• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:...

Ngày giảng:... Tiết 27 BÀI 22: CAO TRÀO CÁCH MẠNG TIẾN TỚI TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG

TÁM NĂM 1945 ( TIẾP THEO) I. Mục tiêu bài dạy

1 Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Cao trào kháng Nhật cứu nước: nét chính về diễn biến, khí thế cách mạng sội nổi, rộng khắp trong cả nước, bước phát triển mới của lực lựng chính trị và lực lượng vũ trang, sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, chính quyền cách mạng bắt đầu được hình thành.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Rèn cho học sinh có kĩ năng khai thác kiến thức qua kện hình, kênh chữ, kĩ năng hận xét, đánh giá tình hình thế giới và trong nước. Rèn kĩ năng khai thác kiến thức qua tài liệu, qua mang Internet, kĩ năng thuyết trình.

- Rèn kĩ năng thu thập xử lí thong tin, tư liệu, ứng dụng công nghệ thông tin ( Power Point - Word) vào việc xây dựng bài thuyết trình của học sinh.

- Rèn khả năng tư duy độc lập, làm việc theo nhóm có hiệu quả.

* Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy hợp tác, kĩ năng lắng nghe trình bày, kĩ năng giao tiếp.

3.Thái độ

- Giáo dục HS lòng kính yêu Chủ Tịch Hồ Chí Minh và lòng tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Giáo dục học sinh ý thức đấu tranh bảo vệ tổ quốc.

4. Năng lực hướng tới

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quản lý, năng lực sử dụng CNTT, năng lực giao tiếp, năng lực sử sử dụng ngôn ngữ.

* Năng lực chuyên biệt:

- Tái hiện lại sự kiện, hiện tượng lịch sử - Thực hành bộ môn Lịch sử

- Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá và rút ra bài học.

- Vận dụng kiến thức môn học để giải quyết những vấn đề liên II. Chuẩn bị

- GV: Tài liệu tham khảo, máy tính, máy chiếu, bài soạn trên Power Point - Word + Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc.

+ Tài liệu văn học, Lịch sử, Địa lí

- HS: SGK, tài liệu tham khảo, sơ đồ tư duy bài học, tranh ảnh, bài thuyết trình trên Power Point

III. Phương pháp/KT

- PP:Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, kể chuyện, nêu và giải quyết vấn đề...

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao việc, nhóm, động não, trình bày 1 phút, sơ đồ tư duy

IV.Tiến trình giờ dạy 1 ổn định tổ chức (1p)

2 Kiểm tra bài cũ ( Kiểm tra 15p)

(2)

Câu hỏi:

Câu 1: Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Nêu nội dung của Hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương?

Đáp án, biểu điểm:

Câu 1: Trình bày hoàn cảnh thế giới và trong nước (4 điểm)

* Thế giới:

- Đầu 1941, phát xít Đức chiếm xong Châu Âu.

- Đến 6 / 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô.

- Trên thế giới hình thành 2 trận tuyến lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng và lực lượng phát xít Đức – Ý – Nhật

* Trong nước:

- 28/1/1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng và chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941.

Câu 2: Nội dung cảu Hội nghị (6 điểm)

+ Giải phóng các dân tộc Đông Dương ra khỏi Pháp - Nhật. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh.

+ Thay đổi khẩu hiệu đấu tranh....

3 Bài mới

GV giới thiệu bài (1p)

Ở tiết trước các em đã nắm được hoàn cảnh ra đời và các hoạt động của mặt trận Việt Minh. Những hoạt động đó đã tác động đến cao trào kháng Nhật cứu nước ntn? Đảng ta đã làm gì để thúc đẩy cao trào cách mạng cứu nước phát triển? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động 2 (23 phút)

- Mục tiêu học sinh nắm được cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và thực hành thuyết trình nội dung

- Phương pháp: Vấn đáp, nêu vấn đề, thuyết trình, thảo luận

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật nhóm, kĩ thuật động não - Phương tiện SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu, bài chuẩn bị của học sinh

- Cách tiến hành

HS theo dõi phần kênh chữ SGK/89, kết hợp với sự hiểu biết trả lời câu hỏi

? Nhật đảo chính Pháp trong hoàn cảnh nào? Tại sao?

HS trả lời trong SGK/89

? Trình bày diễn biến quá trình Nhật đảo chính Pháp?

HS trả lời trong SGK/89

II. Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

1. Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945)

a. Hoàn cảnh (SGK/89)

- Chiến tranh bước vào giai đoạn kết thúc, nước Pháp được giải phóng.

+ Ở mặt trận Thái Bình Dương, phát xít Nhật nguy khốn. Quân Pháp ở Đông Dương cũng ráo riết chuẩn bị chờ thời cơ để giành lại địa vị thống trị cũ.

(3)

? Sau khi đảo chính Pháp, Nhật có những thủ đoạn nào?

HS trả lời: thủ đoạn của phát xít Nhật là đàn áp, bóc lột nhân dân Đông Dương

GV chiếu Slide 7: Thủ đoạn của phát xít Nhật THỦ ĐOẠN CỦA PHÁT XÍT NHẬT

SAU ĐẢO CHÍNH PHÁP

- Về chính trị: Nhật tuyên bố cho Việt Nam “độc lập”.

Nhưng chúng giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, chỉ thay người Pháp làm toàn quyền và nắm toàn bộ quyền lực. Chúng lập chính phủ Trần Trọng Kim làm bù nhìn và lập ra hàng loạt tổ chức đảng phái chính trị phản động…

- Về kinh tế: Chúng cướp đoạt trắng trợn tài sản của nhân dân ta, bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu vơ vét nguyên liệu, hàng hóa, lương thực, tăng thuế…Chúng chiếm các cơ sở kinh tế của Pháp.

- Tiến hành hàng loạt các hoạt động đàn áp lực lượng cách mạng và nhân dân.

( Đại cương lịch sử Việt Nam tập II )

? Những thủ đoạn trên của phát xít Nhật đã để lại hậu quả gì cho nhân dân ta?

HS trả lời: nạn đói năm 1945

Chiếu hình ảnh nạn đói năm 1945 ( slide 8)

Nạn đói năm 1945

? Quan sát hình ảnh trên, em có suy nghĩ gì?

HS tự bộc lộ suy nghĩ

? Em biết gì về nạn đói năm 1945?

HS tự bộc lộ suy nghĩ

Từ những âm mưu và thủ đoạn của phát xít Nhật đã gây ra thảm cảnh nạn đói năm 1945 ở Việt Nam, cái đói đã tràn đến xóm, thôn, huyện, tỉnh.

- Tình thế trên buộc Nhật đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương

b. Diễn biến(SGK/89)

- Đêm 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp

" Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật

(4)

Từ Quảng Trị đến các tỉnh miền Bắc như Nam Định, Thái Bình, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau đi xin, mặt mũi xanh xám như những bóng ma. Xác chết nằm ngổn ngang khắp lều chợ, các con đường, ngõ xóm, người ta chôn xác chết vào một hố chôn tập thể.

Nhiều gia đình, dòng họ phải rời bỏ quê hương, ly tán khắp nơi. Vậy mà bọn phát xít, thực dân, chúng vẫn ngang nhiên thu gom lúa gạo, phục vụ cho cuộc chiến tranh. Thật là dã man, tàn bạo.

Cũng trong năm này, công nhân, nông dân Đông Triều, Quảng Ninh cũng phải sống trong cảnh một cổ đôi ba tròng áp bức, đói khổ lầm than. Bên cạnh đó, họ còn bị bọn phỉ, bọn cướp hoành hành, cướp bóc. Chúng coi mạng người như cỏ rác, chặn đường cướp của, giết người đi lẻ, công khai đi cướp ở các làng, chợ, phố giữa ban ngày. Những người công nhân, nông dân phải sống trong cảnh cá nằm trên thớt, lòng oán hận dâng cao như rừng cỏ khô chỉ chờ ngọn lửa sẽ cháy bùng lên.

? Có ý kiến cho rằng, Nhật đảo chính Pháp là thời cơ cho Đảng ta lãnh đạo nhân dân nổi dậy giành chính quyền? Em có đồng tình ý kiến trên không? Vì sao?

Sử dụng kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày 1 phút HS trao đổi hai bạn (2 phút)

GV chốt: Nhật đảo chính Pháp, Pháp thua, một kẻ thù của ta đã gục ngã nhưng vẫn còn một kẻ thù nữa là phát xít Nhật. Vì vậy tình thế cách mạng đã đến nhưng thời cơ cách mạng chưa đến. Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của phát xít Nhật đã lộ rõ, nhân dân ta vô cùng căm ghét chúng, tạo điều kiện cho ccahs mạng phát triển, đẩy phát xít Nhật vào tình thế khốn đốn hơn.

GV chuyển ý: Từ phân tích ở trên, các em thấy được điều kiện khách quan đã đến nhưng chưa đủ lớn mạnh để chúng ta đập tan xiềng xích nô lệ, Đảng ta đề ra chủ trương đi từ khởi nghĩa từng phần ở từng địa phương rồi mới tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Vậy chủ trương mới của Đảng như thế nào, chúng ta cùng tìm ở mục 2.

? Đứng trước tình hình Nhật đảo chính Pháp, Đảng ta có chủ trương gì mới?

HS trả lời trong SGK/90

? Đánh giá của em về chủ trương của Đảng ta?

2 học sinh trả lời

- Chủ trương của Đảng là hoàn toàn đúng đắn vì: Đảng ta

2. Tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

a. Chủ trương của Đảng

- Ra chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

- Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt là phát xít Nhật.

- Phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước”.

(5)

trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi để phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa.

? Tại sao Đảng ta lại phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước”?

HS trả lời: Đảng ta căn cứ vào tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi để phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa

Chiếu Slide 9: Lược đồ cao trào Kháng Nhật cứu nước

Lược đồ cao trào Kháng

Nhật cứu nước Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc

Sử dụng phương pháp tường thuật

HS tường thuật cao trào “ Kháng Nhật cứu nước trên lược đồ

- Học sinh tường thuật, nhận xét, bổ sung. GV đánh giá phần trình bày của học sinh

? Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động ntn đến cao trào kháng Nhật cứu nước?

- Đã tập hợp được đông đảo quân chúng tạo nên lực lượng chính trị của CM

- Lực lượng vũ trang cũng được hình thành tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy cao trào kháng Nhật cứu nước phát triển mạnh mẽ.

- Giáo viên chốt nội dung: Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước từ nông thôn đến thành thị, từ miền Bắc đến miền Trung nhất là phong trào phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo, tạo nên không khí cách mạng sôi động trong cả nước.

Phong trào đấu tranh trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân cả nước đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

Tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra như thế nào, tiết 3 của chủ đề, các em sẽ được tìm hiểu tiếp.

b. Cao trào “Kháng Nhật cứu nước” (SGK/90)

4. Củng cố (2p)

Vẽ sơ đồ tư duy bài học

(6)

Chiếu sơ đồ tư duy của nhóm 1 GV giao nhiệm vụ từ tiết trước

5 Hướng dẫn về nhà (3p)

Giáo viên chiếu yêu cầu và phát phiếu giao nhiệm vụ cho học sinh - Học bài và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, vở bài tập

+ Hoàn thành các câu hỏi, bài tập của cá nhân, nhóm + Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học

- Chuẩn bị Bài 28 : Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa

+ Giao nhiệm vụ cho học sinh:

+ Sưu tầm tranh ảnh những ngày giành chính quyền trong cả nước + Chuẩn bị một bài thuyết trình theo nhóm có hình ảnh kèm theo Nhóm 1: Bài thuyết trình trên Power Point, bài viết giới thiệu chùa Bắc Mã

Nhóm 2: Bài thuyết trình trên Power Point, bài viết giới thiệu Căn cứ Đệ tứ Chiến Khu Đông Triều.

Nhóm 3: Vẽ tranh tuyên truyền cổ động cách mạng tháng tám năm 1945 Nhóm 4: Bản đồ tư duy tổng kết bài học

+ Bài giới thiệu di tích Lịch sử ở địa phương: chùa Bắc Mã, đình chùa Hổ Lao, giới thiệu Đệ tứ Chiến Khu.

+ Bài vận dụng giải quyết vấn đề biển Đông.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song