• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:15/9/2017 Tiết 6 §2. TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN (Tiết 2).

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: H/sinh được củng cố các c thức định nghĩa các tỷ số LG của một góc nhọn .

+ Học sinh tính được các tỷ số lượng giác, dựng góc khi biết tỉ số lượng giác.

2. Về kỹ năng: Biết cách dựng một góc khi biết một tỷ số lượng giác của nó.

Có kỹ năng vận dụng vào giải bài tập.

3. Về thái độ: - Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kỉ luật.

- Nhận biết được mối quan hệ gữa các đối tượng hình học.

4. Về tư duy: - Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận logic.

5. Năng lực cần đạt

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: SGK, thước thẳng, com pa, máy chiếu - HS: SGK, thước thẳng, com pa.

III. PHƯƠNG PHÁP -Vấn đáp gợi mở, trực quan.

- Thuyết trình

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:

- Mục đích, thời gian: Ổn định nền nếp của học sinh, ghi rõ học sinh vắng mặt (1 phút)

- Phương pháp: Hỏi đáp

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng;

- Ổn định trật tự lớp:

Lớp trưởng báo cáo.

Lớp phó, tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ :

- Mục đích: Nhắc lại kiến thức có liên quan đến bài họcđịnh nghĩa tỉ số lượng giác của một góc.

- Thời gian: 5phút

(2)

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan -Hình thức: Cá nhân

- Kỹ thuật dạy học: Công não

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS1: Cho tam giác ABC vuông tại C.

hãy xác định cạnh kề; cạnh đối; cạnh huyền đối với góc B ? Viết các công thức tỷ số lượng giác góc B ?

HS2: Chữa bài tập 11 sgk tr 76 Học sinh khác nhận xét kết quả của hai bạn trên bảng

G: Nhận xét, cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới( Lưu lại bài số 11 để sử dụng)

2 H/S lên bảng.

3. Giảng bài mới Hoạt động 1:

- Mục đích: HS nắm được định nghĩa tỉ số lượng giác của một góc. Tính được tỉ số lượng giác của góc đặc biệt.

- Thời gian: 8 phút

- Phương pháp: Thuyết trình - Hình thức tổ chức: Trao đổi - Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

Hoạt động của thầy- Trò Ghi bảng

H: Trả lời miệng ?2

Tam giác vuông cân một cạnh góc vuông bằng a thì cạnh hai cạnh còn lại được biểu diễn theo a như thế nào?

?2.

Hoạt động 2:

- Mục đích: HS tính được tỉ số lượng giác của góc đặc biệt.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan

- Phương tiện, tư liệu: SGK, thước thẳng, máy chiếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HĐ2 Ví dụ áp dụng

G đưa bảng phụ có ghi ví dụ 1 sgk

+ Ví dụ 2 (sgk/73):

(3)

tr73

? Muốn tính tỷ số lượng giác góc 450 ta dựa vào kiến thức nào?

? Cho AB = AC = a BC = ? HS: Thảo luận nhóm, đưa ra cách làm.

HS: Lên bảng trình bày HS: Thảo luận, nhận xét G: Nhận xét bổ sung.

G đưa bảng phụ có ghi ví dụ 2 HS: Làm ví dụ theo nhóm

G: Kiểm tra hoạt động của các nhóm

HS : 1 hs lên bảng trình bày . HS : thảo luận, nhận xét kết quả G: Chốt lại cách làm .

Hoạt động 3:

- Mục đích: Học sinh dựng được góc nhọn khi biết một tỉ số lượng giác của góc đó.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan - Hình thức tổ chức: Trao đổi, thuyết trình - Kỹ thuật dạy học: Công não, Thuyết trình

Hoạt động của thầy-Trò Ghi bảng

Ví dụ áp dụng 3.

G: Qua ví dụ 1; 2 ta thấy, cho góc nhọn ta tính được tỷ số lượng giác của nó. Ngược lại cho một trong các tỷ số lượng giác của góc nhọn ta có thể dựng được góc đó không?

H: Dự đoán

G: đưa bảng phụ có ghi ví dụ 3 sgk

? Để làm bài toán dựng hình ta thực hiện qua mấy bước?

G: Đưa hình 17 sgk tr 73 lên bảng phụ Giả sử dựng được góc thoả mãn tg = .Vậy ta phải tiến hành dựng như thế nào?

H: nêu các bước dựng

G: Hương dẫn HS dựng theo các bước

*Ví d ụ 3 (sgk/73):

- Dựng , xác định đoạn thẳng làm đơn vị.

- Trên tia Ox lấy A sao cho OA = 2 - Trên tia Oy lấy B sao cho OB = 3 - là góc cần dựng

Chứng minh:

tan = tan .

*Ví d ụ 4 (sgk/73):

Dựng góc nhọn biết sin = 0,5 Ta có sin = 0,5 = .

(4)

H: Dựng theo hướng dẫn

?T.sao với cách dựng trên thì tg =?

H: Giải thích

? Làm ?3 theo nhóm

G: Kiểm tra hoạt động của các nhóm.

HS: Lên bảng trình bày?3

G: Yêu cầu hs Thảo luận, nhận xét G: Nêu chú ý

- Dựng góc , xác định đoạn thẳng làm đơn vị.

- Trên tia Ox lấy M sao cho OM = 1 - Vẽ cung tròn tâm (M;2) cung tròn này cắt tia Oy tại N

-Nối NM. Ta có góc ONM là góc cần dựng.

Chứng minh : Sin = = .

? 3

* Chú ý(sgk/ 74) 4. Củng cố:

- Mục đích: Kiểm tra việc nắm kiến thức toàn bài, vận dụng kiến thức vào bài tập - Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: vấn đáp, luyện tập - Hình thức tổ chức: Cá nhân - Kỹ thuật dạy học: Công não

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Phát biểu định nghĩa tỷ số

lượng giác góc nhọn?

- Các bước dựng góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc đó.

Trình bày yêu cầu của GV..

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Mục đích: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau - Thời gian: 2 phút

- Phương pháp: thuyết trình

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Học ôn lý thuyết.

* Làm bài tập: 13 – 17 trong sgk tr 76; 25 - 27 trong SBT tr 93.

* Chuẩn bị giờ sau luyện tập.

Ghi chép.

(5)

V. Rút kinh nghiệm - Thời gian :

...

- Phương pháp :

...

- Phương tiện:

...

- HS vận dụng, hiểu bài:

...

****************************************

Ngày soạn: 16/9/2015 Tiết 7

§2. TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC CỦA GÓC NHỌN (Tiết 3).

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:

+ H/sinh được củng cố các công thức định nghĩa các tỷ số LG của một góc nhọn .

+ Học sinh tính được các tỷ số lượng giác của 3 góc nhọn đặc biệt 300; 450; 600 + Học sinh nắm vững các hệ thức liên quan giữa các tỷ số lượng giác của hai góc nhọn phụ nhau.

2. Về khỹ năng: + Biết cách dựng một góc khi biết một tỷ số lượng giác của nó.

+ Có kỹ năng vận dụng kiến thức về tỉ số lượng giác của một góc vào bài tập tính độ dài đoạn, tính số đo góc.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kỉ luật.

- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế.

4. Về tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận logic 5. Năng lực cần đạt

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: SGK, thước thẳng, Êke, máy chiếu, bảng phụ.

- HS: SGK, thước thẳng, êke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

(6)

1. Ổn định lớp:

- Mục đích, thời gian: Ổn định nền nếp của học sinh, ghi rõ học sinh vắng mặt (1 phút)

- Phương pháp: Hỏi đáp

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng;

- Ổn định trật tự lớp:

Lớp trưởng báo cáo.

Lớp phó, tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ :

- Mục đích: Nhắc lại kiến thức có liên quan đến bài học: định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn. Quan hệ hai goác nhọn trong tam giác vuông.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan - Hình thức tổ chức: Cá nhân

-Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS1: Cho tam giác ABC vuông tại C.

hãy xác định cạnh kề; cạnh đối; cạnh huyền đối với góc B ? Viết các tỷ số lượng giác góc B ?

HS2: Chữa bài tập 11 sgk tr 76

Học sinh khác nhận xét kết quả của hai bạn trên bảng

G: Nhận xét, cho điểm và đặt vấn đề vào bài mới( Lưu lại bài số 11 để sử dụng)

H/S lên bảng trình bày yêu cầu của GV.

Nhận xét bài làm của bạn.

3. Giảng bài mới Hoạt động 1:

- Mục đích: HS xây dựng được tính chất tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau - Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: Thuyết trình

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, Thuyết trình - Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, công não

Hoạt động của thầy-Trò Ghi bảng

Tỷ số lượng giác của hai góc phụ nhau:

GV:đưa bảng phụ có ghi bài tập ?4 sgk .

2.Tỷ số LG của hai góc phụ nhau:

*?4. ABC vuông tại A.

. + = .

(7)

? Cho biết các TSLG nào bằng nhau?

G: Chỉ vào kết quả bài 11 để minh hoạ.

? Rút ra nhận xét .

G: Đưa ra nội dung định lí.

HS: đọc nội dung định lí?

? Góc 450 phụ với góc nào?

? Từ VD1, tính TSLG của góc 45?

? Góc 600phụ với góc nào?

?Từ vd 2, biết TSLG của góc 60, hãy suy ra TSLG của góc 30?

Ta có:Sin = cos ; cos = sin:

tan = cot ; cot = tan

* Định lí: ( sgk/74) + = .

Ta có:Sin = cos ; cos = sin:

tan = cot ; cot = tan

*VD5: . Sin 450 = cos 45= . . tan450= cot45= 1.

*VD6:

Hoạt động 2:

- Mục đích: Học sinh lập được bảng tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt, cách ghi nhớ.

- Thời gian: 15 phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan -- Hình thức tổ chức: Cá nhân, Thuyết trình - Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình, công não

Hoạt động của thầy- Trò Ghi bảng

Từ các ví dụ ta có bảng tỷ số lượng giác của các góc nhọn đặc biệt.

GV: đưa bảng phụ có ghi tỷ số lượng giác góc nhọn đặc biệt.

HS:Đọc bảng TSLG góc nhọn đặc biệt.

G: Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ

? Làm ví dụ 7?

? Để tính cạnh y ta sử dụng tỷ số lượng giác nào của góc 300? tại sao?

? Cos 300 bằng bao nhiêu?

HS: tính y?

Bảng tỉ số lượng giác của các góc đặc biệt.

Tỉ số lượng giác

300 450 600 sin

cos

tan 1

cot 1

*Ví dụ7:(sgk/20) ABC vuông tại A Cos C =

Cos300

=

y

=

17

.

Cos 300

=

17.14,7.

* Chú ý (sgk/75)

(8)

? Nhận xét, chữa bài?

G: Nêu chú ý /sgk-tr75.

4. Củng cố:

- Mục đích: Kiểm tra việc nắm kiến thức toàn bài, vận dụng kiến thức vào bài tập - Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: vấn đáp, luyện tập

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Phát biểu định nghĩa tỷ số lượng giác góc nhọn?

* Tính chất tỷ số lượng giác hai góc phụ nhau?

H/ S phát biểu kiến thức đã được nghiên cứu trong tiết học.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Mục đích: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau - Thời gian: 2 phút

- Phương pháp: thuyết trình

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Học ôn lý thuyết.

* Làm bài tập: 12 - 14 trong sgk tr 76; 25 - 27 trong SBT tr 93.

* Chuẩn bị giờ sau luyện tập.

Ghi chép hướng dẫn về nhà.

V.6. Rút kinh nghiệm - Thời gian :

...

- Phương pháp :

...

- Phương tiện:

...

- HS vận dụng, hiểu bài:

...

Ngày soạn:16/9/2015

Tiết 8

(9)

LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Nắm chắc định nghĩa tỉ số lượng giác của góc nhọn.

Biểu thức biểu thị mối liên hệ các tỉ số lượng giác của hai góc phụ nhau.

2. Về kỹ năng: + Sử dụng định nghĩa các tỷ số lượng giác của một góc nhọn để chứng minh một số công thức lượng giác đơn giản.

+ Vận dụng các kiến thức đã học để giải các bài tập có liên quan.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, kỉ luật.

- Học sinh có thái độ hợp tác nhóm, đoàn kết, công bằng.

4. Về tư duy:

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, tư duy logic.

5. Năng lực cần đạt

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực giao tiếp

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

- GV: SGK, thước thẳng, êke, máy chiếu - HS: SGK, thước thẳng, êke

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp:

- Mục đích, thời gian: Ổn định nền nếp của học sinh, ghi rõ học sinh vắng mặt (1 phút)

- Phương pháp: Hỏi đáp

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng;

- Ổn định trật tự lớp:

Lớp trưởng báo cáo.

Lớp phó, tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh

2. Kiểm tra bài cũ :

- Mục đích: Nhắc lại kiến thức có liên quan đến giả bài tập phục vụ cho tiết luyện tập.

- Thời gian: 5phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan - Hình thức tổ chức: Cá nhân

-Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

(10)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HS1: Cho tam giác ABC vuông tại B.

Viết TSLG của góc A?

HS 2: Phát biểu đlý về tỷ số LG của hai góc phụ nhau, chữa bài tập 12sgk.

G: Nhận xét, cho diểm và đặt vấn đề vào bài mới

H/S lên bảng trình bày yêu cầu của GV.

Nhận xét bài làm của bạn.

3. Giảng bài mới Hoạt động 1:

- Mục đích: HS được củng cố lại dựng góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: Vấn đáp, gợi mở.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân -Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

Hoạt động của thầy- Trò Ghi bảng

G: Xét dạng toán dựng hình.

? Đọc đề, xác định yêu cầu BT13 ?

?Nêu cách dựng và lên bảng thực hiện

Học sinh dưới lớp dựng vào vở.

? Thảo luận, nhận xét.

? Chứng minh sin =

? Làm tiếp bài 13 b?

*Dựng hình:

Bài số 13 (sgk/77) Dựng góc nhọn biết:

a/ sin =

- vẽ . Lấy một đoạn thẳng làm đơn vị - Trên tia Oy lấy M

sao cho OM = 2 -Vẽ cung tròn (M ; 3) cắt Ox tại N

Ta được = cần dựng Hoạt động 2:

- Mục đích: H/S được làm quen với dạng toán chứng minh một số công thức đơn giản.

- Thời gian: 10 phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan, hoạt động nhóm.

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm -Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

Hoạt động của thầy Ghi bảng

G:Cho ABC có =900, = . Căn cứ vào *C/minh một số công thức đơn giản:

(11)

hình vẽ, c/minh các công thức của bài 14 sgk tr 77

HS:Thảo luận, làm bài theo nhóm:

G: Kiểm tra việc HĐ của các nhóm.

H: Lên bảng trình bày chứng minh:

Tg = và cotg = tg. cotg = 1 sin2 + cos2 = 1

? Thảo luận, nhận xét G: Chốt lại cách làm

Bài số 14 (sgk/77) +Ta có: tg =; = = Vậy tg = +Ta có cotg =; ==.

Vậy cotg = +) tg. cotg= =1

+) sin2 + cos2 = + = = 1

Hoạt động 3:

- Mục đích: Vận dụng t/c tỉ số lượng giác của góc nhọn vào bài tập tính toán - Thời gian: 13 phút

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, trực quan - - Hình thức tổ chức: Cá nhân

-Kỹ thuật dạy học: Thuyết trình

Hoạt động của thầy- Trò Ghi bảng

Áp dụng bài trên để làm bài tập 15 G đưa đề bài trên bảng phụ

G: Yêu cầu Học sinh làm bài theo nhóm

H: làm bài theo nhóm Các nhóm báo cáo kết quả

G: Nhận xét bổ sung

G đưa đề bài 16 và h/vẽ trên bảng phụ.

G: Gọi x là cạnh đối diện của góc 600, cạnh huyền có độ dài là 8. Vậy ta xét tỷ số lượng giác nào của góc 600?

*BT tính toán:

Bài số15(sgk/77):

Ta có: và là hai góc phụ nhau nên +sin = cos = 0,8

+Ta có sin2 + cos2 = 1 cos2 = 1 - sin2

cos2 = 1 - 0,82= 0,36 cos = 0,6

+ Ta có tg = + Ta có cotg = Bài số 16(sgk/77) Ta có

sin600 = x =

(12)

HS : lên bảng trình bày HS: Thảo luận, nhận xét

? Nếu cần tính một cạnh của một tam giác vuông ta làm thế nào?

G: Chốt lại cách làm

G đưa đề bài 17 và hình vẽ trên bảng phụ

? Tam giác ABC có phải là tam giác vuông không.

H: Không phải là vuông G: Nêu cách tính x?

G: Y/c HS lên bảng trình bày H: Lên bảng trình bày

G: Y/c HS Thảo luận, nhận xét G: Chốt lại cách làm

Bài số 17(sgk/77)

Tam giác AHB có

nên tam giác AHB vuông cân AH = BH = 20

Xét tam giác vuông AHC có

AC2 = AH 2 + HC2 ( Định lí Pita go) x2 = 20 2 + 212 hay x = = 29

4. Củng cố:

- Mục đích: Kiểm tra việc nắm kiến thức toàn bài, các dạng bài tập đã được thực hiện trong tiết học.

- Thời gian: 5 phút

- Phương pháp: vấn đáp, luyện tập

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

* Nhắc lại cách tính cơ bản của tỷ số lượng giác góc nhọn.

* Các dạng bìa tập đã được thực hiện.

Nêu lại phần lí thuyết, các dạng bài tập vận dụng.

5. Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị cho bài sau - Mục đích: Hướng dẫn học sinh học ở nhà và chuẩn bị bài sau - Thời gian: 2 phút

- Phương pháp: thuyết trình - Phương tiện, tư liệu: SGK

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

(13)

* Ôn tập công thức định nghĩa các tỷ số lượng giác của một góc nhọn, các hệ thức lượng trong tam giác vuông, tỷ số lượng giác của hai góc phụ nhau

* Làm bài tập: 28, 29, 30, 31, 36 trong SBT tr 93,94

* Tiết sau mang bảng số với 4 chữ số thập phân và máy tính bỏ túi.

Ghi chép nội dung về nhà.

V.6. Rút kinh nghiệm - Thời gian :

...

- Phương pháp :

...

- Phương tiện:

...

- HS vận dụng, hiểu bài:

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O

Trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại cho hệ hô hấp, mỗi chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ môi trường và bảo vệ chính mình. Hút thuốc lá có hại

1.Kiến thức : Giúp HS nắm được các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông - Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông để chứng minh tam

Nắm được cạnh đối diện với góc tù (góc vuông) trong tam giác tù (tam giác vuông) là cạnh lớn