• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn tài chính của các CTCK thành viên

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

3.1. TỔNG QUAN VỀ CTCK THÀNH VIÊN SGDCK TẠI VIỆT NAM

3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn tài chính của các CTCK thành viên

BEP cao hơn lãi suất ngân hàng. Năm 2019 cũng có 29/71 CTCK có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng. Tuy nhiên, năm 2013 thì chỉ có 10/71 CTCK (chiếm 14,08% số CTCK trên thị trường) có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng. Các năm còn lại dao động từ 14-21 CTCK có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ số CTCK có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng là còn khá thấp, bình quân trong giai đoạn 2013-2019 thì mỗi năm chỉ có khoảng 19 CTCK (chiếm khoảng 26,76% số CTCK trên thị trường) có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng, như vậy hơn 70% số CTCK còn lại đang có hiệu quả sử dụng nợ vay thấp, khả năng sinh lời kinh tế trên tổng tài sản không đủ để bù đắp chi phí lãi vay. Điển hình là năm 2013, nhóm 1 chỉ có 2 CTCK có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng, đó là CTCK HFT và CTCK SBS;

nhóm 2 có 5 CTCK có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng. Như vậy, còn lại 39 CTCK của nhóm 1 và 16 CTCK của nhóm 2 có BEP nhỏ hơn lãi suất ngân hàng, thậm chí là nhỏ hơn rất nhiều và còn mang giá trị âm. Các CTCK này cần nhìn nhận lại mọi hoạt động kinh doanh của mình và sớm tìm ra giải pháp kịp thời để nâng cao tỷ suất sinh lời kinh tế trên tài sản cũng như hiệu quả kinh doanh cho công ty. Các năm tiếp theo thì số lượng các CTCK của hai nhóm này có BEP cao hơn lãi suất ngân hàng đã tăng lên nhưng không nhiều. Ở nhóm 1, phải kể đến các CTCK như CTCK Đà Nẵng, CTCK Quốc tế, CTCK Trí Việt có BEP ở các năm từ 2014-2018 khá cao.

Nhóm 2 có các CTCK như: CTCK Artex, CTCK Bảo Việt và CTCK Thiên Việt có BEP khá ổn định và cao hơn lãi suất ngân hàng. Riêng nhóm 3 thì 3 năm gần đây hầu như tất cả các CTCK thuộc nhóm này đều có BEP lớn hơn so với lãi suất ngân hàng, chứng tỏ việc sử dụng nợ vay đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho nhóm này.

3.2.3. Chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn tài chính của các CTCK thành viên

Biều đồ 3.13: Tỷ lệ vốn khả dụng trung bình của các CTCK giai đoạn 2013-2019

Đơn vị tính: %

(nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTLATTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam)

Tỷ lệ vốn khả dụng trung bình của các CTCK có xu hướng tăng dần qua các năm (chỉ giảm nhẹ ở năm 2016 và 2017). Đồng thời, số lượng CTCK không đáp ứng được tiêu chí an toàn này cũng đã giảm xuống. Theo thông tư 226 [47] và Quy chế xếp loại CTCK theo Quyết định 617 [36], những CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng nhỏ hơn 180% được coi là hoạt động không lành mạnh, bao gồm:

Bảng 3.19: Những CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng chưa đảm bảo (<180%) Đơn vị tính: %

STT

2013 2014 2015 2016 2019

Tên CTCK

Tỷ lệ VKD

Tên CTCK

Tỷ lệ VKD

Tên CTCK

Tỷ lệ VKD

Tên CTCK

Tỷ lệ VKD

Tên CTCK

Tỷ lệ VKD 1 ART 48 SBS 16.54 VICS 156.42 ORS 150.16 CVS 136.2

2 BSI 154 SBBS 149 VICS 151.8

3 ABS 167.52 BSI 166

4 PHS 173 MSC 168.7

5 ORS 179 BSC 171

(nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTLATTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam) 332.92

