• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 9 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia 2021 môn Văn có đáp án chi tiết - Đề số 9 | Ngữ văn, Đề thi THPT quốc gia - Ôn Luyện"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 9 BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề



I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Một họa sĩ suốt đời mơ ước vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian. Ông đến hỏi vị giáo sĩ để biết được điều gì đẹp nhất. Vị giáo sĩ trả lời : "Tôi nghĩ điều đẹp nhất trần gian là niềm tin, vì niềm tin nâng cao giá trị con người".

Hoạ sĩ cũng đặt câu hỏi tương tự với cô gái và được trả lời : "Tình yêu là điều đẹp nhất trần gian, bởi tình yêu làm cho cay đắng trở nên ngọt ngào, mang đến nụ cười cho kẻ khóc than, làm cho điều bé nhỏ trở nên cao trọng, cuộc sống sẽ nhàm chán biết bao nếu không có tình yêu".

Cuối cùng hoạ sĩ gặp một người lính mới từ trận mạc trở về. Được hỏi, người lính trả lời :

"Hoà bình là cái đẹp nhất trần gian, ở đâu có hoà bình ở đó có cái đẹp". Và hoạ sĩ tự hỏi mình : "Làm sao tôi có thể vẽ cùng lúc niềm tin, hoà bình và tình yêu ?".

... Khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ. Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn ngập hạnh phúc và bình an. Hoạ sĩ đã hiểu thế nào là điều đẹp nhất trần gian. Sau khi hoàn thành tác phẩm, ông đặt tên cho nó là :

"Gia đình".

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật có trong văn bản và nêu tác dụng.

Câu 4. Vì sao người họa sĩ đặt tên cho tác phẩm là "Gia đình"?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Từ câu chuyện trong phần Đọc hiểu anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến: Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại những tai ương của số phận (Éuripides). '

Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

(2)

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn, bước đi Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hôm Thái, mái đình, cây đa?

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu....

(Trích Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, trang 109 - 110)

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. - Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản:

– Người họa sĩ trăn trở vẽ một bức tranh đẹp nhất trần gian.

– Ông đã hỏi nhiều người và cuối cùng nhận ra điều đẹp nhất chính là gia đình.

Câu 3. - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là liệt kê: người họa sĩ hỏi giáo sĩ, hỏi cô gái và hỏi người lính.

– Tác dụng: người họa sĩ mong muốn tư vấn để vẽ nên bức tranh đẹp nhất trên đời.

(3)

Câu 4. – Người họa sĩ đặt tên tác phẩm của mình là "Gia đình": vì khi trở về nhà, ông nhận ra niềm tin trong ánh mắt của các con, tình yêu trong cái hôn của người vợ.

– Chính những điều đó làm tâm hồn ông tràn đầy hạnh phúc và bình an.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)

HS tham khảo nội dung dưới đây để viết đoạn văn:

1. Giải thích

– Gia đình là tổ ấm của mỗi con người, nơi mỗi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên.

– Chốn nương thân là nơi che chở tin cậy, chỗ dựa vững chắc.

– Tai ương của số phận là những bất hạnh, rủi ro gặp phải trong cuộc đời.

– Duy chỉ có... mới... là nhấn mạnh tính duy nhất.

=> Câu nói khẳng định giá trị, tầm quan trọng của gia đình với mỗi người: là chỗ dựa, điểm tựa duy nhất để chống lại những bất hạnh, rủi ro gặp phải trên đường đời.

2. Phân tích và chứng minh

– Câu nói có ý nghĩa sâu sắc, là lời nhắc nhở thấm thía về ý nghĩa, giá trị to lớn của gia đình đối với mỗi người:

+ Bởi vì: gia đình là cái nôi hạnh phúc của mỗi người.

+ Nơi đó ta được nuôi dưỡng, chở che, bao bọc, được đón nhận tình yêu thương thiêng liêng vô bờ bến của những người thân, những người ruột thịt.

– Truyền thống, lối sống và sự giáo dục của gia đình là môi trường hình thành nhân cách, phẩm chất cho mỗi con người - những hành trang cần thiết khi đối mặt với thử thách trên đường đời:

+ Gia đình là nền tảng, là bệ phóng cho mỗi con người đến với những thành công sau này (điều kiện kinh tế, mối quan hệ xã hội... của gia đình...).

+ Là hậu phương, là chỗ dựa tinh thần vững chắc: nâng đỡ khi chúng ta vấp ngã, tiếp thêm sức mạnh khi chúng ta gặp khó khăn, trở ngại, an ủi, chia sẻ khi chúng ta đau buồn.

+ Gia đình không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với cuộc đời mỗi người mà còn có vai trò quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội (gia đình là tế bào của xã hội).

3. Bình luận (bàn bạc, mở rộng vấn đề)

– Câu nói trên nhắc nhở con người cần biết quý trọng gia đình.

– Phê phán những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình (sống thờ ơ, vô cảm, không quan tâm đến những người thân, chà đạp lên những giá trị truyền thống của gia đình...).

(4)

– Ý kiến của Éuripides đã tuyệt đối hóa vai trò của gia đình đối với mỗi người, song trong thực tế:

+ Ngoài gia đình, mỗi người còn có những điểm tựa khác để vượt qua những khó khăn, thử thách như: bạn bè, đồng chí, đồng đội, đồng nghiệp.

+ Những người không có được điểm tựa gia đình vững chắc vẫn biết vươn lên, trưởng thành, trở thành người có ích.

4. Bài học nhận thức và hành động

– Yêu quý, trân trọng gia đình. Nhận thức được vai trò, ý nghĩa của gia đình đối vói mỗi người và xã hội.

– Bằng những việc làm cụ thể góp phần xây dựng gia đình của mình hạnh phúc, bền vững, giàu mạnh. Vận động những người xung quanh cùng chung tay xây dựng gia đình vì một xã hội tốt đẹp.

Câu 2. (5,0 điếm) 1. Mở bài

– Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần thứ hai của dân tộc ta thắng lợi được nhân loại tiến bộ vinh danh là "cuộc chiến tranh thần thánh". Tính thần thánh, huyền thoại ấy được biểu hiện ở đường lối kháng chiến đứng đắn, sáng suốt, ở lòng yêu nước, lí tưởng độc lập - tự do, ở tinh thần kiên cường, dũng cảm của quân dân ta. Với một lực lượng nhỏ bé, vũ khí thô sơ, chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, quân ta phải đối diện trước bọn thực dân Pháp binh hùng, tướng mạnh, vũ khí hiện đại... Vậy mà cuối cùng dân tộc ta đã chiến thắng. Một trong những nguyên nhân thắng lợi là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, sức mạnh của tình dân với cách mạng, tình người mặn nồng, tha thiết, yêu thương, gắn bó với nhau.

- Vẻ đẹp của khối đoàn kết toàn dân, của tình người ấy đã được nhà văn Tố Hữu ngợi ca bằng những từ ngữ, những câu thơ, những hình tượng thẩm mĩ vô cùng ấn tượng trong đoạn trích phần một của trường ca Việt Bắc. Ngày nay, cuộc chiến đã đi qua nhưng tình người thì còn lại mãi mãi... Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có ít nhất một niềm thương, nỗi nhớ.

Niềm thương, nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ta tạo nên những rung động mãnh liệt trong cảm xúc. Với các thi nhân, cảm xúc lại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó giúp cho các nhà thơ làm nên những thi phẩm say đắm lòng người. Tiếng nói từ trái tim sẽ đến được với trái tim.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...

(5)

Đoạn thơ đã tái hiện được một thời kì cách mạng và kháng chiến gian khổ mà hào hùng của dân tộc, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, với đất nước; qua đó thấy rõ từ tình cảm thủy chung truyền thống của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành tình cảm mới của thời đại, đó là ân tình cách mạng - cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

– Được coi là người sinh ra để thơ hóa những vấn đề chính trị, thơ Tố Hữu luôn bám sát các sự kiện cách mạng. Men theo năm tháng những bài thơ của Tố Hữu, ta có thể tái hiện lại những chặng đường hào hùng của cách mạng Việt Nam. Thơ ông quả là "cuốn biên niên sử bằng thơ" như có nhà nghiên cứu đã đánh giá. Việt Bắc không phải là ngoại lệ.

– Người ta thường nói đến một đặc trưng nổi bật của thơ Tố Hữu, đó là chất trữ tình chính trị vì mỗi chặng đường thơ của Tố Hữu dường như đều gắn liền với mỗi chặng đường cách mạng của dân tộc chúng ta, từ thuở Từ ấy cho đến Một tiếng đờn sau này. Nói như thế cũng là nói về Việt Bắc, bài thơ đã tạo nên một trong những đỉnh cao vời vợi của thơ Tố Hữu. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử: tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến rời căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân - tất cả là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tình dân tộc. Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.

– Tố Hữu muốn thông qua Việt Bắc để dựng lại bức tranh tổng quát của cuộc kháng chiến chín năm rất đáng tự hào của dân tộc ta trên chiến khu Việt Bắc, lại vừa ghi lấy thời điểm chia tay giữa đồng bào Việt Bắc với các cơ quan kháng chiến. Nhưng Tố Hữu đã không làm bản tổng kết về cuộc kháng chiến, không làm bản thông báo về sự kiện chính trị kia mà đã trữ tình hóa tất cả những nội dung thấm đẫm màu sắc chính trị ấy. Người ta đã có lí khi nói thơ Tố Hữu là thứ thơ đốt cháy trái tim để trở thành trí tuệ, nghĩa là từ cảm xúc mãnh liệt của trái tim mà thức nhận những chân lí sống, chân lí cách mạng.

2.2. Phân tích câu tứ của đoạn thơ

– Đoạn thơ nằm trong cấu tứ chung của cả bài thơ, đó là tâm trạng đầy xúc động bâng khuâng của người đi kẻ ở, cả hai từng sống và gắn bó suốt mười lăm năm, có biết bao kỉ niệm ân tình ân nghĩa, sẻ chia đắng cay ngọt bùi trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ.

– Tố Hữu đã rất khéo léo thể hiện ân tình ân nghĩa ấy dưới hình thức đối đáp của hai nhân vật trữ tình "mình - ta" trong ca dao truyền thống tưởng như rất riêng của tình yêu đôi lứa nhưng

(6)

lại hóa thành một vấn đề lớn trong mối quan hệ của tình đồng chí đồng bào, của tình yêu quê hương đất nước. Lời đối đáp giao hòa đồng vọng trong tâm hồn mỗi người vì cả hai đều là người kháng chiến.

– Nhà thơ sử dụng sáng tạo hai đại từ "mình - ta" là thủ pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa góp phần vào sự phân đôi và thống nhất của chủ thể trữ tình. "Mình" là "ta", "ta" là "mình"; là những người kháng chiến, là đồng bào Việt Bắc, là nhà thơ. Tất cả thâm nhập, chuyển hóa vào lời độc thoại, đối thoại, diễn tả chung tâm trạng, tâm tư tình cảm của nhà thơ và của những người tham gia kháng chiến. Họ đã sống gắn bó, tình nghĩa, sướng khổ có nhau; cùng chung kỉ niệm mong ước, cùng chung cảm xúc buổi phân li; cùng xúc động băn khoăn, tha thiết giữa cái đã qua và cái sắp tới; giữa phần đi và phần ở lại trong mỗi con người.

2.3. Phân tích

a. Tình cảm bâng khuâng lưu luyến của người ở - người đi trong buổi chia tay – Lời người ở lại hỏi người ra đi:

Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

+ Người ở lại nhạy cảm với hoàn cảnh đổi thay, dường như gợi nhắc cho người ra đi những kỉ niệm gắn bó suốt "mười lăm năm" biết bao gian khó, hi sinh mà thiết tha mặn nồng... nay trở về xuôi liệu có nhớ không?

+ Các điệp ngữ mình có nhớ ta, mình có nhớ không với giọng điệu lưu luyến da diết khôn nguôi về một thời cách mạng, nhắc người ra đi đạo lí uống nước nhớ nguồn.

– Tế nhị và sâu sắc biết bao, người ra đi chỉ biết cầm tay nghẹn ngào khó nói:

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn, bước đi Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

+ Nghe tiếng ai tha thiết mà trong lòng "bâng khuâng", bước chân "bồn chồn", dùng dằng chưa muốn cất bước. Làm sao có thể ra đi mà quên cội nguồn mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

+ Người ra đi không nói thành tời nhưng biết bao ngậm ngùi, thương nhớ qua cái cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. Cái cầm tay không lời mà chất chứa bao nỗi niềm người đi. Nhịp thơ lục bát nhẹ nhàng, diễn tả thần tình một thoáng ngập ngừng của tình cảm. Chút ngập ngừng tạo ra một phút lặng cho chuỗi câu hỏi tiếp theo được vang lên dồn dập tha thiết hơn.

(7)

Mình đi, có nhớ những ngày Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

………..

Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hôm Thái, mái đình, cây đa?

– Mười hai dòng thơ nhắc nhở những ngày tháng gian khó ở chiến khu Việt Bắc; mười hai dòng thơ tạo thành sáu câu hỏi như khơi sâu vào những kỉ niệm:

+ Mình đi, có nhớ những ngày. Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù, đó là đặc trưng của thiên nhiên Việt Bắc trong những ngày khắc nghiệt, gợi ra những gian nan vất vả của những ngày kháng chiến.

+ Mình về có nhớ những con người Việt Bắc nghèo mà thủy chung, tình nghĩa, đồng cam cộng khổ cùng kháng chiến: Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai. Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son?

+ Mình về có nhớ mảnh đất chiến khu từ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh, nơi ấy là căn cứ địa vững chắc cho kháng chiến với những địa danh như Tân Trào, Hồng Thái, và những kỉ niệm mái đình, cây đa?

– Thiên nhiên, mảnh đất, con người biết bao ân tình, ân nghĩa, người đi sao có thể lãng quên.

c. Lời khẳng định của người ra đi

Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu....

– “Ta - mình"; "mình - ta" quấn quýt, quyện hòa, "ta" với "mình" là một, lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. "Đinh ninh" là sự khẳng định chắc chắn, mãi mãi mặn mà, gắn bó thủy chung với Việt Bắc.

– Việt Bắc là cái nôi cội nguồn cách mạng làm sao có thể quên. Sự so sánh: Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu khẳng định sự thủy chung sắt son với Việt Bắc như tình yêu đôi lứa bền chặt, mãi mãi không bao giờ cạn như nguồn nước kia.

2.5. Đánh giá về nghệ thuật

– Các câu lục bát mang âm hưởng của ca dao tạo nên âm hưởng ngân nga réo rắt, trầm bổng và thấm sâu vào hồn người đọc.

– Sử dụng khéo léo cách xưng hô "mình - ta" tạo nên cuộc đối đáp trong buổi chia li đầy nghĩa tình. "Mình" là "ta" mà "ta" cũng là "mình", đi hay về rồi tất cả cùng hướng đến người về xuôi.

