• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

3.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Hoạt động lưu ký và hoạt động khác có tỷ lệ chi phí trên doanh thu rất cao, khiến lợi nhuận từ hai hoạt động này rất thấp hoặc mang giá trị âm. Hoạt động tư vấn cũng có tỷ lệ chi phí trên doanh thu khá cao, nhất là nhóm 3 năm 2019, tỷ lệ này lên tới 313%. Điều này chứng tỏ các CTCK vẫn chưa quản lý tốt các chi phí hoạt động, hầu hết các hoạt động đều có tỷ lệ chi phí trên doanh thu cao. Vì vậy, trong thời gian tới, các CTCK cần chú trọng công tác quản trị chi phí sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất nhưng vẫn phải đảm bảo được hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ ba, về khả năng sinh lời: tỷ suất sinh lời của các CTCK vẫn còn chưa tương xứng với tiềm lực thực sự của các CTCK, đặc biệt là các CTCK lớn. Điển hình như CTCK SSI, có tiềm lực về vốn chủ sở hữu cũng như tổng tài sản lớn nhất thị trường, lợi nhuận sau thuế các năm cũng cao nhất nhưng ROE lại thấp hơn các CTCK trong nhóm. Điều đó chứng tỏ tăng trưởng lợi nhuận của SSI chưa tương xứng với nguồn lực tài chính của công ty. Hơn nữa nếu xét theo nhóm các CTCK thì tỷ suất sinh lời trung bình của các CTCK nhóm 1 vẫn còn ở mức rất thấp, thậm chí vẫn mang giá trị âm. Nhiều CTCK có ROE nhỏ hơn 0 liên tiếp trong nhiều năm, thậm chí cả giai đoạn 2013-2019, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho CTCK. Nhóm 2 có tỷ suất sinh lời chưa ổn định và vẫn có CTCK có ROE nhỏ hơn 0. Nhóm 3 có tỷ suất sinh lời cao nhất trong 3 nhóm nhưng vẫn chưa tương xứng với quy mô vốn của nhóm này. Nhiều CTCK trong nhóm 3 có ROE thấp hơn cả các CTCK nhóm 1 và nhóm 2.

Tỷ suất sinh lời kinh tế trên tổng tài sản (BEP) của các CTCK nhóm 1 vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng trong cả giai đoạn 2013-2019, chứng tỏ việc sử dụng nợ của các CTCK thuộc 1 nhóm này là không hiệu quả, làm suy giảm ROE của các CTCK thuộc nhóm này. Do đó, các CTCK nhóm 1 không nên vay nợ để thực hiện các hoạt động kinh doanh vì sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, về an toàn tài chính của các CTCK: Mặc dù an toàn tài chính của các CTCK giai đoạn 2013-2019 đã được nâng lên. Tuy nhiên vẫn còn 1 vài CTCK chưa đảm bảo được an toàn tài chính, tỷ lệ vốn khả dụng và tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản vẫn vượt quá mức quy định.

Như vậy, có thể đánh giá HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam vẫn chưa đồng đều và chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của các CTCK. Đặc biệt vẫn còn rất nhiều CTCK thua lỗ và thậm chí thua lỗ kéo dài qua nhiều năm, kéo theo các chỉ tiêu về khả năng sinh lời luôn mang giá trị âm. Bên cạnh đó, các CTCK vẫn chưa tận dụng hết tiềm năng của mình để phát huy hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh, nhất là hoạt động tư vấn và bảo lãnh vẫn đem lại nguồn thu thấp cho các CTCK.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Theo kết quả từ mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam ở phần 3.3 cùng với kết quả khảo sát, phỏng vấn các chuyên gia, nhà quản trị CTCK (phụ lục 4), có thể kết luận một số nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam như sau:

a. Nguyên nhân chủ quan (từ phía các CTCK)

Thứ nhất, tiềm lực tài chính của một số CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam còn nhỏ, nhất là các CTCK nhóm 1 (nhóm có tổng tài sản dưới 1.000 tỷ đồng).

Đây là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến hiệu quả kinh doanh của các CTCK nhóm này còn hạn chế. So với nhóm 3 thì quy mô vốn của nhóm 1 là thấp. Còn nếu so với một số CTCK ở một vài TTCK trong khu vực châu Á như thị trường Philippin, Trung Quốc và Nhật Bản thì tiềm lực tài chính của các CTCK Việt Nam có thể đánh giá là rất thấp, kể cả đối với các CTCK nhóm 2 và nhóm 3. Nếu như quy mô tài sản của CTCK SSI là cao nhất trong 71 CTCK ở Việt Nam và đạt 27.044.115 triệu đồng vào cuối năm 2019 thì quy mô tài sản của CTCK Security Crop - Philipin là 793006,51 triệu Peso (tương đương 379.421.895 triệu VNĐ), CTCK CITIC Securities của Trung Quốc là 791.722,43 triệu CNY (tương đương 2.703.098.721 triệu VND), CTCK Matsui Securities của Nhật Bản là 770.789 triệu Yên (tương đương 169.180.478 triệu VNĐ) (theo investing.com). Có thể thấy quy mô tài sản của SSI vẫn nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô tài sản của các CTCK trong khu vực châu Á. Đồng thời quy mô vốn chủ sở hữu của các CTCK thành viên SGDCK hiện

nay còn nhỏ bé so với sự phát triển của TTCK Việt Nam, ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ chứng khoán cũng như năng lực tài chính. Nhiều CTCK phải sử dụng đến nguồn vốn hợp tác, vốn vay từ các tổ chức, định chế tài chính khác.

Đồng thời, theo kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK ở trên thì quy mô tài sản (SIZE) cũng có ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK. Quy mô tài sản có mối quan hệ cùng chiều với HQHĐKD của các CTCK, điều này chứng tỏ HQHĐKD của các CTCK thấp (nhất là các CTCK nhóm 1) là do quy mô tài sản của các CTCK thấp. Các CTCK cần có biện pháp để mở rộng quy mô, huy động các nguồn lực tài chính để nâng cao HQHĐKD.

Thứ hai, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý. Theo kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK, hệ số nợ (CS) cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK, hệ số nợ có ảnh hưởng ngược chiều với ROA, tức là hệ số nợ tăng sẽ làm ROA giảm và ngược lại. Do đó, một trong những nguyên nhân làm HQHĐKD của các CTCK giảm là do CTCK thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng gia tăng hệ số nợ. Vì vậy, khi sử dụng nợ, các CTCK cần phải cân nhắc mối quan hệ giữa vay nợ với HQHĐKD của công ty.

Thứ ba, cơ cấu tài sản cũng ảnh hưởng đến HQHĐKD của CTCK. Việc gia tăng tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản (TANG) cũng là nguyên nhân làm giảm ROA của các CTCK. Theo kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK, tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản có ảnh hưởng mạnh nhất đến ROA của các CTCK và ảnh hưởng ngược chiều. Thật vậy, nhóm 1 có tỷ lệ tài sản dài hạn trên tổng tài sản cao nhất trong 3 nhóm dẫn đến ROA cũng nhỏ nhất trong 3 nhóm. Vì vậy, các CTCK khi đầu tư tăng thêm tài sản dài hạn cần phải cân nhắc để tránh ảnh hưởng đáng kể đến HQHĐKD của công ty.

Thứ tư, việc quản lý chi phí hoạt động của CTCK vẫn chưa hiệu quả, đặc biệt là nhóm 1. Tỷ lệ tổng chi phí trên tổng doanh thu hoạt động của các CTCK nhóm 1 vẫn ở mức cao (năm 2019 vẫn trên 60%). Điều này khiến các CTCK nhóm này thu về ít lợi nhuận hoặc thậm chí là thua lỗ. Hoạt động môi giới là hoạt động chủ đạo

của các CTCK nhưng tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động này vẫn ở mức cao đối với cả ba nhóm. Hoạt động lưu ký và hoạt động tư vấn cũng cần kiểm soát chi phí tốt hơn vì hai hoạt động này cũng có tỷ lệ chi phí trên doanh thu khá cao.

Theo kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK, tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động (COI) của các CTCK có ảnh hưởng ngược chiều đến ROA. Tức là nếu các CTCK không kiểm soát tốt các khoản chi phí hoạt động dẫn đến tỷ lệ chi phí trên doanh thu hoạt động tăng cao thì sẽ là nguyên nhân làm giảm HQHĐKD của công ty.

Thứ năm, tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) ba năm gần đây của các CTCK có dấu hiệu giảm sút. Đây cũng là nguyên nhân làm giảm HQHĐKD của các CTCK vì theo kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK, tốc độ tăng trưởng doanh thu (GROWTH) có quan hệ cùng chiều với ROA của các CTCK. Vì vậy tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm sút sẽ làm cho ROA suy giảm. Do đó, các CTCK ngoài việc kiểm soát tốt các khoản chi phí thì phải tìm kiếm các biện pháp để tốc độ tăng trưởng doanh thu của năm sau phải cao hơn năm trước, có như vậy mới gia tăng được HQHĐKD của các CTCK.

Thứ sáu, năng lực quản trị điều hành CTCK chưa cao. Theo kết quả phỏng vấn sâu các nhà quản trị CTCK, có thể thấy nhiều CTCK trên thị trường chưa có bộ phận nghiên cứu chiến lược chuyên biệt, một bộ phận luôn xuất hiện trong cơ cấu quản trị công ty hiện đại, nhất là đối với các định chế tài chính hoạt động trong một môi trường kinh doanh đầy biến động như thị trường chứng khoán. Do đó, các CTCK thường thiếu khả năng xây dựng các kịch bản khác nhau của biến động thị trường, biến động chính sách để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra, phạm vi áp dụng các thông lệ quốc tế trong quản trị điều hành CTCK còn chưa rộng khắp, chưa đầy đủ, mức độ áp dụng chưa sâu. Đội ngũ nhân sự cấp cao còn nhiều xáo trộn trước các biến động của thị trường nên khả năng hoạch định chiến lược trong phát triển và nâng cao HQHĐKD còn chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ bảy, việc phát triển các hoạt động thế mạnh, mũi nhọn của CTCK chưa được nhận diện rõ ràng, đa số phát triển đều theo chiều rộng trên các hoạt động được cấp phép mà chưa chú trọng phát triển theo chiều sâu gắn với nhận diện thương hiệu của CTCK. Vì vậy các CTCK cần chuyên môn hóa về một vài hoạt động nào đó như tư vấn cổ phần hóa, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, hay bảo lãnh phát hành chứng khoán…

Thứ tám, năng lực quản trị rủi ro nhất là quản trị rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp của các CTCK còn nhiều hạn chế. Khả năng nhận diện, phòng tránh và xử lý rủi ro yếu do chưa thiết lập được cơ chế nhận diện và kiểm soát rủi ro phù hợp, hiệu lực và hiệu quả. Công tác giám sát tuân thủ của bản thân CTCK với các bộ phận hoạt động, các nhân viên thừa hành nhiệm vụ còn nhiều hạn chế, thiếu cơ chế hiệu quả, hiệu lực.

Công tác quản trị rủi ro ở phần nhiều các CTCK còn mang tính hình thức, đối phó với cơ quan quản lý, giám sát thị trường.

Thứ chín, đội ngũ nhân sự của CTCK chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của công việc cũng như của khách hàng. Nguồn nhân lực còn thiếu cả về số lượng và chất lượng khi so với tiêu chuẩn quốc tế. Có những CTCK với mục tiêu tiết kiệm chi phí nhân viên nên một nhân viên có thể đảm đương nhiều việc từ môi giới đến tư vấn và tự doanh. Điều này khiến nhân viên không chuyên môn hóa một hoạt động nào, do đó không thể làm tốt chuyên môn. Trong khi đó, một số CTCK thì lại tuyển nhân viên là các thực tập sinh hoặc cộng tác viên. Đây là đội ngũ nhân viên chưa có kinh nghiệm và chuyên môn thấp nên hiệu quả làm việc sẽ không cao.

Ngoài ra, ở các CTCK, số lượng nhân viên hành nghề còn ít so với khối lượng công việc của các CTCK. Số lượng chuyên gia, cán bộ hoạt động trong ngành chứng khoán đạt được các chứng chỉ hành nghề quốc tế (như CFA…) vẫn còn ít so với yêu cầu; trình độ ngoại ngữ và quản lý của các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, nội dung đào tạo, cấp chứng chỉ hành nghề cho nhân viên làm việc trong các CTCK lại chưa có sự chuyên sâu theo vị trí công việc hay theo hoạt động. Do đó, nếu có đủ chứng chỉ hành nghề nhân viên của CTCK có thể làm bất cứ bộ phận hoạt động nào. Chính vì vậy chất lượng của đội ngũ nhân viên phần

nào bị ảnh hưởng và tính hoạt động chưa cao dẫn đến chất lượng cung cấp dịch vụ và hiệu quả kinh doanh của CTCK cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vẫn còn bị động; cơ chế đãi ngộ chưa tương xứng với đặc thù của lĩnh vực kinh doanh hàng hóa cao cấp này. Cơ quan quản lý cũng như các tổ chức kinh doanh chứng khoán và các trung gian hỗ trợ chưa có nhiều nơi xây dựng Khung năng lực chuẩn cũng như áp dụng KPI trong giao việc và đánh giá hoàn thành nhiệm vụ…v.v.

Thứ mười, hoạt động tiếp thị, quảng cáo, định vị thương hiệu và xác lập vị thế của các CTCK chưa được chú trọng. Điều đó dẫn đến nhiều CTCK chưa xác định được khách hàng mục tiêu, chưa xác định được loại hình dịch vụ cần tập trung hoàn thiện và phát triển để lấy đó làm cơ sở xác lập vị thế, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK, tạo nên động lực để phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho CTCK.

Thứ mười một, bộ phận phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản của các CTCK chưa đạt trình độ cao và chỉ tập trung nhân sự phân tích giỏi ở một số CTCK. Hoạt động phân tích có ý nghĩa rất quan trọng đối với CTCK, vừa hỗ trợ cho hoạt động môi giới, hoạt động tư vấn và cả hoạt động tự doanh. Nếu các CTCK phân tích tốt thì doanh thu hoạt động tự doanh sẽ được cải thiện, đồng thời khách hàng sẽ nhận được tư vấn tốt từ CTCK và tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó tăng uy tín cho CTCK.

a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, thể chế chi phối hoạt động và tính tuân thủ, minh bạch của TTCK chưa hoàn thiện, đồng bộ và chưa tiệm cận thông lệ quốc tế; nhất là các hướng dẫn triển khai Luật chứng khoán sửa đổi (2019) và Chiến lược phát triển TTCK 2021-2030, trong đó cần chú trọng xây dựng chiến lược cấu phần về số hóa ngành chứng khoán (trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối – blockchain và dữ liệu lớn - big data sẽ là những công cụ quan trọng). Ngoài ra, công cụ quản lý, giám sát vẫn chủ yếu là giám sát tuân thủ, chưa tiến đến giám sát dựa trên mức độ rủi ro; quy định về công bố, minh bạch thông tin chưa nhất quán giữa các văn bản pháp luật; chế tài xử

phạt, cưỡng chế chưa thực sự đủ mạnh…, khiến hành vi vi phạm vẫn diễn ra và chưa giảm nhiều. Việc thực hiện công bố thông tin, quản trị công ty theo thông lệ tốt đã có sự tiến bộ đáng kể, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của một TTCK phát triển. Các SGDCK, Trung tâm Lưu ký đã có nhiều cải tiến về phương thức hoạt động, nhưng nếu không kiện toàn thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường với quy mô ngày càng lớn, số lượng công ty niêm yết, nhà đầu tư và hàng hóa ngày càng nhiều, và càng khó có khả năng liên thông với các TTCK trong khu vực và quốc tế để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.

Thứ hai, sự biến động của thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2013-2019 cũng ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK. Theo kết quả kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK, tỷ lệ tăng trưởng của chỉ số VN30 cũng có ảnh hưởng cùng chiều với ROA. Điều đó chứng tỏ sự biến động của thị trường chứng khoán cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK.

Giai đoạn 2013-2019, chỉ số VN30 biến động liên tục. VN30 giảm liên tiếp từ năm 2013 đến năm 2015, sau đó tăng trở lại từ năm 2015-2017. Đặc biệt năm 2017, VN30 tăng kỷ lục với mức tăng trên 53% so với năm 2016. Tuy nhiên, năm 2018, VN30 lại sụt giảm rất sâu (-12,36%) so với năm 2017, sau đó tăng trở lại vào năm 2019. Sự biến động của VN30 là do các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế thế giới như biến động giá dầu thế giới, biến động lãi suất, biến động tỷ giá; ngoài ra, các sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn đến kinh tế toàn cầu như sự kiện Anh rời khỏi EU, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ hay cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng ảnh hưởng đến sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, sự biến động của VN30 còn do các yếu tố nội tại xuất phát từ chính thị trường chứng khoán Việt Nam như ảnh hưởng từ quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán, ảnh hưởng từ các thông tư, nghị định mới liên quan đến thị trường chứng khoán và ảnh hưởng từ tiến trình cổ phần hóa và lên sàn của các doanh nghiệp nhà nước...

Thứ ba, quy mô và thanh khoản TTCK Việt Nam mặc dù tăng trưởng mạnh qua từng năm, song vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực và tính ổn định chưa cao. Giá trị vốn hóa TTCK của Việt Nam (bao gồm cả cổ phiếu và trái