• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 22

Ngày soạn : 15/ 2/ 2019

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 18 tháng 2 năm 2019 Tập đọc

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật, phù hợp với từng đoạn.

- Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn hoạn nạn thử thách trí thông minh, sự bình tĩnh, của mỗi người. Chớ kiêu căng hợm mình, xem thường người khác.

2. Kĩ năng: :- Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.Biết phân biệt giọng người kể chuyện với giọng các nhân vật, phù hợp với từng đoạn.

3. Thái độ: - Giaó dục hs ý thức bình tĩnh tự tin, không coi thường bạn bè.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Tư duy sáng tạo: Biết tư duy và giải quyết vấn đề theo cách mới có hiệu quả -Ra quyết định:biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu khi gặp tình huống cụ thể -ứng phó với căng thẳng:khi gặp tinh huống gây căng thẳng ta biết cách ứng phó một cách tích cực.

III. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ viết câu văn cần luyện đọc.

- Tranh vẽ sách giáo khoa.

IV. HO T Ạ ĐỘNG D Y- H C Ạ Ọ 1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi HS đọc bài” Vè chim”.

- GV nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Luyện đọc. (34’) - GV đọc mẫu.

-Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.

* Đọc câu:

- Yêu cầu HS phát âm đúng.

- GV theo dõi, sửa sai.

* Đọc đoạn: Đọc đoạn nối tiếp.

- Hướng dẫn đọc ngắt câu dài

-Câu dài: Chợt thấy một người thợ săn,/

chúng cuống quýt nấp vào một cái hang.//

Chồn bảo gà rừng: “ Một trí khôn của cậu còn hơn cả trăm trí khôn của mình. “//

- Giải nghĩa từ khó

- Đặt câu có từ: cuống quýt

* Hướng dẫn HS đọc đoạn theo nhóm.

- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi sách giáo khoa

- HS nhận xét, bổ sung

- Hs nghe, đọc thầm HS đọc nối tiếp 2 lần

- Đọc đúng: Cuống quýt, nấp ,reo lên, thình lình.

- 4 Hs đọc nối tiếp 4 đoạn - Hs phát hiện cách đọc câu dài

- HS đọc chú giải.

- Học sinh đặt câu - HS đọc theo nhóm.

(2)

-GV quan sát.

* Đại diện nhóm đọc.

- Đọc đồng thanh đoạn.

Tiết 2

c. Tìm hiểu bài (17’)

+Tìm những câu nói nên Chồn coi thường gà rừng?

+ Khi gặp nạn Chồn như thế nào?

+Gà rừng nghĩ ra mẹo gì cả hai thoát nạn ?

+ Thái độ của trồn đói với gà rừng ra sao ?

+ Chọn một tên khác cho câu chuyện theo gợi ý ?

Ví dụ : c, Gà rừng thông minh.

- Nêu ý nghĩa nội dung câu chuyện?

-Liên hệ giáo dục HS….

d. Luyện đọc lại: (18’)

- Gv đọc mẫu lần 2 hướng dẫn cách đọc toàn bài.

- Hướng dẫn HS đọc phân vai..

- Quan sát kèm giúp các nhóm.

- GV nhận xét , đánh giá.

- 2 nhóm đọc trước lớp, nhận xét.

- Cả lớp đọc đồng thanh

- 1HS đọc cá nhân- lớp đọc thầm + Chồn vẫn ngầm coi…. ít thế sao?mình có hàng trăm trí khôn.

+ Chồn rất sợ hãi chẳng nghĩ ra được điều gì..

+ Gà Rừng giả chết để đánh lạc hướng người thợ săn, tạo thời cơ để Chồn vọt ra khỏi hang.

+ Chồn thay đổi hẳn thái độ: nó tự thấy một trí khôn của bạn còn hơn cả trăm trí khôn của mình..

- HS tự nêu

- 1 Học sinh đọc bài

- HS đọc phân vai theo nhóm.

- HS thi đọc theo nhóm.

- HS nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Qua câu chuyện em hiểu điều gì? Chớ kiêu căng xem thường người khác.

* Giaó dục quyền trẻ em:Trẻ em có quyền được kết bạn. Bạn bè phải có bổn phận đối xử tốt với nhau.

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Biết cách tính độ dài đường gấp khúc.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng tính chính xác.

3.Thái độ: - Hs có ý thức tích cực tự giác trong giờ.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(3)

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tính độ dài đường gấp khúc (theo hình vẽ) ?

- GV nận xét, đánh giá.

- 1HS làm bảng, lớp làm bài, nhận xét, bổ sung.

a. Độ dài đường gấp khúc đó là : 10 + 12 = 22 ( cm )

Đáp số: 22 cm.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài :(1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1/b: (13’)

-Quan sát, giúp HS làm bài.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-Đường gấp khúc trên gồm mấy đoạn thẳng, đó là những đoạn thẳng nào ?

-Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc?

Bài 2: (16’) Giải toán ?

- Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - Đoạn đường con ốc sên bò có đặc điểm gì ?

- Con ốc sên phải bò qua những đoạn thẳng nào ?

-Vậy làm thế nào để tính được đoạn đường con ốc sên bò?

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-Con ốc sên phải bò đoạn đường dài bao nhiêu dm ? Vì sao con biết ?

- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc ?

2 HS lên bảng làm – lớp làm vào vở b. Độ dài đường gấp khúc đó là : 8 + 9 + 10 = 27 ( cm ) Đáp số: 27 cm.

-Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

-gồm 3 đoạn thẳng: MN, NP, PQ.

-Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta cộng các số đo độ dài của các đoạn thẳng tạo bởi đường gấp khúc đó.

- 2HS đọc bài toán.

- HS tóm tắt miệng.

- Là đoạn đường gấp khúc.

- Đoạn thẳng: AB: BC: CD.

- HS làm bài cá nhân.- 1HS làm bài trên bảng.

- Chữa bài, đổi chéo vở kiểm tra.

Bài giải

Con ốc sên phải bò đoạn đường dài là:

68 + 12 + 20 = 100 (cm) Đáp số: 100 cm.

-HS : 10dm vì 1dm=10cm.

- Cộng độ dài các đoạn ....

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc ? - GV nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập 1,2,3 vở bài tập và chuẩn bị bài sau

______________________________________________________

(4)

Đạo đức

BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU , ĐỀ NGHỊ

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - HS biết 1 số câu yêu cầu, đề nghị lịch sự. Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.

2. Kĩ năng: Biết sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản, thường gặp hằng ngày.

3.Thái độ: - HS có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.

*Giaó dục quyền trẻ em:Trẻ em có quyền được tham gia ý kiến, đề đạt những mong muốn, nguyện vọng của bản thân. Giúp cho hs biết nói lời yêu cầu đề nghị trong giao tiếp hằng ngày với ông, bà, cha mẹ, thầy cô , bạn bè

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự trong giao tiếp với người khác -Kỹ năng thể hiện sự tự trọng và tôn trọng người khác

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- Tranh trong vở bài tập đạo đức.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D YẠ

1.Bài cũ: (5’)

- Nêu cách ứng xử phù hợp khi em muốn sử dụng đồ dùng học tập của bạn?

- GV nhận xét đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hoạt động 1: (9’) HS tự liên hệ.

- Những em nào đã biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự khi cần giúp đỡ? Hãy kể một vài trường hợp cụ thể?

- GV kết luận khen những HS đã biết thực hiện bài học.

c. Hoạt động 2: (10’) Đóng vai.

- GV nêu tình huống.

Tình huống 1: Em muốn được bố mẹ cho đi chơi ngày chủ nhật.

Tình huống 2: Em muốn hỏi thăm chú công an đường đi đến nhà người quen.

Tình huống 3: Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút.

=> GV kết luận : Khi cần đến sự giúp đỡ,dù nhỏ của người khác, em cần có lời nói và hành động cử chỉ phù hợp.

d. Hoạt động 3 (10’): Trò chơi, văn minh lịch sự:

- GV công bố luật chơi.

- GV hướng dẫn như sách hướng dẫn.

- 2 HS lên bảng trả lời.

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS tự liên hệ . -Hs kể trong nhóm - Trình bày trước lớp - Nhận xét đánh giá

-HSthảo luận đóng vai theo cặp.

- Hs đóng vai.

- HS nhận xét bổ sung.

- Nghe chơi thử - HS làm việc cả lớp.

- HS nhận xét bổ sung.

(5)

- GV quan sát , nhận xét, đánh giá.

=> GVkết luận : Biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là sự tôn trọng và tôn trọng người khác.

3. Củng cố dặn dò: (5’)

- Khi giao tiếp với mọi người em có lời yêu cầu, đề nghị như thế nào ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị : " Lịch sự ... điện thoại

___________________________________________________

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HỌC HÁT VỀ : QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC Bài hát: Ngày tết quê em

Sáng tác: Từ Huy

I. MỤC TIÊU

- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.

- Giáo dục học sinh yêu quý hương đất nước, yêu các phong tục trong ngày tết, góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa quê hương.

II. CHUẨN BỊ

- Bảng phụ: Chép lời bài hát - Bộ gõ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)Kể tên một số phong tục tết Nguyên Đán: ( Tục Cúng ông Táo, Tục Xông nhà, Tục Chúc tết, tục Mừng tuổi, tục gói Bánh Chưng ngày tết...) 2HS 2. B i m ià ớ

a.HĐ 1: Dạy hát ( 18’)

- Gv giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, nội dung bài hát.

- Gv Hát mẫu - Cho hs đọc lời ca

- GV dạy từng câu theo lối mõc xích bằng hình thức truyền khẩu.

Tết tết tết tết đến rồi Tết tết tết tết đến rồi Tết tết tết tết đến rồi

Tết đến trong tim mọi người.

Mừng ngày tết trên khắp quê tôi Ngàn hoa thơm, khoe áo mới Chạy tung tăng vui pháo hoa Mừng ngày tết trên khắp quê tôi Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam Dù đi đâu ai cũng nhớ

Về chung vui bên gia đình…

- Chỉnh sửa cho HS những chỗ hát khó.

- Gv hát lại toàn bài

HS lắng nghe HS nghe mẫu

HS đọc lời ca 3 lần ( Tập thể, tổ) HS học từng câu theo chỉ đạo của gv.

Nghe nhận xét, đánh giá. Tập hát lại cho chuẩn xác. Tập thể, tổ, cá nhân thực hiện

HS nghe lại toàn bài

(6)

- Y/c hs hát toàn bài

- Nhận xét đánh giá

b.HĐ 2: Hát + vỗ tay theo phách ( 12’) - Gv hướng dẫn hát + VT theo phách Tết tết tết tết đến rồi

X x x x Tết tết tết tết đến rồi X x x x Tết tết tết tết đến rồi X x x x

Tết đến trong tim mọi người.

X x x x

Mừng ngày tết trên khắp quê tôi X x x x Ngàn hoa thơm, khoe sắc xinh tươi X x x x Đàn em thơ khoe áo mới

X x x x Chạy tung tăng vui pháo hoa X x x x Mừng ngày tết trên khắp quê tôi X x x x Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam X x x x Dự đi đâu ai cũng nhớ

X x x x

Về chung vui bên gia đình…

X x x x

- GV bắt nhịp cho hs thực hiện - GV nhận xét đánh giá.

Hs hát toàn bài: Tập thể, cán nhân.

HS chú ý lắng nghe

Nghe và quan sát gv hướng dẫn

- HS hát kết hợp vỗ tay theo phách.

-HS thực hiện: Tập thể, tổ, nhóm, CN.

-HS nhận xét, đánh giá các bạn.

3. Củng cố - Dặn dò(5’): - Nêu nội dung bài hát?

- Bài hát có ý nghĩa sâu sắc, hướng tới những điều tốt đẹp, giáo dục con người luôn nhớ về tổ tiên.

- GV nhận xét đánh giá chung.

- Dặn: học thuộc lời bài hát chuẩn bị bài sau..

_____________________________________________________

Ngày soạn: 15/2 /2019

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 19 tháng 2 năm 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: -Ghi nhớ các bảng nhân 2, 3, 4, 5 bằng thực hành tính và giải bài toán.

2.Kĩ năng: -Tính độ dài đường gấp khúc.

(7)

3.Thái độ: -Giáo dục ý thức tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ.VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE theo 2 cách?

- GV nhận xét- đánh giá.

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:

Cách 1: 2 + 2 + 2 + 2 = 8 (cm) Cách 2: 2 x 4 = 8 (cm)

Đáp số: 8cm -HS nhận xét ,bổ sung.

2. Bài mới :

a.Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: (7’)Tính nhẩm -GV quan sát, giúp HS

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-Dựa vào đâu để làm bài tập này ? Bài 3:(7’)Tính

-GV quan sát, giúp HS .

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Thực hiện tính phép tính như thế nào ? Bài 4(8’) Bài toán:

-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì ? - Giải thích vì sao biết được số chiếc đũa của 7 đôi đũa?

- Đây là dạng toán gì?

Bài 5:(8’) Tính độ dài mỗi đường gấp khúc sau:

- Đường gấp khúc phần a gồm mấy đoạn thẳng?

- Làm thế nào để tính được độ dài đường gấp khúc đó?

- 1HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài vở.

- Đọc bài làm, nhận xét, bổ sung.

- Dựa vào bảng nhân đã học.

- 1HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài vở, 2HS làm bảng.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

a.5 x 5 + 6 = 25 + 6 =31

-Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.

- 2HS đọc bài toán.

- 1 HS tóm tắt miệng.

- 1 HS lên bảng giải – lớp làm vào vở - Chữa bài-nhận xét.

Bài giải:

7 đôi đũa có số chiếc đũa là:

2 x 7 = 14 ( chiếc đũa) Đáp số: 14 chiếc đũa.

- HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài vào vở.

- Đọc bài làm – nhận xét.

- Đổi vở kiểm tra chéo – nhận xét.) - HS nêu.

3. Củng cố, dặn dò:(4’)- Hôm nay chúng ta luyện những kiến thức gì?

- GV hệ thống nội dung bài.

- GV nhận xét giờ học.

- Về học bài, chuẩn bị bài sau

_________________________________________________________

Kể chuyện

(8)

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- Biết đặt tên cho từng đoạn của câu chuyện.

- Biết kể lại từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên phù hợp với nội dung.

2.Kĩ năng: - Biết lắng nghe bạn kể chuyện.

- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn.

3.Thái độ: - Giaó dục hs ý thức bình tĩnh tự tin, không coi thường bạn bè.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Tư duy sáng tạo: có khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo hướng tích cực -Ra quyết định: Ra quyết định đúng đắn nhất khi có tình huống cụ thể

-ứng phó với căng thẳng:Khi gặp tình huống gây căng thẳng giám đương đầu với tình huống căng thẳng đó

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

-Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện:Chim Sơn ca và bông cúc trắng -Nhận xét đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài : (1’)

b. Hướng dẫn kể chuyện: ( 29’)

*. Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện - Giải thích: Tên mỗi đoạn cần thể hiện nội dung chính của đoạn, nó có thể là một câu hay một cụm từ.

- Ghi bảng một số tên tiêu biểu

*. Kể từng đoạn và toàn bộ câu chuyện trong nhóm:

-Khuyến khích HS tự chọn cách mở đoạn không lệ thuộc vào sách giáo khoa

c. Kể toàn bộ câu chuyện.

Yêu cầu học sinh kể toàn bộ truyện - Nhận xét, đánh giá HS kể

-2 HS lên bảng kể toàn bộ câu chuyện và trả lời câu hỏi về nội dung câu chuyện.

- Nhận xét đánh giá bạn

- 1HS đọc yêu cầu đề, mẫu.

- Suy nghĩ, trao đổi theo cặp để đặt tên cho đoạn 3,4

- Nêu tên đoạn trước lớp

- Dựa vào tên đoạn nối tiếp nhau kể từng đoạn trong nhóm 4.

- Mỗi HS trong nhóm tập kể lại từng đoạn câu chuyện trước lớp.

- 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện - Nhận xét đánh giá

3. Củng cố dặn dò: (5’)- Nêu ý nghĩa câu chuyện ? +Noi gương gà rừng

+ Rút kinh nghiệm của Chồn - Nhận xét tiết học.

- Về nhà tập dựng lại câu chuyện.

________________________________________________________

Ngày soạn: 15/2 /2019

(9)

Ngày giảng: Thứ 4 ngày 20 tháng 2 năm 2019

Toán

LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm. Biết thừa số, tích.

2.Kĩ năng: - Biết giải bài toán có 1 phép nhân 3. Thái độ: - Ham thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tính độ dài đường gấp khúc ABCDE theo 2 cách?

- GV nhận xét- đánh giá.

Độ dài đường gấp khúc ABCDE là:

Cách 1: 3 + 3 + 3 + 3 = 12 (cm) Cách 2: 3 x 4 = 12 (cm)

Đáp số: 12cm - Nhận xét, bổ sung.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: (6’)Tính nhẩm

+ Nêu cách tính của 4 x 6; 3 x 9; 5 x 5?

-Dựa vào đâu để làm bài tập này?

+ Nhận xét về các phép tính ở phần b ? - Khi đổi chỗ các thừa số trong phép tính thì kết quả như thế nào?

Bài 2:(7’) Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

- Sơ đồ cho biết gì? yêu cầu gì?

- Nêu cách làm?

- Mỗi phần bài ôn các bảng nhân nào?

=> Ôn các phép nhân trong bảng nhân 3, 4, 5.

Bài 3: (8’) (>;<;=)

+ Để điền đúng dấu so sánh, em làm ntn?

+ Cách so sánh nhẩm ?

- HS đổi chéo vở kiểm tra, báo cáo.

=> Thực hiện tính phép tính nhân rồi so sánh kết quả của hai vế.

Bài 4( 9’)Bài toán

- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì ? - Giải thích cách tìm số cây hoa của 7 bạn trồng được?

- HS nêu yêu cầu bài.

- 1HS làm bài trên bảng, lớp làm vào giấy nháp theo từng cột phép tính.

- Chữa bài

- Kết quả không thay đổi -HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài cá nhân - 3 HS làm bài bảng.

- Chữa bài:

+ Nhận xét đúng – Sai ?

- HS nêu yêu cầu bài.

- HS làm bài vở , 2 HS làm trên phiếu.

- Chữa bài:

+ Nhận xét đúng – sai?

- HS đọc đề bài. tóm tắt

- HS làm vở bài tập. 1HS lên bảng làm.

- Chữa bài, Nhận xét.

Tóm tắt:

(10)

=> Bài toán đố vận dụng phép tính trong bảng nhân 5. Cần tìm đúng lời giải, trình bày bài khoa học.

- Nhận xét 1 số bài.

Mỗi học sinh: 5ây hoa 7 học sinh : ..cây hoa?

Bài giải:

7 học sinh trồng được số cây hoa là:

5 x 7 = 35 ( cây hoa) Đáp số: 35 cây hoa.

- HS nghe.

3. Củng cố- Dặn dò : (4’ )

- Qua bài hôm nay, em được ôn lại những kiến thức nào ? - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________________

Tập đọc VÈ CHIM

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp khi đọc các dòng trong bài vè. Biết đọc với giọng đọc vui, nhí nhảnh.

- Hiểu nội dung: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người ( trả lời được câu hỏi 1, 3, học thuộc được 1 đoàn trong bài vè).

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc trôi chảy lưu loát.

3.Thái độ: - Học sinh biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ viết câu văn luyện đọc.

-Tranh minh họa sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS đọc bài: Chim sơn ca và bông cúc trắng và trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Luyện đọc. (12’) - GV đọc mẫu.

- Luyện đọc, giải nghĩa từ.

* Đọc câu:

- Yêu cầu HS phát âm đúng.

- GV theo dõi, sửa sai.

* Đọc đoạn: Đọc đoạn nối tiếp.

- Hướng dẫn đọc ngắt nhịp thơ.

- Giải nghĩa từ khó:

- 2 HS đọc lại bài và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa

- HS nhận xét, bổ sung.

- HS đọc thầm theo.

- HS đọc nối tiếp câu 2 lần

- Đọc đúng: lon xon, tếu, mách lẻo, lân la,

-HS phát hiện cách đọc.

- HS đọc chú giải.

(11)

-Đặt câu với từ: lon xon, tếu

* Đọc theo nhóm.

- GV quan sát.

* Đại diện nhóm đọc.

* Đọc đồng thanh theo đoạn.

c. Tìm hiểu bài (10’)

+ Tìm tên các loài chim được kể trong bài?

+ Tìm những từ ngữ được dùng để gọi các loài chim?

+ Tìm những từ ngữ đượcdùng để tả đặc điểm các loài chim?

+Em thích con chim nào trong bài? Vì sao?

=> Biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.

d. Luyện đọc lại, học thuộc lòng: (8’) -GV đọc mẫu lần 2.

-Hướng dẫn HS đọc theo đoạn , cả bài, - Chia nhóm

- Kiểm tra các nhóm đọc - GV nhận xét, đánh giá.

- Học sinh đặt câu.

- HS đọc theo nhóm.

- Kiểm tra 2 nhóm đọc, nhận xét.

- Cả lớp đọc đồng thanh.

- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm.

+ Gà con, sáo, liếu điếu, chìa vôi, chèo bẻo, khách, chim sẻ, chim sâu, tu hú, cú mèo

+ Em sáo, cậu chìa vôi, thím khách, bà chim sẻ, mẹ chim sâu,.

+ Chạy lon xon, vừa đi vừa nhảy, nói linh tinh, hay nghịch hay tếu, chao đớp mồi, mách lẻo, nhặt lân la, có tình có nghĩa, giục hè mau .

+HS nói theo ý của riêng mình.

- HS đọc toàn bài.

- HS đọc trong nhóm - Thi đọc.

- HS nhận xét bạn đọc hay.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Bài học giúp em hiểu điều gì ? Mỗi loài chim có một tính cách khác nhau.Các em phải biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CHIM CHÓC. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Ỏ ĐÂU ?

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Xếp được tên các loài chim vào đúng nhóm thích hợp( bài tập 1) 2.Kĩ năng: - Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ ở đâu?( bài tập 2,3)

3.Thái độ: - Giáo dục HS biết yêu quý và bảo vệ các loài chim.

II. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ, Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(4’)

-Một năm có mấy mùa? Hãy kể tên các mùa ? - GV nhận xé, đánh giá.

2. Bài mới:

- 2HS lên bảng . - HS nhận xét

(12)

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

* Bài 1: (10’) Ghi tên các loài chim vào chỗ trống thích hợp( cú mèo, gõ kiến, chim sâu , cuốc, quạ, vàng anh).

-GV làm mẫu.

-GV yêu cầu làm việc theo nhóm.

Gọi tên theo hình dáng

Gọi tên theo tiếng kêu.

Gọi tên theo cách kiếm

ăn.

Mẫu: Chim cánh cụt Vàng anh Cú mèo

Mẫu: Tu hú Cuốc

Quạ

Mẫu:bói cá chim sâu gõ kiến - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-Kể thêm tên các loài chim khác ?

*Bài 2: (10’) Dựa vào các bài tập đọc: Chim sơn ca và bông cúc trắng. Thông báo của thư viện chim( Tiếng việt 2-tập 2) trả lời những câu hỏi sau:

a, Bông cúc trắng mọc ở đâu?

b, Chim sơn ca bị nhốt ở đâu?

c, Em làm thẻ mượn sách ở đâu? . - GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

-Khi muốn biết địa điểm của ai đó, của việc gì đó,…ta dùng từ gì để hỏi ?

-GV nhận xét, đánh giá.

*Bài 3: (10’) Đặt câu hỏi có cụm từ ở đâu cho mỗi câu sau:.

- Sao chăm chỉ họp ở phòng truyền thống của trường.

Mẫu: Sao chăm chỉ họp ở đâu?

a, Em ngồi ở dãy bàn thứ tư bên trái.

b, Sách của em để trên giá sách.

- GV nhận xét HS.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

-1 HS đọc các từ trong ngoặc.

-1 HS đọc tên các cột trong bảng từ cần điền

- HS quan sát.

- HS thảo luận nhóm bàn.

- HS trình bày, nhận xét, bổ sung.

-HS phát biểu nối tiếp.

-Cả lớp đọc đồng thanh các từ.

- HS kể. Lớp nhận xét.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm việc cặp đôi.

- Một số cặp lên thực hành hỏi đáp trước lớp.- HS nhận xét, bổ sung.

- HS : Ta dùng từ: ỏ đâu ?

-HS thực hành hỏi đáp theo mẫu câu ở đâu ?

- Lớp nhận xét.

- 1HS đọc yêu cầu của bài - 1HS làm cá nhận..

- HS trình bày kết quả.

- Hs nhận xét, bổ sung.

3. Củng cố,dặn dò:(5’)

* Giáo dục bảo vệ môi trường: Tại sao chúng ta phải yêu quý và bảo vệ các loài chim?

-Nhắc lại nôi dung bài.

- Nhận xét giờ học

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

(13)

Tập đọc CÒ VÀ CUỐC

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc rành mạch toàn bài.

- Hiểu nghĩa từ mới: cuốc, trắng phau phau, thảnh thơi.

- Hiểu nội dung bài: Khuyên chúng ta phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng.

2.Kĩ năng;- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, đọc rành mạch toàn bài.

3.thái độ: HS tích cực học tập

* Giaó dục quyền bổn phận trẻ em : Trẻ em có quyền và bổn phận phải tham gia lao động.

II.CÁC KỸ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

-Tự nhận thức :xác định giá trị bản thân: Biết chăm chỉ kiếm ăn ,chịu khó trong mọi công việc và thấy được ích lợi trong việc chịu khó.

-Thể hiện sự cảm thông:Thể hiện sự cảm thông với Cuốc khi Cuốc phải đi kiếm ăn về đêm.

III. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh họa bài tập đọc, bảng phụ.

IV. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi HS đọc bài cũ

- Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?

- GV nhận xét.

- 3 hs đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1’) b. Luyện đọc(12’)

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài.

- Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

* Hướng dẫn đọc nối tiếp câu:

- Giáo viên hướng dẫn HS đọc từ khó.

- GV chỉnh sửa phát âm cho HS .

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- GV chia bài thành 2 đoạn:

+ Đoạn 1: Từ đầu ngại gì.

+ Đoạn 2: Còn lại.

- Giải nghĩa từ khó.

* Đọc từng đoạn trong nhóm:

- Hs nghe đọc thầm.

- HS tiếp nối nhau đọc từng câu.

- Hs đọc từ khó: lội ruộng, bụi rậm, lần ra, làm việc

- 2HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.

- Hs phát hiện cách đọc

- Em sống một mình trong bụi cây dưới đất, nhìn lên trời xanh / thấy các anh, các chị trắng phau phau đôi cánh dập dờn như múa / không nghĩ cũng có lúc chị phải khó nhọc thế này.

- Hs đọc chú giải trong sách giáo khoa - Từng HS trong nhóm đọc.

(14)

- GV quan sát giúp đỡ hs – Nhận xét

* Đại diện nhóm đọc.

* Đọc đồng thanh:

c. Tìm hiểu bài:(11’) - Cò đang làm gì?

- Khi đó Cuốc hỏi Cò điều gì?

- Cò nói gì với Cuốc?

- Vì sao Cuốc lại hỏi Cò như vậy?

- Cò trả lời Cuốc như thế nào ? - Câu trả lời của Cò chứa đựng 1 lời khuyên? Lời khuyên ấy là gì?

- Nếu em là Cuốc thì em sẽ nói gì với Cò?

* Giaó dục quyền bổn phận trẻ em : Trẻ em có quyền và bổn phận phải tham gia lao động.

d. Luyện đọc diễn cảm:(7’) - GV đọc mẫu .

-Hướng dẫn cách đọc.

- Gọi HS đọc.

- Nhận xét .

- Các HS khác nghe, góp ý.

- Đại diện 1 nhóm đọc trước lớp - Lớp nhận xét.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn - Lớp đọc thầm bài

- Cò đang lội ruộng bắt tép.

- Chị bắt tép vất vả thế chẳng sợ bùn bắn bẩn hết áo trắng sao?

- Khi làm việc ngại gì bẩn hở chị.

- Vì hằng ngày Cuốc vẫn thấy Cò bay lên trời cao trắng phau, trái ngược hẳn với Cò bây giờ đang lội ruộng bắt tép.

- Phải có lúc vất vả lội bùn thì mới có khi thảnh thơi bay lên trời cao.

- Phải chịu khó lao động thì mới có lúc được sung sướng.

- Em hiểu rồi: Em cảm ơn chị Cò.

- Hs đọc theo vai - Thi đọc trước lớp - Nhận xét đánh giá 3. Củng cố, dặn dò:(4)

- Em thích nhân vật nào trong câu chuyện này? Vì sao?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về nhà tập kể câu chuyện.

_____________________________________________________________

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ LOÀI CHIM -DẤU CHẤM, DẤU PHẨY

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Nhận biết đúng tên 1 số loài chim vẽ trong tranh( Bài tập 1).

- Điền đúng tên loài chim đã cho vào chỗ trống trong thành ngữ ( Bài tập 2).

2.Kĩ năng:- Biết sử dụng dấu chấm và dấu phẩy thích hợp trong 1 đoạn văn( Bài tập 3).

3. Thái độ: HS tích cực học tập

* Giaó dục bảo vệ môi trường :Học sinh có ý thức bảo vệ các loài chim quí hiếm và bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa các loài chim trong bài, thẻ từ.

(15)

- Bảng phụ ghi bài tập 3.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Giờ học trước, em biết những loại chim nào? Chúng được xếp theo nhóm nào?

- 2 cặp HS thực hiện hỏi đáp với câu hỏi có từ: ở đâu?

- GV nhận xét . 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1:(10’)Nói tên từng loài chim trong những tranh sau:

- GV giới thiệu: Đây là các loài chim thường có ở nước ta. Các em quan sát kỹ từng hình và điền tên từng con chim trong hình.

- Quan sát giúp học sinh làm bài - Nhận xét chữa bài

- GV chỉ hình – yêu cầu HS gọi tên chim.

- Con chim đó có dặc điểm gì nổi bật?

Em biết gì về hình dáng, cách kiếm ăn của chúng?

-GV: Mỗi loài chim trong tranh đều mang những màu sắc, hình dáng, đặc điểm kiếm sống riêng. Có loài được nuôi làm cảnh, có loài sống tự do.

Bài 2:(10’) Chọn tên loài chim thích hợp điền vào chỗ chấm: ( vẹt, quạ, khướu, cú, cắt).

- Quan sát kèm hướng dẫn hs làm bài

- Nhận xét chữa bài

- Yêu cầu các nhóm bổ sung và nhận xét - Tại sao tên loài chim đó lại gắn với đặc điểm bên ?

- Vậy em hiểu vì sao người lại ta nói: “ Đen như quạ”

- “ Hôi như cú” nghĩa là như thế nào ? GV: Cắt là loài chim có cặp mắt rất tinh, bắt mồi nhanh và giỏi. Vì thế ta có câu “ Nhanh như cắt”

- 1 Hs nêu

Ví dụ: - Cậu làm thẻ mượn sách ở đâu?

- Tớ làm thẻ mượn sách ở thư viện nhà trường.

- 1 HS viết bảng - Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài.

làm bài tập theo nhóm đôi vào vở bài tập.

+ Hình1: chào mào + hình 2: chim sẻ + Hình 3: Con cò + Hình 4: đại bàng + Hình 5: con vẹt + Hình 6: sáo sậu + Hình 7: cú mèo - Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài.Hs làm bài a. Đen như quạ.

b. Hôi như cú.

c. Nhanh như cắt.

d. Nói như vẹt.

e. Hót như khướu.

- HS nối tiếp nhau đọc bài làm.

- Nhận xét đánh giá bạn - Vì quạ có màu đen.

- Có mùi hôi. Nói “ Hôi như cú” là chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu.

- Vẹt luôn bắt chước tiếng người khác.

- Nói nhiều, nói bắt chước tiếng người

(16)

- Vẹt có đặc điểm gì?

- “ Nói như vẹt” có nghĩa là gì?

- Vì sao người ta lại nói: “ Hót như khướu” ?

- Tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ nói về các loài chim mà em biết?

Giaó dục bảo vệ môi trường :Nêu cách bảo vệ các loài chim..?

Bài 3:(9’) Điền dấu chấm, dấu phẩy vào ô trống thích hợp, sau đó chép lại đoạn văn:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Khi nào ta dùng dấu chấm? Chữ cái đầu câu được viết như thế nào ?

- Tại sao ở ô trống thứ 2 em điền dấu phẩy?

- Vì sao ở ô trống thứ tư em điền dấu chấm?

-GV: Khi diễn đạt hết một ý trọn ven, ta dùng dấu chấm. Khi muốn phân tách các sự vật, sự việc trong một câu, ta dùng dấu phẩy.

mà không hiểu gì cả.

- Vì khướu hót suốt ngày, luôn mồm không biết mệt và nói những điều khoác lác.

- Đầu bù như tổ quạ.

- Nhảy như sáo.

- HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc đoạn văn.

- 1HS lên bảng làm bài – lớp làm vở bài tập

- Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò.

Chúng thường cùng ở, cùng ăn, cùng làm việc và đi chơi cùng nhau. Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

- Viết hết câu phải dùng dấu chấm. Chữ cái đầu câu phải viết hoa.

- Vì chữ cái đứng sau không được viết hoa.

- Vì chữ cái đứng sau được viết hoa.

- Nhận xét - đánh giá.

- 1HS đọc lại đoạn văn.

3. Củng cố- Dặn dò:(5’)

- Gọi 3-5 HS đọc thuộc lại các câu nói trong bài tập 2.

- Nhận xét giờ học.

- Dặn dò: về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 15/2 /2019

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 21 tháng 2 năm 2019

Toán

ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Thuộc bảng nhân 2,3,4,5 để tính nhẩm. Biết thừa số, tích.

2.Kĩ năng: - Biết giải bài toán có 1 phép nhân 3. Thái độ: - Ham thích học toán.

(17)

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, phiếu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Tính độ dài đường gấp khúc ABCD theo 2 cách?

- GV nhận xét- đánh giá.

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

Cách 1: 3 + 3 + 3 = 9 (cm) Cách 2: 3 x 3 = 9(cm) Đáp số: 9cm - Nhận xét, bổ sung.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1: (8’)Tính nhẩm

+ Nêu cách tính của 4 x 6; 3 x 9; 5 x 5?

-Dựa vào đâu để làm bài tập này?

+ Nhận xét về các phép tính ở phần b ? - Khi đổi chỗ các thừa số trong phép tính thì kết quả như thế nào?

Bài 2:(9’) Viết số thích hợp vào chỗ chấm (theo mẫu):

- Sơ đồ cho biết gì? yêu cầu gì?

- Nêu cách làm?

- Mỗi phần bài ôn các bảng nhân nào?

=> Ôn các phép nhân trong bảng nhân 3, 4, 5.

Bài 3( 12’)Bài toán

- Bài toán cho biết gì? bài toán hỏi gì ? - Giải thích cách tìm số cây hoa của 9 bạn trồng được?

=> Bài toán đố vận dụng phép tính trong bảng nhân 5. Cần tìm đúng lời giải, trình bày bài khoa học.

- Nhận xét 1 số bài.

- HS nêu yêu cầu bài.

- 1HS làm bài trên bảng, lớp làm vào vở ô li theo từng cột phép tính.

- Chữa bài

- Kết quả không thay đổi -HS đọc yêu cầu.

- Lớp làm bài cá nhân - 3 HS làm bài bảng.

- Chữa bài:

+ Nhận xét đúng – Sai ?

- HS đọc đề bài. tóm tắt

- HS làm vào vở bài tập. 1HS lên bảng làm.

- Chữa bài, Nhận xét.

Tóm tắt:

Mỗi học sinh: 5 cây hoa 9 học sinh : ..cây hoa?

Bài giải:

9 học sinh trồng được số cây hoa là:

5 x 9 = 45 ( cây hoa) Đáp số: 45 cây hoa.

3. Củng cố- Dặn dò : (5)

- Xung phong đọc bảng nhân 2,3,4,5?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về chuẩn bị bài sau.

_______________________________________________

(18)

Tập viết CHỮ HOA: R

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: - Biết viết chữ R hoa theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.

- Biết viết ứng dụng cụm từ “Ríu rít chim ca” theo cỡ nhỏ.

2. Kĩ năng: - Chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối đúng qui định.

3. Thái độ: - Hs có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG

- Mẫu chữ trên khung ô vuông. Bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- HS lên bảng viết chữ Q (Quê) bảng lớp, dưới lớp viết bảng con.

- Gv nhận xét, sửa sai cho HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn viết chữ hoa: (8’)

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa R:

- Gv đưa chữ mẫu R treo lên bảng + Độ cao:

- Chữ hoa R cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa R gồm mấy nét?

- Có nét gì giống chữ đã học?

- Gv chỉ dẫn cách viết trên bìa chữ mẫu:

+ Nét 1: ĐB trên ĐK6, viết nét móc ngược trái như nét 1của các chữ cái B,R DB trên ĐK2.

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết tiếp nét cong trên, cuối nét lượn vào giữa thân chữ tạo thành vòng xoắn nhỏ(giữa ĐK3 và 4) rồi viết tiếp nét móc ngược, DB trên ĐK2.

- GV viết chữ R trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

* Hướng dẫn Hs viết trên bảng con:

- Gv yêu cầu Hs viết bảng con chữ cái R - Gv nhận xét, uốn nắn, giúp đỡ HS.

c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:

(7’)

* Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng:

- Gv đưa cụm từ: Ríu rít chim ca

- 2HS lên bảng viết.

- HS nhận xét

- Hs quan sát và nhận xét.

- Cao 5 li, rộng 4 ô rưỡi - Gồm 2 nét

+Nét 1, giống chữ B, P hoa

+ Nét 2: kết hợp của 2 nét cơ bản, nét cong trên và nét móc ngược phải nối vào nhau tạo thành vòng xoắn giữa thân chữ.

- Hs quan sát, lắng nghe.

...

...

...

...

...

...

- Hs viết 2,3 lượt.

- HS đọc cụm từ ứng dụng - HS nghe hiểu, giải nghĩa.

(19)

- Em hiểu cụm từ này nói điều gì?

* Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét:

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

-Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

-Nối nét:Liền mạch của chữ R với chữ u - GV viết chữ Ríu trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

* Hướng dẫn viết chữ Ríu vào bảng con:

- Gv yêu cầu HS viết chữ Ríu vào bảng con.

- Gv nhận xét,uốn nắn, nhắc lại cách viết.

d. Hướng dẫn HS viết vở Tập viết: (15’) - Gv nhắc nhở HS cách để vở, ngồi viết,..

- Gv đưa lệnh viết:

+ 1 dòng chữ R cỡ vừa, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Ríu cỡ vừa, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng cụm từ ứng dụng.

- Gv giúp đỡ Hs viết chậm.

- Gv yêu cầu HS chữa bài của bạn.

- Gv nhận xét 3 bài . 3. Củng cố – dặn dò: (4’)

-Nêu cấu tạo và cách viết chữ R ? - Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà viết phần bài ở nhà.

- Tả tiếng chim hót rất trong trẻo và vui vẻ, nối liền nhau không dứt.

- Cao 1li:i,u,m,c,a./ Cao 2,5li:R,h /cao 1,25li:r/ cao 1,5 li:t

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu sắc đặt trên chữ i của chữ Ríu rít.

...

...

...

...

...

...

- HS tập viết chữ Ríu 2,3 lượt.

- HS lắng nghe

- Hs thực hiện theo lệng Gv - Hs đổi chéo vở để chữa bài

+ Nhận xét lỗi viết sai của bạn: chính tả, cỡ chữ, kiểu chữ,...

- HS nêu.

- HS nghe.

___________________________________

Chính tả( Tập chép )

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG.

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS chép lại chính xác trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật trong bài "Chim sơn ca và bông cúc trắng ”.

2.Kĩ năng: - Củng cố quy tắc chính tả : ch / tr . giải được câu đố ở bài 3a/b 3.Thái độ: - Hs có ý thức giữ vở sạch và rèn chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

-GV đọc: Sắp xếp, sáng sủa, xôn xao. -2HS lên bảng viết, cả lớp viết

(20)

-GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài. (1’)

b. Hướng dẫn tập chép: (22’) - GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu 2-3 HS đọc đoạn chép.

+Đoạn này cho biết điều gì về cúc và sơn ca ? +Đoạn chép có những dấu câu nào?

- Hướng dẫn viết từ khó: sung sướng, véo von, xanh thẳm , sà xuống.

- Nhận xét, đánh giá sửa sai.

- GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi.

- GV nhận xét 3 bài.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập. (8’) *Bài 2:Thi tìm từ ngữ chỉ các loài vật - Hướng dẫn HS làm bài.

Chốt: Chào mào; chích chòe;..

Trâu, cá trắm, trai...

* Bài3 :Giải câu đố -Hướng dẫn HS làm bài.

-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

bảng con.

- Chữa và nhận xét.

-2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

+Cúc và sơn ca sống vui vẻ, hạnh phúc.

+Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm.

-HS tìm, đọc, viết bảng con.

-2HS viết bảng, chữa bài, nhận xét, bổ sung.

-HS viết bài.

- HS đổi vở chéo sửa lỗi cho nhau.

- Hs đọc yêu cầu bài - Hs tìm thi.

- Nhận xét, đánh giá.

- Hs đọc yêu cầu bài - HS làm việc cá nhân.

3. Củng cố, dặn dò: (4’) - Nêu cách trình bày đoạn văn ? - Nhân xét giờ học.

- Về nhà : hoàn thành bài tập, chuẩn

___________________________________________________

Thể dục

BÀI 41: ĐI THƯỜNG THEO VẠCH KẺ THẲNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - Đứng kiễng gót 2 tay chống hông và dang ngang.

- Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước (sang ngang lên cao chữ V)

- Học đi thường theo vạch kẻ thẳng.

2. Kỹ năng: - Biết cách giữ thăng bằng khi đứng kiễng gót 2 tay chống hông và dang ngang

- Biết đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước

3. Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.

II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN

(21)

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị 1 còi và kẻ hai vạch giới hạn và các dấu chấm cho HS đứng đúng khi chuẩn bị chơi trò chơi"Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau".

III. HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ

Hoạt dộng của thầy Định lượng Hoạt dộng của trò 1. Phần mở đầu:

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc sau đó đi thường theo vòng tròn, hít thở sâu

- Vừa đi vừa xoay cổ tay, xoay vai - Xoay đầu gối, hông, cổ chân - Ôn bài thể dục phát triển chung 2. Phần cơ bản:

* Ôn đứng 2 chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng phía trước) - GV làm mẫu và hướng dẫn cả lớp tập

+ Nhịp 1: Đưa 2 tay ra trước thẳng hướng, bàn tay sấp

+ Nhịp 2: Đưa 2 tay sang ngang, bàn tay ngửa

+ Đưa 2 tay lên cao thẳng hướng, 2 bàn tay hướng vào nhau

+ Nhịp 4: Về TTCB

9-10’

1 lần 1 lần

1 lần 1 lần 1 lần 23-26’

6-7’

4-5 lần

4-5 lần

HS lắng nghe GV phổ biến nội dung và thực hiện theo yêu cầu của Gv

HS quan sát GV làm mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của GV

* Đi thường theo vạch kẻ thẳng

- GV làm mẫu và hướng dẫn cả lớp tập

* Trò chơi “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau”

- GV cùng HS nêu tên trò chơi, cách chơi, tổ chức cho cả lớp cùng chơi Tổ chức cho cả lớp cùng chơi

8-9’

2-3 lần 9 - 10’

3-4 lần

HS lắng nghe GV phổ biến cách chơi, luật chơi để biết cách chơi

3. Phần kết thúc:

- Cúi lắc người thả lỏng - Nhảy thả lỏng

- GV hệ thống bài và nhận xét - Về nhà ôn các động tác vừa học

3-4’

5-6 lần 4-5 lần

HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của Gv

(22)

Tập viết CHỮ HOA: S

I.MỤC TIấU:

- Biết viết chữ S hoa theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.

- Biết viết ứng dụng cụm từ “ Sỏo tắm thỡ mưa” theo cỡ nhỏ.

- Chữ viết đỳng mẫu, đều nột và nối đỳng qui định.

- HS cú ý thức rốn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Gv: Mẫu chữ trờn khung ụ vuụng.

- HS: Vở Tập viết, bảng con.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1.Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Gv yờu cầu cả lớp viết bảng con chữ:R - HS nhắc lại cụm từ ứng dụng bài trước.

- Cả lớp viết vào bảng con chữ : Rớu rớt - Gv nhận xột, ghi điểm

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn viết chữ hoa: (5’)

* Hướng dẫn HS quan sỏt và nhận xột chữ hoa S:

- Gv đưa chữ mẫu S treo lờn bảng + Độ cao:

- Chữ hoa S cỡ vừa cao mấy li?

- Chữ hoa S gồm mấy nột?

- Gv chỉ dẫn cỏch viết trờn bỡa chữ mẫu:

+ Nột 1: đăt bút trờn đờng kẻ

6, viết nột cong dưới, lượn từ dưới lờn rồi dê bút trờn đờng kẻ

6.

+ Nột 2: Từ điểm dừng bỳt của nột 1, đổi chiều bỳt, viết tiếp nột múc ngược trỏi, cuối nột múc lượn vào trong, dê bút trờn đờng kẻ2

- GV viết chữ S trờn bảng (vừa viết vừa nhắc lại cỏch viết)

* Hướng dẫn Hs viết trờn bảng con:

- Gv yờu cầu Hs viết bảng con chữ cỏi S - Gv nhận xột, uốn nắn.

c. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: (5’)

-2HS viết bảng, lớp viết bảng con.

- 2HS nhắc lại

- 2Hs viết bảng ,lớp viết bảng con.

- HS nhận xột

- Hs quan sỏt và nhận xột.

- Cao 5 li

- Gồm 1 nột liền; là kết hợp của 2nột cơ bản: cong dưới và múc ngược trỏi nối liền nhau tạo thành vũng xoắn to ở đầu chữ (giống chữ hoa L); cuối nột múc lượn vào trong.

- Hs quan sỏt, lắng nghe.

- Hs viết 2,3 lượt.

- HS đọc cum từ ứng dụng - HS nghe hiểu, giải nghĩa.

(23)

* Giới thiệu cụm từ viết ứng dụng:

- Gv đưa cụm từ: Sáo tắm thì mưa

- Gợi ý Hs nêu ý nghĩa cụm từ: Hễ thấy sáo tắm là sắp có mưa.

* Hướng dẫn Hs quan sát và nhận xét:

+ Độ cao:

- Em hãy cho biết độ cao của các chữ trong cụm từ ứng dụng trên?

* Khoảng cách:

- Viết khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết như thế nào?

- Các đặt dấu thanh ở các chữ như thế nào?

+ Nối nét:Nét đầu chữ a chạm thân chữ S - GV viết chữ Sáo trên bảng (vừa viết vừa nhắc lại cách viết)

* Hướng dẫn viết chữ Sáo vào bảng con:

-Gv yêu cầu HS viết chữ Sáo vào bảng con - Gv nhận xét, uốn nắn, có thể nhắc lại cách viết.

d. Hướng dẫn HS viết vở Tập viết: (14’) - Gv nhắc nhở HS cách để vở, ngồi viết,..

- Gv cho HS quan sát bài viết mẫu - Gv đưa lệnh viết:

+ 1 dòng chữ S cỡ vừa, cỡ nhỏ + 1 dòng chữ Sáo cỡ vừa, cỡ nhỏ.

+ 1 dòng cụm từ ứng dụng.

- Gv giúp đỡ Hs yếu ,kém, viết chậm.

đ. Chấm – chữa bài: (3’) - Gv thu 5-7 bài chấm

- Gv yêu cầu HS chữa bài của bạn.

- Gv nhận xét bài chấm và cho HS quan sát bài mẫu viết đẹp.

3. Củng cố – dặn dò: (3’)

- Chữ hoa S được viết bởi mấy nét đó là những nét nào ?

- Gv nhận xét tiết học.

- Về nhà viết phần bài ở nhà của mình.

-Cao1li:a,o,ă,m,ư./Cao 2,5li:S,h/cao1,5li:t

- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) viết bằng một con chữ o.

- Dấu sắc đặt trên âm a,ă của tiếng Sáo và tắm; dấu huyền đặt trên chữ cái i chữ thì.

- HS tập viết chữ Sáo 2,3 lượt.

- Hs thực hiện theo lệng Gv đưa ra để viết (HS khá – giỏi viết hết)

- Hs đổi chéo vở để chữa bài

+ Nhận xét lôi viết sai của ban: chính tả, cỡ chữ, kiểu chữ,...

Chính tả:( Nghe- Viết) SÂN CHIM

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - HS nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

(24)

2.Kĩ năng: - Làm đúng các bài tập 2 a/ b hoặc bài 3 a/b 3.Thái độ: - Hs có ý thức rèn chữ viết và giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

-GV đọc : Luỹ tre, chích choè, chim trĩ.

- Nhận xét, đánh giá.

2.Bài mới:

a. Giới thiệu bài. (1’)

b. Hướng dẫn nghe viết(22’):

- GV đọc mẫu bài viết chính tả + Bài sân chim tả cái gì?

+ Những chữ nào trong bài bát đầu bằng tr/

s?

- Hướng dẫn viết từ khó: xiết , thuyền, trắng xoá, sát sông.

- Nhận xét ,sửa sai.

- GVnhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút - GV đọc cho HS viết bài.

- Đọc lại cho HS soát lỗi.

- GV nhận xét 3 bài.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập. (8’) Bài 2 (a) :Điền vào chỗ trống ch hay tr?

- Hướng dẫn HS làm bài.

-GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Đánh trống, chống gậy,chèo bẻo, quyển truyện, câu chuyện.

Bài 3 (a):Thi tìm tiếng bắt đầu ch/tr - GV làm mẫu,

-Yêu cầu HS làm bài vào vở, chấm và chữa.

- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- Chữa và nhận xét.

- 2 HS đọc lại,lớp đọc thầm.

+ Tả chim nhiều không tả xiết.

+ Sân , trứng trắng, sát sông..

- HS tìm, đọc, viết bảng con.

- Chữa bài.

- HS viết bài.

- HS đổi vở chéo sửa lỗi.

- Hs đọc yêu cầu bài

- HS làm việc cặp đôi, chữa và nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu bài - HS làm việc cá nhân.

- HS chữa và nhận xét.

3.Củng cố dặn dò: (4’)

- Nêu cách trình bày đoạn văn ? - Nhận xét giờ học, chữ viết của HS.

- Về nhà hoàn thành bài tập 3.

_______________________________________

Tập làm văn

ĐÁP LỜI CẢM ƠN. TẢ NGẮN VỀ LOÀI CHIM

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Rèn kỹ năng nói: Biết đáp lời cảm ơn trong tình huống giao tiếp thông thường.

(25)

2.Kĩ năng: - Rèn kỹ năng viết: Thực hiện được yêu cầu của bài tập 3 tìm câu văn miêu tả trong bài, viết 2,3 câu về một loài chim.

3.Thái độ: - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên. bảo vệ các loài chim.

* Giáo dục quyền bổn phận trẻ em: có quyền kết bạn, quyền được tham gia đáp lời cảm ơn.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

-Giao tiếp ứng xử văn hóa:biết nói lời cảm ơn khi làm phiền hay được người khác giúp

-Tự nhận thức:nhận thức được môi trường thiên nhiên rất quan trọng phải biết yêu quý loài chim

III. ĐỒ DÙNG

- Bảng phụ, tranh minh hoạ sách giáo khoa,vở bài tập

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- 2 HS lên b ng l m b i t p 2ả à à ậ

- Yêu cầu HS kiểm tra lẫn nhau bài tập 3 ở nhà.

- GV nhận xét . 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài.(1’) :

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

*Bài 1:(7’)Đọc lại lời nhân vật trong tranh.

- Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- Hướng dẫn - Quan sát kèm hs

- GV nhận xét , đánh giá.

*Bài 2:(10’) Đáp lại lời cảm ơn trong các trường hợp sau ntn?.

- Giúp HS hiểu yêu cầu của đề bài.

- Hướng dẫn đóng vai từng tình huống

a, Em cho bạn mượn quyển truyện . Bạn em nói: “ Cảm ơn bạn. Tuần sau mình sẽ trả.”?

b, Em đến thăm bạn ốm. Bạn nói : “ Cám ơn bạn.

Mình sắp khỏi rồi.

c, Em rót nước mời khác đến nhà. Khách nói: “ Cám ơn cháu . Cháu ngoan quá!”

- GV quan sát giúp đỡ hs

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

* Bài 3:(12’)Đọc đoạn văn và làm bài tập.

a. Tìm những câu tả hình dáng chim chích bông.

b. Tìm những câu tả hoạt động của chim chíc bông.

- 2 HS lên bảng làm bài tập - HS kiểm tra lẫn nhau.

- HS nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu bài- Quan sát tranh minh họa đọc lời nhân vật.

- HS làm việc cá nhân.

-Nhận xét , bổ sung.

- Hs đọc yêu cầu bài đọc tình huống

- Hs làm mẫu

-Từng cặp đóng vai trong nhóm.

-HS làm việc cặp đôi.

-HS trình bày

-HS nhận xét, bổ sung.

- Hs đọc yêu cầu bài -ý a,b HS làm việc nhóm.

(26)

c. Viết 3 -> 4 câu về một loài chim mà em thích.

- GV yêu cầu HS viết vở.

-Yêu cầu HS trình bày - GV nhận xét , đánh giá.

* Giáo dục bảo vệ môi trường: Các loài chim có ích và đẹp như vậy chúng ta cần phải làm gì?

-Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác bổ sung.

- HS viết vào vở.

- HS trình bày kết quả, nhận xét bổ sung.

3. Củng cố, dặn dò: ( 5’) - 3 HS đọc bài viết.

- GV liên hệ giáo dục quyền và bổn phận trẻ em…

- Nhận xét giờ học.

- Về chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________________

Ngày soạn: 15/2 /2019

Ngày giảng: Thứ 6 ngày 22 tháng 2 năm 2019

Toán

PHÉP CHIA

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

:

- Bước đầu nhận biết phép chia.

2.Kĩ năng: -Biết quan hệ giữa phép nhân và phép chia, từ phép nhân viết thành 2 phép chia..

3.Thái độ: - Có ý thức tự giác học tốt.

II. CHUẨN BỊ:

- Các mảnh bìa hình vuông bằng nhau.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C:Ạ Ọ 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GVgọi 3 HS đọc thuộc bảng nhân 3,4,5.

- Nhận xét,đánh giá.

3 Hs đọc – lớp nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn tìm hiểu về phép chia (14’)

* Nhắc lại phép nhân: 3 x 2 = 6 - GV gắn 3 ô vuông lên bảng và hỏi:

- Một phần có mấy ô vuông?

- GV gắn tiếp 3ô vuông nữa và hỏi:

- Hai phần có mấy ô vuông?

- Em tính như thế nào để biết là có 6 ô vuông?

- GV ghi bảng như sách giáo khoa.

* Giới thiệu phép chia cho 2:

- GV kẻ 1 vạch ngang ( như hình vẽ)

- 6 ô vuông được chia thành mấy phần bằng

- Một phần có 3ô vuông.

- Hai phần có 6 ô vuông.

3 x 2 = 6

+ 6 ô vuông được chia thành 2

(27)

nhau?

- GV kết hợp ghi bảng:

- Mỗi phần có mấy ô vuông?

- Gọi 1 vài HS nhắc lại cách chia trên.

- GV: Như vậy ta đã thực hiện 1phép tính mới là phép chia: “Sáu chia hai bằng ba”

Viết là: 6 : 2 = 3

Dấu : gọi là dấu chia.

* Giới thiệu phép chia cho 3:

- 6 ô chia thành mấy phần để mỗi phần có 3ô?

- GV: Ta có phép chia:“Sáu chia ba bằng hai”

- GV ghi: 6 : 3 = 2 - Gọi HS đọc phép chia.

* Nhận xét mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia:

- Mỗi phần có 3 ô, 2 phần có mấy ô? Em tính như thế nào?

- Có 6 ô chia thành 2 phần bằng nhau, mỗi phần có mấy ô? Tính như thế nào?

- Có 6 ô chia mỗi phần 3ô thì được mấy phần?

Tính như thế nào?

- Vậy từ một phép nhân ta lập được mấy phép chia tương ứng?

- Viết ra bảng con 2 phép chia tương ứng từ phép nhân?

3 x 2 = 6 c. Luyện tập:

Bài 1(8’): Cho phép nhân, viết 2 phép chia ( theo mẫu):

- Có tất cả bao nhiêu bông hoa?

- 6 bông hoa được trồng trong 2 chậu, mỗi chậu có mấy bông hoa?

- 6 bông hoa sẽ được trồng trong mấy chậu để cứ một chậu thì có 3 bâng hoa?

-Từ 1 phép nhân viết được mấy phép chia tương ứng?

GV: Mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.

Bài 2(7’): Tính:

- quan sát nhắc nhở HS làm bài.

- Dựa vào đâu em có thể thực hiện được kết quả của các phép tính?

GV: Mối quan hệ liên quan giữa phép tính nhân và hai phép tính chia lập được.

phần bằng nhau.

+ Mỗi phần có 3ô vuông.

+ Sáu chia hai bằng ba.

- HS nhắc lại.

- Để mỗi phần có 3ô thì 6ô chia thành 2 phần.

- Sáu chia ba bằng hai.

- Hs đọc + 3 x 2 = 6 + 6 : 2 = 3 + 6 : 3 = 2

- Được 2 phép chia tương ứng.

+ 6 : 2 = 3 6 : 3 = 2

- HS nêu yêu cầu bài- 1 HS đọc mẫu

- 3 HS lên bảng làm – lớp làm vào vở.

- Nhận xét đánh giá -2 phép chia

- HS nêu yêu cầu.

- HS làm bài cá nhân.- 2HS làm bài trên bảng.

+ Nhận xét đúng –sai - HS nêu.

(28)

3. Củng cố- Dặn dò: (5’): - Muốn viết được phép chia, ta cần dựa vào đâu?

- Từ 1 phép nhân lập được mấy phép chia? Lập như thế nào?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn học sinh về học bài và chuẩn bị bài sau.

_____________________________________________________

Chính tả( nghe viết )

MỘT TRÍ KHÔN HƠN TRĂM TRÍ KHÔN

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS chép lại chính xác trình bày đúng một đoạn văn xuôi có lời nói của nhân vật trong bài "Một trí khôn hơn trăm trí khôn ”.

2.Kĩ năng: - Củng cố quy tắc chính tả : ch / tr . giải được câu đố ở bài 3a/b 3.Thái độ: - Hs có ý thức giữ vở sạch và rèn chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG

- GV: Bảng phụ, bút dạ, phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

-GV đọc: Sắp xếp, sáng sủa, xôn xao.

-GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài. (1’)

b. Hướng dẫn tập chép: (22’) - GV treo bảng phụ.

- Yêu cầu 2-3 HS đọc đoạn viết.

+Đoạn này cho biết điều gì ? +Đoạn viết có những dấu câu nào?

- Hướng dẫn viết từ khó.

- Nhận xét, đánh giá sửa sai.

- GV nhắc nhở tư thế ngồi, cách cầm bút.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi.

- GV nhận xét 3 bài.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập. (8’) - Hướng dẫn HS làm bài.

Chốt:

-Hướng dẫn HS làm bài.

-GV nhận xét, chốt lời giải đúng.

-2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.

- Chữa và nhận xét.

-2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm.

- Hs nêu

+Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm.

-HS tìm, đọc, viết bảng con.

-2HS viết bảng, chữa bài, nhận xét, bổ sung.

-HS viết bài.

- HS đổi vở chéo sửa lỗi cho nhau.

- Hs đọc yêu cầu bài - Nhận xét, đánh giá.

- Hs đọc yêu cầu bài - HS làm việc cá nhân.

3. Củng cố, dặn dò: (4’) - Nêu cách trình bày đoạn văn ?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.. HSKT:

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.. HSKT: Nắm được kĩ thuật

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.. HSKT: Nắm được kĩ

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục.. HSKT: Tập được một số bài

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể

Thái độ: - Qua bài học học sinh biết thực hiện các động tác của bài tập rèn luyện tư thế cơ bản để áp dụng trong các bài tập thể dục3.