• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
48
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 26 Ngày soạn: 22/5/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 25 tháng 5 năm 2020 Tập đọc CON GÁI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài:

Phê phán quan niệm lạc hậu “trọng nam khinh nữ" . Khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái .

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng thủ thỉ, tâm tình phù hợp với cách kể theo cách nhìn, cách nghĩ của cô bé Mơ.

3. Thái độ: Giáo dục HS chăm học.

*CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI - KN tự nhận thức: nhận thức về sự bình đẳng nam nữ.

- Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính.

- Ra quyết định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Một vụ đắm tàu và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?

- Bài tập đọc Con gái mà các em học hôm nay sẽ cho chúng ta thấy những nét đáng quý, đáng trân trọng ở con gái.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Bài có thể chia làm mấy đoạn?

- Gọi hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm

- 3 HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.

- HS lắng nghe.

- Quan sát, trả lời: Tranh vẽ cảnh hai bố con đang nói chuyện. Người bố ôm cô con gái vào lòng rất âu yếm.

- HS lắng nghe.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

- Bài có thể chia làm 5 đoạn:

- 5 hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

(2)

+ Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

- Yêu cầu 1 HS NK lên điều khiển +Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?

=> Ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng thích con trai, dì Hạnh thì thất vọng, chán nản khi mẹ Mơ sinh con gái. Ngay cả bản thân bố mẹ Mơ cũng thích con trai.

+ Những chi tiết nào chứng tỏ Mơ không thua gì các bạn trai?

(Giúp HS hình thành KN Giao tiếp, ứng xử phù hợp giới tính)

+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ đã thay đổi quan niệm về "con gái" như thế nào? Những chi tiết nào cho thấy điều đó?

(GV hình thành cho HS kĩ năng tự nhận thức: nhận thức về sự bình đẳng nam nữ)

+ Đọc câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

+ Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết câu chuyện muốn nói lên điều gì?

- Kết luận: Qua chuyện của cô bé Mơ, chúng ta đều thấy rằng quan niệm

"trọng nam khinh nữ" là sai lầm, lạc hậu. Con trai hay gái đều đáng quý.

Điều quan trọng là người con đó phải ngoan ngoãn, hiếu thảo, làm vui lòng

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK trong nhóm.

- 1 HS NK điều khiển cả lớp trao đổi, trả lời từng câu hỏi.

+ Câu nói của dì Hạnh khi mẹ sinh con gái: Lại một vịt trời nữa, cả bố và mẹ Mơ đều có vẻ buồn buồn.

- Lắng nghe.

+ lớp, Mơ luôn là học sinh giỏi. Đi học về Mơ tưới rau, chẽ củi, nấu cơm giúp mẹ trong khi các bạn trai còn mải đá bóng. Bố đi công tác, mẹ mới sinh em bé, Mơ làm hết mọi việc trong nhà giúp mẹ. Mơ dũng cảm lao xuống ngòi nước để cứu Hoan.

+ Sau chuyện Mơ cứu em Hoan, những người thân của Mơ thay đổi quan niệm về con gái. Bố ôm Mơ đến ngợp thở, cả bố và mẹ đều rơm rớm nước mắt, dì Hạnh nới

"Biết cháu tôi chưa? Con gái như nó thì một trăm đứa con trai cũng không bằng".

+ Bạn Mơ là con gái nhưng rất giỏi, bạn chăm học, chăm làm, thương yêu, hiếu thảo với cha mẹ và dũng cảm như con trai./ Qua câu chuyện của bạn Mơ em thấy tư tưởng xem thường con gái là vô lí, cần phải loại bỏ.

* Câu chuyện khen ngợi cô bé Mơ học giỏi, chăm làm, dũng cảm cứu bạn, làm thay đổi cách hiểu chưa đúng của cha mẹ về việc sinh con gái.

- Lắng nghe

(3)

cha mẹ. Nam và nữ đều bình đẳng trong tất cả mọi việc.

c. Đọc diễn cảm

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

- Treo bảng phụ đoạn văn cuối. Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.

Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo:

Thuần phục sư tử.

- 5 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi, trao đổi nêu giọng đọc.

- HS nêu giọng đọc và từ cần nhấn giọng.

- Vài HS đọc diễn cảm.

- 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.

- 3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. Cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.

- HS lắng nghe.

- HS suy nghĩ tự do.

(Thảo luận về ý nghĩa câu chuyện) - HS lắng nghe và ghi nhớ.

Toán

ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập, củng cố cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2, 3, 5, 9.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác học và làm bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 1 HS làm lại bài tập 3 VBT.

- Gọi HS nêu các bước giải của bài toán đó.

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn ôn tập

* HĐ1: Ôn tập khái niệm số tự nhiên, cách đọc, viết số tự nhiên

Bài 1:

a) Y/ c HS đọc đề bài, tự nhẩm các số đã

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1:

- HS đọc đề.

(4)

cho.

- Gọi các em đọc lần lượt các số.

- HS nhận xét cách đọc.

+ Hãy nêu cách đọc các số tự nhiên?

- GV xác nhận.

b) Bài y/c gì ?

- Gọi HS trả lời miệng.

+ Nêu cách xác định giá trị của chữ số trong cách viết?

- GV chốt kiến thức.

* HĐ 2: Ôn tập tính chất chẵn lẻ và quan hệ thứ tự trong tập số tự nhiên

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.

- GV mời HS chữa bài của HS làm trên bảng.

- GV hỏi HS:

+ Làm thế nào để viết được các số tự nhiên liên tiếp.

+ Thế nào là số chẵn, hai số chẵn liên tiếp thì hơn kém nhau mấy đơn vị?

+ Thế nào là số lẻ, hai số lẻ liên tiếp thì hơn kém nhau mấy đơn vị?

- GV nhận xét, chỉnh sửa từng câu trả lời của HS cho đúng.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS tự so sánh.

- GV chữa bài rồi yêu cầu HS nêu lại

- Đọc nhẩm các số đã cho.

- HS đọc các số.

- Nghe và nhận xét.

+ Tách lớp trước khi đọc; mỗi số đọc như số có 1; 2; 3 chữ số, kết thúc mỗi lớp kèm theo tên lớp.

+ Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đã cho.

- Ví dụ: trong số 70 815 chữ số 5 chỉ 5 đơn vị (vì chữ số 5 đứng ở hàng đơn vị).

+ Cần xác định hàng mà chữ số đó đang đứng.

- Lắng nghe.

Bài 2:

- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp lam bài vào vở.

- 1 HS lên bảng làm bài của các bạn nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- HS trả lời:

+ Dựa vào tính chất các số tự nhiên liên tiếp thì số lớn hơn số bé 1 đơn vị, số bé kém số lớn 1 đơn vị.

+ Số chẵn là số chia hết cho 2. Trong hai số chẵn liên tiếp thì số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.

+ Số lẻ là số không chia hết cho 2. Trong hai số lẻ liên tiếp thì số lớn hơn số bé 2 đơn vị, số bé kém số lớn 2 đơn vị.

- HS lắng nghe và sửa sai.

a. Ba số tự nhiên liên tiếp:

- 998: 999: 1000 - 6665; 6666; 6667 b. Ba số chẵn liên tiếp:

- 98; 100; 102 - 996; 998; 1000 c. Ba số lẻ liên tiếp:

- 77; 79; 81.

- 1999; 1001; 2003 Bài 3:

- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nêu cho cả lớp cùng nghe và nhận

(5)

quy tắc so sánh số tự nhiên với nhau.

Bài 4:

GV yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chữa bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

* HĐ3: Ôn tâp các dấu hiệu chia hết trên tập số tự nhiên

Bài 5:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.

- GV yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3 , 4 , 5, 9.

+ Để một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì số đó phải thoả mãn điều kiện nào?

+ Số như thế nào thì vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em làm bài.

xét.

Bài 4:

- HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc bài trước lớp để chữa bài.

- HS lắng nghe và sửa sai.

a. Từ bé đến lớn: 3999; 4856; 5468;

5486.

b. Từ lớn đến bé: 2763; 2762; 2736;

2726.

Bài 5:

- 1 HS đọc đề bài cho cả lớp nghe.

- 4 HS nêu, HS cả lớp nhận xét.

+ Một số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì số đó phải có chữ số tận cùng là 0.

+ Số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5 là chữa số tận cùng là 0 hoặc 5 và tổng các chữ số của nó phải chia hết cho 5.

- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a)  43 chia hết cho 3 Để  43 chia hết cho 3 thì:

 + 4 + 3 =  + 7 là số chia hết cho 3.

Ta có 2 + 7 = 9, 9 là số chia hết cho 3.

5 + 7 = 12, 12 là số chia hết cho 3.

8 + 7 = 15, 15 là số chia hết cho 3.

Vậy có thể điền vào  các chữ số 2, 5, 8 ta được 243, 543, 843 là các số chia hết cho 3.

b) 27 chia hết cho 9 Để 27 chia hết cho 9 thì:

2 +  + 7 = 9 +  là số chia hết cho 9.

Ta có 9 + 9 = 18, 18 là số chia hết cho 9 Vậy có thể điền vào  chữa số 9 ta được 297 là số chia hết cho 9.

c) 81 chia hết cho cả 2 và 5.

Để 81 chia hết cho cả 2 thì số phải điền vào  là 0, 2, 4, 6, 8.

Để 81 chia hết cho cả 5 thì số phải điền vào  là 0 và 5.

Vậy để 81 chia hết cho cả 2 và 5 ta điền 0 vào , ta được số 810.

(6)

- GV nhận xét, chỉnh sửa bài của HS trên bảng lớp cho chính xác.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Hãy nêu cách đọc các số tự nhiên?

+ Đặc điểm của hai số tự nhiên chẵn (lẻ) liên tiếp?

+ Nêu các dấu hiệu chia hết.

- Nhận xét tiết học

- Về nhà học bài; làm các bài trong VBT. Chuẩn bị bài sau: Ôn tậpvề phân số.

d) 46 chia hết cho 3 và 5.

Để 46 chia hết cho 3 thì 4 + 6 +  phải là số chia hết cho 3.

Để 46 chia hết cho 5 thì 5  phải là 0,5.

Nếu điền 0 vào  ta có 4 + 6 + 0 = 10, 10 là số không chia hết cho 3.

Nếu điền 5 vào  ta có 4 + 6 + 5 = 15, 15 là số 5 chia hết cho 3.

Vậy để 46  chia hết cho 3 và 5 ta điền 5 vào  ta được số 465 là số vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.

- Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra lại bài của mình.

- Hs nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

Khoa học

CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT

CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.

2. Kĩ năng: Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt dựa vào thực tế đã gieo hạt;

Nêu được quá trình phát triển thành cây của hạt.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây cối.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Máy tính, máy chiếu.

- Hạt lạc ngâm qua một đêm

- Ươm một số hạt lạc hoặc một số loại cây khác.

- Hình ảnh và thông tin minh họa trang 110, 111.

- Chuẩn bị theo nhóm:

+ Vài ngọn mía, vài củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, củ riềng, cây hành, củ tỏi…

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC .

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 4’ (Ứng dụng PHTM)

- Thế nào là sự thụ phấn? - 3 HS nêu.

(7)

- Thế nào là sự thụ tinh?

- Kể tên một số loại cây thụ phấn nhờ côn trùng và một số loại hao thụ phấn nhờ gió?

- Nhận xét.

B. Bài mới: 31’(Ứng dụng PHTM) a). Giới thiệu bài: 1’

b) Các họat động của bài Cây con mọc lên từ hạt

Hoạt động 1: Cấu tạo của hạt:

- GV chia nhóm: 4 HS/nhóm

+ Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc đã ngâm

+ Yêu cầu các nhóm tách hạt lạc ra làm đôi và chỉ rõ đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng.

- Kết luận: Hạt gồm có 3 bộ phận: bên ngoài cùng là vỏ, ở giữa là phôi, hai bên chính là chất dinh dưỡng.

- Yêu cầu HS làm bài 2 VBT trang 85.

- GV nhận xét, kết luận: Đây là quá trình hạt mọc thành cây.

Hoạt động 2: Quá trình phát triển thành cây của hạt:

- GV chia nhóm: 6 HS/nhóm

- Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 7 trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây, ra hoa, kết quả.

- GV nhận xét, kết luận.

Hoạt động 3: Điều kiện nảy mầm của hạt:

- Kiểm tra việc gieo hạt ở nhà của HS.

- Yêu cầu HS giới thiệu về cách gieo hạt.

- Đưa ra 4 cốc ươm hạt có ghi rõ các điều kiện ươm hạt.

+ Cốc 1: Đất khô.

+ Cốc 2: Đất ẩm, nhiệt độ bình thường.

+ Cốc 3: Đặt ở dưới bóng đèn.

+ Cốc 4: Đặt vào trong tủ lạnh.

- Yêu cầu HS quan sát và nêu nx về sự phát triển của hạt trong từng cốc.

- Nêu điều kiện nảy mầm của hạt?

- HS thực hành và thảo luận.

- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- HS thảo luận bài.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS nối tiếp nêu.

- HS quan sát và nêu nx.

- Hạt nảy mầm được khi có độ ẩm- Trong nhóm, HS quan sát hình ảnh và vật thật để chỉ cho bạn mình thấy:

+ Chồi mầm trên vật thật (hoặc hình vẽ): ngọn mía, củ khoai tây, lá cây bỏng, củ hành, tỏi,

(8)

- KL: Điều kiện nảy mầm của hạt là có độ ẩm và nhiệt độ phù hợp. Ngoài ra muốn cây sinh trưởng phát triển tốt, ta cần lưu ý chọn những hạt giống tốt để gieo.

* Hướng dẫn HS làm bài tập trong VBT trang 84 86.

c) Các họat động của bài Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.

Hoạt động 1: Cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.

- YC học sinh quan sát, tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau (HS đã chuẩn bị) và quan sát hình sgk:

- Kể tên một số cây mọc ra từ bộ phận của cây mẹ.

- GV treo ảnh hình 1- 6 lên bảng lớn để HS chỉ hình và trình bày.

- GV chỉ hình hoặc vật thật chốt lại chính xác tên của các loại cây và cách mọc chồi mầm từ những loại cây khác nhau này.

- Một số loại cây được trồng bằng thân hay đoạn thân như hoa hồng, mía, khoai tây…

- Một số loại cây được trồng bằng thân rễ như gừng, nghệ…; bằng thân giả như hành, tỏi…

- Một số ít cây con được mọc ra từ lá như cây bỏng, sống đời…

- Yêu cầu học sinh chỉ vào từng hình ở trang 110 nói về cách trồng mía.

Hoạt động 2: Thực hành cách trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ.

- Yêu cầu các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng, trồng chậu

- GV vừa hướng dẫn vừa làm mẫu:

- Bước 1 : Hãy tạo một cái hom sâu chừng 10 cm và dài khoảng 15- 20 cm.

- Bước 2 : Đặt đoạn thân đã có vỏ hom trong chậu. Chú ý để sao cho chồi cây không bị nằm dưới đất hay phần ngọn mía không sâu hơn hom.

- Bước 3 : Khỏa đất lấp lên trên đoạn thân đó, ấn nhẹ cho chắc gốc rồi tưới nhẹ nước lên.

- Nhận xét, đánh giá

củ gừng … Từ đó rút ra nhận xét liệu cây đó có thể trồng bằng bộ phận nào của cây mẹ.

- Đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu lên luống.

Dùng tro, trấu để lấp một phần ngọn lại, một thời gian sau chồi đâm lên thành khóm mía mới.

- Các nhóm sử dụng đồ dùng là ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, riềng thực hành trồng cây trong chậu do hs mang đi.

- HS nhắc lại nội dung. và nhiệt độ phù hợp.

(9)

C. Củng cố, dặn dò: 2’

- Củng cố lại nội dung bài.

- Nhận xét chung tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau

HĐNGLL Văn hóa giao thông

KHI PHÁT HIỆN ĐƯỜNG RAY BỊ HỎNG, ĐOẠN ĐƯỜNG BỊ SẠT LỞ….

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết được những đoạn đường ray bị hỏng hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết.

2. Kĩ năng: HS biết phát hiện kịp thời những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, tìm cách báo cho người đi đường biết bằng nhiều cách.

3. Thái độ: HS có ý thức trách nhiệm với an toàn giao thông.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông và sưu tầm thêm.

- Sách văn hóa giao thông lớp 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’):

+ Khi gặp tai nạn trên đường, em cần phải làm gì? Tại sao?

- GV nhận xét.

B. Bài mới: (25’) 1. Giới thiệu bài:

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học - Ghi tên bài

2. Nội dung

a. Đọc truyện: Làm sao đây?

- GV đọc truyện: Làm sao đây? trang 28.

- GV nhận xét, kết luận: Khi các em đang đi trên đường, nếu phát hiện những đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần báo ngay cho những người có trách nhiệm để giải quyết hoặc để lại những tín hiệu trước những chỗ nguy hiểm như: giăng dây, cắm cọc hoặc đặt các cành cây để người đi đường biết.

b. Thực hành

Bài 1: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau

- Cả lớp và GV nhận xét.

- GV: Khi đi đường, nếu phát hiện những

- 2 hs trả lời câu hỏi

- Lắng nghe để xác định nhiệm vụ.

- Chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm thảo luận các câu hỏi sgk/29. Đại diện nhóm báo cáo.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS đọc ghi nhớ sgk/29

Bài 1:

- Các nhóm đọc tình huống sgk/29 - 30 kết hợp quan sát tranh minh hoạ, thảo luận về cách xử lý trong trường hợp phát hiện những đoạn

(10)

đoạn đường bị sạt lở hoặc sụt lún, các em cần tìm cách xử lý để báo cho người đi đường nhận ra những chỗ nguy hiểm cần tránh và báo ngay cho những người có trách nhiệm kịp thời xử lí, tránh để xảy ra tai nạn đáng tiếc.

Bài 2: Em hãy nêu những suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của các nhân vật trong hình dưới đây

- GV nhận xét.

- GV KL: Hành động của các bạn trong hình rất đáng khen, ở những đoạn đường nguy hiểm, có nhiều khúc cua, sạt lở, các bạn giăng dây và đặt biển báo nguy hiểm để người đi đường biết.

c. Ứng dụng:

- Thảo luận tình huống

- GV phát phiếu tình huống sgk/30 cho các nhóm.

- GV: Hà và Trang có thể đặt những vật dễ nhìn thấy như cành cây trước hố sâu đó để báo cho người đi đường biết để tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, kịp thời báo cáo cho những người có trách nhiệm để có hướng xử lí.

- HS đọc ghi nhớ sgk/31 C. Củng cố, dặn dò: (5’) - Gọi hs đọc lại ghi nhớ - Nhận xét tiết học

- Tuyên dương HS tích cực

- Chuẩn bị bài sau: Không ném đất đá lên tàu, xe, thuyền bè đang chạy.

đường sạt lở hoặc sụt lún - Đại diện nhóm phát biểu

Bài 2:

- Các nhóm quan sát hình sgk/30, chú ý những hành động của từng nhân vật có trong hình, nhận xét và nêu suy nghĩ của mình khi nhìn thấy hành động của từng nhân vật.

- Đại diện nhóm báo cáo. Cả lớp nhận xét

- 1HS đọc to tình huống ghi trên phiếu. Các nhóm thảo luận: Hà và Trang nên làm gì trong tình huống này.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác nhận xét.

1 HS đọc lại ghi nhớ

- Cả lớp bình bầu nhóm học tốt, HS học tốt. Tuyên dương.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Ngày soạn: 23/5/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 26 tháng 5 năm 2020 Toán

TIẾT 127: ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tr.148) ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tt) (tr.148) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn tập về khái niệm phân số bao gồm: đọc, viết, biểu tượng, rút Ôn tập biểu tượng về phân số, viết phân số; tính chất bằng nhau của phân số;

so sánh phân số.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành quy đồng và so sánh các phân số.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

* GT: Bài 1 (tr.149); bài 4 (Tr.150)

(11)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS lên bảng làm các bài tập 2, 3 VBT.

- GV nhận xét HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi bảng tên bài.

2. Hướng dẫn ôn tập

2.1. Bài : Ôn tập về phân số (Tr.148) Bài 1:

- GV treo tranh vẽ, y/c HS viết rồi đọc phân số hoặc hỗn số chỉ phần đã tô màu.

+ Phân số gồm mấy phần? Là những phần nào?

+ Trong các phân số viết được thì mẫu số cho biết gì ? Tử số cho biết gì ?

+ Hỗn số gồm có mấy phần? Là những phần nào?

+ Nêu cách đọc hỗn số? Cho ví dụ.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Khi muốn rút gọn một phân số chúng ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.

Bài 1:

- HS thực hiện yêu cầu.

+ Phân số gồm 2 phần: tử số và mẫu số. Tử số là STN viết trên vạch ngang, mẫu số là STN viết dưới vạch ngang.

+ Mẫu số cho biết số phần bằng nhau mà cái đơn vị chia ra. Tử số cho biết số phần bằng nhau từ cái đơn vị đó đã được tô màu.

- HS trả lời.

a) 3 2 5 3

; ; ; 4 5 8 8 b) 11; 23;32; 4 1

4 4 3 2

Bài 2:

- 1 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.

+ Muốn rút gọn một phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số khác 0.

- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi và thống nhất kết quả làm bài.

3 3 : 3 1 18; 18 : 6 3 6  6 : 3  2 24  24 : 6  4 5 5 : 5 1 40 40 :10 4 35 35 : 5  7 90;  90 :10  9 75 75 :15 5

30  30 :15 2

(12)

- GV nhận xét HS.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- Muốn quy đồng mẫu số các phân số ta làm như thế nào?

- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó yêu cầu các em làm bài. Nhắc HS khi quy đồng cần chọn mẫu số chung nhỏ nhất có thể.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét.

Bài 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

+ Em hãy nêu cách thực hiện so sánh các phân số?

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu các em tự làm bài.

- GV yêu cầu HS giải thích các trường hợp so sánh trong bài.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.

- 1 HS trả lời trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

a) 4

32

5 . MSC = 25 3 3 5 15 2; 2 4 8 4 4 5 20 5 5 4 20

 

   

 

b) 5

1211

36. MSC = 36

5 5 3 15

12 12 3 36

  

 ; giữ nguyên 11

36

c) 2 3;

3 44

5. MSC = 60

60 48 12 5

12 4 5 4

60; 45 15 4

15 3 4

;3 60 40 20 3

20 2 3 2

- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- HS lắng nghe.

Bài 4:

+ Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các phân số.

- HS nêu cách của mính trước lớp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.

+ So sánh 2 phân số cùng mẫu số; so sánh 2 phân số cùng tử số; quy đồng mẫu số (hoặc tử số) để so sánh.

+ Có thể nêu thêm các cách so sánh khác đã được giới thiệu: So sánh qua đơn vị. so sánh phân số bù với đơn vị; so sánh qua phần hơn với đơn vị; so sánh qua phân số trung gian.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.

7 5 2 6 7 7

; ;

12 12 5 15 10 9  

- 3 HS lần lượt nêu ý kiến về so sánh 3 cặp phân số trên.

(13)

-

GV nhận xét, chỉnh sửa.

Bài 5:

- GV vẽ tia số như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tia số.

- GV hướng dẫn:

+ Trên tia số, từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành mấy phần bằng nhau?

+ Hãy viết các phân số 1

3 và 2

3 thành các phân số có mẫu số là 6 nhưng bằng với các phân số này.

+ Trên tia số vạch ở giữa 2

6 và 4 6 tương ứng với số nào?

+ Vậy phân số thích hợp để viết vào vạch ở giữa 1

3 2

3 là phân số nào?

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.

2.2. Bài : Ôn tập về phân số (tt) (Tr.149)

Bài 1: Giảm tải Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài.

- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc HS đây là dạng bài tập trắc nghiệm các em thực hiện các bước giải ra giấy nháp và chỉ cần khoanh vào đáp án mình chọn.

- GV yêu HS giải thích.

7 5

12 12 . Vì hai phân số cùng mẫu số nên ta so sánh tử số của chúng với nhau. Vì 7 > 5 nên 7 5

12 12 . 2 6

5 15 . Vì 2 2 3 6 5 5 3 15

  

7 7

10 9. Vì hai phân số cùng tử số nên ta so sánh mẫu số. 10 > 9 nên 7 7

10 9. - HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 5:

- HS quan sát và đọc thầm tia số.

- Làm theo hướng dẫn của GV.

+ Trên tia số từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia thành 6 phần bằng nhau.

+ HS tìm và nêu:

1 2 2; 4 3  6 3  6 + Tương ứng với số 3

6 hay 1 2 . + Là phân số 3

6 hay 1 2 .

Bài 2:

- 1 HS đọc đề trước lớp, cả lớp đọc thầm lại đề bài trong SGK.

- HS tự làm bài.

- 1 HS báo cáo, HS cả lớp theo dõi và thống

(14)

- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.

- GV gọi HS nêu kết quả bài làm, yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các phân số em chọn là các phân số bằng nhau.

- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng.

Bài 4: Giảm tải Bài 5:

- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài - GV gọi HS nêu kết quả làm bài của mình.

- GV nhận xét và chỉnh sửa câu trả lời của HS cho đúng

C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

+ Hãy nêu cách đọc, viết phân số?

+ Muốn so sánh hai phân số ta làm như thế nào?

+ Muốn quy đồng MS hai PS ta làm sao?

- Nhận xét tiết học. Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số thập phân.

nhất: Khoanh vào đáp án B. Đỏ.

- Vì 1

4 của 20 là 5. Có 5 viên bi đỏ nên 1 4 số bi có mầu đỏ, khoanh vào đáp án D.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, sau đó HS cả lớp làm bài vào vở.

- Các phân số bằng nhau là:

3 15 9 21

5 25 15 35; 5 20 8 32 - HS nêu ý kiến: Ví dụ:

15 15 : 5 3

25 25 : 5 5 ; 9 9 : 3 3 15 15 : 3  5 ; 21 21: 7 3

35 35 : 7 5 Vậy 3 15 9 21

5 25 15 35

-

HS lắng nghe và ghi nhớ

.

Bài 5:

- HS cả lớp làm bài vào vở.

- 2 HS lần lượt đọc các phân số theo thứ tự yêu cầu, mỗi HS đọc 1 phần và giải thích vì sao mình lại sắp xếp theo thứ tự như vậy.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

(15)

Chính tả

Nhớ viết: ĐẤT NƯỚC; Nghe- viết: CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nhớ viết chính xác, đẹp đoạn thơ Mùa thu nay khác rồi ....

Những buổi ngày xưa vọng nói về trong bài Đất nước; Nghe - viết đúng, trình bày đúng chính tả bài Cô gái của tương lai.

2. Kĩ năng: Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức.

3. Thái độ:Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tên riêng : Hoàng Liên Sơn, Phan- xi- păng, Sa Pa, Trường Sơn, A- ma Dơ- hao...

- Gọi HS nhận xét chữ viết của bạn trên bảng.

- Nhận xét HS.

II. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ học chính tả bài Đất nước và Cô gái của tương lai. Làm các bài tập ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài và viết đoạn văn tả ngoại hình của một cụ già.

- Ghi tên bài

2. Hướng dẫn học

2.1. Tìm hiểu nội dung bài: Đất nước - Gọi HS đọc bài Đất nước

+ Nội dung chính của bài văn là gì?

- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.

2.2. Tìm hiểu nội dung bài: Cô gái của tương lai

- Gọi HS đọc đoạn văn.

+ Đoạn văn giới thiệu về ai?

+ Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai?

- 1 HS đọc, các HS khác viết tên riêng.

- HS nhận xét chữ viết của bạn trên bảng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ.

- 2 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.

+ Bài văn tả gốc bàng cổ thụ và tả bà cụ bán hàng nước chè dưới gốc bàng.

- HS nêu và viết các từ khó.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng trước lớp.

+ Đoạn văn giới thiệu về cô bé Lan Anh, 15 tuổi.

(16)

- Hướng dẫn hs viết từ khó

- Cho cả lớp đọc thầm, GV nhắc HS chú ý những từ dễ viết sai.

- Hướng dẫn HS viết đúng những từ HS dễ viết sai: in- t - nét, Ốt- xtrây- li- a, Nghị viện thanh niên …

- Yêu cầu HS đọc và viết các từ khó.

3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 3.1. Bài Bà cụ bán hàng nước chè Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.

+ Đoạn văn Bà cụ bán hàng nước chè tử ngoại hình hay tính cách của bà cụ.

+ Tác giả tả đặc điểm nào về ngoại hình?

+ Tác giả tả bà cụ rất nhiều tuổi bằng cách nào?

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS làm bài vào bảng nhóm treo lên bảng lớp. GV cùng HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Cho HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.

- Nhận xét, tuyên dương HS viết đạt yêu cầu.

3.2. Bài: Cô gái của tương lai Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- GV yêu cầu: Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn.

- Yêu cầu HS viết lại các cụm từ in nghiêng đó cho đúng chính tả.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

+ Vì sao em lại viết hoa những chữ đó?

+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết như thế nào?

- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc quy tắc chính tả.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

+ Lan Anh là một bạn gái giỏi giang thông minh. Bạn được mời làm đại biều của Nghị viện Thanh niên thế giới năm 2000.

- HS tìm và nêu các từ khó - Theo dõi

- HS lần lượt đọc, viết các từ khó.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

+ Tả ngoại hình.

+ Tả tuổi của bà cụ.

+ Bằng cách so sánh với cây bàng già, đặc tả mái tóc bạc trắng.

- 1 HS làm bài vào bảng nhóm. HS cả lớp làm vào vở.

- 1 HS báo cáo kết quả làm việc của mình. HS cả lớp nhận xét.

- 3 HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.

- HS lắng nghe, nếu viết chưa đạt về nhà viết lại.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS đọc các cụm từ in nghiêng có trong đoạn văn.

- 3 HS lên bảng viết, mỗi HS viết 2 cụm từ, HS cả lớp viết vào vở.

- HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- HS lần lượt nêu vì: cụm từ anh hùng lao động gồm 2 bộ phận: anh hùng/ lao động, ta phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó: Anh hùng/ Lao động...

+ Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.

(17)

- Cho HS quan sát ảnh minh hoạ các huân chương.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS làm bài trên bảng nhóm.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng C. Củng cố, dặn dò ( 5’)

- Nhận xét tiết học biểu dương HS học tốt - Dặn HS về nhà viết bài chính tả vào vở;

ghi nhớ quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.

- Chuẩn bị bài sau.

- HS lắng nghe, nếu sai thì chữa bài.

Bài 3

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS quan sát ảnh minh hoạ các huân chương.

- HS cả lớp tự làm bài. HS làm trên bảng nhóm.

- 1 HS báo cáo kết quả.

- HS lắng nghe, nếu sai thì chữa bài.

- Lắng nghe, thực hiện ở nhà.

Kể chuyện ( Không dạy – dạy Tập đọc) Tập đọc: TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài, nắm được nội dung chính của bài: Sự hình thành chiếc áo dài tân thời từ chiếc áo dài cổ truyền; vẻ đẹp kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách hiện đại

phương Tây; sự duyên dáng, thanh thoát của phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ca ngợi, tự hào về chiếc áo dài Việt Nam.

3. Thái độ: Giáo dục HS quý trọng truyền thống dân tộc với phong cách hiện đại.

* QTE: Quyền được giáo dục về các giá trị; Quyền được giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa.

- Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài Thuần phục sư tử và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét từng HS.

B. Bài mới:( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Cho HS quan sát tranh minh họa trong SGK và giới thiệu: Đây là bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của học sĩ Tô Ngọc Vân. Nổi bật trong tranh hình dáng một thiếu nữ mặc áo dài trắng ngồi bên hình hoa huệ. Chiếc áo dài mà người thiếu nữ trong tranh có nguồn

- HS đọc bài nối tiếp và lần lượt trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.

- HS lắng nghe.

- Quan sát, lắng nghe.

(18)

gốc từ đâu? Các em cùng học bài Tà áo dài Việt Nam để biết nhé.

- Ghi tên bài.

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài

a. Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

+ Bài có thể chia làm mấy đoạn?

- Gọi hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: GV theo dõi sửa lỗi phát âm + Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ chú giải.

- Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

- GV đọc toàn bài.

b. Hướng dẫn tìm hiểu bài

- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đọc, thảo luận trả lời câu hỏi SGK.

+ Chiếc áo dài có vai trò như thế nào trong trang phục của người Việt Nam xưa?

+ Chiếc áo dài tần thời có gì khác so với chiếc áo dài cổ truyền?

+ Vì sao áo dài được coi là biểu tượng cho ý phục truyền thống của Việt Nam?

+ Em có cảm nhận gì về vẻ đẹp của người phụ nữ trong tà áo dài?

- Giảng: Chiếc áo dài có từ sa xưa được phụ nữ Việt Nam rất yêu thích vì hợp tầm vóc, dáng vẻ của học. Chiếc áo dài ngày nay luôn được cải tiến cho phù hợp, vừa tế nhị, vừa kín đáo. Mặc chiếc áo dài, phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, duyên dáng hơn.

+ Em hãy nêu nội dung chính của bài?

- GV chốt, ghi ND bài lên bảng.

- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.

+ Bài có thể chia làm 4 đoạn: (Mỗi lần xuống dòng là một đoạn)

- 4 hs đọc nối tiếp

+ Lần 1: HS đọc nối tiếp đoạn. Sửa lỗi phát âm.

+ Lần 2: HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ.

- HS đọc theo cặp. Đại diện cặp đọc.

- Lắng nghe.

- Đọc thầm, trao đổi, trả lời từng câu hỏi trong SGK.

+ Phụ nữ Việt Nam xưa hay mặc áo dài thẫm màu, phủ ra bên ngoài những lớp áo cánh nhiều màu bên trong. Trang phục như vậy làm cho người phụ nữ trở nên tế nhị, kín đáo.

+ Áo dài truyền thống có hai loại áo: áo từ thân và áo năm thân. áo tứ thân được may từ bốn mảnh vải. áo dài tân thời chỉ gồm hai thân vải phía trước và phía sau.

+ Vì áo dài thể hiện phong cách vừa tế nhị, vừa kín đáo và lại làm cho người mặc thêm mềm mại, thanh thoát hơn.

+ Phụ nữ mặc áo dài trông thướt tha, duyên dáng hơn.

- Lắng nghe.

* Bài văn giới thiệu chiếc áo cổ truyền, áo dài hiện đại và sự duyên dáng, thanh thoát của người phụ nữ Việt Nam trong chiếc áo dài.

- 2 HS nhắc lại.

(19)

c. Đọc diễn cảm

- GV nêu giọng đọc toàn bài.

- Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện.

Đọc mẫu.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.

- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) + Bài văn cho em biết điều gì?

- Gv cung cấp thông tin cho hs để hs biết là mình có quyền được giáo dục về các giá trị và quyền được giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.

Xem và chuẩn bị trước bài tiếp theo:

Công việc đầu tiên.

- Lắng nghe

- 4 HS nối tiếp nhau đọc, cả lớp theo dõi, trao đổi nêu giọng đọc.

- HS nêu giọng đọc và từ cần nhấn giọng.

- Vài HS đọc diễn cảm.

- 2 HS cùng bàn đọc cho nhau nghe.

- 3 hs thi đọc diễn cảm. Cả lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay.

- HS lắng nghe.

- Hs nêu

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Ngày soạn: 23/5/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 27 tháng 5 năm 2020 Toán

TIẾT 128: - ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (Tr.150) - ÔN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN (tt) (Tr.151) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về đọc, viết, so sánh các số thập phân.

Cách viết STP, phân số dưới dạng phân số thập phân, tỉ số phần trăm, viết các số đo dưới dạng STP; so sánh các STP.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành đọc, viết, so sánh các số thập phân và vận dụng giải toán trong thực tiễn.

3. Thái độ: GD HS ý thức ham học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ.( 5’)

- Gọi HS lên bảng làm các bài tập trên bảng.

- Gọi hs nêu các cách so sánh các số thập phân.

- Nhận xét, sửa chữa.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.

- 2 Hs nêu.

(20)

- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Ghi tên bài.

2. Luyện tập

2.1. Bài: Ôn tập về số thập phân (Tr.150) Bài 1:

- Yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.

- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng số thập phân trong bài.

- GV nhận xét phần đọc số của HS, sau đó treo bảng cấu tạo số thập phân, yêu cầu HS viết các số đã cho vào trong bảng cho thích hợp.

- GV nhận xét HS.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV nhận xét bài của HS trên bảng yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- GV có thể đọc thêm các số khác và yêu cầu HS viết số theo đúng thứ tự mà GV đọc số, có thể yêu cầu HS nêu lại cách.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Sau đó hỏi:

+ Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thì số đó có thay đổi giá trị không?

- GV nhận xét câu trả lời của HS.

Bài 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài tự làm bài và chữa bài.

- GV mời HS nhận xét làm bài trên bảng.

- Lớp lắng nghe, xác định nhiệm vụ tiết học.

Bài 1:

- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp theo dõi đề bài trong SGK.

- 4 HS đọc, các HS khác theo dõi và nhận xét.

- HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét, nếu bạn sai thì sửa lại cho đúng.

* Đáp án: 63,42; 99,99; 81,325;

7,081

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 2:

- 1 HS lên bảng viết số, các HS khác viết số vào vở.

- Theo dõi GV chữa bài của bạn sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.

* Đáp án: a) 8,65 b) 72,493 c) 0,04 Bài 3

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.

- HS theo dõi bài chữa, tự kiểm tra bài mình, sau đó 1 HS trả lời:

+ Khi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thì số đó không thay đổi giá trị.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

* Đáp án: 74,6 ; 74,60 284,3 ; 284,30 401,25 ; 401,250 104 ; 104,0 Bài 4

- 1 HS đọc đề bài. 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 trường hợp ở phần a, 2 trường hợp ở phần b.

* Đáp án:

a) 0,3; 0,03; 4,25; 2,002 b) 0,25; 0,6; 0,875; 1,5

- 1 HS nhận xét, nếu bạn sai thì sửa lại cho đúng

(21)

- GV nhận xét HS.

Bài 5:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- GV mời 1 HS nêu cách so sánh các STP.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS làm bài.

- GV chữa bài.

- GV nhận xét HS.

2.2. Bài: Ôn tập về số thập phân (tt) (Tr.150)

Bài 1:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì?

+ Những phân số như thế nào thì gọi là phân số thập phân?

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 2:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.

- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- GV nhận xét HS.

Bài 3:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài, sau đó gọi 2 HS đọc bài trước lớp để chữa bài.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 5

- Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số thập phân.

- 1 HS nêu trước lớp, lớp theo dõi để nhận xét.

- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài trong vở.

Kết quả làm bài đúng:

7,6 < 78,59 9,478 < 9,48 28,300 = 28,3 0,916 > 0, 906 Bài 1:

- HS đọc và nêu: Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số dưới dạng phân số thập phân.

+ Những phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... được gọi là phân số thập phân.

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 trường hợp ở phần a, 2 trường hợp ở phần b, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét, nếu bạn sai thì sửa lại cho đúng.

a) 3 72 15 9347

; ; ;

10 100 10 1000 b) 5 4 75 24

; ; ; 10 10 100 100

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 2:

- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì làm lại cho đúng.

a) 0,35 = 35%; 0,5 = 50%;

8,75 = 87,5%

b) 45% = 0, 45; 5% = 0,05%;

625% = 6,25

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 3:

- HS tự làm bài vào vở. Kết quả làm đúng là:

(22)

- GV nhận xét HS.

Bài 4:

- GV yêu cầu HS đọc đề bài, nêu cách làm bài.

- GV yêu cầu HS làm bài.

- GV nhận xét HS.

Bài 5:

- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn riêng cho các HS kém như sau:

Viết thêm một chữ số 0 vào bên phải của hai số đã cho ta được 0,10 <.... < 0,20. Ta phải tìm số lớn hơn 0,10 và nhỏ hơn 0,20.

Ta tìm được các số 0,11; 0,12; ... ; 0,19 - GV nhận xét các số HS đưa ra và kết luận: Chúng ta có thể tìm được rất nhiều số thoả mãn yêu cầu số đó lớn hơn 0,1 và nhỏ hơn 0,2.

C. Củng cố, dặn dò ( 5’) + Hãy nêu cách đọc, viết STP?

+ Muốn so sánh hai số thập phân ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà làm bài tập trong VBT. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đo độ dài và đo khối lượng

a)1

2 giờ = 0,5giờ; 3

4 giờ = 0,75giờ 1

4 phút = 0,25 phút b) 7

2m = 3,5m; 3

10km = 0,3 km 2

5 kg = 0,4kg

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 4:

- HS đọc đề bài và nêu: Chúng ta so sánh các số thập phân với nhau, sau đó mới xếp chúng theo thứ tự từ bé đến lớn như bài yêu cầu.

- HS làm bài vào vở. Sau đó 1 HS đọc kết quả trước lớp để chữa bài.

a) 4,203; 4,23; 4,5; 4,505 b) 69,78; 69,8; 71,2; 72,1.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

Bài 5:

- HS cả lớp làm bài vào vở. Sau đó tiếp nối nhau nêu số của mình trước lớp.

- Hs nêu

- Lắng nghe, ghi nhớ.

Luyện từ và câu

TIẾT 3: ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) (Tr. 110 + Tr.115) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng sử dụng 3 loại dấu câu trên

(23)

3. Thái độ:Giáo dục HS yêu quý tiếng Việt.

* Giảm tải: Bài 2 (Tr.110), bài 1 (Tr.115) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS lên đặt câu có sử dụng một trong 3 dấu câu: dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.

- Nhận xét chung HS.

B. Bài mới ( 30’) 1. Giới thiệu bài

- Tiết học hôm nay, các em cùng ôn tập lại các kiến thức đã học về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than và thực hành kĩ năng sử dụng dấu chấm.

- Ghi tên bài.

2. Luyện tập

2.1. Ôn tập về dấu câu( Dấu chấm. Chấm hỏi, chấm than) (Tr.110)

Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện Kỉ lục thế giới.

- Gợi ý HS cách làm bài:

+ Dùng bút chì khoanh trong vào 3 dấu câu:

dấu chấm, chấm hỏi, chấm than có trong mẩu truyện.

+ Nêu công dụng của mỗi dấu câu.

- Nhắc HS: Em nên đánh số thứ tự cho từng câu văn để dễ trình bày.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Câu chuyện có gì đáng cười?

3 HS làm trên bảng lớp. HS cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét bài làm của bạn đúng hay sai nếu sai thì sửa lại cho đúng.

- 3 HS nối tiếp đọc câu mình đặt.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS nghe xác định nhiệm vụ.

Bài 1:

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- HS làm bài cá nhân.

- 3 HS nối tiếp nhau phát biểu về dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, các HS khác bổ sung để đi đến thống nhất ý kiến.

+ Dấu chấm: được đặt cuối các câu 1, 2, 9. Dấu này dùng để kết thúc các câu kể. Các câu 3, 6, 8, 10 cũng là câu kể, nhưng cuối câu được đặt dấu hai chấm để dẫn lời nhân vật.

+ Dấu chấm hỏi: Được đặt ở cuối câu 7, 11. Dấu này dùng để kết thúc các câu hỏi.

+ Dấu chấm than: Được đặt ở cuối câu 4, 5. Dấu này dùng để kết thúc câu cảm (4) câu cầu khiến (5).

+ Vận động viên lúc nào cũng chỉ nghĩ đến kỉ lục nên khi bác sĩ nói anh ta sốt 41 độ anh hỏi ngay: Kỉ lục thế giới là bao nhiêu?

(24)

Bài 2: Giảm tải Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu chuyện Tỉ số chưa được mở.

- Yêu cầu HS tự làm bài. Gợi ý cách làm bài:

+ Đọc kĩ câu trong mẫu chuyện.

+ Xác định câu đó thuộc kiểu câu gì?

+ Dấu câu dùng như thế đã đúng chưa?

+ Sửa lại dấu câu cho đúng.

- GV gọi HS làm bài và giải thích.

- GV gọi HS nhận xét.

- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.

+ Em hiểu Tỉ số chưa được mở nghĩa là như thế nào?

2.2. Ôn tập về dấu câu( Dấu chấm. Chấm hỏi, chấm than) (Tr.115)

Bài 1: Giảm tải Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu và mẩu chuyện.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Yêu cầu HS làm việc trên bảng nhóm, dán bài lên bảng. Yêu cầu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS giải thích vì sao em lại chữa dấu câu trong bài như vậy?

Bài 3:

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS làm trên bảng phụ, HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- 4 HS nối tiếp nhau giải thích.

- Nhận xét bài làm của bạn.

- HS lắng nghe. Sai thì chữa bài vào vở.

+ Câu 1: là câu hỏi  phải sửa dấu chấm thành dấu hỏi: Hùng này, hai bài kiểm tra văn và toán hôm qua, cậu được mấy?

+ Câu 2: là câu kể  dấu chấm được dùng đúng, giữ nguyên như cũ: Vẫn chưa mở được tỉ số.

+ Câu 3: là câu hỏi  phải sửa dấu chấm than thành dấu chấm hỏi: Nghĩa là sao?

+ Câu 4: là câu kể  phải sửa dấu chấm hỏi thành dấu chấm: Vẫn đang hoà không - không.

+ Nghĩa là Hùng được điểm 0 cả hai bài kiểm tra Tiếng Việt và Toán.

Bài 2

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 1 HS làm trên bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở bài tập.

- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp theo dõi, bổ sung bài cho bạn.

- 5 HS nối tiếp nhau giải thích. Mỗi HS chỉ giải thích về 1 câu bị dùng sai.

+ Chà! Đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.

+ Cậu tự giặt lấy cơ à? Vì đây là câu hỏi nên phải dùng dấu chấm hỏi.

+ Giỏi thật đấy! Vì đây là câu cảm nên phải dùng dấu chấm than.

(25)

- Kết luận lời giải đúng.

=> Ba dấu chấm than cuối mẩu chuyện được sử dụng rất hợp lí nó thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ của Nam.

Bài 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.

- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.

- Gọi HS làm trên giấy dán lên bảng HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn.

- Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt.

- Nhận xét từng câu HS đặt.

C. Củng cố, dặn dò (5’)

- GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài và ghi bảng.

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện viết đúng các dấu câu. Chuẩn bị tiết sau

+ Không! Vì đây là câu cảm nên dùng dấu chấm than.

+ Tớ không có chị, đành nhờ ... anh tớ giặt giúp. Vì đây là câu kể nên dùng dấu chấm.

- HS lắng nghe rồi chữa bài.

Bài 3:

- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp.

- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, đặt câu. 1 HS đặt câu vào bảng.

- 1 HS báo cáo kết quả làm việc. HS cả lớp nhận xét, bổ sung.

- Nối tiếp đọc câu của mình đặt.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

- HS lắng nghe và thực hiện ở nhà.

Địa lí

CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Có một số hiểu biết về thiên nhiên của châu Mĩ và nhận biết được chúng thuộc khu vực nào của châu Mĩ.

2. Kĩ năng:Xác định và mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ trên quả địa cầu.

Nêu và chỉ được một số dãy núi và đồng bằng lớn của châu Mĩ trên lược đồ.

3. Thái độ: Giáo dục HS ham học hỏi về môi trường xung quanh.

* BVMT: HS yêu thích về môi trường xung quanh từ đó có ý thức BVMT.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Máy tính, máy chiếu.

- Phiếu học tập của HS

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: 4’(Ứng dụng PHTM)

- Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với kinh tế châu Âu và châu Á?

- 2 HS trả lời.

(26)

- Em biết gì về đất nước Ai Cập?

- Nhận xét.

B. Bài mới: 31’ (Ứng dụng PHTM) 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Vị trí địa lí và giới hạn của châu Mĩ: 7’

- Đưa quả địa cầu, yêu cầu HS quan sát tìm ranh rới giữa bán cầu Đông, bán cầu Tây?

-Yêu cầu HS xem hình 1, trang 103 SGK, lược đồ các châu lục và các đại dương trên thế giới, tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ. Các bộ phận của châu Mĩ.

- Yêu cầu HS lên bảng chỉ trên quả địa cầu và nêu vị trí của châu Mĩ.

- Châu Mĩ có diện tích là bao nhiêu triệu km2?

* KL: Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây bao gồm Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.

3. Thiên nhiên châu Mĩ: 7’

- Chia nhóm: 6 HS/nhóm, yêu cầu HS làm bài tập 2 VBT trang 50: Quan sát các ảnh hình 2 SGK, rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ?

- Em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ?

* KL: Thiên nhiên châu Mĩ rất phong phú và đa dạng, mỗi vùng, mỗi miền có những cảnh đẹp khác nhau.

4. Địa hình châu Mĩ: 7’

- Treo lược đồ tự nhiên châu Mĩ, yêu cầu HS quan sát lược đồ để miêu tả địa hình của châu Mĩ.

- Gợi ý cách mô tả:

+ Địa hình của châu Mĩ có thay đổi ntn?

+ Kể tên và vị trí của: các dãy núi lớn, các đồng bằng lớn, các cao nguyên lớn.

- Nhận xét,chỉnh sửa câu trả lời cho HS.

5. Khí hậu châu Mĩ: 7’

- Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?

- HS lên bảng tìm trên quả địa cầu.

- HS làm việc cá nhân.

- 3 HS lên bảng.

- HS đọc bảng số liệu thống kê SGK trang 104 trả lời.

- HS thảo luận..

- Các nhóm báo cáo kết quả.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Thiên nhiên châu Mĩ rất phong phú và đa dạng.

- HS làm việc theo cặp.

- 2 HS trình bày.

- Trải dài trên tất cả các đới khí hậu.

- 2 HS lên bảng chỉ.

(27)

- Em hãy chỉ trên lược đồ từng đới khí hậu trên?

- Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ?

* KL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam,vì thế châu Mĩ có đầy đủ các đới khí hậu. Châu Mĩ có rừng rậm nhiệt đới A-ma-dôn là khu rừng lớn nhất thế giới giữ vai trò quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, không chỉ của châu Mĩ mà còn của cả thế giới.

* Hướng dẫn HS làm bài tập VBT trang 50.

3. Củng cố, dặn dò: 2’

- Giải thích tại sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?

- GV nhận xét giờ học và giao BTVN.

- Làm trong lành và mát dịu khí hậu nhiệt đới của Nam Mĩ, điều tiết nước của sông ngòi.

- 2 HS đọc kết luận SGK.

- Vì địa hình phức tạp, sông ngòi dày đặc, có cả ba đới khí hậu.

Ngày soạn: 24/5/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 28 tháng 5 năm 2020 Tập đọc

CÔNG VIỆC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu các từ ngữ trong bài, diễn biến của truyện. Hiểu nội dung: Nguyện vọng và lòng nhiệt thành của một phụ nữ dũng cảm, muốn làm việc lớn, đóng góp công sức cho các mạng

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài.

3. Thái độ:

- Kính yêu bà Nguyễn Thị Định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh minh họa bài học. Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Tà áo dài Việt Nam và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- Nhận xét từng HS B. Bài mới:( 30’)

1. Giới thiệu bài

- 3 HS lên bảng đọc bài và trả lời lần lượt các câu hỏi SGK.

- Nhận xét bạn đọc và trả lời.

Tài liệu tham khảo

Đề cương

Tài liệu liên quan

- GV quan sát nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút 4. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, phấn mầu III.. Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm dễ lẫn r/gi/d. b) Kĩ năng: HS

- Biết rút kinh nghiệm về vài TLV tả đồ vật (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,…); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của

- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ,

- Dựa trên dàn ý đã lập (từ tiết học trước), viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ,

a) GV treo bảng phụ đã viết sẵn các đề bài của tiết Viết bài văn tả cảnh (tuần 32); một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý ….. b)

- GV: Bảng phụ viết sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp. Các hoạt động dạy học chủ yếu.. Hoạt động của

- Vận dụng những hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cây cối đã học để viết được một số đoạn văn (còn thiếu ý) cho hoàn chỉnh

- HS biết viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đồ vật đúng yêu cầu của đề bài, có đủ 3 phần (mở bài, thân bài và kết bài), diễn đạt thành câu rõ ý..