• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn ngày: / /2017 Tiết 21 Giảng ngày / /2017

Bài 20

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc, qua đó làm nổi bật khả năng thích ứng của con người đối với môi trường.

- Biết được nguyên nhân hoang mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và những biện pháp cải tạo hoang mạc hiện nay để ứng dụng vào cuộc sống và cải tạo môi trường sống.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích ảnh đại lí và tư duy tổng hợp địa lí.

KNS:Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức 3.Thái độ:

- Có ý thức trách nhiệm, tự giác trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường,.Tuyên truyền

lôi cuốn mọi người xung quanh cùng hợp tác thực hiện và thấy vui vẻ hạnh phúc với những việc làm đó.

- Bảo vệ môi trường, chống hoang mạc hoá.

- Lên án những hành động làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đặc biệt là hành động làm tăng thêm diện tích hoang mạc.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức…

- Tích hợp giáo dục ứng phó với BĐKH 4.Những năng lực hướng tới.

-Năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sử dụng hình ảnh.

II. Phương pháp , kĩ thu ật

- Nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở - Động não, tư duy

III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Lược đồ tự nhiên thế giới.

(2)

- Các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại trên thế giới.

2. Học sinh:

-Sách giáo khoa..

IV. Tiến trình lên lớp :

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2.Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

? Môi trường hoang mạc thường phân bố ở đâu, có đặc điểm khí hậu như thế nào?

?Các loài động, thực vật ở môi trường hoang mạc có khả năng thích ứng với khí hậu như thế nào?

3. Triển khai bài:

Vào bài:

Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sinh sống, cải tạo, chinh phục hoang mạc như thế nào. Nội dung của bài này sẽ giải đáp các câu hỏi đó.

Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục 1 (18’)

Mục tiêu: HS nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại của con người trong các hoang mạc.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy, giao tiếp, tự nhận thức

GV:Yêu cầu HS đọc thuật ngữ "ốc đảo" và hoang mạc hoá (tr.188 SGK).

GV:Tại sao ở hoang mạc trồng trọt phát triển ở các ốc đảo? Trồng chủ yếu cây gì?

HS:Khí hậu rất khô, chỉ trồng được trong các ốc đảo nơi có nguồn nước ngầm. Cây chà là có vị trí đặc biệt trong hoang mạc.

Gv:Cho biết điều kiện khô hạn ở hoang mạc, việc sinh sống của con người phụ thuộc vào

1. Hoạt động kinh tế

(3)

yếu tố nào?

HS:+ Vào khả năng tìm nguồn nước.

+ Vào khả năng trồng trọt, chăn nuôi.

+ Vào khả năng vận chuyển nước, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho cuộc sống từ nơi khác đến...

GV:Như vậy hoạt động kinh tế cổ truyền của con người sống trong hoang mạc là gì?

-Các vật nuôi phổ biến là con gì?

-Tại sao phải chăn nuôi du mục?

GV: Quan sát H20.1; H20.2 SGK cho biết:

Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế nào khác.

HS:Trồng trọt và chuyên chở hàng qua hoang mạc.

GV:Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền rất quan trọng là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn nuôi gia súc?

HS:Do tính chất khô hạn của khí hậu, thực vật chủ yếu là cỏ. Nuôi con vật thích nghi với khí hậu cho thịt, sữa, da... dê, cừu, ngựa v.v...

Trong sinh hoạt: phương tiện giao thông lâu đời là dùng lạc đà để chuyên chở hàng và buôn bán

Ngày nay nhờ những tiến bộ kĩ thuật, con người tiến sâu vào chinh phục khai thác hoang mạc.

GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh 20.3 SGK nêu nội dung ảnh: Cảnh trồng trọt ở nơi có hệ thống tưới nước tự động xoay tròn của Libi (Cây mọc ở nơi được tưới trong vòng tròn xanh, ngoài vòng trong vẫn là hoang mạc).

GV bổ sung. Nguồn nước lấy ở vỉa nước ngoài khoan rất sâu, rất tốn kém.

- Hoạt động kinh tế cổ truyền:chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo.

- Nguyên nhân thiếu nước.

- Hoạt động kinh tế hiện đại : khai thác dầu khí , nước ngầm

-Nguyên nhân : nhờ tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

(4)

Giới thiệu H 20.4 SGK một khu khai thác dầu mỏ, đem lại nguồn lợi giúp con người có đủ khải năng chi phí khoan nước ngầm, các dầu mỏ v.v...

GV: Quan sát các ảnh 20.3, 20.4 SGK phân tích vai trò của kỹ thuật khoan sâu trong vực làm cải tạo bộ mặt hoang mạc?

- GV (tích hợp năng lượng)

GV:Theo em khai thác quá mức tài nguyên dầu khí sẽ dẫn tới hậu quả gì

- HS trả lời

+ Mất tài nguyên ví nó không phục hồi được..

GV: Hiện nay người ta đã đưa các nguồn năng lượng mới như năng lượng gió, Mặt Trời..vào sử dụng chưa

HS:+ ở các nước hiện đại đã sử dụng năng lương gió… nước chưa phát triển thì chưa…

GV (mở rộng): Ngày nay với tiến bộ của kỹ thuật khoan sâu, con người đã phát hiện các núi nước ngầm, mỏ dầu khí, mỏ khoáng sản khác nằm sâu bên dưới hoang mạc. Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các khu mỏ dầu khí, túi nước v.v... các đô thị mới mọc lên trong hoang mạc với đầy đủ tiện nghi cho những người thợ khai thác và điều hành v.v...

Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo; nhà ở phương tiện, nếp sống hiện đại thay thế cho cuộc sống cổ truyền lạc hậu.

Cho biết hiện có một ngành kinh tế mới xuất hiện ở hoang mạc là gì?

HS:Tổ chức các chuyến du lịch qua hoang mạc).

...

...

...

2. Hoang mạc đang ngày

(5)

Hoạt động 2: Tìm hiểu mục 2(16’)

Mục tiêu: Biết được nguyên nhân hoang mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và những biện pháp cải tạo hoang mạc.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí Tích hợp:

- Giáo dục HS có ý thức trách nhiệm, tự giác trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường,. Tuyên truyền lôi cuốn mọi người GV cho HS Quan sát H20.5 SGK nhận xét ảnh

cho thấy hiện tượng gì trong hoang mạc?

HS:Khu dân cư đông, thực vật thưa.

GV:Điều đó cho thấy gây bất lợi gì cho cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người?

HS:Hoang mạc tấn công con người - cát lấn...)

GV:Nguyên nhân hoang mạc mở rộng là?

HS:Hoang mạc hoá.Do tự nhiên, do cát lấn, do biến động thời tiết - thời kỳ khô hạn kéo dài, do con người khai thác cây xanh quá mức hoặc do gia súc ăn, phá cây non).

-Do tác động của con người là chủ yếu: khai thác đất bị cạn kiệt, không được chăm sóc đầu tư cải tạo.

GV: H20.3; 20.6 SGK là cảnh cải tạo hoang mạc và cảnh chống cát bay từ hoang mạc.

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, chống hoang mạc hoá.

Dựa vào thông tin sách giáo khoa kết hợp hiểu biết em hãy nêu một số biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của hoang mạc nói chung và

càng mở rộng

- Nguyên nhân : chủ yếu do tác đông tiêu cực của con người, cát lấn, biến động khí hậu toàn cầu.

(6)

hành động cụ thể của bản thân em nói riêng để bảo vệ môi trường tại địa phương em.

HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức khen ngợi ý thức học tập và ý thức bảo vệ môi trường của các em..

- Giáo dục ứng phó với BĐKH

GV: Cho HS nêu lên những biện pháp cải taọ hoang mạc ?

GV: Kết hợp cho học sinh xem hình 20.6.

Hiện nay Hoa Kỳ, Ả rập… đã tiến hành cải tạo hoang mạc thành đất trồng theo qui mô lớn như hình 20.3 nhưng kế hoạch này hết sức tốn kém. Vì vậy khai thác nước ngầm cổ truyền là chủ yếu.

