• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU

2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Xu hướng của marketing trực tuyến trên toàn cầu

Theo thông tin từ trang web: itdr.org.vn, hiện nay, có hơn 2,5 tỷ người trên thế giới kết nối internet thông qua thiết bị di động, dịch vụ “Du lịch và khách sạn” được xếp thứ hai trong 5 mối quan tâm hàng đầu của người dùng các thiết bị điện thoại thông minh và máy tính bảng để truy cập internet, 63% khách du lịch sử dụng smartphoneđể tìm kiếm thông tin và dịch vụ lịch như chuyến bay, khách sạn, thuê xe và thực hiện đặt dịch vụ thông qua thiết bị di động. 72 % khách du lịch mong muốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

các chủ kinh doanh tạo điều kiện để họ đặt lệnh qua điện thoại và 54% hy vọng chủ kinh doanhtươngtác với họqua thiết bịdiđộng.

Du lịch trực tuyến đemlại lợi ích cho toàn ngành du lịch. Sự gia tăng mạnh mẽ của đối tượng khách lẻ (free and independent traveler – FIT) sử dụng đại lý du lịch trực tuyến (Online Travel Agency - OTA) và các ứng dụng công nghệ để tự lập kế hoạch chuyếnđi đã thayđổi đáng kể thị trường du lịch. Chính vì vậy, các tổ chức và doanh nghiệp hàng đầu thế giới đã đưara nhiều nhận định vềxu thế phát triển của du lịch trực tuyến. UNWTO nhận định cuộc cách mạng công nghệ và ảnh hưởng mạnh mẽcủa truyền thông xã hội là yếu tốquan trọng tạo nên sựphát triển nhanh chóng của ngành du lịch trong những nămgầnđây. Theo trang web: http://www.itdr.org.vn, hãng Google và tậpđoànTemasek Holdings của Singapore dự đoán quy mô của du lịch trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng mạnh từ 21,6 tỷ USD năm 2015 lên 89,6 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, du lịch trực tuyến tại Việt Nam chiếm 10%, tương đương9 tỷ USD.Năm 2016, eMarketer ước tính doanh số du lịch trực tuyến toàn cầu sẽ tăng 13,8% và đạt khoảng 565 tỷUSD. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương và châu MỹLa tinh góp phần chủyếu cho sự tăng trưởng nhanh này. Thị trường Bắc Mỹ vẫn là thị trường du lịch trực tuyến lớn nhất năm, nhưng từ năm2017, châu Á –Thái BìnhDương sẽchiếm ngôiđầu.

Ứng dụng di động ngày càng phổ biến trong các hoạt động. Hai kho ứng dụng phổ biến nhất hiện nay là Google Play có 2,8 triệu ứng dụng và App Store của Apple có 2,2 triệu ứng dụng. Với khối lượng lớn các ứng dụng có sẵn cho người tiêu dùng, các nhà tiếp thịbắt đầu tập trung vào việc duy trìứng dụng trên thiết bị di động hơn là việc phát triển kho ứng dụng. Năm 2016, khoảng 23% người dùng bỏ một ứng dụng sau một lần sử dụng, 27% người dùng ngừng sử dụng ứng dụng sau 2 đến 5 lần và 38% đã sửdụngứng dụng nhiều hơn 11 lần trước khi ngừng sửdụng ứng dụng. Gmail, các dịch vụ của Google Play, Google Maps, YouTube và Google là các ứng dụng Android phổbiến nhất trên toàn thếgiới, trong khi đó Facebook, YouTube, Instagram và Skype cho iPhone là những ứng dụng có mức truy cập cao nhất trong số những người sửdụng iOS di động toàn cầu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mạng xã hội là một trong những hoạt động phổ biến nhất của người sử dụng Internet di động. Facebook, trang mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới, cuối năm 2016 đã có 1,74 tỷ người sử dụng trên điện thoại di động hàng tháng. WhatsApp là ứng dụng nhắn tin di động hàng đầu trên thế giới, hàng tháng có khoảng 1,2 tỷ người dùng ứng dụng này. Messenger là ứng dụng nhắn tin di động phổ biến thứ hai. Các ứng dụng nhắn tin di động phổbiến khác bao gồm QQ Mobile, WeChat và Skype. Bên cạnh mạng xã hội, người dùng Internet di động cũng chuyển sang các thiết bị của họ để xem video. Quý 4 năm 2016, thiết bị di động chiếm 54% lượt xem video trực tuyến.

2.2. Tình hình sử dụng marketing trực tuyến trong ngành dịch vụ du lịch tại Việt Nam hiện nay

Theo số liệu của Cục An toàn Thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện có hơn 50 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, chiếm 53% dân số, cao hơn mức bình quân của khu vực châu Á– Thái BìnhDương (46,64%) và trên thếgiới (48,2%).

Đặc biệt, trong số đó có tới 78% sử dụng internet hàng ngày. Du lịch trực tuyếntăng trưởng mạnh ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ lớn khách outbound và inbound sử dụng dịch vụ của các sàn du lịch trực tuyến nước ngoài. Thậm chí, tỷlệ khách du lịch nội địa sửdụng dịch vụcủa các sàn du lịch trực tuyếnnước ngoài là không nhỏ.

Xu hướng sử dụng dịch vụ trên Internetđể ra quyết định cho chuyến đi và các hoạt động du lịch ngày càng gia tăng. Hơn 40% các lệnh tìm kiếm du lịch trực tuyến được thực hiện từ điện thoại cầm tay, 66% đơn đặt hàngđượcđặt trực tuyến trongnăm 2014 (khảo sát của Resonance Consultancy). Cácứng dụng trênđiện thoại thông minh (như tìm địa điểm, đặt phương tiện đi lại, dịch vụ giải trí,…) đang dần thay thế các chứcnăngcủa bộphậnHướng dẫn khách hàng (Concierge) tại khách sạn.

Theo báo cáo đánh giá của Euromonitor International: tỷ lệ thanh toán vé máy bay trực tuyến tại Việt Namđạt khoảng 18,3%năm2010,tăng lên 22,6%năm2016 và ướcđạt 29% vàonăm2020. Bên cạnhđó,các doanh nghiệp du lịch đã chú ý đến nhân sựCNTT.Đặc biệt, một sốdoanh nghiệp lớn có trung tâm tin họcđểphát triển và ứng dụng CNTT cho doanh nghiệp mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, năm 2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đãđạt 2 mốc kỷlục: Việt Nam đón 10 triệu lượt khách du lịch quốc tế, cao nhất từ trước tới nay và mức tăng trưởng tuyệt đối trong 1 năm nhiều nhất so với cùng kỳ năm trước (trên 2 triệu lượt khách, tăng 25% so với năm 2015). Đồng thời, năm 2016, du lịch Việt Nam cũng đã phục vụ62 triệu lượt khách nội địa với tổng thu đạt 400.000 tỷ đồng (18 tỷ USD). Như vậy, đến nay, ngành Du lịch đã về đích trước 4 năm về lượng khách quốc tếvà doanh thu du lịch như chiến lược đềra.

Trước khi đi du lịch, người tiêu dùng thường tham khảo nguồn thông tin từ ý kiến gia đình, bạn bè, tìm kiếm trên trang tìm kiếm và các website du lịch. Trong đó, gần 70% người từng đi du lịch cho biết họ tìm kiếm thông tin du lịch qua thiết bị di động (Điện thoại & máy tính bảng). Mạng xã hội cũng là một trong những nguồn thông tin tham khảo quan trọng trước khi quyết định tham gia chuyến du lịch của mình. Một sốnghiên cứu khoa học đã khẳng định rằng những thông tin từmạng xã hội và người ảnh hưởng (Influencer) là nhân tốthen chốt tác động đến hành vi người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻkhi họnghiên cứu thông tin du lịch. Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch về tác động của các kênh thông tin đến hành vi tiêu dùng, khách hàng thường sửdụng 5 - 6 kênh thông tin để chọn sản phẩm, nhà cung cấp, gồm thông tin truyền miệng (79%), website (71%), ý kiến chuyên gia trên Internet (63%), mạng xã hội (63%), 31% khách hàng tin vào những người quen biết, 28% các ý kiến tích cực trên mạng xã hội tác động đến quyết định tiêu dùng. Khảo sát trên cho thấy tiềm năng xúc tiến, quảng bá du lịch qua e- Marketing là rất lớn, nếu đượcứng dụng thích hợp.

2.3. Tình hình sửdụng marketing trực tuyến trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế là một trong những điểm nhấn chính của du lịch Việt Nam, nhưng nếu so với tổng khách Việt Nam, khách du lịch đến Thừa Thiên Huếchỉ chiếm khoảng 25%. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của du lịch Thừa Thiên Huế chưa được quảng bá và chính sách xúc tiến, phát triển phù hợp.

Hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữhành là một trong những khâu then chốt nhằm quảng bá và xây dựng tour du lịch đến với du khách. Thừa Thiên Huế hiện có gần 40

Trường Đại học Kinh tế Huế

đơn vịvà chi nhánh hoạt động kinh doanh lĩnh vực lữhành. Trên thực tế, số lượng các công ty lữ hành nhỏ lẻ không đủ chuẩn hoạt động tràn lan, chưa xây dựng được tour, tuyến hấp dẫn nên không thểkết nối các tuyến du lịch khép kín trên địa bàn. Từ đó rất dễnhận thấy là Huếcòn phụthuộc vào các hãng lữhành lớn trong nước nên du khách chỉghé Huếtrong thời gian ngắn rồi vào Đà Nẵng theo hành trình của tour.

Theo sở du lịch tỉnh Thừa Thừa Huế, tính đến ngày 22 tháng 10 năm 2018, lượt khách du lịch đến Huế là 296,738 lượt, tổng doanh thu tháng 10 năm 2018 là 359,246 triệu đồng. Nhưng ởHuếkhái niệm về marketing trực tuyến này vẫn có phần khá mới mẻ. Dù có quảng bá qua website, mạng xã hội…nhưng chưa có tính hệ thống và định hướng vào các thị trường cụthể.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn liên quan đến marketing trực tuyến. Làm rõ được các khái niệm, đặc điểm, xu hướng của marketing trực tuyến, các công cụ và điều kiện áp dụng. Đồng thời, nội dung chương cũng phân tích các cơ sở thực tiễn liên quan đến tình hình sửdụng marketing trực tuyếnởtrên thế giới, ởViệt Nam và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó làm rõ xu hướng, cơ hội thị trường, sựcấp thiết và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng và thực thi chiến lược marketing trực tuyến trong kênh du lịch hiện nay. Những tổng lược này đặt nền tảng lý thuyết và thực tiễn cho việc lựa chọn và thực hiện các nội dung nghiên cứu

“Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động marketing trực tuyến của công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụdu lịch Đại Bàng”.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG MARKETING