(8)

– Những hình ảnh hoán dụ, câu hỏi tu từ khiến cho tình cảm của người ở người đi càng trở nên sâu sắc, gắn bó, lưu luyến mà không nỡ rời xa. Nghệ thuật đối vốn rất quen thuộc trong ca dao, tục ngữ, nhưng với Tố Hữu, nghệ thuật đối đã có những sáng tạo. Ở đây không chỉ có sự tương phản mà còn có sự bổ sung của các vế đối. Có lối đối giữa các vế trong một câu nhưng lại cũng có những tiểu đối, lối đối ngay trong một vế câu như mưa nguồn/ suối lũ rồi những mây/ cùng mù; lại có những biến thế lồng chéo tạo nên các vế đối như trong trường hợp Tân Trào, Hoồng Thái, mái đình, cây đa vốn nằm trong những cụm từ đã tương đối cố định, đó là mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào. Đoạn thơ vì thế rất giàu nhạc điệu, một thứ nhạc điệu được tạo nên từ tiết tấu của câu thơ.

3. Kết bài

– Đoạn thơ là khúc hát ân tình, ân nghĩa của người ra đi và người ở lại. Là tình cảm thắm thiết sâu nặng của những người kháng chiến dù ở trong niềm vui hiện tại vẫn không quên cội nguồn của thắng lợi. Đó là truyền thống đạo lí đẹp đẽ của của dân tộc Việt Nam. Đoạn thơ mang đậm phong cách trữ tình - chính trị. Nhà thơ nói về vấn đề lớn của dân tộc nhưng được diễn tả qua ngôn ngữ mềm mại, giản dị, chí nghĩa, chí tình, nên thơ, nên nhạc gây ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc.

– Thơ Tố Hữu với Việt Bắc, đặc trưng trữ tình không chỉ hiện ra từ những câu thơ lục bát vốn mang âm điệu tha thiết mà còn thể hiện ở cấu tứ, ở ngôn ngữ luôn luôn tràn đầy cảm xúc. Vì thế khúc hát mở đầu cho Việt Bắc, khúc hát về cuộc chia tay lớn gắn liền với đời sống chính trị của dân tộc, khúc hoài niệm về những tháng ngày cách mạng mà vẫn có sức lay động tình cảm của người đọc, làm rung động trái tim mỗi con người Việt Nam ở thời điểm tràn đầy sung sướng và hạnh phúc kia. Với đoạn thơ mở đầu này, ta cũng đã thấy Việt Bắc của Tố Hữu rất giàu chất dân tộc, chất dân gian, giàu nhạc tính.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hình ảnh ấy đưa chúng ta liên tưởng truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, truyện đã để lại trong lòng người đọc, một hình ảnh khó quên đó là nhân vật

– Bài thơ cũng là bản tình ca đã khắc họa hết thảy mọi cung bậc tình cảm của tác giả hay nói đúng hơn là giữa kẻ ở – người đi, giữa nhân dân đồng bào Việt Bắc

– Miêu tả, kế chuyện về một dòng sông, một vùng đất thuộc miền Tây của Tổ quốc, Nguyễn Tuân đã thể hiện sự hiểu biết sâu rộng, một tình yêu tha thiết bao la

– Qua nhân vật Mị, ta thấy Tô Hoài là một nhà văn tài năng khi đưa cuộc đời Mị sang trang mới, bắt đầu một ngày mới tươi đẹp sau "giấc ngủ mê" dài

Từ những lời tự hát tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Sở dĩ bài thơ đi cùng năm tháng là bởi: Sóng đã thể hiện được một tình

Với giá trị hiện thực, với thành công trong việc xây dựng nhân vật để thể hiện tư tưởng nội dung tác phẩm như đã phân tích ở trên thì truyện ngắn Vợ chồng A

– Bốn câu thơ trên là hình ảnh không khí đêm lễ hội tưng bừng hòa hợp với ánh sáng lung linh và tâm hồn trẻ trung, yêu đời của các chiến sĩ Tây Tiến thì

Điều cần nhấn mạnh là, trong bối cảnh mới của sự mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế như hiện nay, nhân dân Việt Nam không chỉ bảo vệ độc lập, tự chủ trên