• Không có kết quả nào được tìm thấy

MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH

4.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

4.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025

Mục tiêu, định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025 được nêu rõ trong đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”.

Trong đó, mục tiêu chung cho phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam được xác định như sau: Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện để thị trường chứng khoán trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế; xây dựng cơ cấu hợp lý, cân bằng giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, giữa thị trường cổ phiếu và trái phiếu, giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân; tăng cường mở cửa và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Cùng với mục tiêu chung, đề án đã xác định mục tiêu cụ thể bao gồm:

- Quy mô thị trường cổ phiếu đạt mức 100% GDP vào năm 2020 và 120%

GDP vào năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt mức 47% GDP vào năm 2020 và 55% GDP vào năm 2025. Số lượng công ty niêm yết đến năm 2020 tăng 20% so với năm 2017.

- Số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức, giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán.

- Đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường chứng khoán; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ và hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30 trước năm 2020 và từng bước triển khai các sản phẩm quyền chọn, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu trước năm 2025.

- Lành mạnh hóa tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức kinh doanh chứng khoán theo quy định pháp luật; nâng chỉ tiêu an toàn tài chính của các tổ chức kinh doanh chứng khoán tăng 20% so với hiện tại.

- Trước năm 2020, đổi mới toàn diện và đồng bộ công nghệ giao dịch và thanh toán bù trừ trên thị trường chứng khoán.

- Đến năm 2025, chất lượng quản trị công ty trong các công ty niêm yết của Việt Nam đạt mức bình quân ASEAN-6.

- Trước năm 2025, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam trên danh sách các thị trường mới nổi.

Như vậy, để thực hiện được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể nêu trên thì các CTCK cũng phải đóng góp sức lực và vai trò của mình cho sự phát triển của TTCK. Đặc biệt để đạt được mục tiêu TTCK là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế thì các CTCK phải thể hiện được vai trò trung gian trong hoạt động huy động vốn cho chính phủ và các doanh nghiệp. Đồng thời, mục tiêu cụ thể cũng đòi hỏi các CTCK ngày càng phải nâng cao hơn nữa HQHĐKD của mình.

4.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển công ty chứng khoán tại Việt Nam đến năm 2025

Theo đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2025, phát triển các tổ chức kinh doanh chứng khoán với Công ty chứng khoán là chủ thể trung tâm tiếp tục được xác định như một trong những yếu tố quyết định đến quá trình phát triển của thị trường chứng khoán nhất là trong điều kiện mở rộng hợp tác quốc tế theo xu thế quốc tế hóa thị trường chứng khoán. Đặc biệt, trong giai đoạn trước mắt, cần tập trung thực hiện tái cơ cấu các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Mục tiêu tổng quát như sau:

- Cơ cấu lại số lượng các công ty chứng khoán theo hướng duy trì số lượng phù hợp với quy mô của thị trường, xử lý thanh lọc các công ty chứng khoán yếu kém, không hiệu quả (không phân biệt công ty lớn hay bé).

- Cấu trúc lại mô hình tổ chức hoạt động của các CTCK nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp và khả năng kiểm soát rủi ro.

- Cơ cấu lại thành phần tham gia góp vốn trong công ty chứng khoán trong đó có các ngân hàng, tổng công ty, tập đoàn, góp vốn của Nhà nước theo hướng hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với hoạt động của Công ty chứng khoán

Để thực hiện mục tiêu trên, một số giải pháp đặt ra:

- Xây dựng tiêu chí để đánh giá và phân loại công ty chứng khoán theo 3 nhóm: nhóm các công ty chứng khoán hoạt động lành mạnh (chỉ tiêu an toàn tài chính lớn hơn 180%, vốn chủ sở hữu lớn hơn 1.000 tỷ đồng và không lỗ lũy kế);

nhóm công ty chứng khoán hoạt động bình thường (chỉ tiêu an toàn tài chính lớn hơn 180%, có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 1.000 tỷ đồng hoặc còn lỗ lũy kế); nhóm công ty hoạt động kém (có chỉ tiêu an toàn tài chính nhỏ hơn 180%)

- Nâng cao điều kiện thành lập các CTCK, đặc biệt là tiêu chí về tài chính, kỹ thuật và nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các CTCK.

- Tăng cường khả năng, hiệu quả quản lý, giám sát đối với công ty chứng khoán bao gồm một số nội dung như: Ban hành quy định đánh giá xếp hạng, phân loại hoạt động của CTCK theo tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng hệ thống chấm điểm mức độ rủi ro và quy trình hoạt động của CTCK; áp dụng cơ chế kiểm tra, giám sát theo mức độ rủi ro.

- Áp dụng các quy định bảo đảm an toàn tài chính và vốn khả dụng theo các chuẩn mực Basel II đối với hoạt động của các CTCK, khuyến khích các CTCK áp dụng các phương pháp quản trị rủi ro tốt nhất theo thông lệ quốc tế; cung cấp các

sản phẩm, dịch vụ tài chính theo các nguyên tắc và chuẩn mực về quản lý rủi ro tốt nhất theo thông lệ quốc tế.

- Khuyến khích các tổ chức kinh doanh chứng khoán đầu tư vào công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng cao; tạo điều kiện cho các tổ chức này tiếp cận các nguồn vốn và công nghệ, đặc biệt từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán quốc tế có uy tín.

- Tăng số lượng và nâng cao chất lượng nhân viên hành nghề thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán; chuẩn hóa các chương trình đào tạo cấp phép hành nghề kinh doanh chứng khoán và các quy tắc về đạo đức nghề nghiệp theo các chuẩn mực cao nhất; cho phép các tổ chức đào tạo chứng khoán nước ngoài có uy tín thực hiện dịch vụ đào tạo chứng khoán tại Việt Nam. Công nhận các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán.

- Xây dựng cơ chế, chính sách nhà tạo lập thị trường, tạo tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán; tập trung phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư (tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp như thâu tóm, hợp nhất, sáp nhập) và chức năng môi giới của Công ty chứng khoán.

Như vậy, để đạt được các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể nêu trên thì các CTCK cần phải quan tâm nhiều hơn nữa đến mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của mình. Phải đầu tư về tài chính, kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời phải nâng cao năng lực quản trị điều hành cũng như năng lực quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế để đảm bảo an toàn tài chính theo quy định.

4.2. QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA