• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA CỦA CÔNG

2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư dệt may Thiên An Phát

2.1.6 Tình hình lao động ở công ty

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 24 - Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác kỹ thuật, nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật..., quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của Công ty giao bao gồm: máy móc thiết bị, lao động, các trang thiết bị văn phòng có hiệu quả.

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tài chính kế toán của Công ty, phối hợp với các đơn vị giải quyết các nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ chính sách quản lí kinh tế của Nhà nước. Định kì tiến hành phân tích hoạt động sane xuất kinh doanh, báo cáo kết quả trước hội nghị lãnh đạo chủ chốt công ty. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo các phương án tăng vốn, bảo toàn vốn, các giải pháp phòng ngừa rủi ro, các chế độ chính sách liên quan đến cổ đông Công ty.

Bảng 1: Tình hình cơ cấu lao động Công ty giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị tính: người

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % +/- % +/- %

Tổng số lao

động 1892 100 1953 100 1983 100 61 3,22 30 1,54

Phân tích theo tính chất công việc

Quản lý 77 4,07 77 3.94 77 3,88 0 0 0 0

Gián tiếp 849 44,87 871 44.60 882 44,48 22 2,59 11 1,26 Trực tiếp 966 51,06 1005 51,46 1024 51,64 39 4,04 19 1,89 Phân tích theo trình độ lao động

Đại học và

sau đại học 68 3,59 83 4,25 108 5,45 15 22,06 25 30,12

Cao đẳng 40 2,11 46 2,36 60 3,03 6 15,00 14 30,43

Trung cấp 26 1,37 30 1,54 33 1,66 4 15,38 3 10,00

Sơ cấp nghề 4 0,21 4 0,20 4 0,20 0 0,00 0 0,00

Phổ thông 1754 92,71 1790 91,65 1778 89,66 36 2,05 -12 -0,67 Phân theo giới tính

Nam 378 19,98 390 19,97 397 20,02 12 3,17 7 1,79

Nữ 1514 80,02 1563 80,03 1586 79,98 49 3,24 23 1,47

(Nguồn: Phòng Nhân sự) Nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực có trình độ cao, bố trí lao động một cách hợp lý là vấn đề quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực về quy mô lao động, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 26 Nhìn vào bảng 1 ta thấy được tổng số lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua 3 năm cả về cơ cấu và số lượng. Trong đó, từ năm 2016 số lượng nhân viên là 1892 người đến năm 2017 đạt 1953 người tăng lên 61 người tương ứng với tăng 3,22%. Và từ năm 2017 đến năm 2018 tiếp tục tăng thêm 30 người tương ứng với tăng 1,54%.

 Cơ cấu lao động theo tính chất:

Ta nhận thấy lao động trực tiếp và lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Công ty. Từ năm 2016 đến năm 2018, cán bộ quản lý giữ số lượng cố định qua các năm với số lượng 77 người, số lượng lao động trực tiếp tăng từ 966 người lên 1024 người tương ứng tăng từ 51,06% đến 51,64% và lao động gián tiếp tăng từ 849 người đến 882 người. Như vậy, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có tăng nhưng không biến động nhiều, giữ mức khá ổn định.

Như vậy, nhìn chung sự thay đổi về cơ cấu nhân sự giai đoạn 2016-2018 có diễn biến tích cực, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng, lao động trực tiếp chiếm phần hơn, điều này là phù hợp với tính chất công việc may mặc, cần lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.

 Cơ cấu lao động theo trình độ:

Trình độ lao động có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến thành công của công ty cũng như phản ánh năng lực của công ty. Qua bảng 1, có thể thấy cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm tăng đều, lao động phổ thông chiếm đa số, trong khi đó lao động trình độ cao đẳng, đại học còn chiếm tỷ lệ thấp.

Trong 3 năm vừa qua, số lượng nhân viên có trình độ có xu hướng tăng lên theo hướng tích cực. Từ năm 2016 đến năm 2017 số người có trình độ Đại học và sau đại học tăng thêm 15 người từ 68 lên 83 người ứng với 22,06%, trình độ Cao đẳng tăng 6 người từ 40 lên 46 người, trung cấp tăng 4 người ứng với 15,38%, lao động phổ thông tăng 36 người từ 1754 lên đến 1790 người. Đến năm 2018, số nhân viên có trình độ Đại học và sau đại học có 108 người, trình độ Cao đẳng có 60 người ứng với tăng 30,43% và trung cấp có 33 người, trình độ sơ cấp nghề giữ nguyên với số lượng cố định 4 người qua các năm, với lực lượng lao động phổ thông giảm 12 người ứng với

Trường Đại học Kinh tế Huế

giảm 0,67% còn 1778 người. Mặc dù số lượng lao động phổ thông có giảm nhưng nhóm này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động vì đây là lực lượng lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm.

Với tính chất ngành may mặc, cơ cấu lao động theo trình độ này có thể đáp ứng được yêu cầu công việc công ty, tùy vào năng lực của từng lao động mà bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Tuy nhiên công ty cũng nên nâng cao tay nghề lao động bằng các biện pháp như tuyển dụng nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học nhiều hơn, đào tạo công nhân viên, nâng cao tay nghề lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

 Cơ cấu lao động theo giới tính:

Ta thấy cơ cấu lao động của Công ty có sự chênh lệch lớn. Do tính chất, đặc điểm của ngành dệt may nên đa số nhân viên trong Công ty là nữ giới. Cụ thể, năm 2016 tỷ lệ nữ chiếm 80,02% trong khi đó nam giới chỉ chiếm 19,98%. Đến năm 2017, số lao động nam tăng 12 người tương ứng 3,17% và số lao động nữ cũng tăng thêm 49 người, tương ứng tăng 3,24% so với năm 2016. Từ năm 2017 đến năm 2018, số lượng nhân viên nam chiếm 20,02% và nhân viên nữ chiếm 79,98%. Như vậy đến năm 2018, tổng số nhân viên nam của Công ty là 397 người và nhân viên nữ là 1586 người.

2.1.7 Tình hình tài sản và nguồn vốn của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016– 2018

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 28 Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2016 – 2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Chỉ Tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm

2018 2017/2016 2018/2017

Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- %

A TÀI SẢN 161,93 232,99 292,43 71,06 43,88 59,44 25,51

I. TÀI SẢN

NGẮN HẠN 87,1 151,75 204,3 64,65 74,23 52,55 34,63

1 Tiền 18,05 21,55 45,08 3,5 19,39 23,53 109,19

2

Các khoản phải

thu ngắn hạn 35,49 75,24 82,76 39,75 112,00 7,52 9,99

3 Hàng tồn kho 33,56 54,96 76,46 21,4 63,77 21,50 39,12

II. TÀI SẢN DÀI

HẠN 74,83 81,24 88,13 6,41 8,57 6,89 8,48

1

Các khoản phải

thu dài hạn 0,68 1,01 0,68 0,33 48,53

2 TÀI SẢN CỐ

ĐỊNH 74,83 80,57 87,12 5,74 7,67 6,55 8,13

B NGUỒN VÔN 161,93 232,99 292,43 71,06 43,89 59,44 25,51

III NỢ PHẢI TRẢ 104,32 158,70 214,71 54,38 52,13 56,01 35,29 1 Nợ phải trả

ngắn hạn 78,83 128,18 201,95 49,35 62,60 73,77 57,55 2 Nợ phải trả dài

hạn 25,49 30,52 12,76 5,03 19,73 -17,76 -58,19

IV VỐN CHỦ SỞ

HỮU 57,61 74,29 77,73 16,68 28,95 3,44 4,63

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế Toán và tác giả phân tích) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy quy mô của CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát biến động qua các năm. Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 tổng tài sản và nguồn vốn là 161.928 triệu đồng, đến năm 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

thì tăng thêm 71,06 tỷ đồng hay tăng 43,88% so với năm 2016 đạt mức 232,99 tỷ đồng. Đến năm 2018 thì tổng tài sản và nguồn vốn tiếp tục tăng cao đạt mức 292,43 tỷ đồng tương đương tăng 25,51% so với năm 2017. Điều này cho thấy quy mô của Công Ty đang mở rộng dần, sự mở rộng quy mô này là do biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay cụ thể các khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản Công Ty như: Khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định.

Trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể như sau: Tổng tài sản ngắn hạn năm 2016 là 87,1 tỷ đồng và đến năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn là 151,75 tỷ đồng tăng 64.65 triệu đồng tương ứng tăng 74,23% so với năm 2016. Và năm 2018 tiếp tục tăng đạt mức 204,3 tỷ đồng hay tăng 34,63% so với năm 2017.

Tài sản dài hạn năm 2017 là 81,24 tỷ đồng tăng 6,41 triệu tương ứng tăng 8.57% so với năm 2016. Năm 2018 là đạt mức 88,13 tỷ đồng tương ứng tăng 8.48% so với năm 2017.

Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2016 nợ phải trả là 104,32 tỷ đồng, đến năm 2017 là 158,7 tỷ đồng tương ứng tăng 52,13%. Năm 2018 nợ phải trả là 214,71 tỷ đồng tương ứng tăng 35,29%. Như vậy thể hiện mức độ tự chủ tài chính của DN tương đối thấp, tuy nhiên qua các năm thì vốn chủ sở hữu tăng lên, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã mang lại lợi nhuận và góp phần tăng mức độ tự chủ về tài chính và cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có tiến triển theo xu hướng tích cực.

Như vậy, Công ty cần phải luôn chú trọng đến cân đối tài sản, nguồn vốn với tình hình kinh doanh của Công ty để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 30

2.1.8 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016 – 2018