• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết 30 Ngày giảng: ...

Chủ đề: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ Ở ĐẦU THẾ KỈ X NGÔ QUYỀN VÀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 I. Yêu cầu cần đạt

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hoá) ra Bắc, chuẩn bị chống quân xâm lược.

- Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta: diễn biễn, kết quả và ý nghĩa.

- Nhận xét về kế hoạch của Ngô Quyền.

2. Thái độ

- Giáo dục học sinh lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc.

- Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt nam”.

3. Kĩ năng

- Rèn luyên phương pháp mô tả sự kiện, kĩ năng đọc bản đồ lịch sử,phân tích, nhận định, đánh giá một sự kiện lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm..

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt:-Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thực hành bộ môn lịch sử, vận dụng liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra.

- Tìm hiểu vài nét về tiểu sử của Ngô Quyền, khai thác hình 55 trong SGK để biết về việc chuẩn bị trận đánh trên sông Bạch Đằng.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp, tường thuật…

III. Phương tiện - Ti vi.

- Máy tính.

IV. Chuẩn bị

(2)

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Bản đồ chiếnthắng Bạch Đằng năm 938.

- Đọc các tài liệu, những mẫu chuyện liên quan đến bài học.

- Bảng phụ, tranh ảnh…

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài học.

- Bài soạn các câu hỏi….

V. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: (linh động) 3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết và những việc làm của Ngô Quyền để giành lại độc lập cho dân tộc, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 4 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số hình ảnh về Ngô Quyền và cuộc kháng chiến năm 938.

? Em biết gì về các bức ảnh trên?

- Dự kiến sản phẩm: Là hình ảnh về Ngô Quyền và cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Công cuộc dựng nền tự chủ của họ Khúc, họ Dương đã kết thúc ách độ hộ hàng nghìn năm của các thế lực phong kiến đối với nước

ta về mặt danh nghĩa, việc này đã làm cơ sở cho nhân dân ta tiến lên giành độc lập lâu dài và Ngô Quyền đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử đó bằng một trận quyết chiến chiến lược

trên sông Bạch Đằng. Như vậy, cuộc chiến này diễn ra như thế nào, kết quả ra sao chúng

ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

(3)

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết đến khi Ngô Quyền mang quân từ Ái Châu (Thanh Hoá) ra Bắc

- Mục tiêu:Biết được tình hình nước ta từ sau khi Dương Đình Nghệ bị giết và những việc làm của Ngô Quyền

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện +Ti vi.

+ Máy tính.

- Thời gian: 15 phút - Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 1. Thảo luận nhóm (6 nhóm), trả lời câu hỏi sau:

+ Nhóm 1+2

? Em biết gì về Ngô Quyền?

? Theo em Ngô Quyền kéo quân ra bắc làm gì?

+ Nhóm 3+4

? Được tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc, Kiều Công Tiễn đã làm gì?

? Vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, hành động đó cho thấy điều gì?

+ Nhóm 5+6

? Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 như thế nào?

? Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

- GV: Trích dẫn câu nói của Ngô Quyền:

“Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu & bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiến vào trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự, không có kế gì hay

- Năm 937, Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ.

Được tin đó, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc.

- Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán.

Năm 938, Nam Hán đem quân sang xâm lược nước ta lần thứ hai.

- Ngô Quyền vào thành Đại La (Tống Bình) bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.

- Chuẩn bị cho trận chiến trên sông sông Bạch Đằng: đóng hàng nghìn cọc đẽo

(4)

hơn kế đó cả” và nói về sự chuẩn bị của ta.

- GV treo lược đồ hỏi: Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?

- GV: Giải thích thêm sự chủ động & độc đáo: Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông chỗ nào là hợp lý nhất.

? Em có nhận xét gì về kế hoạch của Ngô Quyền?

- HS: Trả lời

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

nhọn và có bịt sắt...

2. Hoạt động 2: 2. Trận đánh trên sông Bạch Đằng của quân ta

- Mục tiêu:Ghi nhớ diễn biến chính trận đánh trên sông Bạch Đằng và ý nghĩa - Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, tường thuật.

- Phương tiện +Ti vi.

+ Máy tính.

- Thời gian: 19 phút - Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2. Quan sát lược đồ H55 – SGK, thảo luận nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi sau:

? Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng?

? Kết quả trận đánh như thế nào?

? Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào?

? Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

? Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ hai?

- HS: Trả lời

*Diễn biến:

- Cuối năm 938, đoàn thuyền quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào vùng biển nước ta. Lúc nước triều đang dâng cao, quân ta đánh nhử giặc vào cửa sông

(5)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở

? Hiện nay để ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền thì chúng ta đã làm gì?

- HS: Xây lăng, nhiều tên trường, đường phố mang tên ông.

- GV: Cho HS xem tranh lăng Ngô Quyền, hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu trang 77.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GDMT: Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện, nhận thấy tinh thần chiến tranh anh dũng, thông minh sáng tạo của tổ tiên.

Những di tích lịch sử liên quan đến các sự kiện, nhân vật trong bài.

- Giảng thêm: Hiện nay trong nhân dân có rất nhiều di tích lịch sử có giá trị nhưng các di tích này bị dân cư xâm lấn và có nguy cơ trở thành phế tích.

- Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di tích này?

*HS: Trả lời

GV: Hiện nay việc giữ gìn, bảo vệ di sản trong văn hóa trong dân cư còn quá ít. Vì vậy chúng ta cần tuyên truyền thường xuyên các kiến thức liên quan đến các di sản để mọi người nhận thức về giá trị của nó và họ sẽ không xâm phạm hủy hoại di tích.

Bạch Đằng.

- Khi nước triều rút, ta tấn công, địch rút chạy, thuyền xô vào cọc nhọn... Hoằng Tháo bị giết tại trận.

* Kết quả:

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

*Ý nghĩa:

- Chấm dứt hoàn toàn ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc.

- Khẳng định nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở các hoạt động của bài.

- Thời gian: 4 phút

(6)

- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HSvà chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1 . Ai là người chỉ huy đánh thắng trận chiến trên sông Bạch Đằng với quân Nam Hán vào năm 938?

A. Trần Hưng Đạo. B. Quang Trung.

C.Trần Quốc Tuấn. D.Ngô Quyền.

Câu 2 . Tại sao Dương Đình Nghệ chết?

A. Bị bệnh chết. B. Đánh quân Nam Hán bị trúng tên độc.

C.Bị Kiều Công Tiễn giết. D. Bị Ngô Quyền giết.

Câu 3.Đâu không phải là kế hoạch của Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán?

A. Tìm hiểu chế độ thủy triều ở cửa sông Bạch Đằng.

B. Chủ động đón đánh quân Nam Hán.

C. Bố trí bãi cọc ngầm ở long sông Bạch Đằng.

D.Cho con trai sang nhà Nam Hán làm con tin để cầu hòa.

Câu 4.Trong chiến thắng Bạch Đằng, tính nhân dân thể hiện ở điểm nào?

A. Thực hiện vườn không nhà trống.

B. Trong một thời gian ngắn, một khối lượng lớn cây rừng được đem về đóng xuống lòng sông nhưng đối phương không hay biết.

C. Thực hiện đánh nhanh thắng nhanh.

D. Mua được khối lượng sắt lớn để bịt đầu nhọn của cọc.

Câu 5. Vì sao lại nói chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

A. Sử dụng chiến lược, chiến thuật đúng đắn.

B. Khẳng định tinh thần chiến đấu ngoan cường của dân tộc.

C. Trung Quốc không bao giờ dám đêm quân đánh nước ta một lần nữa.

D.Đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán.

Câu 6. Vì sao nói lịch sử nước ta từ năm 179 – TCN đến năm 938 là thời kỳ Bắc thuộc?

A. Vì nhà Nam Hán thống trị.

B. Bị nhà Đường đô hộ.

C.Luôn bị các triều đại phong kiến phương Bắc độ hộ, thống trị.

D. Nước ta luôn bị nhà Ngô bóc lột.

(7)

Câu 7.Quân Nam Hán thất bại khi xâm lược nước ta vì A. Hoằng Tháo, tướng chỉ huy giặc bị giết chết.

B. thuyền của quân Nam Hán vào đến cửa biển nước ta gặp bão nên phải rút về C. vua Nam Hán hạ lệnh thu quân về nước.

D. quân ta mai phục đánh tan quân Nam Hán ngay sông trên sông Bạch Đằng.

Câu 8.Tại sao Ngô Quyền lại chọn sông Bạch Đằng để bố trí bãi cọc?

A.Sông có sự chênh lệch rất lớn giữa mực nước lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống.

B. Sông có rất nhiều ghềnh đá nằm ngầm dưới nước đã làm đắm nhiều tàu thuyền.

C. Sông có sóng to gió lớn.

D. Sông dễ ra vào.

- Dự kiến sản phẩm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

ĐA D C D B D C D A

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu:Vận dụng kiến thức mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

- Phương thức tiến hành: Câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Câu 1: ? Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938.

Câu 2: Nhận xét về cách đánh của Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng.

- Thời gian: 3 phút.

- Dự kiến sản phẩm: HS Câu 1:Lập bảng thống kê.

Câu 2: Ngô Quyền có cách đánh giặc táo bạo và tài tình, chọn cách đánh chủ động và bất ngờ gây cho địch nhiều tổn thất và hoang mang, tránh được tổn thất lớn cho quân ta và nhanh chóng giành được thắng lợi thống nhất đất nước.

- GV giao nhiệm vụ cho HS + Học bài, hoàn thành các bài tâp.

+ Xem lại từ bài 17 – bài 27, chuẩn bị tiết sau ôn tập

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho