạn 2013-2019 có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và là cơ hội tốt cho các CTCK trong việc nâng cao HQHĐKD. TTCK phát triển càng có nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường hơn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, từ đó giúp các CTCK gia tăng được doanh thu môi giới và tư vấn. TTCK tăng trưởng tốt cũng giúp cho các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán của các CTCK, từ đó giúp gia tăng doanh thu hoạt động bảo lãnh. TTCK tăng trưởng cũng là cơ hội cho các CTCK tìm kiếm lợi nhuận cao trong hoạt động tự doanh.

- Cấu trúc và thể chế thị trường ngày càng hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp luật đã được phát triển một cách đồng bộ, phù hợp với bối cảnh thực tiễn cũng như kinh nghiệm và thông lệ quốc tế, từ đó giúp cho TTCK phát triển ổn định, vững chắc. Năng lực quản lý và giám sát được bài bản hóa cũng là một trong những thành công nổi bật của TTCK Việt Nam. Mô hình quản lý, giám sát đã từng bước được hoàn thiện, có sự phân cấp rõ ràng. Hoạt động thanh tra, giám sát và cưỡng chế thực thi ngày càng hiệu quả, góp phần giữ vững ổn định, kỷ cương pháp luật của thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Phương thức quản lý, giám sát thị trường và thành viên tham gia TTCK ngày càng theo cơ chế thị trường

nhiều hơn, giúp lành mạnh hóa thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động gắn liền với quá trình tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- TTCK Việt Nam tham gia mạnh mẽ vào quá trình hội nhập quốc tế: Thông qua các cam kết mở cửa thị trường ngày càng ở mức cao, đi kèm với cơ chế minh bạch hóa, đã tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, các cam kết cho phép cung cấp qua biên giới một số dịch vụ chứng khoán đã giúp tăng chuẩn mực về quản trị công ty, tăng chất lượng cung cấp dịch vụ của TTCK Việt Nam. Ngoài ra, cơ quan quản lý các cấp cũng đã tích cực, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong công tác xây dựng chính sách phát triển thị trường. Mức độ tín nhiệm của thị trường vốn Việt Nam được nâng cao, góp phần gia tăng khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư, giúp giảm chi phí huy động vốn trên thị trường quốc tế. TTCK Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

- Quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh của các CTCK ngày một mở rộng.

Cùng với sự mở rộng quy mô kinh doanh của các công ty chứng khoán là sự gia tăng của các chi nhánh, các phòng giao dịch ở hầu hết các tỉnh thành, địa bàn trọng điểm của đất nước. Kết quả đó đã giúp cho khả năng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ chứng khoán của các công ty chứng khoán đối với các chủ thể tham gia thị trường mà trước hết là các tổ chức phát hành chứng khoán, các nhà đầu tư chứng khoán trên thị trường ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn.

- Năng lực tài chính của các công ty chứng khoán nói chung ngày được nâng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Số lượng CTCK có tổng tài sản trên 5.000 tỷ đồng ngày một gia tăng, điển hình là CTCK SSI có tổng tài sản lớn nhất toàn thị trường và năm 2019 đạt trên 27.000 tỷ đồng. Phần lớn các CTCK đã nhận thức được vai trò của tiềm lực tài chính, nâng cao tiềm lực tài chính là một trong những cơ sở quan trọng để mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, không những trước mắt mà cả về lâu dài đối với CTCK.

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân