• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.3. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA CÁC

3.3.1. Tổng quan các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK

3.3. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA CÁC

3.3.1.1. Các yếu tố chủ quan

Quy mô tài sản của CTCK

Quy mô tài sản thể hiện năng lực tài chính của CTCK. Quy mô tài sản sẽ quyết định CTCK được thực hiện và không được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào. Một CTCK có quy mô tài sản lớn sẽ có điều kiện hơn các CTCK khác trong việc triển khai và phát triển các hoạt động của mình cũng như nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng. Quy mô tài sản lớn cũng giúp các CTCK có điều kiện đổi mới, nâng cấp và ứng dụng các trang thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công việc, từ đó giúp cho các hoạt động của CTCK phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Quy mô tài sản lớn còn giúp CTCK có điều kiện mở rộng mạng lưới chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý nhận lệnh không những ở trong nước mà còn ở các nước khác trên thế giới. Qua đó, CTCK có điều kiện tăng số lượng khách hàng tới sử dụng các dịch vụ mà CTCK cung cấp, thúc đẩy CTCK phát triển hơn nữa các hoạt động của mình.

Theo Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007), Taani và Banykhaled (2011), Adekunle và Kajola (2010), Odalo và cộng sự (2016), Lâm Mỹ Tuyết (2017) và Phạm Hoàng Oanh (2019), yếu tố quy mô tài sản của doanh nghiệp có tác động cùng chiều với ROA. Tức là khi quy mô tài sản của doanh nghiệp tăng lên thì ROA tăng hay HQHĐKD của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Ngược lại, một số nghiên cứu khác như nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012) lại chỉ ra rằng quy mô tài sản có quan hệ ngược chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hay theo nghiên cứu của Tzelepis và Skuras (2004) lại cho thấy, không có ảnh hưởng đáng kể giữa quy mô tài sản với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số nợ của CTCK

Hệ số nợ thể hiện tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn của CTCK. Việc sử dụng nợ vay không chỉ giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu vốn kinh doanh thiếu hụt mà còn góp phần tạo ra một đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời trên

vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, nợ vay còn là lá chắn thuế của doanh nghiệp vì chi phí lãi vay được khấu trừ trong tổng chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc sử dụng nợ vay với tỷ lệ cao cũng tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ vay không hiệu quả thì có thể lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, kiệt quệ tài chính dẫn đến vỡ nợ và phá sản. Khi doanh nghiệp sử dụng nợ vay, tiền lãi vay là một khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp định kỳ phải thanh toán cho chủ nợ. Nếu việc sử dụng nợ vay có hiệu quả, tức là phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay do một đồng vốn tạo ra lớn hơn chi phí lãi vay thì phần chênh lệch chủ sở hữu được hưởng. Ngược lại, nếu việc sử dụng nợ vay không hiệu quả, tức là phần lợi nhuận trước thuế và lãi vay do một đồng vốn tạo ra thấp hơn phần chi phí lãi vay thì rủi ro lúc này chuyển sang cho các chủ sở hữu.

Như vậy, hệ số nợ có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQHĐKD của doanh nghiệp tùy theo mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tổng tài sản. Theo nhiều nghiên cứu như:

Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Abor (2005), Pouraghajan và cộng sự (2012), Bontis và cộng sự (2000), hệ số nợ có tác động ngược chiều với HQHĐKD của doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu của các tác giả Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007) hay Trần Hùng Sơn (2008), Hoàng Trung Đức và Đàm Minh Đức (2018) thì hệ số nợ lại có tác động cùng chiều với HQHĐKD của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản của CTCK

Tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản thể hiện tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn của CTCK. Tài sản dài hạn của các CTCK bao gồm các khoản đầu tư tài chính dài hạn, các tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác. Trong đó, các tài sản cố định có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của CTCK. Các CTCK hoạt động trong lĩnh vực mà ở đó chịu sự tác động rất lớn về mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là ngành luôn đòi hỏi sự nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ và chuẩn xác về thông tin.

Hoạt động của các CTCK nói riêng và của TTCK nói chung đều phải dựa vào hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, các thiết bị máy móc để nhận lệnh và truyền lệnh mua bán của khách hàng, để thực hiện việc thanh toán bù trừ cho các giao dịch, các phương tiện truyền tin, công bố thông tin và xử lý thông tin…Sự ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động của mình đã trở thành giải pháp cơ bản để các CTCK có thể tồn tại và phát triển. Việc sáng chế ra công nghệ máy tính và viễn thông đã làm giảm chi phí, giảm rủi ro và mở rộng phạm vi hoạt động của các CTCK, giúp đáp ứng mục đích cụ thể của từng đối tượng khách hàng của CTCK. Việc sử dụng công nghệ thông tin viễn thông đã xóa bỏ được hạn chế về địa lý và tính kịp thời trong công bố thông tin. Các nhà đầu tư có thể cập nhật và xử lý thông tin và ra các quyết định đầu tư kịp thời, ngay sau khi thông tin được công bố thông qua máy tính cá nhân, internet hay điện thoại di động khi họ ở bất cứ đâu.

Điều này cũng làm tăng tính minh bạch và sự công bằng trong xử lý thông tin đến người sử dụng dịch vụ của CTCK. Đặc biệt đối với các CTCK tham gia hoạt động trên thị trường OTC thì hệ thống thông tin điện tử lại càng quan trọng. Chúng giúp CTCK có thể mua bán chứng khoán được với nhau và cho khách hàng.

Như vậy, yếu tố công nghệ thông tin đã mang lại nhiều tiện ích và sự vượt trội cho các CTCK trong hoạt động của mình và nó cũng là yếu tố quyết định tới sự phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các CTCK. Ngoài ra cơ sở hạ tầng (trụ sở chính, sàn giao dịch, chi nhánh, văn phòng đặt lệnh…) của các CTCK cũng là yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các CTCK.

Theo nghiên cứu của Abblasali Pouraghajan và EsfandiarMalekian (2012), việc tăng tỷ lệ tài sản dài hạn có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu thì lại chỉ ra rằng tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản có tác động ngược chiều với ROA như nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007); Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012). Thậm chí nghiên cứu của Hoàng Tùng (2016) còn chỉ ra rằng tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của CTCK

Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thể hiện doanh thu năm sau tăng bao nhiêu phần trăm so với doanh thu năm trước. Doanh thu tăng trưởng cao và đều đặn chứng tỏ doanh nghiệp đã mở rộng hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ và tạo được nhiều nguồn thu hơn so với kỳ trước. Để đảm bảo có thể cạnh tranh được trên thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải ngày càng phát triển. Tăng trưởng doanh thu là một trong những điều kiện cơ bản giúp doanh nghiệp có nguồn trang trải các khoản chi phí, tích lũy vốn, đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, thu hút thêm nhiều khách hàng, đồng thời tạo được hình ảnh tốt đối với khách hàng, nhà đầu tư cũng như các nhà cung cấp. Tăng trưởng doanh thu cũng cho thấy khả năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, chứng tỏ công tác bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Do đó, tăng trưởng doanh thu sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu có tác động cùng chiều với ROA như nghiên cứu của Rami Zeitun và Gary Gang Tian (2007);

Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas (2012), Hoàng Tùng (2016).

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động của CTCK

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động thể hiện để tạo ra một đồng thu nhập hoạt động thì CTCK phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Chi phí hoạt động của CTCK bao gồm chi phí cho các hoạt động môi giới, tư vấn, bảo lãnh hay tự doanh chứng khoán như: chi phí nhân viên, chi phí phân tích đầu tư chứng khoán, khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh, phí lưu ký chứng khoán tự doanh, chi phí thực hiện việc bán chứng khoán bảo lãnh phát hành, hoa hồng đại lý phát hành chứng khoán, phí giao dịch chứng khoán của khối lượng chứng khoán tự doanh bán ra, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí công cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài…Tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động càng thấp càng chứng tỏ CTCK đã quản lý tốt chi phí, giúp gia tăng lợi nhuận và thông qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. COI là một trong

những chỉ tiêu quan trọng, bên cạnh ROE, ROA, ROS,...để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các CTCK. Lợi nhuận có thể là chỉ tiêu để xác định thứ hạng của các CTCK. Tuy nhiên, để đánh giá công bằng hơn về hiệu quả trong hoạt động của từng CTCK còn có nhiều tiêu chí khác, trong đó có chỉ tiêu quan trọng là tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động. Về cơ bản, COI càng thấp cho thấy CTCK hoạt động hiệu quả, tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng doanh thu.

Vì vậy, theo hầu hết các nghiên cứu như nghiên cứu của Đường Thị Thanh Hải (2019), Lê Đại Thành (2017), COI có quan hệ ngược chiều với ROA. Tức là tỷ lệ chi phí trên doanh thu càng cao thì ROA càng thấp. Điều này là hoàn toàn hợp lý vì tỷ lệ chi phí trên doanh thu cao chứng tỏ doanh nghiệp phải bỏ ra nhiều đồng chi phí để tạo ra 1 đồng doanh thu, từ đó làm suy giảm lợi nhuận và dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cũng giảm theo.

3.3.1.2. Các yếu tố khách quan

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế phản ánh tổng sản phẩm quốc nội năm sau tăng trưởng bao nhiêu % so với năm trước. Tỷ lệ tăng trưởng GDP là một trong số các chỉ số kinh tế vĩ mô được sử dụng phổ biến nhất trong việc phản ánh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, vì nó là thước đo cho tổng thể các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế. Tỷ lệ tăng trưởng GDP, được tính như sự thay đổi hàng năm của GDP, được sử dụng như một thước đo hiệu quả kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu phổ biến phản ánh 'mức sống' của mỗi quốc gia (Yanne et al., 2007). Trong thời kỳ suy thoái nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, các hoạt động của nền kinh tế kém hiệu quả, gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán, thông qua đó ảnh hưởng tới hoạt động của CTCK. Nhìn chung, trong thời kỳ suy thoái nền kinh tế, hoạt động của CTCK phải đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức, do đó có thể làm cho hiệu quả kinh doanh của các CTCK bị ảnh hưởng. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, thị trường chứng khoán khởi sắc, hoạt động của các CTCK cũng thuận lợi hơn, tăng trưởng cao hơn.

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có quan hệ cùng chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, điển hình như nghiên cứu của Phạm Ánh Tuyết (2017) và Lâm Mỹ Tuyết (2018). Tuy nhiên, có nghiên cứu lại chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng kinh tế có quan hệ ngược chiều với ROA như nghiên cứu của Phạm Hoàng Oanh (2019).

Tỷ lệ lạm phát (CPI).

Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của dân cư. Lạm phát thường được đo qua chỉ số giá tiêu dùng. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy lạm phát và thị trường chứng khoán có mối liên hệ nghịch chiều, bởi lẽ xu hướng của lạm phát xác định tính chất tăng trưởng. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... khiến một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản chết. Thiếu vốn đầu tư, không tích lũy để mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nói chung sẽ chậm lại. Lạm phát tăng cao còn ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nghiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi. Leeb và Conrad (1996) đã thống kê tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ trong giai đoạn từ năm 1929 đến năm 1981 và nêu mối liên hệ: “Lạm phát tăng cao luôn là kẻ thù của thị trường cổ phiếu”. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với bằng chứng nghiên cứu thực nghiệm của Gan, Lee và Zhang (2006);

Jiranyakul (2009).

Như vậy, lạm phát ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và thông qua đó ảnh hưởng đến hoạt động của các CTCK vì CTCK là cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường chứng khoán, là trung gian giúp các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát có quan hệ cùng chiều với ROA như nghiên cứu của Phạm Ánh Tuyết (2017) và Lê Đại Thành (2017). Tuy nhiên, theo Lâm Mỹ Tuyết (2018), Dương Thị An (2018) tỷ lệ lạm phát lại có quan hệ ngược chiều với ROA của các NHTM Việt Nam.

Sự biến động của thị trường chứng khoán (VN30)

Sự biến động của thị trường chứng khoán được biểu hiện qua chỉ số thị trường chứng khoán. Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường. Các chỉ số chứng khoán này có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ Vn-Index, VN30), cũng có thể do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index).

Chỉ số thị trường chứng khoán phản ánh các thông tin về diễn biến tăng giảm của thị trường, thông qua đó sẽ thấy được sự biến động của thị trường chứng khoán.

Công ty chứng khoán là trung gian hoạt động trên thị trường chứng khoán. Do đó, sự biến động của thị trường chứng khoán cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các CTCK, trong đó đặc biệt ảnh hưởng đến hoạt động tự doanh chứng khoán. Hoạt động tự doanh là hoạt động mà CTCK tự kinh doanh chứng khoán cho chính mình, do đó sự biến động giá chứng khoán trên TTCK sẽ làm biến động kết quả kinh doanh chứng khoán của các CTCK. Ngoài ra, TTCK biến động cũng làm cho tâm lý nhà đầu tư thay đổi và động thái mua bán trên thị trường cũng thay đổi. Từ đó, ảnh hưởng đến hoạt động môi giới và tư vấn của CTCK. Có thể minh chứng cho sự biến động của thị trường chứng khoán ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thông qua thực tế ở Việt Nam giai đoạn 2016-2018. Năm 2017, chỉ số VN 30 tăng 5,38%

so với năm 2016 (hsx.vn) đã làm cho các chỉ tiêu ROA và ROE của các CTCK cũng gia tăng (bảng 3.4). Ngược lại, năm 2018, chỉ số VN30 giảm 12,36% so với năm 2017 (hsx.vn) cũng làm cho các chỉ tiêu ROA và ROE của các CTCK giảm theo

(bảng 3.4). Do đó, có thể kỳ vọng vào sự ảnh hưởng cùng chiều của chỉ số VN30 đến HQHĐKD của các CTCK.

3.3.2. Thống kê, mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK