• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 29 Trường: THCS Yên Thọ

Tổ: Khoa học Xã hội

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Thị Tuyết Mai

Tiết 114 DÙNG CỤM CHỦ- VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU : LUYỆN TẬP Dạy lớp 7

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức:

- Biết được: Cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

- Hiểu được: Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

- Vận dụng được: Vận dụng để mở rộng câu trong khi nói và viết sao cho đạt hiệu quả giao tiếp

2. Về năng lực:

- Rèn kĩ năng nhận biết các cụm chủ - vị để mở rộng câu.

- Nhận biết các cụm chủ vị làm thành phần của cụm từ.

- Rèn kĩ năng ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các cụm chủ - vị để mở rộng câu - Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh thêm yêu ngôn ngữ tiếng Việt, ham tìm hiểu ngữ pháp tiếng Việt

- Tự trọng, trung thực trong giao tiếp và trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao

- Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, chủ động trong học tập và biết giúp đỡ, học hỏi bạn bè xung quanh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: máy tính, giấy A0.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu, phiếu học tập.

- Hs: soạn bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết về câu để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

b) Nội dung:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi khám phá về bài học bằng cách chơi trò chơi

“Cặp đôi ăn ý” để xác định vấn đề cần giải quyết:

- Nhận biết các cụm chủ - vị để mở rộng câu,

- Nhận biết các cụm chủ vị làm thành phần của cụm từ theo mục đích giao tiếp.

- Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

- Vận dụng để mở rộng câu trong khi nói và viết sao cho đạt hiệu quả giao tiếp

(2)

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

* d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi:

“Cặp đôi ăn ý”

+ Luật chơi:

 Nhóm hai bạn phân vai: Một người hỏi, một người trả lời.

 Thời gian chuẩn bị: 1 phút.

 Thời gian trình bày: 2 phút

 Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân: suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gọi HS nhận xét, thống nhất ý kiến.

GV nhận xét, dẫn vào bài mới:

- Bài học hôm trước chúng ta đã hiểu được thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu, các trường hợp có thể mở rộng câu... Bài học này sẽ tiếp tục giúp các em hiểu và vận dụng tốt cách mở rộng câu bằng cụm chủ vị -> Tìm hiểu bài.

2. Hoạt động 2: Củng cố kiến thức: 5 phút a) Mục tiêu:

- Củng cố kiến thức dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.

- Cách dùng cụm - vị để mở rộng câu.

b) Nội dung:

+ Gv hướng dẫn Hs củng cố kiến thức về việc sử dụng cụm chủ - vị để mở rộng câu,

(3)

cách dùng cụm - vị để mở rộng câu qua phiếu bài tập.

c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua phiếu bài tập Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận -Học sinh làm việc cá nhân, báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

I. Kiến thức cơ bản

3. Hoạt động 3: Luyện tập (22 phút) a) Mục tiêu:

- HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chữa bài tập thông qua trò chơi “Chinh phục kiến thức” để học sinh luyện tập củng cố kiến thức.

c) Sản phẩm: Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS làm bài tập sách giáo khoa bài tập (sgk) thông qua trò chơi “Chinh phục

II. Luyện tập

Vòng 1: Bài 1. Xác định, gọi tên các cụm chủ vị làm

(4)

kiến thức”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, viết bảng.

thành phần câu hoặc cụm từ.

1. Khí hậu nước ta/ ấm áp //cho

c v (Cụm chủ - vị làm chủ ngữ) phép ta /quanh năm trồng trọt,

c v

(Cụm chủ - vị làm bổ ngữ) thu hoạch bốn mùa.

2. Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca

Cụm chủ- vị làm ĐN

tụng cảnh núi non, hoa cỏ , núi non hoa cỏ// trông mới đẹp; từ khi có

c v

người lấy tiếng chim kêu, tiếng Cụm chủ- vị làm định ngữ

suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suối //nghe mới hay.

c-v

3. Thật đáng tiếc khi chúng ta// thấy những tục lệ tốt đẹp ấy mất dần,

Cụm chủ- vị làm bổ ngữ và những thức quí của nước mình thay

Cụm chủ- vị làm BN dần bằng những thức bóng bảy hào nháng và thô kệch bắt chước nước ngoài...

4. Văn chương / gây cho ta những tình cảm ta / không có

PT DT PS (cụm C-V),

luyện những tình cảm ta / sẵn có.

(5)

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS làm bài độc lập

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Gv nhận xét, động viên tinh thần tham gia và kết quả thảo luận của cả lớp.

PT DT PS (Cụm C-V)

Vòng 2: Bài 2+ bài 3. Gộp các câu thành câu có cụm chủ vị làm thành phần 1. Chúng em học giỏi làm cha mẹ thấy cô rất vui lòng.

2. Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.

3. Tiếng Việt rất giàu thanh điệu khiến cho lời nói của người VNchúng ta du dương, trầm bổng như một bản nhạc.

4. Cách mạng tháng Tám thành công đã khiến cho tiếng Việt có một bước phát triển mới, một số phận mới.

5. Anh em hoà thuận khiến hai thân vui vầy.

6. Đây là cảnh một rừng thông mà ngày ngày biết bao nhiêu người qua lại.

Vòng 3: Bài tập bổ sung 4. Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)

a) Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b) Nội dung: - Viết đoạn văn có sử dụng câu có cụm chủ - vị làm thành phần.

- Sưu tầm thêm những câu có cụm chủ - vị làm thành phần trong các văn bản đã học c) Sản phẩm: Phần trình bày của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập

Viết đoạn văn (5- 7 câu) giải thích câu nói của Lênin:

Học, học nữa, học mãi, trong đó có sử dụng câu có cụm chủ - vị làm thành phần. Gạch chân câu văn đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Viết đoạn văn (5- 7 câu) giải thích câu nói của Lênin: Học, học nữa, học mãi, trong đó có sử dụng câu có cụm chủ - vị làm thành phần. Gạch chân câu văn đó.

- Học là gì? Học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào?

(6)

+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, làm bài và trình bày trước lớp.

+ Tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm.

Tiết sau nộp kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá.

- Vì sao phải học, học nữa học mãi...

-Làm thế nào để học, học nữa học mãi...

- VD câu văn có sử dụng cụm C-V để mở rộng câu Học tập// giúp mỗi con người chúng ta// có thêm nhiều hiểu biết, nhiều vốn sống.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: 3 phút - Học lại ghi nhớ. Lấy VD minh họa.

- Hoàn thành bài tập

- Soạn bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích và cách làm bài văn lập luận giải thích

+ Đọc các ngữ liệu và trả lời chi tiết các câu hỏi + Nghiên cứu các bài tập.

Trường THCS Yên Thọ Tổ: Khoa học Xã hội

Họ và tên giáo viên:

Nguyễn Thị Tuyết Mai Tiết 115 LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ

Dạy lớp 7

Thời gian thực hiện: 1 tiết

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Tìm ý, dàn ý bài văn giải thích một vấn đề.

- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể.

- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói.

- Lắng nghe và nhận xét những ưu, nhược điểm về bài trình bày của người khác.

3.Phẩm chất:

- Mạnh dạn, tự nhiên khi trình bày một vấn đề trước tập thể.

(7)

- Có ý thức tự thu thập thông tin, hoàn thành bài tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Kế hoạch bài học

-Học liệu: một số văn bản nghị luận ,đề văn nghị luận.

2. Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị ở nhà: Làm bài theo yêu cầu của thầy.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU(5 phút)

- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh.

- Phương thức thực hiện:hoạt động nhóm

- Sản phẩm hoạt động- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi.

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động:

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- Nhiệm vụ: : Thi trình bày về một vấn đề tự chọn xem ai nói rõ và nhanh, lưu loát hơn.

2. Thực hiện nhiệm vụ:

* Học sinh :tìm nhanh trong vòng 2 phút .(chia lớp làm 4 đội)

* Giáo viên:tổ chức cho các nhóm chơi.

- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh 3. Báo cáo kết quả:phiếu học tập

4. Nhận xét, đánh giá:

- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung

GV dẫn vào bài: Nói sẽ là một trong những kĩ năng vô cùng cần thiết của một người thành công. Để nói được lưu loát, không ngại giữa đám đông đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị và rèn luyện. Giờ học hôm nay thầy sẽ giúp các em rèn kĩ năng trình bày, thuyết trình về một vấn đề !

HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP

-Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào luyện nói.

-Phương pháp: hoạt động cá nhân, tập thể

-Sản phẩm hoạt động: HS trình bày bài nói trước lớp.

- Phương án kiểm tra, đánh giá:

+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi

+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ - Tiến trình hoạt động:

- GV giao nhiệm vụ: HS chuẩn bị tự nói trước nhóm của mình -HS trình bày trước lớp

-GV và HS cùng trao đổi đánh giá bài nói của bạn…

Hoạt động của GV-HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Chuẩn bị

- HS đọc đề bài và chuẩn bị trước ở nhà

A. Chuẩn bị

*Đề bài: Vì sao những tấn trò mà Va ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là

(8)

- Em hãy nêu các bước làm một bài văngiải thích ? -Tìm hiểu đề là tìm hiểu những gì ?

- Em hãy nêu dàn ý chung của bài văn giải thích ? (a- MB: Nêu v.đề g.thích- hướng g.thích.

b- TB: Triển khai việc giải thích.

- Giải thích nghĩa đen.

- Giải thích nghĩa bóng.

- Giải thích nghĩa sâu.

c- KB: Nêu ý nghĩa vấn đề giải thích đối với mọi người).

- Dựa vào dàn bài chung, em hãy lập dàn bài cho đề văn trên ?

TIẾT 2:

Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp

- HS thảo luận theo bàn khi làm dàn bài.

- Sau đó các bàn cử đại diện lên trình bày.

- HS trong lớp nhận xét, bổ xung.

- Gv: khái quát lại dàn bài và nhận xét tư thế tác phong, lời nói của HS khi trình bày.

những trò lố ?

I- Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Kiểu bài: Giải thích.

- ND: Những trò lố của Va ren.

II- Lập dàn bài:

a- MB: Những hành vi và lời nói của Va-ren khi sang làm toàn quyền Đông Dương được tác giả chỉ ra là những trò lố bịt bợm của một tên thực dân xảo trá mà thôi!

b-TB:

- Thật thế những trò lố của Va ren chính là bản chất lừa bịp, gian manh, xảo quyệt, lố bịch... của một tên thực dân sắp nhận chức toàn quyền ở Đông Dơng.

- Cái trò lố lăng đó thể hiện qua hành động và lời nói của Va ren :

+ Những trò lố bịch đó hoàn toàn tương phản với việc làm cụ thể của viên toàn quyền.

+ Làm cho cụ Phan dửng dưng, lạnh nhạt, chẳng quan tâm.

- Hai nhân vật thể hiện hai tính cách đối lập nhau:

+ Va ren đại diện cho phe phản động, gian trá, lố bịch...

+ Phan Bội Châu là chiến sĩ CM kiên cường, bất khuất, là bậc anh hùng xả thân vì nước...

- Những trò lố bịch đó thật trơ trẽn vì nó đã tố cáo bản chất xảo quyệt của lũ cướp nước.

c- KB: Nói chung khi xác định những trò lố bịch của Va ren, Nguyễn Ái Quốc muốn đa ra trước công luận bản chất gian trá của bọn thực dân.

B. Luyện nói

- HS trình bày ở nhóm riêng sau đó trình bày trước lớp

HOẠT ĐỘNG 3: VẬN DỤNG:

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm các bt - Phương pháp: hoạt động cá nhân, nhóm

(9)

phương thức thực hiện : +HĐ cá nhân,hđ chung cả lớp.

-Sản phẩm hoạt động: Sưu tầm các bài văn giải thích khác rồi tự trình bày - Phương án đánh giá:hs tự đánh giá lẫn nhau ,gv đánh giá ,

1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm các bài văn giải thích khác rồi tự trình bày có thể có trong SGK hoặc ngoài cũng được

-HS thực hiện nhiệm vụ hđ cá nhóm 2.Thực hiện nhiệm vụ

-HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau

3.Báo cáo kết quả: Tổ chức cho học sinh trình bày bài viết của mình.

4.Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.

-GV nhận xét,đánh giá

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: vận dụng kiến thức sưu tầm bài văn giải thích mà em biết: có thể từ

sách báo hoặc qua mạng Internet

- Phương pháp: hoạt động cá nhân, HĐ nhóm

- Sản phẩm hoạt động: bài tập sưu tầm rồi viết ra vở 1. Chuyển giao nhiệm vụ

* Hình thức hoạt động: GV giao nhiệm vụ HS thực hiện ở nhà

- Đọc bài tham khảo qua sách báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.

2.Thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà thực hiện

3.Báo cáo kết quả : HS báo cáo kết quả vào tiế học hôm sau 4.Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét ,đánh giá ,bổ sung.

- GV nhận xét,đánh giá vào h học hôm sau.

(10)

TÊN BÀI DẠY: TIẾT 116+117 CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Môn học: Ngữ văn - Lớp 7 Thời gian thực hiện: (02 tiết) I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Khái niệm thể loại bút kí.

- Giá trị văn hoá, nghệ thuật của ca Huế, vẻ đẹp của con người xứ Huế.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Biết lập và thực hiện kế hoạch học tập; lựa chọn được các nguồn tài liệu học tập phù hợp; lưu giữ thông tin có chọn lọc

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết lắng nghe và phản hồi tích cực; Tiếp nhận được văn bản, nghệ thuật; Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ; biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm

b. Năng lực đặc thù

- Năng lực văn học

+ Biết cách dọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.

+ Phân tích được văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)

- Năng lực ngôn ngữ: Tích hợp được kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.

3.Phẩm chất:

- Yêu nước: Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế, yê quê hương, đất nước.

- Trách nhiệm: Có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Thiết bị dạy học: Đồ dùng dạy học.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, những văn bản nghị luận sưu tầm III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: MỞ ĐẦU

a) Mục tiêu: Giúp học sinh huy động những hiểu biết ban đầu về dân ca của VN để kết nối vào bài học, tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết:

-Một làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS và phần sưu tầm được của các em.

d) Tổ chức thực hiện:

Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

- Qua những áng văn chương,các em đã được thưởng thức bao nét đẹp của các vùng quê trên đất nước Việt Nam .ở miền Bắc,cá em đã được biết đến mùa xuân dịu dàng của Hà nội qua tùy bút “Mùa xuân của tôi”;ở miền Nam các em đã được biết đến Sài Gòn – một thành phố trẻ- qua tùy bút “Sài Gòn tôi yêu”.Hôn nay các

(11)

em sẽ được đến với miền trung với cố đô Huế để thưởng thức một nét sinh hoạt đậm đà mầu sắc văn hóa độc đáo qua bài bút kí “Ca Huế trên Sông Hương”

2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe

Bước 3: Báo cáo kết quả:

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Yc hs nhận xét lẫn nhau, nhận xét ý thức làm việc của HS Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm

- GV: giới thiệu một số hình ảnh :

Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a) Mục tiêu:

- Hs biết được thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.

- Hs hiểu được các giá trị ND, NT của văn bản.

- Định hướng phát triển năng lực tự học, giao tiếp, chia sẻ và năng lực cảm văn bản nhật dụng....

b) Nội dung:

-Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết:Nội dung và nghệ thuật của văn bản Ca Huế trên sông Hương

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS và phần sưu tầm được của các em.

d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chuyển giao nhiệm vụ: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 3: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức bằng Bước 4: Đánh giá

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả

- Hà Ánh Minh 2. Tác phẩm

- Đăng trên báo “Người Hà Nội”

NV 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp)

+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu,

II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc và chú thích 2. Kết cấu, bố cục

- Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể bút kí - Bố cục: Hai nội dung chính:

(12)

sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.

? Văn bản thuộc thể loại nào?

? Tìm hiểu bố cục của văn bản - Hs làm việc cá nhân,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức

 Giáo viên: Đây là một bút ký ghi chép lại một sinh hoạt văn hóa: Dân ca Huế trên sông Hương. Qua cảnh sinh hoạt này, tác giả giới thiệu vẻ đẹp của cảnh và người xứ Huế, giới thiệu những hiểu biết của tác giả về nguồn gốc, sự phong phú của các làn điệu dân ca Huế.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Hoạt động 2: Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của những làn điệu dân ca Huế.

- Chúng ta tìm hiểu nội dung đầu tiên: Em hãy kể tên các làn điệu ca Huế?

PHT 1:

Các làn điệu ca Huế

Đặc điểm Nội dung

? Em hãy đọc tên các nhạc cụ được nhắc tới trong bài văn?

? Đoạn văn nào trong bài cho thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ

? Em có nhận xét gì về cách chơi đàn của các

+ Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của những làn điệu dân ca Huế.

+ Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương.

3. Phân tích

3.1/ Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của những làn điệu dân ca Huế.

a- Làn điệu và cung bậc tình cảm:

- Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh… : Buồn bã

- Hò giã gạo, ru em, giã điệp, bài chòi, nàng vung: Náo nức, nồng hậu tình người.

- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện…: Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện lòng khao khát nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.

- Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân: Buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn.

- Tứ đại cảnh: Không buồn, không vui.

b- Nhạc cụ:

(13)

ca công?

? Em có thể nhớ hết tên các làn điệu ca Huế?

Các dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài không? Điều này có ý nghĩa gì?

Bước 3: Báo cáo kết quả - Hs báo cáo kết quả

* Sp dự kiến:

HS kể tên các nhạc cụ

HS đọc: Đoạn từ: “Không gian yên tĩnh…xao động tận đáy hồn người”

(Cho học sinh xem cảnh các nhạc công chơi đàn)

- Nhạc công rất đỗi tài hoa, ngón đàn công phu điêu luyện, tinh xảo.

- Không thể nhớ hết được

 Thể điệu ca Huế phong phú, có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán

Bước 4: Đánh giá kết quả GV nhận xét, đánh giá

 Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu, các nhạc cụ và những ngón đàn của các ca công với hơn 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Mỗi làn điệu có một vẻ đẹp riêng

* Hoạt động 3: Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Việc thưởng thức ca Huế trên sông Hương thường vào lúc nào và kéo dài qua các giai đoạn nào?

? Ca Huế bắt đầu trong không gian, thời gian thơ mộng như thế nào?

? Các ca công ăn mặc ra sao?

- Đàn tranh, đàn nguyệt.

- Tỳ bà, nhị.

- Đàn tam, đàn bầu.

- Sáo, cặp sanh

c- Cách chơi đàn (Ngón đàn)

- Ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi

 Nhạc công tài hoa, điêu luyện, tinh xả

 Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán

3.2/ Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong một đêm trăng trên sông Hương

- Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng.

- Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách

(14)

? Một đêm ca Huế diễn ra theo trình tự như thế nào?

? Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo

* Thảo luận: ? Tại sao các điệu ca Huế được nhắc tới trong bài vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi?

? Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã.

? Từ đó em hiểu gì về con người xứ Huế.

? Em cần làm gì để bảo vệ các di sản văn hóa?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Hs theo dõi, nghiên cứu tìm câu trra lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung

* Thời gian: Đêm, trên thuyền rồng

- Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.

- Trăng lên, gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại.

- Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng…

- Vào đêm trăng sáng từ khi thành phố lên đèn, khi trăng lên cho đến khi đêm về khuya

* Cách ăn mặc

- Nam mặc: Ao dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc: Ao dài khăn đóng duyên dáng.

* Trình tự

- Mở đầu là hòa tấu

- Kế đến là hò hay lý dân ca - Sau cùng là nhạc cung đình.

* Độc đáo : Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn.

* Thảo luận : - Nguồn gốc: Ca nhạc dân gian và nhạc cung đình, có cả điệu Bắc lẫn điệu Nam.

(- Khi đánh cá, lúc cày cấy, gặt hái, chăn tằm… những buổi lễ của vua chúa…)

Nhạc dân gian là các làn điệu dân ca, những điệu hò…thường sôi nổi, lạc quan, tươi vui.

Nhạc cung đình là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm nơi cung đình của vua

chơi đàn.

* Sơ kết:

 Nguồn gốc: Ca nhạc dân gian và nhạc cung đình.

 Thú tao nhã: ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng.

(

(15)

chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng uy nghi.

* Ca Huế tao nhã vì:

- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức;

từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc.

- Từ đó, ta hiểu con người xứ Huế, nhất là người con gái Huế cũng rất thanh cao lịch sự, nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo sâu thẳm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Yc hs nhận xét lẫn nhau, nhận xét ý thức làm việc của HS

Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức toàn bài.

Giáo viên: Đêm nằm trong chiếc thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế thật không có thú vui nào bằng. Ngòi bút miêu tả và biểu cảm của tác giả êm nhẹ, trong trẻo và say đắm mơ mộng làm sao!

Thưởng thức ca nhạc như thế đúng là một sinh hoạt văn hóa dân gian, khác hẳn nghe ca nhạc trong rạp hát, hoặc băng, đĩa tại gia đình…Sinh hoạt văn hóa dân gian thường mang tính nguyên hợp, nghĩa là nó hòa đồng, tổng hợp, mà ở đó, không gian người diễn xướng và người thưởng thức …đồng hiện, gắn bó với nhau tạo nên bức tranh cuộc sống sinh động, lôi cuốn.

- Tuy mỗi làn điệu mang âm sắc, tiết tấu khác nhau, nhưng dường như dân ca xứ Huế đều giống nhau là: “Thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. Tâm hồn ấy như thế nào? Phải chăng đó là tình yêu quê hương, đất nước, là tình người nhân hậu, thuỷ chung, là những khát vọng về cuộc sống luôn được ấm no, hạnh phúc…hoà trong tâm hồn Việt Nam ở mọi miền đất nước.

GV nhận xét và bổ sung:

 Tóm lại, nghe ca Huế là 1 thú tao nhã vì ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang

(16)

trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức; từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc ..Chính vì thế nghe ca Huế quả là 1 thú tao nhã. Qua bao nỗi thăng trầm thì ca Huế chính là món ăn tinh thần không thể thiếu được của người dân xứ Huế. Từ đó, ta hiểu người con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ

Văn bản có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của VB?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trả lời - Gv quan sát, hỗ trợ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Hs trả lời

- Hs khác lắng nghe, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại

4. Tổng kết 4.1 Nghệ thuật

- Sử dụng phép liệt kê kết hợp miêu tả và biểu cảm.

- Cách sử dung ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫm chất thơ.

- Miêu tả con người, cảnh vật sinh động

4.2 N i dungộ

- Cố đô Huế nổi tiếng bởi các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình.

- Ca Huế trên sông Hương:

+ Là một hình thức sinh hoạt văn hóa - âm nhạc thanh lịch và tao nhã.

+ Là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển.

Hoạt động 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập

- Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, chia sẻ

b) Nội dung:Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết:

c) Sản phẩm:

- Bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện:

1. Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

- Tác giả viết “ Ca Huế....” với sự hiểu biết sâu sắc và tình cảm nồng hậu. Điều đó gợi lên những tình cảm nào trong em?

(17)

- Tìm và phát hiện các câu đặc biêt, trạng ngữ, tách trạng ngữ thành câu riêng trong những đoạn tiêu biểu trong văn bản

- Địa phương em đang sinh sống có những làn điệu dân ca nào? Hãy kể tên các làn điệu ấy

2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

3.Bước 3: Báo cáo kết quả:

Bài làm cả học sinh

4. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Yc hs nhận xét lẫn nhau, nhận xét ý thức làm việc của HS

Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức toàn bài.

Hoạt động 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu:

- Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn b) Nội dung:

-Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định vấn đề cần giải quyết:

c) Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS và phần sưu tầm được của các em.

d) Tổ chức thực hiện:

1. Bước1:Chuyển giao nhiệm vụ:

Gv giao bài tập

So sánh với dân ca và sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền khác trên đất nước mà em biết để thấy cái độc đáo của ca Huế trên sông Hương

Tình hình thực tế của sinh hoạt văn hóa ca Huế trên sông Hương hiện nay và những vấn đề đặt ra

2. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày....

3.Bước 3: Báo cáo kết quả:

Viết đoạn văn ngắn từ 8-10 câu

4. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

Yc hs nhận xét lẫn nhau, nhận xét ý thức làm việc của HS

Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức toàn bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Mục đích của việc chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ: nhằm liên kết các câu trong đoạn văn thành 1 mạch văn thống nhất.. B4: HS nhận xét,

Lòng yêu nước của dân tộc ta được biểu hiện rõ nhất trong các cuộc kháng chiến trong lịch sử.” Ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,

Gv: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập viết đoạn văn chứng minh HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI (10p) Hoạt động của thầy-trò Nội dung kiến

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

 Thành ngữ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ,cụm động từ, cụm tính từ….. b, Sơn hào hải vị là những món ăn các lang mang tới

Giới thiệu Bu-ra-ti-nô là một chú bé bằng gỗ. Chú có cái mũi rất dài. Chú người gỗ được bác rùa tốt bụng Toóc-ti-la tặng cho chiếc chìa khoá vàng để mở một kho