392.07 405.14 392.49 398.01 416.75

456.61

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Như vậy, năm 2013 và 2014, số lượng CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng chưa đảm bảo là 5 CTCK (chiếm tỷ trọng 7,04% trên tổng số các CTCK). Trong đó, điển hình CTCK SBS có tỷ lệ vốn khả dụng năm 2014 rất thấp, chỉ đạt 16,54%, trong khi mức độ đảm bảo an toàn tài chính phải là trên 180%. Hay CTCK ART có tỷ lệ vốn khả dụng năm 2013 là 48% cũng ở mức thấp. Tuy nhiên, các năm tiếp theo hai CTCK này đã không nằm trong danh sách các CTCK có tỷ lệ vốn khả dụng không đảm bảo. Năm 2015 chỉ có duy nhất 1 CTCK là VISC và năm 2016 là CTCK ORS. Năm 2017 và năm 2018 không có CTCK nào có tỷ lệ vốn khả dụng dưới 180%. Nhưng đến cuối năm 2019, CTCK VICS tiếp tục có tỷ lệ vốn khả dụng không đảm bảo. Ngoài ra có cả CTCK CVS với mức 136,2%. Có thể thấy, số CTCK không đáp ứng đủ chỉ tiêu đảm bảo về tỷ lệ vốn khả dụng đã giảm so với giai đoạn trước tái cấu trúc (trước năm 2012).

Điều đó chứng tỏ việc tái cấu trúc các CTCK đã thanh lọc khỏi thị trường các CTCK yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu về tỷ lệ vốn khả dụng. Những CTCK hiện nay đang hoạt động trên thị trường đa số đều đảm bảo yêu cầu về tỷ lệ vốn khả dụng.

3.2.3.2. Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản

An toàn tài chính của CTCK phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản của CTCK. Tỷ lệ này càng cao càng chứng tỏ mức độ an toàn tài chính của CTCK sẽ phụ thuộc nhiều vào các khoản phải thu. Vì thế, để đảm bảo an toàn tài chính cho các CTCK, tỷ lệ khoản phải thu trên tổng tài sản sẽ phải khống chế ở một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này hiện nay đang áp dụng với các CTCK ở Việt Nam là 50%. Với tỷ lệ này, CTCK sẽ ít phụ thuộc vào các khoản phải thu, do vậy an toàn tài chính sẽ được đảm bảo hơn.

Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản của các CTCK Đơn vị tính: %

(nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTLATTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam) 31.67

27.82

33.13

13.72

3.34 3.20 3.03 0

5 10 15 20 25 30 35

2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

tỷ lệ KPT/TS

Nhìn vào biểu đồ 3.14 có thể thấy tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản của các CTCK có xu hướng giảm dần qua các năm và ở mức rất thấp trong 3 năm gần đây (trên 3%). Các năm trước cũng đều dưới 50%. Như vậy có thể thấy tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản tính trung bình cho 71 CTCK thành viên SGDCK TP HCM trong giai đoạn 2013-2019 là đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nếu xét riêng từng CTCK thì vẫn còn một số CTCK có tỷ lệ này khá cao (trên 75%).

Năm 2013 có CTCK SJCS có tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản ở mức 85,29%. Năm 2015 có hai CTCK là SBSI và KIS có tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản đều trên 79%. Năm 2014, 2016, 2017 và 2018 không có CTCK nào có tỷ lệ này trên 75%. Năm 2019 chỉ có duy nhất CTCK VNCS có tỷ lệ này là 84%.

Chi tiết được thể hiện ở bảng 3.20 dưới đây:

Bảng 3.20: Các CTCK có tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản trên 75%

STT

2013 2015 2019

Tên CTCK

Tỷ lệ KPT/tổng

TS

Tên CTCK

Tỷ lệ KPT/tổng

TS

Tên CTCK

Tỷ lệ KPT/tổng TS

1 SJCS 85.29 SBSI 79.76 VNCS 84.01

2 KIS 79.52

(nguồn: tác giả tổng hợp từ BCTLATTC của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam)

Như vậy, thông qua hai chỉ tiêu đánh giá an toàn tài chính của các CTCK, có thể thấy giai đoạn 2013-2019, hầu hết các CTCK đã đảm bảo được an toàn tài chính với tỷ lệ vốn khả dụng trên 180% và tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng tài sản dưới 50%. Chỉ còn 1 vài CTCK chưa đảm bảo được an toàn tài chính, tuy nhiên số lượng các CTCK chưa đảm bảo an toàn tài chính đã giảm dần qua các năm. Đó là một dấu hiệu tốt về an toàn tài chính của các CTCK thành viên SGDCK tại Việt Nam hiện nay.

3.3. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HQHĐKD CỦA CÁC