• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết 18 Ngày giảng: ...

BÀI 11: TỰ TIN

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Thế nào là tự tin.

- Ý nghĩa của việc tự tin trong cuộc sống.

- Cách rèn luyện để trở thành người có tính tự tin.

2. Kỹ năng

- Biết thể hiện tự tin trong học tập rèn luyện và trong công việc cụ thể của bản thân.

- Kĩ năng sống: Xác định giá trị, tư duy phê phán, giải quyết vấn đề, KT chia nhóm.

3. Thái độ

- Tự tin vào bản thân và có ý thức vươn lên trong cuộc sống.

4. Phẩm chất, năng lực

* Phẩm chất: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

* Năng lực:

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực đặc thù: năng lực phân tích, năng lực độc lập sáng tạo trong việc phát hiện và xử lí các vấn đề trong thực tiễn

II. Chuẩn bị

+ Gv: - SGK, SGV, phiếu học tập, những mẩu chuyện có nội dung liên quan đến bài + HS: - SGk, SBT, vở ghi.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: Thảo luận, gợi mở, đóng vai, diễn giải đàm thoại - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

a) Câu hỏi:

(?) Thế nào là gia đình văn hóa ?

(?) Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi thành viên cần thực hiện những gì?

b) Đáp án: Như nội dung bài học mục 1,2.

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (2’)

GV cho học sinh giải thích ý nghĩa 2 câu tục ngữ:

- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo - Có cứng mới đứng đầu gió.

Vậy tự tin là gì? Ta phải rèn luyện lòng tự tin như thế nào? Thầy cùng các em tìm hiểu bài hôm nay.

GV nhận xét  dẫn dắt vào nội dung bài học

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* HĐ 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần truyện đọc

- Mục đích: HS hiểu ý nghĩa của truyện đọc . - Phương pháp: Đọc tích cực, vấn đáp, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo

1. Truyện đọc: "Trịnh Hải Hà và

chuyến du học Xin-ga-po"

1

(2)

luận nhóm

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

- Thời gian: 10 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập HS đọc truyện đọc

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập + Cho Hs thảo luận nhóm:

- Lớp chia làm 3 nhóm /2 phút - > ghi ra giấy ->

đại diện nhóm trình bày.

? Nhóm 1: Bạn Hà đã học tiếng Anh trong điều kiện và hoàn cảnh ntn ?

+ Góc học tập là căn gác xép nhỏ ở ban công, giá sách khiêm tốn, máy cát-sét cũ kĩ.

+ Bạn không đi học thêm, chỉ học ở SGK, học sách nâng cao và học theo chương trình dạy tiếng Anh trên ti vi.

+ Hà và anh nói chuyện với người nước ngoài.

? Nhóm 2: Do đâu mà bạn Hà được cử đi du học ở nước ngoài ?

+ Bạn Hà là 1 HS giỏi toàn diện.

+ Bạn nói tiếng Anh thông thạo.

+ Vượt qua kì thi tuyển chọn của người Xin-ga- po.

+ Là người chủ động và tự tin trong học tập.

? Nhóm 3: Hãy tìm thêm những biểu hiện của lòng tự tin ở bạn Hà?

+ Bạn tin vào khả năng của bản thân mình.

+ Bạn chủ động trong học tập – tự học.

+ Học theo chương trình dạy học từ xa trên truyền hình.

+ Bạn là người ham học.

+ Bạn là người chăm đọc sách.

* B3. Báo cáo kết quả hoạt động

? Em hãy kể những câu chuyện thể hiện tính tự tin mà các em đã quan sát, nghe, đọc được?

GV: Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo và làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không có tự tin con người sẽ trở nên nhỏ bé và yếu đuối.

* B4. Đánh giá hoạt động

...

...

* Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học - Mục đích: HS hiểu được thế nào là tự tin, ý nghĩa của sống tự tin, cách rèn luyện tự tin - Phương pháp: Đàm thoại

a. Đọc b. Nhận xét:

Những biểu hiện tự tin của bạn Hà:

+ Tin tưởng vào khả năng của bản thân.

+ Chủ động học tập: Tự học.

+ Ham học: Chăm đọc sách.

2. Nội dung bài học

2

(3)

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời - Thời gian: 10 phút

- Phương: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thứ: cá nhân

* B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung bài học

* B2. Nhận nhiệm vụ học tập

? Em hiểu tự tin là gì?

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân - Chủ động trong mọi công việc

- Dám tự q/định và h/động 1 cách chắc chắn, không hoang mang dao động

- Hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm

? Tự tin có ý nghĩa gì trong cuộc sống ?

- Giúp con người có thêm sức mạnh , nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn

- Nếu khong tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ

? Hãy nhớ lại và kể cho lớp nghe những trường hợp em đã hành động 1 cách tự tin và đem lại kết quả tốt?

- HS kể

? Có bao giờ em thiếu tự tin không? Khi đó tâm trạng của em ntn? Kết quả sự việc ra sao?

? Thiếu tự tin, tác hại sẽ ntn?

- Không tự tin thì khi gặp khó khăn thường hoang mang, lúng túng, thiếu quyết tâm -> hiệu quả công việc kém hoặc thất bại.

- Thiếu tự tin, CN yếu đuối, bé nhỏ, rụt rè, tự ti, dựa dẫm, 3 phải dẫn đến thất bại.

GV: Thiếu tự tin không những ảnh hưởng lớn trong công việc mà còn ảnh hưởng đến tương lai, CS của mỗi CN.

? Để có thể suy nghĩ, hành động 1 cách tự tin CN cần có những phẩm chất, điều kiện gì?

- Rèn luyện bằng cách chủ động , tự giác trong HT và tham gia các HĐ TT, qua đó sự tự tin được củng cố và nâng cao

- Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải

* B4. Đánh giá kết quả hoạt động

...

...

* Hoạt động 3 : Luyện tập

- Mục đích: Hướng dẫn HS luyện tập - Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trìn

a. Khái niệm tự tin:

- Tin tưởng vào khả năng của bản thân - Chủ động trong mọi công việc

- Dám tự quyết định và hành động 1 cách chắc chắn, không hoang mang dao động

- Hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm

a. Ý nghĩa của tự tin:

- Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn

- Nếu không tự tin con người sẽ trở nên yếu đuối, bé nhỏ

c. Rèn luyện tính tự tin:

- Rèn luyện bằng cách chủ động, tự giác trong HT và tham gia các HĐ TT, qua đó sự tự tin được củng cố và nâng cao

- Cần khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải

3. Bài tập 3

(4)

- Kĩ thuật: Hỏi trả lời.

- Thời gian: 13 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân

+ Hướng dẫn HS làm bài tập b SGK tr34 + Cho HS làm việc cá nhân

+ Gọi 1 HS trả lời

?Em suy nghĩ về hành động một cách tự tin con người cần có phẩm chất điều kiện gì ?

Bài tập b

- Đáp án đúng: 1, 3, 4, 5, 6, 8.

Bài tập d: Nhận xét hành vi của Hân - Hân là người thiếu tự tin ở bản thân mình, hay hoang mang dao động

4. Củng cố (2’)

? Tự tin là gì ?

? Ý nghĩa của tự tin trong cuộc sống ?

? Em sẽ rèn luyện tính tự tin như thế nào ? 5. Hướng dẫn về nhà (2’)

- Ôn lại kiên thức đã học.

- Làm lại các bài tập.

+ Bài 1: Sống giản dị + Bài 2: Trung thực + Bài 3: Tự trọng

+ Bài 4: Đạo đức và kỉ luật + Bài 5: yêu thương con người + Bài 6: Tôn sư trọng đạo + Bài 7: Đoàn kết, tương trợ + Bài 8: Khoa dung

+ Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa

+ Bài 10: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp củ gia đình, dòng họ.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

---

4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Năng lực chung: Tự chủ và tự học; hợp tác và giao tiếp, giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực

- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng

- Hình thành ba năng lực chung (Năng lực tự chủ, tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.) và phát triển năng lực đặc thù (Năng

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp

- Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và

Bài học góp phần hình thành, phát triển ở HS năng lực chung và một số năng lực đặc thù khác như: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng

+ Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ, tự học giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực Toán học.Phát triển