• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG 2. LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK

Như vậy, xét trên góc độ nhà quản trị của CTCK, tác giả cho rằng: “Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán là hiệu quả kinh tế mà CTCK đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh của mình, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu kinh tế của CTCK nói chung và mục tiêu cho từng hoạt động của CTCK nói riêng nhưng vẫn phải đảm bảo được an toàn tài chính cho CTCK”.

Nhà quản trị CTCK luôn mong muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất từ các hoạt động hoạt động của công ty. HQHĐKD cao sẽ giúp các CTCK nâng cao được uy tín, khẳng định được vị thế trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên các nhà quản trị CTCK luôn luôn phải gắn kết mục tiêu nâng cao HQHĐKD với mục tiêu đảm bảo an toàn tài chính cho CTCK. Có như vậy, các CTCK mới đảm bảo vừa nâng cao được HQHĐKD, vừa phát triển bền vững trên TTCK.

Chỉ tiêu này cho thấy hoạt động kinh doanh nào nắm vị thế chủ đạo trong CTCK. Từ đó kết hợp với các chỉ tiêu đánh giá về chi phí và khả năng sinh lời để có phương hướng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh chủ đạo, đồng thời cải thiện những hoạt động còn yếu để thúc đẩy sự phát triển tổng hợp của công ty.

* Tăng trưởng doanh thu từng hoạt động

Tăng trưởng doanh thu từng hoạt động bao gồm: tăng trưởng doanh thu hoạt động môi giới, tăng trưởng doanh thu hoạt động tư vấn, tăng trưởng doanh thu hoạt động tự doanh, tăng trưởng doanh thu hoạt động bảo lãnh, tăng trưởng doanh thu hoạt động lưu ký và tăng trưởng doanh thu hoạt động khác. Công thức xác định chung cho các chỉ tiêu này như sau:

Tăng trưởng doanh thu từng hoạt

động =

Chênh lệch doanh thu từng hoạt động kỳ này với kỳ trước

Doanh thu từng hoạt động kỳ trước

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tốc độ gia tăng doanh thu từng hoạt động của CTCK thông qua việc so sánh doanh thu từng hoạt động kỳ này với kỳ trước. Qua chỉ tiêu này, có thể biết được hoạt động nào đang góp phần vào tăng trưởng doanh thu của CTCK, hoạt động nào đang giảm sút và làm suy giảm tổng doanh thu của CTCK. Từ đó, xác định đúng vị thế của từng mảng hoạt động kinh doanh, xác lập những biện pháp hợp lý để phát huy các hoạt động thế mạnh, thúc đẩy những hoạt động còn yếu kém để đóng góp tích cực vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cho CTCK.

* Tỷ lệ chi phí trên doanh thu từng hoạt động

Chỉ tiêu này cần phải xác định tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho từng hoạt động bao gồm: tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động môi giới, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động tự doanh, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động bảo lãnh, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động tư vấn, tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động lưu ký và tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động khác. Công thức xác định chung cho các chỉ tiêu này như sau:

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu của

từng hoạt động =

Chi phí của từng hoạt động Doanh thu của từng hoạt động

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng chi phí để tạo ra doanh thu cho từng hoạt động. Ví dụ tỷ lệ chi phí trên doanh thu của hoạt động môi giới sẽ phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu môi giới thì CTCK cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động này. Chỉ tiêu này càng thấp càng chứng tỏ chi phí bỏ ra để tạo ra 1 đồng doanh thu là thấp, giúp công ty tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận. Thông qua việc phân tích và đánh giá chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho từng hoạt động, sẽ thấy được mảng hoạt động nào đang hiệu quả hơn, hoạt động nào chưa hiệu quả. Từ đó, CTCK có biện pháp tiết kiệm chi phí, gia tăng doanh thu để tối đa hóa lợi nhuận cho từng hoạt động cũng như cho toàn công ty.

2.2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của CTCK

Các chỉ tiêu thuộc nhóm này là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của CTCK. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của CTCK. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của CTCK bao gồm:

* Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số này phản ánh một đồng vốn kinh doanh bình quân (hay một đồng tài sản bình quân) bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho CTCK. Tỷ số này phản ánh năng lực quản trị của CTCK về việc sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh để đem lại lợi nhuận cho công ty. Do đó, hệ số này cao phản ánh việc sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh của CTCK là có hiệu quả, cơ cấu tài sản hợp lý.

Còn nếu ROA thấp chứng tỏ việc đầu tư tài sản của CTCK là không hợp lý, hoặc việc sử dụng tài sản là không hiệu quả.

ROA (%) =

Lợi nhuận sau thuế rrrng

Tổng tài sản bình quân

x 100%

* Tỷ suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS)

Chỉ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần mà CTCK thu được thì thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay là lợi nhuận sau thuế chiếm bao nhiêu phần trăm trên tổng doanh thu thuần của công ty. Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng doanh thu thuần (hay thu nhập thuần), đồng thời thể hiện việc kiểm soát chi phí của CTCK. Hệ số này càng cao càng tốt.

* Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP)

BEP = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

Tổng tài sản hay vốn kinh doanh BQ sử dụng trong kỳ

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên tài sản (BEP). Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản, mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Tài sản của CTCK bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Các tài sản này có thể mua sắm bằng nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản mà không xét đến tài sản đó được hình thành bằng nguồn vốn nào (nguồn vốn từ vay nợ hay nguồn vốn CSH) và thuế thu nhập doanh nghiệp). Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn CSH.

* Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh bình quân một đồng vốn CSH được sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Chỉ tiêu này phản ánh tổng hợp tất cả các khía cạnh về trình độ quản trị tài chính gồm trình độ quản trị doanh thu và chi phí, trình độ quản

ROE (%) =

Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân

x 100%

ROS (% ) Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần

x 100%

=

trị tài sản, trình độ quản trị nguồn vốn của CTCK. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ việc sử dụng vốn chủ sở hữu của CTCK là hiệu quả.

2.2.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính của CTCK

* Tỷ lệ vốn khả dụng

Để đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK, yếu tố quản lý vốn thường được cụ thể hóa thành tỷ lệ vốn khả dụng. Tỷ lệ vốn khả dụng thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa vốn khả dụng và tổng giá trị rủi ro.

Tỷ lệ vốn

khả dụng = Vốn khả dụng

Tổng giá trị rủi ro

Vốn khả dụng là nguồn vốn sẵn sàng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính. Vốn khả dụng có thể hiểu là vốn chủ sở hữu có thể chuyển đổi thành tiền trong một khoảng thời gian ngắn. Vốn khả dụng thường được xác định bằng vốn chủ sở hữu trừ đi giá trị tài sản kém thanh khoản. Những khoản mục nào sẽ bị loại trừ khi xác định vốn khả dụng sẽ phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia và theo từng giai đoạn của thị trường.

Tổng giá trị rủi ro là tổng các giá trị rủi ro thị trường, giá trị rủi ro thanh khoản và giá trị rủi ro hoạt động.

Giá trị rủi ro thị trường là giá trị ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi giá thị trường của tài sản đang sở hữu biến động theo chiều hướng bất lợi.

Giá trị rủi ro thanh khoản là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra khi đối tác không thể thanh toán đúng hạn hoặc chuyển giao tài sản đúng hạn cam kết.

Giá trị rủi ro hoạt động là giá trị tương ứng với mức độ tổn thất có thể xảy ra do lỗi kỹ thuật, lỗi hệ thống và quy trình hoạt động, lỗi con người trong quá trình tác nghiệp, hoặc do thiếu vốn kinh doanh phát sinh từ các khoản chi phí, lỗ từ hoạt động đầu tư hoặc do các nguyên nhân khách quan khác.

Mức độ hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn tài chính của CTCK được thể hiện tổng hợp qua tính liên tục của quá trình đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn khả dụng khi luôn đáp ứng yêu cầu an toàn vốn, an toàn hoạt động, không bị rơi vào tình trạng bị kiểm soát hoặc kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.

* Tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản

Tỷ lệ các khoản phải thu/tổng tài sản =

Các khoản phải thu Tổng tài sản

Nếu tỷ lệ này cao có nghĩa là phần lớn tài sản của CTCK dành tài trợ cho khách hàng. Do vậy, mức độ an toàn tài sản sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính cũng như những biến động trong danh mục đầu tư của khách hàng, CTCK sẽ khó kiểm soát được các rủi ro xảy ra. Vì vậy, luật pháp các nước thường quy định một tỷ lệ tối đa cho chỉ tiêu này để đảm bảo mức độ an toàn tài sản của CTCK.

2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH