• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CHO VAY KHÁCH

2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế

2.2.5. Kết quả cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương

2.2.5.3. Kết quả cho vay khách hàng cá nhân

Đánh giá tình hình tăng trưởng cho vay KHCN tại Vietcombank Huế thể hiện qua chỉ tiêu doanh số cho vay. Doanh số cho vay KHCN đạt tỷ lệ cao và tăng so với năm trước, nói lên hoạt động cho vay KHCN có sự tăng trưởng. Tình hình

Trường Đại học Kinh tế Huế

tăng trưởng cho vay KHCN tạiVietcombank Huế được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.14. Tình hình tăng trưởng dịch vụ cho vay KHCN tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Doanh số cho vay

- Hoạt độngcho vay 2.512 2.923 3.412 411 16,4 489 16,7

- Cho vay KHCN 1.182 1.412 1.964 230 19,5 552 39,1

- Tỷ trọng (%) 47,1 48,3 57,6 1,3 2,7 9,3 19,2

2. Doanh số thu nợ

- Hoạt độngcho vay 2.632 2.896 3.308 264 10,0 412 14,2

- Cho vay KHCN 992 1.374 1.869 382 38,5 495 36,0

- Tỷ trọng (%) 37,7 47,4 56,5 9,8 25,9 9,1 19,1

3.Dư nợ

- Hoạt độngcho vay 2.416 2.781 3.191 365 15,1 410 14,7

- Cho vay KHCN 678 1.190 1.686 512 75,5 496 41,7

- Tỷ trọng (%) 28,1 42,8 52,8 14,7 52,5 10,0 23,5

Nguồn:Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Huế Qua Bảng 2.14, cho thấy doanh số cho vay của Vietcombank Huế có xu hướng tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2016 tăng 411 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,4% so với năm 2015 và năm 2017 tăng489 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,7%

so với năm 2016. Nguyên nhân là do Vietcombank Huế nắm bắt kịp thời xu hướng của nền kinh tế thông qua việc cung cấp nhiều gói cho vay với lãi suất ưu đãi.

Doanh số thu nợ năm 2016 10,0% so với năm 2015, năm 2017 14,2% so với năm 2016. Đây là kết quả cho thấy nền kinh tế đang trên đà hồi phục. Dư nợ phản ánh hiệu quả kinh doanh và luôn đượcVietcombank Huế quan tâm. Năm 2016, mức dư nợ tăng15,1% so với năm 2015 và tiếp tục tăng 14,7% vào năm 2017.

Cho vay KHCN không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn tốc độ qua các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ. Theo đó, doanh số cho vay KHCN đạt 1.964 tỷ đồng tăng 19,5% so với năm 2015. Dư nợ cho vay KHCN năm 2016, đạt 1.190 tỷ đồng, tăng75,5% so với năm 2015, chiếm42,8% trong tổng dư nợ.

Năm 2017, Vietcombank Huế dưới sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc, hoạt động cho vayKHCN tiếp tục có bước phát triển khá tốt. Doanh sốcho vay đạt

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.964 tỷ đồng chiếm57,6% so với tổng doanh số cho vay và tăng trên19,5% so với năm 2015. Doanh số thu nợ và dư nợ cũng tăng nhanh, lần lượt chiếm 56,5% và 52,8% so với tổng số. Đạt được kết quả này là do Vietcombank Huế đã và đang ngày càng tập trung hơn vào hoạt độngcho vay KHCN, một hoạt động có khả năng sinh lời khá cao cho ngân hàng. Hơn nữa, ngân hàng cũng đã có những biện pháp kịp thời và hợp lý trong việc thu hồi, xử lý nợ quá hạn nên có thể thấy, doanh số thu nợ đã tăng dần qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính. Với mục tiêu là ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam.

+ Thực trạng cho vay KHCN phân theo mục đích vay

Đối vớiVietcombank Huếviệc xác định mục đích cho vayKHCN phụ thuộc vào tình hình phát triển tại địa phương và nhu cầu của khách hàng. Danh mục sản phẩm cho vay KHCN gồn: Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ các nhu cầu đời sống khác như sản phẩm cho vay mua ô tô, mua trang thiết bị phục vụ sinh hoạt gia đình; sản phẩm cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay sữa chữa, mua nhà, nhưng trong những danh mục sản phẩm đó thì cho cho vay SXKD và cho vay phục vụ nhu cầu đời sống là sản phẩm cho vay KHCN chủ yếu củaVietcombank Huế. Tình hình cho vay KHCN phân theo mục đích vay giai đoạn 2015-2017được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.15. Tình hình dịch vụ cho vay KHCN phân theo mục đích vay tạiVietcombank Huếgiai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Tổng doanh số cho vay 1.182 1.412 1.964 230 19,5 552 39,1

- Cho vay SXKD 747 964 1.046 217 29,0 82 8,5

- Nhu cầu đời sống khác 435 448 918 13 3,0 470 104,9

2. Tổng doanh số thu nợ 992 1.374 1.869 382 38,5 495 36,0

- Cho vay SXKD 673 926 1.004 253 37,6 78 8,4

- Nhu cầu đời sống khác 319 448 865 129 40,4 417 93,1

3. Tổng dư nợ 678 1.190 1.686 512 75,5 496 41,7

- Cho vay SXKD 419 689 967 270 64,4 278 40,3

- Nhu cầu đời sống khác 259 501 719 242 93,4 218 43,5

Nguồn:Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua Bảng 2.15, cho thấy dư nợ đối với mục đíchSXKDnăm 2016 đạt 689 tỷ đồng tăng 64,48% so với năm 2015 tương đương với doanh số cho vay trong giai đoạn này cũng tăng cao. Qua năm 2017, dư nợ cho vay đối với mục đích này tăng 40,3% so với năm 2016 điều này bởi lẽ doanh số cho vay đối với mục đích này tăng trong khi đó Ngân hàng áp dụng thu phí phạt trả nợ trước hạn nên dư nợ vẫn đảm bảo tăng lên. Đối với mục đích cho vay nhu cầu đời sống khác, năm 2016 tăng 93,4% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 43,5% so với năm 2016.Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập và quan trọng hơn đó là nhu cầu đời sống của người dân ngày càng tăng cao, vì vậy chi phí cho nhu cầu đó cũng khá cao nên họ đã vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu đời sống của mình. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho vay cá nhân ngày càng được phổ biến và dường như trở thành một phương thức đơn giản giúp người dân có được khoản tiền mong muốn.

Doanh số cho vay cao, đương nhiên dư nợ cũng sẽ cao, nhưng tốc độ tăng của dư nợ lại lớn hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay trong năm 2017, điều này đòi hỏi Ngân hàng cần có kế hoạch cho vay và thu nợ hợp lý hơn, bộ phận tín dụng cũng cần lưuý và tích cực hơn trong công tác này.

+ Thực trạng cho vay KHCN phân theo thời hạn vay

Doanh số cho vay KHCN phân theo thời hạn vay tại Vietcombank Huế giai đoạn2015-2017được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.16.Tình hình cho vay KHCN phân theo thời hạn vay tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Tổng doanh số cho vay 1.182 1.412 1.964 230 19,5 552 39,1

- Ngắn hạn 691 797 1.053 106 15,3 256 32,1

- Trung và dài hạn 491 615 911 124 25,3 296 48,1

2. Tổng doanh số thu nợ 992 1.374 1.869 382 38,5 495 36,0

- Ngắn hạn 600 813 995 213 35,5 182 22,4

- Trung và dài hạn 392 561 874 169 43,1 313 55,8

3. Tổng dưnợ 678 1.190 1.686 512 75,5 496 41,7

- Ngắn hạn 388 633 1.273 245 63,1 640 101,1

- Trung và dài hạn 290 557 413 267 92,1 -144 -25,9

Nguồn:Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Huế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qua Bảng 2.16, cho thấy doanh số cho vay KHCN có xu hướng tăng dần qua các năm chứng tỏ đây là một lĩnh vực đầy tiềm năng cho chi nhánh khai thác bởi nhu cầu đời sống ngày càng cao, khi thu nhập của người dân ngày càng ổn định thì họ sẽ đẩymạnh tiêu dùng để thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Năm 2016, doanh số cho vay đạt1.412 tỷ đồng, tăng230 tỷ đồng, tương ưng 19,5% so với năm 2015, bất chấp sự cạnh tranh gay gắt từ những ngân hàng trên địa bàn, những chính sách khuyến mãi rầm rộ của những ngân hàng khác như: Sacombank, HD, VPbank... và cạnh tranh về dịch vụ khách hàng. Năm 2017 doanh số cho vay tiếp tục tăng 39,1 % so với năm 2016. Có thể thấy, cho vay KHCN tại Vietcombank Huếchủ yếu là cho vay trung dài hạn do phần lớn khách hàng là cán bộ công chức, người lao động trả nợ từ nguồn thu nhập hàng tháng và cá nhân vay phục vụ cho nhu cầu kinh doanh nhưng thời gian đầu cũng chưa thể trả nợ trong thời gian ngắn được. Khó khăn đối với ngân hàng hiện nay là nhu cầu vốn trung và dài hạn có xu hướng tăng trong khi nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu vẫn từ nguồn vốn không kỳ hạn và ngắn hạn, dẫn đến thiếu vốn để cho vay.

Doanh số thu nợ cho vay KHCN, năm 2016 tăng so với năm 2015, tương ứng tăng 38,5% là do các cán bộ tín dụng của ngân hàng đã có kế hoạch thu nợ tốt, tích cực hơn trong công tác thu hồi nợ và cũng do ý thức của khách hàng trong việc hoàn trả nợ vay. Năm 2017 tăng36,0% so với2016.

Dư nợ năm 2016 tăng 512 tỷ đồng so với năm 2015. Trong đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn vẫn tăng trưởng tốt và luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân của chi nhánh. Đặc biệt là năm 2016, dư nợ cho vay cá nhân tăng 512 tỷ đồng, tương ứng tăng 75,5% so với năm 2015 là do Vietcombank Huế đã triển khai chương trình cho vay hỗ trợ nhà ở theo thông tư số 11/2016/TT-NHNN ngày 15/05/2016 của 11/2016/TT-NHNN, tính đến cuối năm 2016, Vietcombank Huế đã cam kết giải ngân cho vay đối với nhiều KHCN là đối tượng có thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Năm 2017 mức tăng trưởng của hoạt động cho vay KHCN tăng so với năm 2016 và tăng 496 tỷ đồng, tương ứng tăng 41,7 %. Dư nợ tăng qua các năm, chứng tỏ Ngân hàng ngày càng đáp ứng tốt và nhiều hơn nhu cầu vay vốn của các cá nhân, theo đó hoạt động cho vay cá nhân nói riêng và hoạt động cho vay nói chung ngày càng được mở rộng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

+ Thực trạng cho vay KHCN phân theo hình thức đảm bảo tiền vay

Tình hình cho vay KHCN phân theo hình thức bảo đảm tiền vay tại Vietcombank Huế giai đoạn2015-2017 được trình bàyở bảng sau.

Bảng 2.17. Tình hình cho vay KHCN phân theo hình thức bảo đảm tiền vay tại Vietcombank Huế giai đoạn 2015-2017

ĐVT: Tỷ đồng Năm

Chỉ tiêu

2015 2016 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

± % ± %

1. Tổng doanh số cho vay 1.182 1.412 1.964 230 19,5 552 39,1

- Có TSĐB 1.040 1.223 1.742 183 17,6 519 42,4

- Không có TSĐB 142 189 222 47 33,1 33 17,5

2. Tổng doanh số thu nợ 992 1.374 1.869 382 38,5 495 36,0

- Có TSĐB 908 1.229 1.716 321 35,4 487 39,6

- Không có TSĐB 84 145 153 61 72,6 8 5,5

3. Tổng dư nợ 678 1.190 1.686 512 75,5 496 41,7

- Có TSĐB 636 1.098 1.490 462 72,6 392 35,7

- Không có TSĐB 42 92 196 50 119,0 104 113,0

Nguồn:Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- chi nhánh Huế Qua Bảng 2.17, ta thấy hình thức cho vay có TSĐB luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay KHCN. Điều này cho thấy, Vietcombank Huế tập trung vào các khoản vay có TSĐB hơn là không có TSĐB vì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn. Cho vay có đảm bảo bằng tài sản thường là cho vay thế chấp quyền sử dụng đất, nhà cửa, ô tô hay các giấy tờ có giá khác. Cho vay không có tài sản đảm bảo ở đây chủ yếu là cho vay cán bộ công nhân viên của Vietcombank Huế và các cán bộ công nhân viên của các đơn vị sự nghiệp cũng như kinh doanh trên địa bàn tỉnh TT.Huế. Nhờ đó, Vietcombank Huế đã thu hút được một số lượng không nhỏ các mónvay tín chấp từ các cán bộ công nhân viên có mức thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng trả nợ.

Doanh số cho vay có TSĐB tăng dần qua các năm, doanh số cho vay có TSĐB tăng, nhưng đối với cho vay không có TSĐB lại giảm vì nỗi lo nợ xấu. Trong giai đoạn 2015-2016, NHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay từ 11%/

năm xuống còn 8%/năm. Ngân hàng đãđưa ra hàng loạt các sản phẩm dịch vụ mới thu hút và chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Điều đó làm cho doanh số cho vay có

Trường Đại học Kinh tế Huế

TSĐB tăng lên tới 183 tỷ đồng năm 2016, tương ứng tăng17,6% so với năm 2015 và năm 2017 tăng519 tỷ đồng, tương ứng tăng 42,4% so với năm 2016.

Doanh số thu nợ đối với cho vay có TSĐB tăng qua các năm. Năm 2016 tăng 321 tỷ đồng tương đương với 35,4% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 487 tỷ đồng tương đương với 39,6% so với năm 2017. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã có chính sách thu nợ khá tốt. Đối với doanh số thu nợ đối với cho vay không có TSĐBcũng tăng qua các năm nhưng mức tăngkhông lớn.

Dư nợ đối với cho vay có TSĐB vào năm 2016 tăng 72,6 % so với năm 2015. Năm 2017 tăng 35,7% so với năm 2016. Dư nợ cho vay không có TSĐB có tốc độ tăng cao hơn so với có TSĐB, đặc biệt là năm 2017 tăng 60,6% so với năm 2016. Dư nợ của cho vay có TSĐB tăng vào năm 2016 tương ứng tăng 119,0%

Năm 2017, tăng113,0% so với 2016. Có thể nhận thấy rằng, không giảm dư nợ vào giai đoạn này là điều đáng mừng, chứng tỏ, Vietcombank Huế đã mở rộng hoạt động cho vay đối với KHCN.

2.2.5.4. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân