• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Gói dịch vụ Home Combo củaTTKD VNPT TT Huế Tổng quan vềgói dịch vụHome Combo

Home Combo là gói dịch vụ dành cho khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ cùng lúc như: Internet cáp quang, truyền hình MyTV, data 3D/4G Vinaphone, gọi thoại nhóm miễn phí,... Nhóm khách hàng tiềm năng của gói dịch vụ Home Combo thường là hộ gia đình, hộ gia đình kinh doanh,... cần những dịch vụ tích hợp cùng lúc nhằm mục đích tiết kiệm và tiện lợi khi lắp đặt và sửdụng nhất quán các dịch vụviễn thông, đồng thời mang lại nhiều khuyến mãi, lợi ích dành cho khách hàng.

Bao gồm các 6 gói cước của gói dịch vụHome Combokhác nhau đa dạng cho sự lựa chọn và nhu cầu sửdụng của khách hàng:

Home ThểThao K+

Home Giải Trí

Home Game

Home Kết Nối

Home Tiết Kiệm

Home Đỉnh

1.2.2. Tình hình phát triển dịch vụInternet - truyền hìnhở TT Huế Tình hình phát triển dịch vụInternet ởThừa Thiên Huế

Năm 2009, Internet cáp quang FTTH chính thức được triển khai với tốc độ truy cập mạng tăng đáng kể so với ADSL. Cùng thời điểm này, VinaPhone khai trương mạng 3G mở rakỷnguyên Internetcho di động tại Việt Nam. Đây được xem là bước đón đầu quan trọng cho sự bùng nổInternetbăng rộng di động tại Việt Nam saunày.

Từ năm 2010, Internet Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc với xu hướng chuyển dịch từ dịch vụ cáp đồng sang cáp quang. Việt Nam nằm trong top đầu những quốc gia có lượng người dùng Internet nhiều nhất trên thế giới. Đặc biệt, sự phát triển của Internet cũng thay đổi mạnh mẽ cách thức người dùng với sự bùng nổ của thị trường thiết bị di động (điện thoại thông minh và máy tính bảng).

Tình hình phát triển dịch vụ trong giai đoạn năm 2016 - 2018 của các nhà mạng

như sau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo số liệu Cục Viễn thông công bố 2016, thị phầnInternet cáp quang củaVNPT còn caohơnso với số liệu ước tính Tập đoàn nàyđưa ra trước đó. Cụ thể, tính tới cuối năm 2016, VNPT có 2,87triệu thuê bao FiberVNN, chiếm 44,8% thị phần thị trường Internet cáp quang, chính thức trở thành doanh nghiệp có thị phần thuê bao cáp quang lớnnhất hiệnnay và bỏ khá xa doanh nghiệp đứng thứ 2 là Viettel (chiếm 35,7%). Trong khi đó FPTchiếm 19.2% thị phần và còn lại là của các doanh nghiệp khác.

Năm 2017, dịch vụInternet cáp quang của VNPT đã có sự bứt phá ngoạn mục với thị phần về doanh thu chiếm hơn 50%, theo sau đó là Viettel chiếm 26% thị phần, FPT theo sau với thị phần chiếm 17%, SCTV với 2% và thị phần còn lại thuộc về các doanh nghiệp khác. Số lượng thuê bao Internetcáp quang đến cuối năm 2018 tại nước ta là 11,9 triệu thuê bao. Trong năm 2017, nhờ mạng lưới cáp quang mở rộng vùng phủ sóng, dịch vụInternet cố định không dây, cụ thể là wifi cũng đã có nhiều cải thiện về chất lượng và khả năng tiếp cận, hỗ trợ chia sẻ nhu cầu sử dụng Internetở nhiều nơi khác nhau của người dùng. (Theo Lương Thị Kim Chi –2019).

Năm 2019 Tập đoàn giao kế hoạch có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong các năm gần đây (trên 10%). Mạng lưới viễn thông được đảm bảo an toàn, công tác quản lý vận hành khai thác sử dụng tuân thủ đúng qui định, định hướng của tập đoàn, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. VNPT cũng thực hiện đảm bảo mạng truyền số liệu chuyên dùng cho 51 điểm các cơ quan Đảng, chính quyền của tỉnh, đảm bảo bí mật thông tin tuyệt đối cũng như sẵn sàng cho triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống hội nghị trực tuyến tại văn phòng UBND tỉnh, văn phòng HĐND và đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh… Ngoài ra, đơn vị cũng đã thực hiện lắp đặt và phát sóng wifi giai đoạn 1 tại 9 điểm khu vực TP Huế. Công tác đầu tư xây dựng cơ bản có trọng điểm đảm bảo tiến độ, tăng cường năng lực mạng lưới góp phần quan trọng hoàn thành kế hoạch đề ra. Viễn thông Thừa Thiên Huế luôn tuân thủ chủ trương ngầm hóa của tỉnh, luôn sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng chung cơ sở hạ tầng theo chủ trương của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Viễn thông Thừa Thiên Huế không chỉ hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh mà còn thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị phục vụ cho công tác lãnh

Trường Đại học Kinh tế Huế

đạo, chỉ đạo của tỉnh và góp phần vào công tác đảm bảo an sinh xã hội.

Tình hình phát triển dịch vụtruyền hìnhởThừa Thiên Huế

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay đã có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có thu tiền, tình hình cạnhtranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ đang diễn ra ngày càng quyết liệt và sôi động.So với các dịch vụ truyền hình trả tiền khác như truyền hình kỹthuật số, truyền hình cáp, dịch vụ truyền hình IPTV cóưu điểm là kết hợp được nhiều loại hình dịch vụ trên cùng một đường dây và cho phép chuyển quảng cáo đến khách hàng lựa chọn... Ngoài ra, IPTV cũng cung cấp dịch vụ xem phim theo yêu cầu, hát karaoke và nhiều loại hình khác nữa.

Hiện nay trên địa bàn TT Huế dịch vụ truyền hình MyTV cũng được đông đảo khách hàng lựa chọn bởi giao diện đẹp mắt. Những năm qua, dịch vụ không ngừng được làm mới bằng việc thay đổ giao diện từ phiên bản EPG2.0 sang EPG 3.0. Giao diện EPG 3.0 tiếng Việt sử dụng công nghệ mới giúp cải thiện tốc độ tương tác.

Dich vụ truyền hình MyTV vượt trội về số lượng kênh truyền hình SD, HD (gần 100 kênh) và 18 chuyên mục nội dung đa lĩnh vực. MyTV cũng là đơn vị thường xuyên giới thiệu các chương trình nội dung đặc sắc –ngoài hệ thống kênh truyền thống trong nước và quốctế.

Viễn thông TT Huế đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh, chú trọng đến việc mở rộng mạng lưới phục vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung đẩy mạnh tăng cường cả về quy mô và chất lượng hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, quyết tâm thực hiện mục tiêu giữ vững là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin lớn mạnh hàng đầu của tỉnh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH MARKETINGMIX ĐỐI VỚI GÓI