- Hình 20.6 là cánh rừng chống cát bay từ hoang mạc Gôbi lấn vào vùng Tây Bắc Trung Quốc.

...

...

...

- Biện pháp: cải tạo hoang mạc thành đất trồng , khai thác nước ngầm , trồng rừng.

4 Củng cố:( 4 phút)

*Biện pháp cơ bản để cải tạo hoang mạc:

- Khoan giếng sâu lấy nước cải tạo hoang mạc thành đất trồng, cần đầu tư vốn đầu tư lớn.

- Khai thác nước ngầm cổ truyền, trồng cây ngăn cát, cải tạo không khí là biện pháp được nhiều quốc gia sử dụng.

5.H

ướng dẫn học sinh tự học ở nhà : ( 2 phút.

-Trình bày đặc điểm của môi trường đới lạnh.

-Sự thích nghi của động, thực vật sống với môi trường V.Rút kinh nghiệm.

...

...

...

...

...

(7)

Soạn ngày: / /2017 Tiết 22 Giảng ngày: / /2017

Chương IV

MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH

Bài 21

MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Sau bài học này học sinh cần phải:

- Nắm được vị trí của đới lạnh trên bản đồ.

- Biết đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của môi trường đới lạnh.

-Nắm sự thích nhi của động, thực vật với môi trường đới lạnh.

2.Kĩ năng:

- Rèn luyện them kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của đới lạnh.

KNS: Tư duy,giao tiếp, tự nhận thức 3.Thái độ:

(8)

- Hiểu được sự khó khăn của con người khi sống trong môi trường đới lạnh như vậy. Từ đó hình thành trong các em có ý thức vươn lên khó khăn trong cuộc sống.

4.Những năng lực hướng tới.

-Năng lực tự học,giải quyết vấn đề,sử dụng bản đồ,phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa, ảnh địa lí.

II. Phương pháp, kĩ thuật.

- Nêu vấn đề,đàm thoại gợi mở…

- Động não, tư duy III. Chuẩn bị:

1.Giáo viên:

- Bản đồ các miền cực trên trái đất.

- Hình ảnh các loài động thực vật ở đới lạnh.

2. Học sinh:

-Sách giáo khoa.

IV. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định tổ chức:(1 phút) 2..Kiểm tra bài cũ: (4 phút)

- Em hãy nêu đặc điểm của ngành kinh tế cổ truyền và hiện đại ở đới hoang mạc?

-Tính thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của sinh vật ở hoang mạc?

3. Triển khai bài:.

Đặt vấn đề:

Đới lạnh có vị trí gần cực nhất , được coi là xứ sở của băng tuyết quanh năm. Do tính chất khắc nghiệt của môi trường đó gây ra vô vàn khó khăn cho con người và cho đến nay đới lạnh vẫn còn nhiều điều rất bí ẩn. Bài học hôm nay, chỉ đề cập đến một số điểm kháo quát nhất của môi trường đặc biệt này?

Hoạt động của GV và HS Nội dung

Hoạt động 1: Nhóm (18 phút)

Mục tiêu: Nắm được vị trí của đới lạnh trên bản đồ và đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là đặc điểm khí hậu khắc nghiệt của môi trường đới lạnh.

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, nhóm.

1. Đặc điểm của môi trường .

(9)

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí, biểu đồ.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 21.1/

Tr.67 và 21.2/ Tr.68 sgk, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu ?

GV giới thiệu :

- Đường vòng cực được thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm.

- Đường ranh giới đới lạnh là các nét đứt đỏ đậm, trùng với đường đẳng nhiệt 100C tháng 7 ở Bắc bán cầu và đường đẳng nhiệt 100C tháng 1 ở Nam bán cầu (tháng có nhiệt độ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu).

GV: Bản đồ các miền cực trên trái đất, yêu cầu HS lên xác định vị trí của môi trường đới lạnh.

GV : Quan sát H 21.1 và 21.2, cho nhận xét xem có gì khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với môi trường đới lạnh Nam bán cầu ?

HS : Ở Bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở Nam bán cầu chủ yếu là châu Nam cực.

GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 21.3/ Tr.68 sgk.

GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (3 phút)

- Phân tích biểu đồ theo câu hỏi trong phiếu học tập ?

- Diễn biến nhiệt độ trong năm :

+ Nhiệt độ tháng cao nhất? Nhiệt độ tháng thấp

nhất ? Biên độ nhiệt năm ?

+ Số tháng có nhiệt độ < 0OC, số tháng có nhiệt độ > 0oC?

-Lượng mưa:

* Vị trí: nằm trong khoảng từ 2 vùng cực về 2 cực.

* Khí hậu:

- Mùa đông lạnh kéo dài.

- Mựa hè ngắn, nhiệt độ dưới 10oC.

- Nhiệt độ trung bình năm < - 100C - Lượng mưa it, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.

Khí hậu vô cùng lạnh lẽo và khắc nghiệt.

(10)

+ Lượng mưa trung bình năm?

+ Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít là tháng nào? Đặc điểm mưa ?

- Từ việc phân tích trên , em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới lạnh?

Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận, GV nhận xét, chốt ý.

Yêu cầu HS quan sát các hình 21.4 và 21.5/

Tr.69, so sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó.( Liên hệ thực tế)

HS : Kích thước khác nhau, Băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn.

GV : Đó là quang cảnh mà ta thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ.

………

………

Hoạt động 2: Cả lớp (16 phút) Mục tiêu: Nắm sự thích nhi của động, thực vật với môi trường đới lạnh

Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa, nhóm.

Phương pháp: đàm thoại,thuyết trình, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

Kĩ thuật: phân tích ảnh địa lí.

GV cho HS đọc thuật ngữ “đài nguyên”

SGK/ Tr.186

GV: Quan sát H21.6 và 21.7/ Tr.69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ ? So sánh và rút ra nhận xét ? HS trả lời, GV nhận xét, giúp HS giải thích về sự thích nghi của thực vật đối với khí hậu ở đới lạnh.

H 21.6 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật cú rờu và địa y đang

2. Sự thích nghi của thực vật và động vật với môi trường.

(11)

nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thấp lùn. Mặt đất chưa tan hết băng.

H 21.7 : Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mựa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thấp lùn như ảnh ở Bắc Âu.

Băng chưa tan.

 Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu.

GV : Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì ?

HS : Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ.

GV : Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mựa ?

HS : Nhiệt độ cao hơn, băng tan  lộ đất, cây cối mọc lờn.

HS quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/

Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ?

GV : Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ?

CH : Các động vật trên có đặc điểm gì khác với động vật ở đới nóng ?

GV giới thiệu : Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, địa y của đài nguyên.

- Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào tụm cỏ dưới biển.

 Mỗi loài thích nghi với thức ăn riêng của môi trường, các đặc điểm cơ thể chống lại khí hậu lạnh.

GV: Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mựa nào trong năm?

Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn?

 một khác biệt của thực-động vật ở đới

- Thực vật thưa thớt, chỉ phát triển vào mựa hố, thực vật đặc trưng là rêu và địa y và một số loài cây thấp lùn.

- Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.

(12)

lạnh so với các đới khí hậu khác là gì?

GV: Bằng kiến thức sinh vật học, hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật vào mùa đông là gì? (Giảm tiêu hao năng lượng)

GV :Tại sao nói đới lạnh là vựng hoang mạc lạnh của Trái Đất ?

GV cho HS biết tác động của con người đến môi trường, đặc biệt là vấn đề khí thải làm Trái Đất nóng lên, bằng hai cực tan ra.

GV : Qua các đặc điểm trên, em thấy giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ?

Goi HS đọc đoạn văn ở bài tập 4, kết hợp quan sát H 21.11/ TR.70, mô tả về cuộc sống của con người trong đới lạnh.

……….

.

………

+ Một số động vật động hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh.

4.Củng cố: (5 phút)

-Tính khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?

-Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1 phút)

-Kể tên những hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc phương Bắc.

-Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào?Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?

V.Rút kinh nghiệm.

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho