• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: /09/2021 Tiết 3 Ngày giảng: /09/2021

BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (TIẾT 1) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các qui tắc để viết chương trình, câu lệnh.

- Biết ngôn ngữ chương trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

- Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các qui tắc của ngôn ngữ lập trình.

2. Năng lực

- Năng lực sử dụng máy tính, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, hợp tác, làm việc nhóm.

3. Phẩm chất

- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; Có trách nhiệm với công việc được giao trong quá trình học tập

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Câu hỏi, sgk, máy tính, máy chiếu

- HS: vở, sgk.

III/ PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức: (1p) - Kiểm tra sĩ số:

- Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (10p)

Câu hỏi 1: Chương trình là gì? Vì sao phải viết chương trình?

Câu hỏi 2: Phân biệt ngôn ngữ máy và ngôn ngữ lập trình?

3. Bài mới:

(2)

Hoạt động 1: Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

- Thời gian: (15p)

- Mục tiêu: Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các qui tắc để viết chương trình, câu lệnh.

Biết ngôn ngữ chương trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo lớp.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, thuyết trình - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời

……….

.

Hoạt động dạy học Nội dung

- GV: Giống như ngôn ngữ tự nhiên, mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng.

- HS: lắng nghe và ghi chép.

?Các câu lệnh được viết từ đâu.

?Nếu câu lệnh bị viết sai qui tắc, chương trình dịch sẽ xử lý như thế nào.

- HS: trả lời theo ý hiểu.

- GV: Về cơ bản, ngôn ngữ lập trình gồm bảng chữ cái và các qui tắc để viết các lệnh có ý nghĩa xác định, cách bố trí các câu lệnh.

- HS: lắng nghe và ghi chép.

1. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?

- Các câu lệnh được viết từ các chữ cái của bảng chữ cái đó.

+ Bảng chữ cái tiếng Anh: A --> Z.

+ Các kí hiệu phép toán: +, -, *, /.

+ Các dấu ‘ ‘, ( ),...

Hoạt động 2: Phân biệt từ khóa và tên - Thời gian: (15p)

- Mục tiêu: Biết ngôn ngữ chương trình có tập hợp các từ khoá dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định.

(3)

Biết tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, tên phải tuân thủ các qui tắc của ngôn ngữ lập trình.

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo lớp.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời

……….

Hoạt động dạy học Nội dung

- GV cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận phán đoán các từ khoá có trong chương trình trên.

- HS: lắng nghe và ghi chép.

?Trong ngôn ngữ lập trình các từ khoá được qui định như thế nào.

- HS: trả lời theo ý hiểu.

- GV lưu ý cho HS về cách phân biệt các từ khoá trong chương trình.

- HS: trả lời theo ý hiểu.

- GV: Ngoài các từ khoá, chương trình còn sử dụng “tên” do người lập trình đặt.

- HS: lắng nghe và ghi chép.

?Khi đặt tên cần chú ý tuân thủ những qui tắc nào.

- HS: trả lời theo ý hiểu.

- GV lưu ý cho HS khi đặt tên nên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu.

- HS: lắng nghe và ghi chép.

2. Từ khoá và tên

- Từ khoá của ngôn ngữ lập trình là từ dành riêng được viết bằng tiếng Anh.

- Qui tắc đặt tên:

+ Tên không được trùng với các từ khoá.

+ Tên không chứa dấu cách.

+ Tên không chứa các kí tự đặc biệt.

+ Tên không bắt đầu bằng số.

4. Củng cố: (3p)

- GV gọi HS nhắc lại đặt tên cho chương trình.

? HS vận dụng làm bài tập trên phông chiếu

(4)

- HS phân biệt từ khoá và tên.

5. Hướng dẫn về nhà: (1p)

- Học bài cũ. Làm bài tập 1, 2, 3 Sgk T14 - Chuẩn bị phần tiếp theo của bài

V/ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

Ngày soạn: /09/2020 Tiết 4

Ngày giảng: /09/2020

BÀI 2: LÀM QUEN VỚI CHƯƠNG TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH (TIẾT 2) I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS biết được cấu trúc chương trình gồm phần khai báo và phần thân.

- Biết được các phím hỗ trợ để dịch và chạy chương trình.

2. Năng lực

- Năng lực sử dụng máy tính, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, hợp tác, làm việc nhóm.

3. Phẩm chất

- Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; Có trách nhiệm với công việc được giao trong quá trình học tập

II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: máy tính, máy chiếu, sgk.

- HS: Bảng nhóm, bút dạ, phiếu học tập.

III/ PHƯƠNG PHÁP

- Thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thảo luận nhóm.

IV/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY 1. Ổn định tổ chức: (1p) - Kiểm tra sĩ số:

- Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: (5p)

(5)

Câu hỏi: Cho biết sự khác nhau giữa từ khoá và tên? Nêu qui tắc đặt tên trong chương trình?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình - Thời gian: (20p)

- Mục tiêu: HS biết được cấu trúc chương trình gồm phần khai báo và phần thân.

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời

………

Hoạt động dạy học Nội dung

- HS quan sát lại ở hình ảnh chương trình hoàn chỉnh trên phông chiếu

?Cấu trúc của một chương trình gồm những gì.

?Trong cấu trúc của chương trình phần nào là quan trọng nhất? Vì sao.

- GV cho HS hoạt động nhóm thảo luận.

- HS các nhóm trả lời.

- GV nhận xét.

- HS hoạt động nhóm thảo luận xác định phần khai báo tên chương trình và phần thân của chương trình (Đã xét ở ví dụ trước).

- GV quan sát.

- GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời.

- Các nhóm đối chiếu nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Cấu trúc chung của chương trình.

- Cấu trúc của một chương trình gồm 2 phần:

+ Phần khai báo:

Khai báo tên chương trình.

Khai báo thư viện.

+ Phần thân: Nằm trong cặp từ khoá BEGIN...END.

*Lưu ý: Phần thân là phần quan trọng nhất và bắt buộc phải có trong tất cả các chương trình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ví dụ về ngôn ngữ lập trình

(6)

- Thời gian: (15p)

- Mục tiêu: Biết được các phím hỗ trợ để dịch và chạy chương trình.

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo lớp.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật động não, kĩ thuật hỏi và trả lời

……….

.

Hoạt động dạy học Nội dung

- GV: Trong phần này chúng ta sẽ làm quen với 1 ngôn ngữ lập trình là Pascal.

?Để lập trình bằng ngôn ngữ này phải cài đặt môi trường lập trình như thế nào.

?HS quan sát hình 1.8, 1.9, 1.10 SGK trên phông chiếu

- GV hướng dẫn cho HS các phím hỗ trợ để thực hiện dịch và chạy chương trình.

4.

V í dụ về ngôn ngữ lập trình.

- Dịch chương trình: ALT + F9 - Chạy chương trình: CTRL + F9

4. Củng cố: (3p)

- HS nhắc lại cấu trúc của một chương trình.

? HS sử dụng phiếu học tập ghi lại các phím hỗ trợ dùng để dịch và chạy chương trình.

5. Hướng dẫn về nhà: (1p) - Học bài cũ.

- Làm bài tập 4, 5 Sgk T14.

V/ RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho

Bài học luyện tập về đối xứng trục, giúp củng cố kiến thức về khái niệm, tính chất và cách vẽ hình đối