• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ...

Ngày dạy: ………. Tiết 14

Chương II: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI – XII)

Bài 10: NHÀ LÝ ĐẨY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Học sinh hiểu được

- Bối cảnh ra đời nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long, nguyên nhân, ý nghĩa.

- Tổ chức bộ máy nhà nước, tổ chức quân đội, bộ luật đầu tiên của nước ta và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý.

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng lập bảng, biểu thống kê, hệ thống các sự kiện trong khi học - Kỹ năng sống: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng trình bày 3. Thái độ

- Lòng tự hào là con dân nước Đại Việt.

- Ý thức chấp hành luật pháp và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

4. Phát triển năng lực - Năng lực phân tích

Nội dung tích hợp: - Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long. Chính sách đối nội, đối ngoại thời Lý. Ý thức trách nhiệm với đât nước. Ý thức độc lập, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên: + SGK, SGV, bản đồ Việt Nam, tài liệu tham khảo.

+ Khung sơ đồ tổ chức hành chính nhà nước (để trống).

- Học sinh: SGK, vở bài tập, tìm hiểu về nhà Lý và Lý Công Uẩn.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Nêu vấn đề, nhận xét, đánh giá, đàm thoại, thuyết trình - Kĩ thuật động não, kĩ thuật nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp (1) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)

? Nêu những nét phát triển của nền kinh tế tự chủ dưới thời Đinh – Tiền Lê?

* YCTL:

a. Nông nghiệp

- Chia ruộng đất cho nông dân.

- Khai khẩn đất hoang.

- Chú trọng thủy lợi.

-> Nông nghiệp ổn định và phát triển b. Thủ công nghiệp

- Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước.

(2)

- Nghề cổ truyền phát triển.

c. Thương nghiệp - Đúc tiền đồng.

- Trung tâm buôn bán, chợ...hình thành.

- Buốn bán với nước ngoài phát triển 3. Bài mới

* Giới thiệu bài mới (1’)

Bước vào đầu thế kỉ XI, nội bộ nhà Tiền Lê lục đục, vua Lê không cai quản được đất nước. Trong bối cảnh đó nhà Lý đã được thành lập như thế nào, tình hình đất nước đã có những thay đổi ra sao? Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

Hoạt động 1: Sự thành lập nhà Lý - Thời gian (15)

- Mục tiêu: HS có những hiểu biết về sự thành lập nhà Lý

Phương pháp: phân tích, thảo luận, vấn đáp

Kĩ thuật: kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

- Giảng: Cuối thời Lê, Lê Long Đĩnh cướp ngôi và tự xưng vua. Thời gian đầu ông ta còn chú ý đến việc xây dựng đất nước. Về sau bê trễ và lao vào ăn chơi sa đọa, trụy lạc, mắc bệnh trĩ không thể ngồi được mà phải nằm để coi chầu nên sử sách còn gọi là Lê Ngọa Triều. Lê Long Đĩnh là ông vua rất tàn bạo nên nhân dân ai cũng căm ghét.

- Giảng: Sau khi Lê Hoàn mất tháng 10/1005 thái tử Long Việt lên ngôi đuợc 3 ngày thì Long Đĩnh tự lập lên làm vua. Đây là một ông vua rất tàn bạo mà mọi người trong triều ngoài nội ai cũng oán ghét, đó là một trong những nguyên nhân làm cho nhà Lê mau chóng sụp đổ.

? Lê Long Đĩnh có những việc làm gì khiến nhân dân oán hận?

- Cho người vào cũi thả trôi sông, róc mía trên đầu sư, dùng dao cùn xẻo thịt người...

? Khi Lê Long Đĩnh chết, quan lại trong triều suy tôn ai lên làm vua?

- Lý Công Uẩn.

? Nêu hiểu biết của em về Lý Công Uẩn?

1. Sự thành lập nhà Lý

- Năm 1005, Lê Hoàn mất. Lê Long Đĩnh nối ngôi.

- Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều Tiền Lê chấm dứt.

- Lý Công Uẩn lên ngôi vua.

(3)

- HS đọc phần chữ in nghiêng trong SGK.

GV mở rộng thêm.

?Tại sao Lý Công Uẩn được suy tôn lên làm vua?

- Vì ông là người vừa có đức, có tài, lại vừa có uy tín nên được triều thần nhà Lê quý trọng.

? Sau khi lên ngôi ông đã có những quyết định gì?

- Quyết định rời kinh đô từ Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long vào năm 1010.

* GV treo bản đồ, chỉ 2 vùng đất Hoa Lư và Thăng Long trên bản đồ. HS quan sát bản đồ.

? Tại sao Lý Công Uẩn Quyết định dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long?

- Địa thế thuận lợi và là nơi hội tụ của 4 phương.

Tích hợp giáo dục đạo đức

GV Trên cơ sở học sinh trả lời, giáo viên khéo léo đưa nội dung tích hợp đạo đức vào: Ngoài những yếu tố thuận lợi ở Thăng Long thôi thúc Lý Công Uẩn dời đô về đây, ta không thể không kể đến ý thức trách nhiệm của bản thân Lý Công Uẩn đối với đất nước. Chính cái ý thức trách nhiệm ấy đã thôi thúc ông dời đô từ Ninh Bình về Thăng Long - một thắng địa, nơi tụ hội quan yếu của bốn phương….

Giáo viên có thể liên hệ với ngày nay: thủ đô nước ta vẫn là Hà Nội. Điều đó càng chứng tỏ tầm nhìn xa trông rộng của Lý Công Uẩn…

? Việc dời đô về Thăng Long của vua Lý nói lên ước nguyện gì của cha ông ta?

- Muốn xây dựng đất nước giàu mạnh và khẳng định ý chí tự cường của dân tộc.

Giảng: Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt, xây dựng và củng cố chính quyền từ trung ương đến địa phương.

- GV treo khung sơ đồ tổ chức hành chính của nhà Lý. Hướng dẫn HS điền vào sơ đồ trên bằng cách đặt câu hỏi. Một HS lên bảng.

- Triều đình, 24 lộ phủ. Dưới lộ là huyện, hương, xã.

- HS nhận xét sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lý, so sánh với thời Đinh- Tiền Lê?

- Thảo luận nhóm (2’) - Các nhóm nhận xét

- Năm 1010. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.

- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt.

* Sơ đồ tổ chức chính quyền Bộ máy nhà nước:

(4)

- GV chốt nội dung

=> Đó là chính quyền quân chủ nhưng khoảng cách giữa chính quyền với nhân dân, giữa vua với dân chưa phải là đã xa lắm. Nhà Lý luôn coi dân là gốc rễ sâu bền.

- GV nhấn mạnh: nhà Lý luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, luôn coi dân là gốc rễ lâu bền của đất nước.

- Liên hệ, giáo dục: từ ngày 01/10/2010- 10/10/2010 cả nước đã tổ chức trọng thể “Đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội” với nhiều hoạt động sôi nổi như : + Mở cửa khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long.

+ Phát lộ những di tích dưới Hoàng thành Thăng Long.

...

...

Hoạt động 2: Luật pháp và quân đội - Thời gian (17’)

- Mục tiêu: HS có những hiểu biết về luật pháp, tổ chức quân đội và chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Lý

Phương pháp: phân tích, thảo luận, vấn đáp

Kĩ thuật: kĩ thuật hỏi trả lời, chia nhóm, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

Giảng: Dưới thời Đinh – Tiền Lê, nước ta chưa có một hệ thống luật pháp.

? Dưới thời Lý, bộ luật đầu tiên được ban hành vào năm bao nhiêu?

- Luật Hình thư, năm 1042 – bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.

? Nội dung cơ bản của bộ luật Hình thư là gì? Bảo vệ ai?

- Nôi dung: bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ trật tự xã hội và sản xuất nông nghiệp.

? Nêu sự cần thiết và tác dụng của Bộ luật Hình

2. Luật pháp và quân đội

a. Luật pháp

- Năm 1042, nhà Lý ban hành luật Hình thư.

- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ vua, triều đình, bảo vệ của công và tài sản của nhân dân và sản xuất nông nghiệp, nghiêm cấm giết mổ trâu bò. Người phạm tội bị trừng trị nghiêm khắc.

(5)

Thư?

HS: Đọc nội dung một số điều luật trong bộ Hình Thư và cho biết Bộ Hình Thư bảo vệ ai? Cái gì?

- Nội dung: “Lính bảo vệ cung và sau này cả hoạn quan không tự tiện vào cung cấm.Nếu ai vào sẽ bị tội chết. Người canh giữ không cận thận để người khác vào bị tội chết .Cấm dân không được bán con trai,quan lại không được dấu con trai.Những người cầm cố ruộng đất sau 20 năm được chuộc lại .Trả lại ruộng cho những người đã bỏ không cày cấy. Những người trộm trâu bò bị xử nặng, những người biết mà không báo cũng bị xử nặng…..”

? Quân đội nhà Lý gồm mấy bộ phận?

- Gồm 2 bộ phận: cấm quân và quân địa phương.

-> GV yêu cầu HS đọc bảng phân chia giữa cấm quân và quân địa phương trong SGK, sự phân chia binh chủng.

? Nhà Lý thi hành chính sách gì trong nông nghiệp?

- “ Ngụ binh ư nông” – gửi binh ở nhà nông.

? Em có nhận xét gì về tổ chức quân đội nhà Lý?

- Tổ chức chặt chẽ và quy củ.

? Nhà Lý thi hành chủ trương gì để bảo vệ khối đại đoàn kết dân tộc?

- Gả công chúa, ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc.

- Trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.

? Trình bày chính sách đối ngoại của nhà Lý đối với các nước láng giềng?

- Quan hệ với Trung Quốc và Campuchia, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.

? Nhận xét các chủ trương của nhà Lý?

- Các chủ trương chính sách của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.

- Sử dụng bản đồ Đại Việt thời Lý để trình bày vấn đề này : Vùng biên giới phía Bắc là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Lý Công Uẩn rất quan tâm củng cố khối đoàn kết dân tộc vì đây là nguồn sức mạnh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

- Nhấn mạnh: giữ mối quan hệ hòa hiếu trên cơ sở độc lập tự chủ, nếu nguyên tắc này bị vi phạm nhà Lý sẽ kiên quyết đòi lại hoặc đem quân đánh trả.

b. Quân đội

- Bao gồm quân bộ và quân thủy - Chia làm hai loại :

+ Cấm quân

+ Quân địa phương

- Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá

- Thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”

c. Đối nội

- Củng cố khối đoàn kết dân tộc ít người.

d. Đối ngoại

- Đặt quan hệ ngoại giao bình thường với nhà Tống, Chăm-pa.

- Kiên quyết bảo toàn lãnh thổ.

(6)

- Tích hợp giáo dục đạo đức: Trên cơ sở HS trả lời, giáo viên dẫn dắt để HS thấy được ý thức độc lập, tự chủ của nhà Lý trong chính sách đối nội và đối ngoại của mình, đặc biệt trong quan hệ với nhà Tống, điều này càng được thể hiện rõ.

- GV có thể liên hệ thực tế ngoại giao nước ta ngày nay để HS hiểu rõ hơn

...

...

4. Củng cố (3’)

? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính nhà Lý ở Trung ương và địa phương.

? Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất.

? Công lao của Lý Công Uẩn.

5. Hướng dẫn về nhà (3’) * Bài cũ:

- Học bài, làm bài tập trong vở bài tập - Vẽ lại sơ đồ bộ máy Nhà nước thời Lý.

- Đánh giá công lao của Lý Công Uẩn với dân tộc.

* Bài mới:

- Đọc và chuẩn bị bài sau: “ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống”.

+ Tìm hiểu âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.

+ Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt sang đất Tống.

+ Sưu tầm tư liệu có liên quan đến bài học V. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song

Tiên đề Ơclít công nhận tính duy nhất của đường thẳng song song qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho

Bài học luyện tập về đối xứng trục, giúp củng cố kiến thức về khái niệm, tính chất và cách vẽ hình đối