• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
43
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: 3/6 /2020

Ngày dạy: Thứ hai/ 8/6/2020

TẬP ĐỌC BÀI 23: LŨY TRE A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ ngữ: lũy tre. Rì rào, gọng vó, bóng râm, - Biết nghỉ hơi sau mỗi dòng thơ., khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài :Vẻ đẹp của lũy tre vào những lúc khác nhau trong ngày.

- Trả lời câu hỏi 1,2 SGK 2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm.

3. Thái độ:

- Yêu thích và chăm sóc cây xanh.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài học.

- Sách Tiếng Việt 1 Tập 2, hộp đồ dùng học Tiếng Việt.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra bài cũ: 5’

- HS lên bảng đọc cả bài SGK, trả lời câu hỏi:

- Hồ Gươm là cảnh đẹp ở đâu?

- Từ trên cao nhìn xuống mặt Hồ Gươm trông như thế nào?

- GV nhận xét tuyên dương..

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.1’

- Cho HS nghe bài hát tre ngà bên lăng Bác - Trong bài hát có nói đến cây gì ?

- Đúng rồi, trong bài hát nói đến cây tre ngà ở bên lăng Bác Hồ. Tre đu đưa khi gió về, thêu hoa khi nắng lên toát lên một vẻ đẹp kì

diệu .Trong bài hát thì vẻ đẹp của cây tre được miêu tả như vậy, vậy trong thơ thì vẻ đẹp cây tre được miêu tả như thế nào hôm nay chúng ta sẽ học bài thơ : Lũy tre.

- GV giới thiệu- ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc.15’

a.GV đọc mẫu lần 1.

- Nhấn giọng một số từ ngữ : sớm mai, rì rào, cong, kéo, trưa, nắng, nằm nhai, bần

- 2 em đọc.

- Hồ Gươm là cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.

- Từ trên cao nhìn xuống mặt hồ như một chiếc gương bầu dục khổng lồ, sáng long lanh.

- nghe - cây tre

- HS nhắc lại đầu bài.

(2)

thần, đầy.

b Hướng dẫn HS luyện đọc.

* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:

- GV cho H đọc thầm, tìm tiếng, từ khó - YC nêu từ khó đọc thứ nhất

- Gv viết bảng từ luỹ tre

- Yc nêu cấu tạo, đánh vần, đọc trơn

- GV giải nghĩa từ kết hợp tranh hoặc vi deo (Luỹ tre: Tre trồng rất dày để làm hàng rào.) - YC nêu từ khó đọc thứ hai

- Gv viết bảng từ rì rào

- Yc nêu cấu tạo, đánh vần, đọc trơn

- GV giải nghĩa từ ( Rì rào: Từ mô phỏng âm thanh nhỏ,êm nhẹ, phát ra đều đều liên tiếp.) - YC nêu từ khó đọc thứ ba

- Gv viết bảng từ gọng vó

- Yc nêu cấu tạo, đánh vần, đọc trơn

- GV giải nghĩa từ (Gọng vó: Bộ phận cứng và dài có thể giương lên cụp xuống, dùng làm khung của cái vó)

- YC nêu từ khó đọc thứ tư - Gv viết bảng từ bóng râm

- Yc nêu cấu tạo, đánh vần, đọc trơn

- GV giải nghĩa từ (Bóng râm: Chỗ râm mát không bị nắng chiếu.)

- GV gọi HS đọc lại các từ

* Luyện đọc dòng thơ

- Lưu ý, Cứ mỗi lần xuống dòng là một dòng thơ. Đọc thầm và đếm trong bài có mấy dòng thơ 1p.

- Bài thơ này có mấy dòng?

? Con thấy những dòng thơ nào khó đọc - GV viết

Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim.

- Đối với 2 dòng thơ này, theo các con, sẽ ngắt ở đâu, nghỉ ở đâu ?

- GV ngắt nghỉ theo Hs, nhận xét. GV thêm các từ nhấn giọng

- YC hs đọc 2 dòng thơ

- Vậy đối vối bài thơ này,cứ đọc hết 1 dòng thơ chúng ta ngắt hơi, đến dấu chấm ta nghỉ hơi.

- HS chú ý lắng nghe.

- Đọc thầm.

- nêu : lũy tre

- nêu, đọc CN, N , ĐT - HS chú ý lắng nghe.

- nêu : rì rào

- nêu, đọc CN, N , ĐT - HS chú ý lắng nghe.

- nêu : gọng vó

- nêu, đọc CN, N , ĐT - HS chú ý lắng nghe.

- nêu : bóng râm - nêu, đọc CN, N , ĐT - HS chú ý lắng nghe.

- đọc CN, N , ĐT - Theo dõi

- Có 8 dòng.

- Dòng số 7,8

- ngắt ở sau mỗi dòng thơ, nghỉ ở sau dấu chấm

(3)

- Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng

* Luyện đọc đoạn, bài.

- GV khổ thơ là 1 đoạn.

+ Đoạn 1: 4 dòng đầu.

+ Đoạn 2: 4 dòng còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn.

- Đọc trong nhóm 2 p.

- Thi đọc - GV nhận xét - Gọi 1 H đọc bài

- Đọc đồng thanh cả bài.

3.Tìm hiểu bài (15’) a. Tìm hiểu bài.

- GV đọc mẫu lần 2.

- Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.

- Gọi HS đọc đoạn 1.

? Những câu thơ nào tả luỹ tre buổi sớm.

- Buổi sớm luỹ tre có gì đẹp?

- Gọi HS đọc đoạn 2.

? Đọc những câu thơ tả luỹ tre vào buổi trưa.

- Gọi 3 em đọc cả bài.

? Buổi trưa bên luỹ tre có gì vui.

? Qua bài học ngày hôm nay chúng ta biết điều gì?

- Bức tranh vẽ cảnh nào trong bài thơ?

b. Luyện đọc.

- Gọi HS đọc (câu, đoạn, bài).

- GV nhận xét,.

III. Củng cố - dặn dò: 3’

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau. Về nhà đọc và viết bài.

- 2 HS đọc

- Mỗi HS đọc 1 dòng - HS đọc nối tiếp - đọc nhóm

- đại diện các nhóm đọc.

- 1 H đọc - Cả lớp đọc - Quan sát tranh.

- Vẽ đồng bào đang đánh cồng chiêng,

- Vẽ một con chim.

- 2 -3 HS đọc.

- Luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre cong gọng vó.

- Cong gọng vó , kéo mặt trời lên cao.

- Tre bần thần nhớ gió, chợt về đầy tiếng chim.

- Trâu nằm nhai bóng râm, tiếng chim hót.

- Vẽ cảnh buổi trưa trong bài thơ.

- 2 -3 HS đọc.

- Hỏi đáp về các loài cây.

- 1 HS đọc lại.

- HS lắng nghe.

CHÍNH TẢ TIẾT 15: HỒ GƯƠM A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn trong bài: Hồ Gươm.

- Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ươm hoặc ươp, chữ k hoặc c.

- Làm đúng bài tập 2, 3 SGK 2. Kĩ năng:

- Viết nhanh, đều, đẹp.

(4)

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, chịu khó viết.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung bài thơ cần chép và các bài tập 2, 3 - Học sinh cần có VBT.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra bài cũ:5’

-Chấm vở những HS, GV cho về nhà chép lại bài lần trước.

- Gọi 2 HS lên bảng viết:

Hay chăng dây điện Là con nhện con.

- Nhận xét tuyên dương.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.2’

- GV giới thiệu bài ghi tựa bài.

2.Hướng dẫn học sinh tập chép:18’

- Gọi HS nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép (giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).

- Cả lớp đọc thầm đoạn văn cần chép và tìm những tiếng các em thường viết sai như: lấp ló, xum xuê, cổ kính, … viết vào bảng con.

GV cần chốt những từ HS sai phổ biến trong lớp.

- GV nhận xét chung về viết bảng con - Thực hành bài viết (chép chính tả).

- Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái bắt đầu mỗi câu.

- Cho HS nhìn bài viết ở bảng để viết.

Hướng dẫn HS cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:

GV đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.

+ GV chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.

Thu bài chấm 1 số em.

-Chấm vở những HS yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.

- 2 HS làm bảng.

Hay chăng dây điện Là con nhện con.

- HS nhắc lại.

- 2 HS đọc, HS khác dò theo bài bạn đọc trên bảng từ.

- HS đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết sai: tuỳ theo HS nêu + HS viết vào bảng con các tiếng hay viết sai: lấp ló, xum xuê, cổ kính, …

- HS thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên để chép bài chính tả vào vở chính tả.

- HS tiến hành chép bài vào tập vở.

- HS soát lỗi tại vở của mình và đổi vở sữa lỗi cho nhau.

- HS ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của GV.

(5)

* BVMT: Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thủ đô Hà Nội và là niềm tự hài của mỗi người dân Việt Nam. Càng yêu quý Hồ Gươm chúng ta càng phải có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ để Hồ Gươm đẹp mãi.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:8’

- HS nêu yêu cầu của bài trong vở BT TV.

- Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập giống nhau của các bài tập.

- Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

III.Củng cố - dặn dò:3’

- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.

- Nhận xét giờ học.

-Lắng nghe

- Điền vần ươm hoặc ươp.

Điền chữ k hoặc c.

- HS làm VBT.

- Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 4 học sinh.

Giải

Cướp cờ, lượm lúa, qua cầu, gõ kẻng.

- HS nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.

- HS lắng nghe.

Ngày soạn: 6/ 6/2020

Ngày dạy: Thứ ba/ 9/6/2020

TẬP ĐỌC

BÀI 24: SAU CƠN MƯA A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: mưa rào, râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, mặt trời, quây quanh, sáng rực. Luyện đọc các câu tả cảnh.

- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.

- Ôn các vần ây, uây; tìm được tiếng trong bài có vần ây, tiếng ngoài bài có vần ây, uây.

- Hiểu nội dung bài: Bầu trời, mặt đất, mọi vật đều tươi vui sau trận mưa rào.

- Trả lời đúng câu hỏi 1 SGK 2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm.

3. Thái độ:

- Yêu thích môn học.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

- Bộ chữ của GV và học sinh.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra bài cũ:5’

(6)

- HS lên bảng đọc thuộc lòng bài : Luỹ tre và trả lời câu hỏi:

- Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi sáng?

- Những câu thơ nào tả luỹ tre vào buổi trưa?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.1’

- Mùa hè thường có các trận mưa rất to nhưng mau tạnh gọi là mưa rào. Hôm nay các em sẽ đọc một bài văn tả cảnh vật sau cơn mưa rào.

- GV ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc:12’

- GV đọc mẫu lần 1.

- Chú ý đọc giọng chậm , đều, tươi vui.

* Hướng dẫn Hs luyện đọc:

* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:

- GV ghi bảng các từ: Ma rào , râm bụt, xanh bóng, nhởn nhơ, sáng rực, mặt trời, quây quanh.

- Gọi HS đọc từng từ.

- Gọi HS đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.

- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.

* Luyện đọc câu:

- Sau mỗi dấu chấm là một câu.

- Trong bài có mấy câu?

- Gọi HS đọc từng câu (cứ 2 Hs đọc một câu, đọc đến hết bài).

- Gọi HS đọc nối tiếp câu. GV không chỉ bảng.

* Luyện đọc đoạn, bài.

- GV chia đoạn: bài này gồm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu cho đến sáng rực lên trong ánh mặt trời.

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- Gọi HS đọc từng đoạn (mỗi đoạn 2 - 4 Hs đọc).

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn đến hết bài. GV không chỉ bảng.

- GV đọc mẫu lần 2 - Gọi HS đọc cả bài.

- 3 - 5 em đọc.

- Luỹ tre xanh rì rào, ngọn tre cong gọng vó...

- Tre bần thần nhớ gió, chợt về đầy tiếng chim.

- 3 HS nêu lại đầu bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- Cá nhân, nhóm, lớp đọc.

- HS chú ý lắng nghe.

- Bài có 10 câu.

- Hs đọc cá nhân.

- HS đọc cá nhân:.

- Theo dõi

- Cá nhân đọc.

- Hs đọc nối tiếp 2 - 3 lượt.

(7)

- Đọc đồng thanh cả bài.

3. Ôn các vần ây, uây:

*Tìm các tiếng trong bài có chứa vần ây - Yêu cầu Hs tìm trong bài các tiếng có chứa vần ây?

- GV viết bảng những tiếng Hs vừa tìm đửợc.

*. Thi tìm tiếng ngoài bài có chứavần ây, uây

- Chia lớp thành nhóm , mỗi nhóm 4 em

- Gọi các nhóm đọc tiếng vừa tìm được.

- Ghi nhanh các tiếng, từ có nghĩa mà HS vừa tìm đợc lên bảng.

- Gọi các nhóm khác bổ sung.

- Nhận xét, tuyên dương những nhóm nói tốt .

* Tiết 2:35’

4.Tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài:

- GV đọc mẫu lần 2.

- Gọi Hs đọc đoạn 1: và trả lời các câu hỏi.

? Sau trận mưa rào, những đoá râm bụt thay đổi thế nào?

? Bầu trời ra sao?

? Mấy đám mây bông trôi như thế nào?

b. Luyện đọc:

- Gọi HS đọc bài cá nhân theo mức độ TB, khá, giỏi.(câu, đoạn, bài)

- GV nhận xét c. Luỵện nói:

? Chủ đề luyện nói ngày hôm nay là gì?

- Yêu cầu HS quan sát tranh.

? Tranh vẽ gì?

- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm..

- Bạn thích trời mưa hay trời nắng?

- Vì sao?

- Khi trời mưa bạn thường làm gì?

- 4 HS đọc.

- Cả lớp đọc 1 lần.

- HS đọc nhẩm lại bài và tìm.

- vây, bầy

- HS các nhóm nói nội dung 2 bức tranh của bài tập 2.

- Thảo luận tìm thêmcác tiếng có vần ây, uây HS đọc các tiếng , từ vừa tìm được

- Vây cá, chấm phẩy, cây cảnh, chây lời, tờ giấy, sấy tôm..,

- Ngoe nguẩy, bánh quẩy, khuấy nước,…

- HS chú ý lắng nghe & theo dõi vào SGK.

- 2 - 3 Hs đọc.

- Những đoá râm bụt thêm đỏ chói.

- Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa.

- Mấy đám mây bông trôi nhở nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời

- HS đọc bài cá nhân theo yêu cầu của GV.

- Trò chuyện về cơn mưa - Em bé thích thú với cơn mưa.

- Mỗi tổ làm thành 1 nhóm. Thảo luận theo mẫu

- HS trả lời theo suy nghĩ.

- Các Nhóm khác bổ sung.

- 2- 3 Hs đọc lại.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

(8)

- Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Kể về một cơn mưa gây ấn tượng đối với em nhất.

- GV nhận xét

III. Củng cố - dặn dò:3’

- Gọi HS đọc lại toàn bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà đọc và viết bài.

- Chuẩn bị bài sau.

TOÁN

PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100 (TRỪ KHÔNG NHỚ) A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết đặt tính rồi làm tính trừ số có hai chữ số (không nhớ) dạng 65 – 30;

36 - 4.

2. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng tính nhẩm.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác làm bài B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Các bó, mỗi bó 1 chục que tính và 1 số que tính rời.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (3 phút)

- Đặt tính rồi tính: 67- 22 56- 16 94- 92 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới (10 phút)

a. Giới thiệu cách làm tính trừ (không nhớ) dạng 65- 30

* Bước 1: Gv hướng dẫn hs thao tác trên que tính.

- Yêu cầu hs lấy 65 que tính.

+ 65 que tính gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 65.

- Yêu cầu hs tách ra 3 bó que tính.

+ 30 gồm mấy chục que tính và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 30.

- Số que tính còn lại là mấy chục và mấy que tính rời?

+ Nêu cách viết số chục và số đơn vị của số 35vào cột.

* Bước 2: Hướng dẫn kĩ thuật làm tính trừ.

- Hướng dẫn hs cách đặt tính và tính:

3 hs lên bảng làm.

- Hs tự lấy.

- 3 hs nêu.

- 4 hs nêu.

- Hs tự làm.

- 3 hs nêu.

- Hs nêu.

- Hs nêu.

- 1 hs nêu.

(9)

65

- + 5 trừ 0 bằng 5, viết 5 30 + 6 trừ 3 bằng 3, viết 3 35 - Như vậy: 65- 30= 35 - Gọi hs nhắc lại cách trừ.

b. Trường hợp phép trừ dạng 36- 4

- Gv hướng dẫn cho hs cách làm tính trừ (bỏ qua bước thao tác bằng que tính).

- Đặt tính thẳng cột: 4 thẳng với 6 cột đơn vị.

- Gv thực hiện tương tự như trên.

c. Thực hành:

Bài 1: 5’ Tính:

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- GV quan sát – giúp đỡ HS - Nhận xét bài.

3. Củng cố, dặn dò (2 phút) - Nhắc lại nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Hs quan sát.

- 4 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm chắc được cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ( không nhớ)số có 2 chữ số và cách nhẩm các số có 2 chữ số.

2. kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh thành thạo, giải toán lời văn , sử dụng ngôn ngữ toán học.

3. Thái độ : Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ - GV : Bảng phụ

- HS : VBT, SGK.BĐ DT.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ :( 3’) - 2 hs lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp nhận xét,giáo viên chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’) Tiết 118: Luyện tập.

a.Đặt tính rồi tính.

78 - 2 8 69 - 36 a.Đặt tính rồi tính(theo mẫu):

- Viết các chữ số cùng hạng đơn vị thẳng cột với nhau..

54 75 64 80 95

(10)

b. Hướng dẫn luyện tập

Bài 1: ( 5’) 2 hs nêu yêu cầu bài tập - Khi đặt tính con chú ý điều gì?

-HS làm bài nêu kết quả, gv chữa bài.

Bài 1 cần nắm được gì?

Bài 2: ( 5’) 2 hs nêu yêu cầu bài tập.

- Con nêu cách nhẩm?

- HS làm bài gv chữa bài.

- Bài 2 cần biết làm gì?

Bài 4: ( 4’) 2 hs nêu yêu cầu bài tập..

Bài toán cho biết gì?

Bài toán cho hỏi gì?

Muốn biết còn bao nhiêu bạn trai con làm như thế nào?

- HS làm bài. GV chữa bài.

4. Củng cố dặn dò: (1’)

- Bài hôm nay con cần nắm được những gì?

- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

– – – –

32 13 40 30 52

22 62 24 50 43

- Cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ các số có 2 chữ số.

+Tính nhẩm:

- Con nhẩm theo thứ tự từ trái sang phải.

65 – 5 = 60 65 – 65 = 0 70 – 20 = 50 33 – 30 = 3 94 – 3 = 91 32 – 10 = 22 - Cách trừ nhẩm các số có 2 chữ số.

- 2 hs đọc đề toán.

Bài giải.

Lớp 1 B có số bạn nam là:

35 – 20 = 15 ( bạn) Đáp số :15 bạn.

- Nắm cách đặt tính và cách thực hiện phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

ĐẠO ĐỨC

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:Hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học trong các bài 13.14.15

2. Kĩ năng:Nhận biết phân biệt được những hành vi đúng , hành vi sai . Biết cách xử lý các tình huống theo hướng tốt nhất .

3. Thái độ:Vận dụng tốt vào thực tế đời sống . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh những hành vi đạo đức đúng sai ( Bài tập của bài 13.14.15 ) - Tranh của các tình huống cần xử lý

(11)

- Hệ thống câu hỏi ôn tập .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.Ổn Định : (2’)hát , chuẩn bị đồ dùng

HT .

2.Kiểm tra bài cũ :(3’)

- Em đã ôn những bài nào trong HK II ?

- Để tỏ lòng kính trọng thầy cô giáo em cần phải làm gì ?

- Phải cư xử với bạn như thế nào khi cùng học cùng chơi ?

- Đi bộ trên đường như thế nào là đúng quy định ?

- Nhận xét bài cũ , KTCBBM.

3.Bài mới :

Hoạt động 1 : Giới thiệu bài

Mt :Học sinh nắm được tên bài học , nội dung cần học ôn .

- Giáo viên giới thiệu 3 bài cần ôn : cảm ơn và xin lỗi , Chào hỏi và tạm biệt , Bảo vệ cây và hoa nơi công cộng .

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng . Hoạt động 2 :

Mt :Giúp Học sinh hệ thống lại các kiến thức đạo đức đã học ở 3 bài 13.14.15

- Giáo viên đặt câu hỏi : + Khi nào em nói lời cảm ơn ? + Khi nào cần nói lời xin lỗi ?

+ Xin lỗi và cảm ơn đúng lúc , đúng tình huống thể hiện người Học sinh đó thế nào ?

+ Em cần chào hỏi như thế nào ? + Khi nào em nói lời tạm biệt ?

+ Biết chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì

?

+ Tại sao em phải bảo vệ giữ gìn cây xanh ?

+ Em phải làm gì để bảo vệ cây xanh ? Hoạt động 3: Phân biệt đúng sai

- Hs lập laị nội dung 3 bài cần ôn .

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Khi được người khác quan tâm giúp đỡ .

- Khi em làm phiền lòng người khác .

- Thể hiện người Hs đó có văn hóa , văn minh , lịch sự .

- Thể hiện người Hs đó có văn hóa , văn minh , lịch sự .

- Bảo vệ giữ gìn cây xanh để giữ môi trường trong sạch và cho ta bóng mát .

- Em phải chăm sóc không bẻ cành hái hoa .

- Thi đua 2 nhóm lên xếp tranh

- Lớp nhận xét bổ sung .

- Hs thảo luận phân vai

(12)

Mt : Học sinh biết phân biệt hành vi đúng và hành vi sai qua các tình huống trong tranh .

- Giáo viên sử dụng một số tranh trong các bài tập trước để cho học sinh tham gia chơi xếp tranh theo nhóm đúng sai .

- Giáo viên theo dõi các nhóm làm việc , nhận xét tuyên dương đội xếp đúng xếp nhanh .

Hoạt đông 4 : Đóng vai

Mt: Thực hành xử lý tình huống .

- Giáo viên đưa ra 4 tình huống phân cho 4 tổ thảo luận , đóng vai .

1/ Bạn bố đến nhà tặng em 1 món quà 2/ Em vô ý làm cho bạn ngã .

3/ Thấy bạn hái hoa nơi công viên 4/ Em gặp bạn trong bệnh viện .

- Giáo viên kết luận đưa ra hướng giải quyết đúng nhất .

- Tuyên dương nhóm xử lý tình huống tốt nhất .

4.Củng cố dặn dò : 5’

- Nhận xét tiết học , tuyên dương Học sinh hoạt động tốt .

- Dặn Học sinh ôn tập tiếp tục đến ngày kiểm tra HK

- Học lại các bài từ 10 đến 15

- Cử đại diện nhóm lên trình bày

- Cả lớp nhận xét bổ sung .

- Hs thực hành đóng vai

- Hs lắng nghe

Ngày soạn: 7/ 6/2020

Ngày dạy: Thứ tư/ 10/6/2020

CHÍNH TẢ TIẾT 16: LUỸ TRE A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS nghe viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ đầu của bài: Luỹ tre.

-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền chữ n hoặc l, dấu hỏi hay dấu ngã voà chỗ trống và những chữ in nghiêng

- Làm đúng bài tập 2 câu a hoặc b 2. Kĩ năng:

- Viết nhanh, đúng chính tả, đều, đẹp.

3. Tháiđộ:

- Yêu thích môn học, chịu khó viết.

(13)

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung khổ thơ cần chép và bài tập 2a.

- Học sinh cần có VBT.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I.Kiểm tra bài cũ:5’

- Chấm vở những HS, GV cho về nhà chép lại bài lần trước.

- GV đọc cho học sinh cả lớp viết các từ ngữ sau: tường rêu, cổ kính (vào bảng con) - Nhận xét chung về bài cũ của HS.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.1’

GV giới thiệu bài ghi tựa bài “Luỹ tre”.

2. Hướng dẫn học sinh tập viết chính tả:20’

- Giáo viên đọc dòng thơ đầu, theo dõi các em đã biết viết hay chưa. Nếu học sinh chưa biết cách giáo viên hướng dẫn lại.

Giáo viên đọc nhắc lại lần thứ hai, thứ ba.

Chờ học sinh cả lớp viết xong. Giáo viên nhắc các em đọc lại những tiếng đã viết.

Sau đó mới đọc tiếp cho học sinh viết.

Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi chính tả:

Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề vở.

Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài viết.

Thu bài chấm 1 số em.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:8’

- Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng Việt (bài tập 2a).

- Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn bài tập giống nhau của các bài tập.

- Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua giữa các nhóm.

- Chấm vở những HS yếu hay viết sai đã cho về nhà viết lại bài.

- Cả lớp viết bảng con: tường rêu, cổ kính

- HS nhắc lại.

- Học sinh tiến hành chép chính tả theo giáo viên đọc.

- Học sinh dò lại bài viết của mình và đổi vở và sữa lỗi cho nhau.

- Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của giáo viên.

- Bài tập 2a: Điền chữ n hay l ? - Các em làm bài vào VBT và cử đại diện của nhóm thi đua cùng nhóm khác, tiếp sức điền vào chỗ trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 2 học sinh Giải

Bài tập 2a:

(14)

- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.

III. Củng cố - dặn dò:3’

- Yêu cầu học sinh về nhà chép lại khổ thơ đầu của bài thơ cho đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.

- Nhận xét giờ học.

Trâu no cỏ.

Chùm quả lê.

- Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần sau.

- HS lắng nghe.

TẬP ĐỌC BÀI 25: CÂY BÀNG A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

-Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít . Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

-Hiểu nội dung bài: cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng .

-Trả lời được câu hỏi 1 (SGK).

2.Kĩ năng:

-Rèn cho HS đọcđúng, nhanh và trả lời thành thạo các câu hỏi trong bài 3. Thái độ:

-Giáo dục HS luôn biết chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

*Tích hợp: GDMT :chăm sóc và bảo vệ cây xanh, không hái lá bẻ cành…

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Ảnh một số loại cây trồng ở sân trường C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra bài cũ:5’

- HS lên bảng đọc bài “Sau cơn mưa"SGK.

- Sau trận mưa rào, mọi vật thay đổi như thế nào ?

- Đọc câu văn tả cảnh đàn gà sau trận mưa ?

- GV nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.2’

- GV treo tranh.

- Tranh vẽ gì ?

Cây bàng là một loại cây có tán lá to nên

- 2 HS đọc.

- Sau trận mưa rào những đoá râm bụt thêm đỏ chói. Bầu trời xanh bóng như vừa được giội rửa. Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời.

- Mẹ gà mừng rỡ “ tục, tục” dắt bầy con quây quanh vũng nước đọng trong vườn.

- HS quan sát tranh.

-Tranh vẽ cây bàng ở sân trường.

(15)

rất râm mát, vì thế trong sân trường thường hay trồng cây bàng. Mỗi mùa cây lại có đặc điểm riêng. Hôm nay, qua bài tập đọc chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp của cây bàng qua bốn mùa.

- GV ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn hs luyện đọc.18’

*Gv đọc mẫu.

- Gv đọc mẫu, lưu ý cách đọc.

Giọng đọc nhẹ nhàng, Tình cảm.

* Luyện đọc từ ngữ:

- Gọi Hs nêu từng từ.

- Gọi Hs phân tích tiếng khó.

- Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó sững sững: Cây bàng to ,cao đứng giữa sân trường.

khẳng khiu: Cành bàng trơ ra, héo gầy, cong queo.

trụi lá: Trên cây không còn chiếc lá nào.

chi chít: Nhiều, sát vào nhau.

Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.

- Đọc đồng thanh

* Luyện đọc câu.

- Bài văn này có mấy câu?

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.

- GV uốn nắn cho HS cách ngắt hơi khi gặp dấu phẩy.

* Luyện đọc đoạn, bài.

? Bài này có mấy đoạn?

- Hướng dẫn học sinh xác định 2 đoạn.

- Gọi H đọc nối tiếp đoạn 2 lượt - Đọc trong nhóm

+ Thi đọc đoạn 1, 2 giữa các nhóm trong lớp . Cử 1 em làm giám khảo chấm điểm.

- Gọi HS đọc cả bài.

- Đọc đồng thanh toàn bài 1 lần.

Nhận xét tiết 1.

4 Tìm hiểu bài:28’

a.Tìm hiểu bài:15’

- Gọi H đọc bài tiết 1

- GV nhận xét, tuyên dương.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS theo dõi

- Cá nhân nêu. sững sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.

- H phân tích, đánh vần+ đọc trơn.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 2 H đọc - Cả lớp đọc

- Bài này có 5 câu.

- HS đọc nối tiếp câu 2 lượt.

bài này gồm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến một cây bàng.

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- HS đọc nối tiếp.

- Đọc nhóm đôi - 2 em đọc.

- 2 - 3 HS đọc

- Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần.

Hs đọc bài

(16)

- GV đọc mẫu lần 2.

- Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.

- Gọi HS 4 HS đọc đoạn 1:

- Gọi 3 HS đọc đoạn 2:

? Vào mùa đông, cây bàng thay đổi như thế nào ?

? Vào mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào?

? Vào mùa hè, cây bàng có đặc điểm gì?

? Vào mùa thu, cây bàng có đặc điểm gì?

- Qua bài này cho con biết được điều gì?

- Gọi 2 HS đọc toàn bài: Theo con, cây bàng đẹp nhất vào mùa nào? Vì sao?

=> GV tiểu kết.

- Gọi HS đọc (câu, đoạn, bài).

- GV nhận xét.

III. Củng cố, dặn dò.3’

Gọi HS đọc lại toàn bài.

Về nhà đọc và viết bài.

Chuẩn bị bài sau.

- hs đọc đoạn 1

- Hs trả lời câu hỏi

- Hs trả lời

- Hs đọc bài

- 1hs đọc toàn bài

THỦ CÔNG

CẮT, DÁN VÀ TRANG TRÍ NGÔI NHÀ I.MỤC TIÊU:

HS vận dụng được kiến thức đã học vào bài “ Cắt, dán và trang trí ngôi nhà Cắt, dán được ngôi nhà mà em yêu thích

II.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

Bài mẫu một ngôi nhà có trang trí Giấy các màu, bút chì, thước kẻ, hồ dán 1 tờ giấy trắng làm nền

2.Học sinh:

Giấy thủ công nhiều màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán, bút màu (nếu có) 1 tờ giấy trắng làm nền

Vở thủ công

III.CÁC HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và

nhận xét:

(17)

_GV định hướng sự chú ý của HS vào các bộ phận của ngôi nhà và nêu các câu hỏi:

+Thân nhà, mái nhà, cửûa ra vào, cửa sổ là hình gì? Cách vẽ, cắt các hình đó ra sao?

2.Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành:

a) GV hướng dẫn kẻ, cắt ngôi nhà:

Nội dung bài này chủ yếu là vận dụng kĩ năng của các bài trước, vì vậy khi GV hướng dẫn, HS thực hành kẻ, cắt ngay.

*Kẻ cắt thân nhà:

_Trong những bài trước HS đã học vẽ, cắt các hình, GV chỉ cần gợi ý để HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu một hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô (H1). Cắt rời hình chữ nhật đó khỏi tờ giấy màu (H2).

*Cắt, kẻ mái nhà:

_GV gợi ý để HS vẽ lên mặt trái của tờ giấy 1 hình chữ nhật có cạnh dài 10 ô và cạnh ngắn 3 ô và kẻ 2 đường xiên 2 bên như hình 3. Sau đó được hình mái nhà.

*Kẻ, cắt cửa ra vào, cửa sổ:

_GV hướng dẫn HS kẻ lên mặt trái của tờ giấy màu xanh, hoặc tím, hoặc nâu v.v…

1 hình chữ nhật có cạnh dài 4 ô, cạnh ngắn 2 ô làm cửûa ra vào và kẻ 1 hình vuông có cạnh 2 ô để làm cửa sổ (H5).

_Cắt cửa ra vào, cửa sổ rời khỏi tờ giấy màu (H6).

3.Kẻ, cắt hàng rào, hoa, lá, mặt trời…

_Vẽ và cắt hàng rào (đã học ở bài 22

_Phát huy tính sáng tạo của HS, GV gợi ý cho HS tự vẽ và cắt hoặc xé những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim v.v… bằng nhiều màu giấy (đã học ở chương xé, dán giấy) để trang trí thêm cho đẹp.

_HS quan sát bài mẫu ngôi nhà được cắt, dán phối hợp từ những bài đã học bằng giấy màu.

_HS quan sát GV hướng dẫn và thực hành

_Vẽ và cắt hình chữ nhật có cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô

_Vẽ và cắt mái nhà (đỏ)

_Vẽ và cắt cửa ra vào và cửa sổ (xanh hay tím)

_HS tự vẽ lên mặt trái của tờ giấy màu những đường thẳng cách đều và cắt thành những nan giấy để làm hàng rào

_Tự cắt thêm hoặc xé: những bông hoa có lá, có cành, Mặt Trời, mây, chim

_Thực hiện theo hướng dẫn của GV

(18)

4.Học sinh thực hành dán ngôi nhà và trang trí trên tờ giấy nền:

_GV lưu ý đây là chủ đề tự do. Tuy nhiên GV phải nêu trình tự dán, trang trí.

+Dán thân nhà trước, dán mái nhà sau (H7).

_Tiếp theo dán cửa ra vào, đến cửa sổ (H8).

_Dán hàng rào hai bên nhà (tuỳ ý).

_Trước nhà dán cây, hoa lá, nhiều màu.

_Trên cao dán ông Mặt Trời, mây, chim v.v…

_X a xa dán những hình tam giác nhỏ liên tiếp làm dãy núi cho bức tranh thêm sinh động (H9).

_GV gợi ý cho HS dán trang trí xung quanh nhà.

+Hàng rào, cây, cỏ, hoa, lá, Mặt Trời, mây, chim, núi … tuỳ theo ý thích của HS.

+Nếu HS nào thích cắt dán các hình khác, thì GV hướng dẫn thêm về phối hợp màu sắc để sản phẩm thêm sinh động

_Khi HS thực hành xong, GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, GV chọn môt vài sản phẩm đẹp để tuyên dương.

_Sau khi trưng bày sản phẩm, GV nhắc HS dán lưu vào vở thủ công.

5.Nhận xét- dặn dò:

Nhận xét sản phẩm của HS theo 2 mức độ hoàn thành và không hoàn thành.

Nhận xét thái độ học tập của HS về sự chuẩn bị cho bài học về kĩ năng cắt, dán hình của HS.

_Ôn tập chương 3, chuẩn bị giấy màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán

THỰC HÀNH TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG A. MỤC TIÊU: Củng cố:

1. Kiến thức:

- HS đặt tính và thực hiện tính cộng trừ không nhớ - Về mối quan hệ giữa phép cộng với phép trừ.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng giải toán có lời văn.

3. Thái độ:

- hs yêu thích môn học.

(19)

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Vở TH TViệt và toán - Bảng phụ C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I. Kiểm tra bài ( 5')

- Đặt tính rồi tính: 26 + 32, 58 - 32.

- Gv Nxét, ghi điểm II. Bài ôn

1. Giới thiệu bài: ( 1'): trực tiếp

2.HD Hs làm bài tập TH tiết 2 tuần 30.

(29')

Bài 1.Tínhnhẩm:

+ Bài Y/C gì?

- Y/C Hs làm bài - Gv chấm 6 bài Nxét

+ Em Nxét gì về 2 ptính trừ so với ptính cộng?

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

+ Bài Y/C gì?

+ Nêu cách đặt tính, tính?

- HD Hs học yếu

=> Kquả: 74 48 95 69 31 36 60 5 43 12 35 64 - Gv chấm 10 bài, Nxét

Bài 3.

+ Bài Y/C gì?

- Gv Y/C Hs làm bài.

- HD Hs học yếu

- Gv chấm bài, Nxét

III. Củng cố:( 5')

- Thu toàn bài, chấm 12 bài, nhận xét, chữa bài

- Nhận xét giờ học

- Hs làm bảng con - Hs Nxét, bổ sung -

- Hs mở vở

+ Tính nhẩm.

- Hs làm bài

-1 Hs làm bài: 70, 20, 50; 90, 30, 60;

79, 9, 70.

+ Ptính trừ là ptính ngược lại của ptính cộng.

-1 Hs tính

+ Đặt tính rồi tính + 1 Hs nêu

- Hs làm bài, đổi bài Ktra đặt tính, Kquả

+ Giải bài toán - Hs làm bài

- 1 Hs làm bảng: Bài giải

Chị hái được số quả lê là:

75 - 33 = 42( quả) Đáp số: 42 quả lê - Hs Nxét.

TOÁN

(20)

TIẾT 116 : CÁC NGÀY TRONG TUẦN LỄ A.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được 1 tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần Biết đọc thứ, ngày tháng trên tờ lịch hàng ngày.

2. kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng xem lịch. Bước đầu làm quen với việc học tập trong tuần.

3. Thái độ : Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. CHUẨN BỊ:

- GV : BĐ DT, mô hình.quyển lịch - HS : VBT, SGK.BĐ DT.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1, Ổn định tổ chức lớp: ( 1’)

2.Kiểm tra bài cũ 5’

- 2 hs lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp nhận xét,giáo viên chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài: ( 1’)

Tiết 119: Các ngày trong tuần lễ.

b. Giảng bài mới:

GV giới thiệu quyển lịch bóc hàng ngày.( 3’)

GV treo quyển lịch lên bảng.

+ Hôm nay là thứ mấy ? + 2 hs nhắc lại.

GV giới thiệu về tuần lễ : ( 3’) - GV treo quyển lịch lên bảng.

- GV mở từng tờ lịch hãy đọc cho cô các ngày trong tuần.

- Vậy 1 tuần lễ có mấy ngày đó là những ngày nào ?

GV giới thiệu về các ngày trong tháng.(

3’)

- GV chỉ vào tờ lịch rồi hỏi hôm nay là ngày bao nhiêu.

- HS nhắc lại.

- Hôm nay là thứ mấy ? Ngày ? tháng ? - Dựa vào đâu mà con biết được thứ trong tuần, ngày trong tháng ?

- Vậy quyển lịch có tác dụng gì ?

a.Đặt tính rồi tính.

38 – 18 96 – 54 b.Giải bài toán theo tóm tắt :

Có : 45 trang Đã đọc : 25 trang Còn lại : …trang ?

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- Hôm nay là thứ tư.

-Hôm nay là thứ tư.

- HS quan sát và trả lời câu hỏi.

- HS đọc :Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư,thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

- Vậy 1 tuần lễ có 7 ngày đó là : Chủ nhật, thứ hai, thứ ba, thứ tư,thứ năm, thứ sáu, thứ bảy.

- Hôn nay là ngày 17 - Hôn nay là ngày 17

- Hôm nay là thứ ba ngày 17 tháng 4 . - Dựa vào quyển lịch

Giúp ta biết được hôm nay là thứ mấy, ngày bao nhiêu, tháng mấy.

(21)

* GV ngoài ra còn giúp ta xếp thời khoá biểu, thời gian biểu hợp lý.

b. Luyện tập : ( 20’)

Bài 1 : (7’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- Trong 1 tuần lễ con đi học những ngày nào ? Nghỉ những ngày nào ?

- HS làm bài nêu kết quả, gv chữa bài.

BT1 cần nắm được gì ?

Bài 2 : ( 6’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài gv chữa bài.

- Con có nhận xét gì về 2 tờ lịch ?

*GV lưu ý hs : Hôm nay là ngày hiện tại, hôm qua là ngày đã qua.

- BT2 cần nắm được gì ?

Bài 3 : ( 7’) 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

- GV treo thời khoá biểu phóng to lên bảng.

- Học sinh đọc thời khoá biểu - 1 tuần con học những ngày nào ? - Thứ 2 gồm những môn học nào ? Bài 3 cần nắm được gì ?

4. Củng cố dặn dò : (4’)

- Bài hôm nay con cần nắm được kiến thức gì ?

- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện phép tính.

- GV nhận xét giờ học

- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

+ Viết tiếp vào chỗ chấm.

- Con đi học :thứ hai, thứ ba, thứ tư,thứ năm, thứ sáu.

- Con nghỉ học : thứ bảy chủ nhật.

- Nắm được các ngày trong 1 tuần lễ.

+ Đọc tờ lịch hôm nay rồi viết lần lượt tên ngày trong tuần, ngày trong tháng, tên tháng.

Hôm nay là thứ năm ngày 17 tháng 4 . Ngày mai là thứ sáu ngày 18 tháng 4.

- 2 tờ lịch giống nhau về tháng, khác nhau về thứ và ngày.

- Nắm được các thứ, ngày trong tháng.

+ Đọc thời khoá biểu của lớp em.

- Cả lớp quan sát.

- 5 hs đọc

:- Thứ hai, thứ ba, thứ tư,thứ năm, thứ sáu.

- Chào cờ, tập đọc, toán.hát nhạc.

- Nắm được thời khoá biểu của mình.

- Nắm được các ngày trong tuần lễ, các ngày trong tháng.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

Ngày soạn: 8/ 6/2020

Ngày dạy: Thứ năm/ 11/6/2020

TOÁN

TIẾT 117: CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 A. MỤC TIÊU: Giúp hs:

1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100.

2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng làm tính nhẩm đơn giản.

- Nhận biết bước đầu về quan hệ giữa 2 phép tính cộng và trừ.

3. Thái độ: yêu thích môn học

(22)

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ (4 phút)

- 1 tuần lễ có mấy ngày? Là những ngày nào?

- Gv nhận xét, cho điểm.

2. Bài mới (32 phút)

Bài 1: Tính nhẩm: ( Không làm cột 2) - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Nêu cách trừ nhẩm.

- Đọc kết quả và nhận xét.

Bài 2: Đặt tính rồi tính:( Không làm cột 2) - Cho hs tự làm bài.

Bài 3: Đọc đầu bài.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Số que tính hai bạn có là:

35+ 43= 78 (que tính) Đáp số: 78 que tính Bài 4: Đọc bài toán.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs giải bài toán.

Bài giải:

Lan hái được số bông hoa là:

68- 34= 34 (bông hoa) Đáp số: 34 bông hoa - Cho hs nhận xét.

* HSG: Lan có 70 nhãn vở, Lan cho Huệ và Đào mỗi bạn 20 cái nhãn vở. Hỏi Lan còn lại bao nhiêu cái nhãn vở?

3. Củng cố, dặn dò (4 phút) - Nhắc lại nội dung bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- 2 hs nêu.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu

- Hs đọc và nêu.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- Hs làm bài.

- 2 hs lên bảng làm bài.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự giải bài toán.

- 1 hs đọc.

- 1 hs nêu.

- Hs tự giải bài toán.

- Hs nêu.

HS nhắc lại Hs lắng nghe

TIẾT118:LUYỆN TẬP A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:Giúp hs nắm chắc được cách đặt tính và cách thực hiện phép cộng trừ ( không nhớ) số có 2 chữ số trong phạm vi 100.Nhận biết được mỗi quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

(23)

2.Kỹ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh thành thạo, sử dụng ngôn ngữ toán học.

3. Thái độ : Giáo dục hs yêu thích môn học, cẩn thận tỉ mỉ khi làm bài.

B. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC:

- GV: BĐ DT, mô hình.

- HS : VBT, SGK.BĐ DT.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ :( 5’) - 2 hs lên bảng làm bài tập.

- Cả lớp nhận xét,giáo viên chữa bài.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài:(1’)Tiết 121:Luyện tập b.Giảng bài mới:

Bài 1: ( 7’)2HS nêu yêu cầu bài tập.

- HS làm bài nêu kết quả.

- 1 hs lên bảng.

- Nhận xét chữa bài.

- Khi đặt tính con chú ý điều gì?

- Con có nhận xét gì về các phép tính?

GV đây chính là mỗi quan hệ về phép cộng và phép trừ.

Bài 4: ( 8’) 2HS nêu yêu cầu bài tập.

- Con hãy nêu lại cách đo độ dài đoạn thẳng?

- Nhận xét, chữa bài.

4. Củng cố dặn dò: (4’)

- Bài hôm nay con cần nắm được những gì?

- HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện.

- Về nhà xem lại các bài tập, chuẩn bị bài sau.

+ Đặt tính, rồi tính:

56 – 34 42 + 23

a.Đặt tính rồi tính:

52 + 47 47 + 52 99 - 47

52 47 99

+ + –

47 52 23

99 99 52

- Viết các chữ số cùng hạng đơn vị thẳng cột với nhau..

- Các phép tính ở cột 1có các số giống nhau nhưng vị trí khác nhau.kết quả vẫn bằng nhau.

12 5 6 - 0 …56 + 0.

- Đo phần tô đậm của băng giấy ở hình vẽ rồi viết số đo và chỗ chấm

- 2 HS nêu - Hs làm bài.

- Nêu miệng kết quả.

- Cả lớp nhận xét bổ sung.

THỂ DỤC (BÀI 33-34 DẠY TRONG 1 TIẾT) Bài 33: Đội hình đội ngũ - Trò chơi I/ MỤC TIÊU:

-Ôn một số kỹ năng ĐHĐN.Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng,nhanh,trật tự.

-Tiếp tục ôn tâng cầu.Yêu cầu nâng cao thành tích.

(24)

*Mục tiêu riêng:

-HS Khá giỏi: Biết tập hợp hàng dọc,dóng hàng,đứng nghiêm,đứng nghỉ,quay phải,quay trái và biết chuyền cầu theo nhóm hai người.Tham gia trò chơi một cách tích cực,chủ động.

-HS Yếu: Biết cách thực hiện cơ bản đúng tập hợp hàng dọc,dóng hàng,đứng

nghiêm,đứng nghỉ,quay phải,quay trái và biết chuyền cầu theo nhóm hai người.Biết tham gia được vào trò chơi.

*Kỉ năng sống: Giáo dục HS ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

1/Địa điểm:trên sân trường,vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.

2/Phương tiện:chuẩn bị 1 còi. Mỗi HS một quả cầu.

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1/ MỞ ĐẦU:

-GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.

-HS chạy một vòng trên sân tập.

-Thành vòng tròn,đi thường….bước Thôi.

-Khởi động.

-Kiểm tra bài cũ : 4 hs.

*Nhận xét.

2/ CƠ BẢN:

a.Ôn tập hợp hàng dọc,dóng

hàng,điểm số,đứng nghiêm,(nghỉ),quay phải,(trái).

-Thành 4 hàng dọc…tập hợp.

-Nhìn trước… ..thẳng Thôi.

-Nghiêm (nghỉ).

-Bên phải (trái)….quay.

*Nhận xét.

b.Chuyền cầu theo nhóm 2 người.

-Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chuyền cầu.

6-10p

18-22p 12p

10p

4-6p

-Đội hình tập trung.









GV GV

-Đội hình cơ bản.









GV -Đội hình trò chơi.







GV

-Đội hình xuống lớp.

(25)

*Nhận xét.

3/ KẾT THÚC:

-Đi thường…..bước.

-Đứng lại……..đứng.

-HS vừa đi vừa hát theo nhịp.

-Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.

-Về nhà ôn bài TD và tập tâng cầu.









GV

Bài 34: Trò chơi I/ MỤC TIÊU:

-Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu thuộc bài.

-Tiếp tục ôn tâng cầu.Yêu cầu nâng cao thành tích.

*Mục tiêu riêng:

-HS Khá giỏi: Biết cách thực hiện 7 động tác của bài TDPTC và chuyền cầu theo nhóm 2 người.Tham gia trò chơi một cách tích cực,chủ động.

-HS Yếu: Biết cách thực hiện cơ bản đúng 7 động tác của bài TDPTC và cách chuyền cầu theo nhóm 2 người. .Biết tham gia được vào trò chơi.

*Kỉ năng sống: Giáo dục HS biết rèn luyện sức khỏe,kỉ năng khéo léo,nhanh nhẹn.

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

1/Địa điểm:trên sân trường,vệ sinh nơi tập,đảm bảo an toàn tập luyện.

2/Phương tiện:chuẩn bị 1 còi. Mỗi HS một quả cầu.

III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG ĐỊNH

LƯỢNG

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1/ MỞ ĐẦU:

-GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.

-HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.

-HS chạy một vòng trên sân tập.

-Thành vòng tròn,đi thường….bước Thôi.

-Khởi động.

-Kiểm tra bài cũ : 4 hs.

*Nhận xét.

2/ CƠ BẢN:

a.Ôn bài thể dục phát triển chung.

-Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp.

*Nhận xét.

b.Chuyền cầu theo nhóm 2 người.

6-10p

18-22p 12p

10p

-Đội hình tập trung.









GV GV

-Đội hình chia tổ tập luyện.















(26)

-Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chuyền cầu.

*Nhận xét.

3/ KẾT THÚC:

-Đi thường…..bước.

-Đứng lại……..đứng.

-HS vừa đi vừa hát theo nhịp.

-Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học.

-Về nhà ôn bài TD và tập tâng cầu.

4-6p



GV -Đội hình trò chơi.







GV -Đội hình xuống lớp.









GV

TẬP ĐỌC BÀI 26: ĐI HỌC A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

-Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ ngữ : lên nương, tới lớp , hương rừng , nước suối.

-Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ , khổ thơ .

-Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ đã tự đến trường . Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay .

-Trả lời được câu hỏi 1 (SGK) 2. Kĩ năng:

-Rèn cho HS đọc đúng , nhanh và trả lời thành thạo các câu hỏi trong bài 3. Thái độ:

-Giáo dục HS chăm chỉ học tập , biết yêu quý trường , lớp . B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc SGK. Băng ghi lại bài hát đi học cho học sinh nghe.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ: 5’

- HS lên bảng đọc bài Cây bàng SGK.

? Vào mùa đông, mùa xuân, cây bàng thay đổi như thế nào?

? Vào mùa hè, mùa thu, cây bàng thay

- 3 em đọc.

- Mùa đông: cây khẳng khiu, trụi lá.

- Mùa xuân: cành trên, cành dưới chi chít những lộc non.

- Mùa hè: tán lá xanh um che mát một

(27)

đổi như thế nào?

- GV nhận xét tuyên dương.

II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.2’

- GV treo tranh: tranh vẽ gì ?

=> Ngày đầu tiên đi học thật vui. Bài thơ đi học kể về những ngày đầu tiên đến trường của một bạn nhỏ ở miền núi.

Các em hãy học bài và xem bạn đi học có giống mình không nhé.

- GV ghi đầu bài

2. Hướng dẫn HS luyện đọc.15’

* GV đọc mẫu - GV đọc mẫu lần 1

- Chú ý giọng đọc nhẹ nhàng, nhí nhảnh, vui tươi.

* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:

- Nêu những từ khó đọc trong bài?

- Gọi HS phân tích tiếng, từ khó đọc ,đọc trơn từ

- GV giải nghĩa một số tiếng từ khó:

lên nương : Đi lên nương tới lớp : Đi đến lớp học

hương rừng : Mùi hương của rừng nước suối : Nước chảy từ những con suối nhỏ

- Gọi HS đọc lại toàn bộ tiếng từ khó

khoảng sân.

- Mùa thu: từng chùm quả chín vàng trong kẽ lá.

- Có 12 dòng.

- HS nối tiếp đọc.

- HS đọc nối tiếp(2 - 3 lượt).

- HS đọc nhóm

- HS thi đọc đoạn theo nhóm.

- HS nhận xét . - 2 H đọc - Cả lớp đọc.

- so sánh.

- Lặng, vắng, nắng.

(28)

đọc không theo thứ tự - Đọc đồng thanh

* Luyện đọc câu.

- Bài này có mấy dòng?

- Gọi HS đọc nối tiếp đến hết bài.

* Luyện đọc đoạn, bài.

- GV chia đoạn: bài này gồm 3 khổ thơ.

- Khổ thơ 1: 4 dòng đầu.

- Khổ thơ 2: 4 dòng tiếp theo.

- Khổ thơ 3: 4 dòng thơ còn lại.

- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.

- Đọc trong nhóm

+ Thi đọc đoạn theo nhóm.

- GV nhận xét tuyên dương nhóm đọc tốt.

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Đọc đồng thanh cả bài.

- Nhận xét tiết 1 4. Tìm hiểu bài đọc.

a) Tìm hiểu bài.15’

Gọi Hs đọc cả bài.

Gv nhận xét tuyên dương - GV đọc mẫu lần 2.

- Hướng dẫn lại cách ngắt nghỉ sau dấu câu.

+ Gọi HS đọc đoạn 1.

? Hôm qua em tới trường cùng ai ?

- Chia lớp thành 2 đội chơi.

+ Ăn: viết văn, bắn súng, đắp chăn, ăn căn dặn.

+ Ăng: cố gắng, màu trắng, măng tre, căng thẳng.

2 em đọc.

- Hs chú ý lắng nghe - HS chú ý lắng nghe.

- 2 -3 HS đọc.

- Hôm qua em tới trường cùng mẹ.

- Hôm nay em tới trường một mình.

- HS ngồi nghe.

- 2 - 3 HS đọc.

-Trường của bạn nhỏ ở trong rừng. Ở trường có cô giáo trẻ dạy hát rất hay.

- 3 HS đọc.

- Hương rừng thơm, nước suối trong, cọ xoè ô che nắng.

- Bạn nhỏ rất yêu ngôi trường của

(29)

? Hôm nay em tới trường cùng ai ?

* GV tiểu kết: ở đoạn này chúng ta thấy ngày đầu tiên đi học bạn nhỏ được mẹ dắt tay. Khi bạn nhỏ quen trường, lớp bạn nhỏ tự đến trường một mình. Vậy trường của bạn nhỏ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đoạn 2 nhé.

+ Gọi HS đọc đoạn 2.

?Trường của bạn nhỏ ở đâu? ở trường có những ai ?

+ Gọi HS đọc đoạn 3.

? Trên đường đến trường có những cảnh gì đẹp?

? Bạn nhỏ có yêu ngôi trường của mình không ?

? Qua bài học ngày hôm nay chúng ta biết điều gì?

- Gọi HS đọc (câu, đoạn, bài).

- HS đọc thuộc khổ thơ mà mình thích.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV nhận xét, tuyên dương.

III. Củng cố, dặn dò.3’

? Con học ở trường nào ? ở đâu? ở trường có những ai? Con có yêu trường, lớp của mình không? Yêu trường, lớp các con phải làm gì?

* THBĐ:Chúng ta may mắn được sống trên đất liền nhưng còn nhiều bạn nhỏ phải theo bố mẹ sinh sống,học tập trên

mình.

=> Bạn nhỏ tự đến trường một mình.

Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ở trường có cô giáo dạy hát rất hay. Bạn yêu mái trường, yêu cô giáo của mình.

-1- 2HS đọc.

- HS nhận xét.

Đề tài: Đọc các câu thơ trong bài ứng với nội dung bức tranh.

- Tranh1 vẽ trường học núp dưới những tá cây to.

- Tranh2: Vẽ cô giáo đang dạy các bạn họ hát.

Tranh 3: Vẽ cảnh đồi có rất nhiều cây

- đọc

- Vài HS lên kể về trường, lớp mình

-phải bảo vệ môi trường xung quanh mình sinh sống

-HS nghe

(30)

biển( ở làng chài),các bạn đã biết giữ gìn môi trường xung quanh mình góp phần bảo vệ giữ gìn biển đảo quê hương.

- Về nhà đọc và viết bài.

- Chuẩn bị bài sau.

TẬP ĐỌC

BÀI 27: NÓI DỐI HẠI THÂN A. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.

2.Kĩ năng:Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: không nên nói dối làm mất lòng tin của ngưới khác, sẽ có lúc hại tới bản thân. Trả lời được câu hỏi 1, 2 ( SGK ).

3.Thái độ: Giúp cho các em biết không nên nói dối sẽ có hại cho bản thân mình.

*. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC - Xác định giá trị.

- Phản hồi lắng nghe tích cực.

- Tư duy phê phán.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ bài học.

SGK, VBT Tiếng Việt

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I. Kiểm tra bài cũ:5’

- HS lên bảng đọc bài “ Đi học ".

? Trường của bạn nhỏ ở đâu?

? Cảnh đến trường có gì đẹp?

- GV nhận xét, tuyên dương.

II. Bài mới:

- 3 em đọc.

- Trường của bạn nhỏ ở rừng.

- Đường đến trường có rất nhiều cảnh đẹp: suối, rừng, hương thơm.

- Tranh vẽ chú bé đang kêu mọi

(31)

1. Giới thiệu bài.2’

- GV treo tranh yêu cầu HS quan sát và hỏi:

Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Con sói không xuất hiện vậy mà cậu bé lại kêu: “ Sói! Sói! Cứu tôi với!”. Cậu bé kêu như vậy để làm gì? Việc làm của cậu là đúng hay sai? Câu chuyện ( Nói dối hại thân) sẽ cho chúng ta biết điều đó.

- GV ghi đầu bài.

2. Hướng dẫn HS luyện đọc.20’

*Gv đọc mẫu.

- GV đọc mẫu lần 1.

- Chú ý giọng chú bé chăn cừu hốt hoảng.

Đoạn kể các bác nông dân chạy đến cứu chú bé đọc gấp gáp. Đoạn chú bé gào xin mọi người cứu giúp: đọc nhanh, căng thẳng.

* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ:

- Gọi Hs nêu từng từ.

- Gọi Hs phân tích tiếng khó.

Gv đọc và giải nghĩa một số tiếng từ khó.

+ Tức tốc: ( làm việc gì ) ngay lập tức vì rất gấp.

Gọi Hs đọc lại toàn bộ tiếng từ khó đọc.

- Đọc đồng thanh

* Luyện đọc câu:

- Sau mỗi dấu chấm là một câu.

- Trong bài có mấy câu?

- Gọi HS đọc nối tiếp câu ( cứ 2 HS đọc một

người đến cứu.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe.

- Cá nhân nêu: bỗng, giả vờ, kêu toáng tức tốc, hốt hoảng

- H phân tích, đánh vần+ đọc trơn.

- Hs chú ý lắng nghe.

- 2 H đọc - Cả lớp đọc

- Bài có 12 câu.

- HS đọc nối tiếp 2 lượt.

- Hát 1 bài

(32)

câu, đọc đến hết bài).

* HS giải lao

* Luyện đọc đoạn, bài.

? Bài này có mấy đoạn ?

- Gọi Hs đọc nối tiếp đoạn đến hết bài.

Đọc trong nhóm -Thi đọc trơn cả bài:

Mỗi tổ cử 1 Hs lên bảng thi đọc.

Em thích đoạn nào nhất, em hãy đọc diễn cảm đoạn thơ đó cho cô và các bạn cùng nghe.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Gọi Hs đọc cả bài.

Đọc đồng thanh cả bài.

4.Tìm hiểu bài đọc và luyện nói:25’

a) Tìm hiểu bài:

Yêu cầu đọc bài tiết 1 - GV nhận xét, tuyên dương.

+ Gọi HS đọc đoạn 1:

? Cậu bé kêu cứu như thế nào ?

? Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?

=> Tiểu kết: Các em không nên nói dối.

+ Gọi HS đọc đoạn 2:

? Khi Sói đến thật, chú bé kêu cứu, có ai đến giúp chú không ? Vì sao ?

? Sự việc kết thúc như thế nào?

*GVtiểu kết: Các em phải thật thà, không nên

- bài này gồm 2 đoạn.

+ Đoạn 1: Từ đầu đến, họ chẳng thấy sói đâu.

+ Đoạn 2: Phần còn lại.

- HS đọc nối tiếp.

- Đọc nhóm đôi

- 2 em đọc.

- 1 HS đọc

- Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần.

- H đọc bài - H nhận xét

- HS chú ý lắng nghe & theo dõi vào SGK.

- Sói! Sói! Cứu tôi với!

- Các bác nông dân làm việc quanh đó đã chạy tới giúp cậu bé nhưng không thấy sói đâu.

- HS đọc.

- Không ai đến giúp chú và họ nghĩ chú lại nói dối.

- Không ai đến giúp cậu bé nên bầy sói đã tự do ăn thịt hết đàn cừu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”.. 3.Thái

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. - Phát

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ

* Mục tiêu: Biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong gia đình của mình.. * Cách

- Yêu cầu HS: Mỗi ngày thực hiện ít nhất 2 hành  động thể hiện sự quan tâm của mình đối với người thân.. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Yêu cầu  HS