• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HQHĐKD CỦA CÁC CTCK Ở MỘT SỐ

2.4.6. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán ở một số nước trên thế giới, có thể rút ra những bài học chủ yếu sau cho các CTCK tại Việt Nam.

Thứ nhất, các công ty chứng khoán cần có tiềm lực tài chính đủ lớn. Hầu hết các công ty chứng khoán đều trực thuộc hoặc có cổ đông lớn là tập đoàn, công ty tài chính, ngân hàng,… Các cổ đông này đảm bảo cho các công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính đủ mạnh để công ty chứng khoán có thể phát triển và đa dạng hoá các hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, các công ty chứng khoán cần có sự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt có thể là hệ thống mạng lưới các chi nhánh hoạt động rộng khắp để giúp công ty có thể mở rộng thị trường, phục vụ tốt khách hàng, hoặc có thể là việc ứng dụng công nghệ hiện đại như giao dịch trực tuyến, thương mại điện tử ,… để thuận tiện cho khách hàng, giảm chi phí và thời gian giao dịch.

Thứ ba, cần chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hoạt động nghiên cứu. Hầu hết các công ty chứng khoán đều có những bộ phận nghiên cứu riêng biệt chuyên về chứng khoán và các vấn đề liên quan đến thị trường chứng khoán. Thậm chí nhiều công ty chứng khoán có các bộ phận nghiên cứu riêng tại các chi nhánh khác nhau để cùng phối hợp nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ các hoạt động nghiên cứu luôn được các công ty chứng khoán coi là một hoạt động thiết thực.

Thứ tư, chú trọng phát triển dịch vụ tư vấn. Tất cả các công ty chứng khoán đều rất chú trọng đến hoạt động tư vấn và coi đó là “cầu nối” để công ty chứng khoán tiếp cận khách hàng và chiếm được lòng tin của khách hàng. Hoạt động tư vấn cũng rất đa dạng, bao gồm tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn kinh doanh chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu và tổ chức lại doanh nghiệp, tư vấn sáp nhập, hợp nhất, tư vấn quản lý tài sản,…

Thứ năm, đa dạng hoá các hoạt động hoạt động và đa dạng hoá khách hàng.

Các công ty chứng khoán hoạt động ở tất cả các thị trường trong và ngoài nước, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu.

Các hoạt động không chỉ là môi giới, hoạt động tự doanh cũng rất phát triển với việc chú trọng đa dạng hoá danh mục đầu tư, hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng,… Khách hàng của các công ty chứng khoán bao gồm tất cả các khách hàng có tham gia vào thị trường chứng khoán như nhà đầu tư cá nhân, nhà tư có tổ chức, Chính phủ, các trung gian tài chính, các quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, quỹ tương hỗ,…

Thứ sáu, linh hoạt trong kinh doanh và tận dụng tốt các lợi thế của công ty.

Tuỳ thuộc vào từng loại thị trường và từng giai đoạn phát triển của thị trường mà các hoạt động kinh doanh của công ty có thể thay đổi cho phù hợp, tuỳ thuộc vào tiềm lực mà công ty có thể hoạt động rộng khắp hoặc chú trọng một mảng thị trường trọng yếu. Mặt khác, với các công ty có nhiều chi nhánh, có thể kết hợp các hoạt động nghiên cứu, giao dịch trên phạm vi cả nước và quốc tế một cách liên tục để nâng cao chất lượng nghiên cứu và chất lượng phục vụ khách hàng đồng thời tối thiểu hoá chi phí để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong CTCK rất quan trọng và cần thiết, định hướng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của các CTCK trong các chương tiếp theo. Kết quả nghiên cứu trong chương 2 được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:

Một là, hệ thống và khái quát hóa những vấn đề lý luận cơ bản về CTCK bao gồm: khái niệm, vai trò, mô hình tổ chức và mô hình hoạt động của CTCK. Đồng thời làm rõ các hoạt động của CTCK, từ đó hiểu rõ hơn về hoạt động của CTCK.

Hai là, đưa ra quan điểm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK trong đó chú trọng đến hiệu quả kinh tế mà CTCK đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh của mình.

Ba là, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của CTCK bao gồm cả các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài CTCK

Bốn là, nghiên cứu kinh nghiệm về nâng cao HQHĐKD của một số nước trên thế giới và rút ra bài học về nâng cao HQHĐKD cho các CTCK của Việt Nam.

Dựa trên cơ sở lý luận về HQHĐKD của các CTCK ở chương 2, tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng HQHĐKD và các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐKD của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam. Nội dung cụ thể được thể hiện ở chương 3 dưới dây.