• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
37
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 8

Ngày soạn : 23/10/2020

Ngày giảng: Thứ 2 ngày 26 tháng 10 năm 2020 Tập đọc –Kể chuyện CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. MỤC TIÊU.

A.Tập đọc.

1. Kiến thức: Đọc đúng sôi nổi, nặng nhọc, ốm nặng lắm, ríu rít.

- Bước đầu biết đọc đúng các kiểu câu, biết phân biệt lời dẫn truyện và lời các nhân vật.

- Hiểu nghĩa 1 số từ chú giải cuối bài - Hiểu ý nghĩa: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau.

2. Kỹ năng: Rèn đọc đúng ,đọc diễn cảm cho hs 3. Thái độ: Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

B. Kể chuyện.

1. Kiến thức: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện

- Kể lại được từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện theo lời của một bạn nhỏ trong bài.

2. Kỹ năng: Kể chuyện đúng nội dung,giọng kể phù hợp với từng nhân vật .

3. Thái độ: Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

- Thể hiện sự cảm thông : Biết thể hiện sự cảm thông với mọi người xung quanh.

- Xác định giá trị cá nhân. Có trách nhiệm với bản thân và mọi người...

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ bài tập đọc.SGK

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Hoạt động của GV 1. Kiểm tra bài cũ( 5’)

- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Bận” và TLCH về nội dung bài

- Nhận xét- tuyên dương hs 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

- Gv giới thiệu bài bằng tranh trên phông chiếu

b. Luyện đọc ( 29')

Hoạt động của GV

- 2 hs lên đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH

- HS nhận xét

- Lắng nghe - ghi tên bài

(2)

* GV đọc mẫu: giọng thong thả. Chú ý các câu hỏi thắc mắc của các em nhỏ đọc giọng băn khoăn, lo lắng. Câu hỏi thăm ông cụ đọc với giọng nhẹ nhàng, ân cần. Giọng ông cụ buồn phiền, mệt mỏi.

* Luyện đọc câu

- GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS - HD đọc từ khó : sải cánh, ríu rít, sôi nổi, lễ phép, nặng nhọc, ốm nặng lắm, xe buýt, lặng đi

- GV nghe, uốn nắn sửa cho hs

*Luyện đọc đoạn

GV theo theo dõi nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng câu kể, câu hỏi.

- Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài.

- Giải nghĩa từ khó - Đưa hình ảnh đàn sếu

- Yêu cầu hs đặt câu với từ ngẹn ngào * Đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV nhận xét.

- YC HS thi đọc 5 đọan - Gọi hs đọc cả bài - Lớp đọc đồng thanh.

Tiết 2

c. Tìm hiểu bài(8') - Các bạn nhỏ đi đâu?

- Các bạn nhỏ gặp ai trên đường về?

- Các bạn quan tâm đến ông cụ như thế nào?

- Vì sao các bạn quan tâm đến ông cụ như vậy?

- Ông cụ gặp chuyện gì buồn?

- Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ, ông cụ thấy lòng nhẹ hơn?

- Lắng nghe

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu (2 lượt) - HS đọc cá nhân, đồng thanh.

- 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đọan

- Đọc câu dài theo hướng dẫn của GV - HS đọc chú giải, nêu nghĩa từ

- Quan sát trên phông chiếu - HS đặt câu với từ nghẹn ngào.

- HS đọc nối tiếp đoạn trong nhóm - Các nhóm thi đọc.

- Nhận xét , bổ sung - 1 hs đọc lại bài

- Lớp đọc đồng thanh 1 lần - Hs đọc thầm bài

- Đi về nhà sau 1 cuộc dạo chơi.

- Các bạn gặp một cụ già đang ngồi ven đường, vẻ mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu.

- Các bạn băn khoăn và trao đổi với nhau. Có bạn đoán cụ bị ốm, có bạn đoán cụ bị mất cái gì đó. Cuối cùng cả tốp đến tận nơi hỏi thăm ông cụ.

- Vì các bạn là những đứa trẻ ngoan, nhân hậu. Các bạn muốn giúp đỡ ông cụ.

- Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi.

- Ông cụ được chia sẻ nỗi buồn với các bạn/ Vì sự quan tâm của các bạn nhỏ

(3)

+ Đặt tên khác cho truyện?

-Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi 5 –thảo luận

- Câu chuyện muốn nói với em điều gì?

- GVKL: Các bạn nhỏ trong truyện không giúp được cụ già nhưng cụ vẫn cám ơn các bạn vì các bạn đã làm cho cụ thấy lòng nhẹ hơn. Câu chuyện muốn nói với các em con người phải tâm đến nhau. Sự quan tâm sẵn sàng chia sẻ của những người xung quanh làm cho mỗi người cảm thấy những lo lắng buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Giáo dục quyền và bổn phận trẻ em:

Các em có quyền được vui chơi và có bổn phận phải biết quan tâm đến mọi người. Ngoài ra cần phải biết thể hiện sự cảm thông đối với mọi người xung quanh, đặc biệt là với các bạn trong lớp...

d. Luyện đọc lại(7') - GV đọc mẫu câu , đoạn

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm - Đọc thể hiện lời nhân vật

- Tổ chức đọc phân vai - Nhận xét - tuyên dương hs

Kể chuyện.(15p) - GV Nêu yêu cầu của bài - Hướng dẫn kề từng đoạn.

- GV kể mẫu

- Hướng dẫn hs kể theo đoạn - Kể theo nhóm

- Hướng dẫn kể theo nhóm đôi.

- Tổ chức kể trước lớp:

- GV nhận xét bổ sung 3. Củng cố, dặn dò (3’)

- Qua bài em rút ra bài học gì? Cần biết chia sẻ buồn vui và thể hiện sự cảm thông đối với mọi người.

làm ông cụ bớt cô đơn…

+ Những đứa trẻ tốt bụng.

+ Chia sẻ.

- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh.

- Đọc diễn cảm

- 3,4 HS sinh đọc lời nhân vật - Đọc phân vai tromg nhóm - Hs thi đọc

- Đọc yêu cầu của bài.

- Học sinh kể theo đoạn - Kể truyện theo nhóm đôi.

- Đại diện các nhóm kể trước lớp.

- Kể lại câu chuyện trong lời một bạn nhỏ theo vai.

Lớp bình chọn

(4)

- Nhận xét chung giờ học - Dặn HS về luyện đọc và kể lại câu chuyện cho mọi người nghe. Chuẩn bị bài Tiếng ru.

Toán LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Thuộc bảng chia 7. Biết xác định 1/7 của một hình đơn giản.

2. Kỹ năng: Áp dụng bảng chia 7 để làm tính và giải các bài toán có lời văn.

3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách giáo khoa trang 36, Bảng phụ, VBT.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 . Kiểm tra bài cũ.(4')

- GV yêu cầu HS đọc bảng chia 7 (4 -5 HS)

- Lớp nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài ( 1')

b. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1(6'): Tính nhẩm

- Với bài tính nhẩm làm như thế nào?

- Yêu cầu hoc sinh làm bài vào vở và nêu miệng kết quả bài toán.

- Nhận xét từng cặp phép tính trong phần a?

- Nhận xét về các thành phần và kết quả của 3 phép tính trong mỗi cột phần b?

Bài 2:(7') Tính

- Yêu cầu học sinh làm lần lượt vào vở bài tập.

- Nêu cách thực hiện lần lượt từng phép tính?

- Quan sát giúp đỡ HS .

- 4 - 5 hs đọc - Hs nhận xét

- Đọc yêu cầu.

- Suy nghĩ và nêu nhanh kết quả.

- Làm bài và đọc bài làm.

- Lấy tích chia cho thừa số này kết quả là thừa số kia.

- Số chia giống nhau, số bị chia lớn hơn thì tích lớn hơn.

- Đọc yêu cầu

- Học sinh làm bài, 3 hs làm bảng - Nhận xét, chữa.

- Trao đổi bài kiểm tra kết quả.

- Đặt tính và thực hiện từ trái qua

(5)

- Muốn chia số có 2 chữ số cho số có 1 chữ số ta làm như thế nào ?

Bài 3(7'): Giải toán.

- Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - GV nhận xét.

- Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây bưởi ta làm như thế nào ?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Bài toán thuộc dạng toán gì ? Cách giải ?

Bài 4(7'):

- Gv hướng dẫn .

- Yêu cầu hs làm vào vbt, 1 hs lên bảng làm?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố - dặn dò: (4') - Hỏi - Đáp bảng nhân, chia 7.

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn về ôn lại các bảng nhân, chia đã học.

phải.

- Đọc bài toán.

- 1HS lên bảng tóm tắt bài toán, lớp làm nháp.

- Chữa bài, nhận xét.

- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT.

Bài giải

Số cây bưởi có trong vườn là:

63 : 7 = 9 ( cây) Đáp số: 9 cây - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Liên quan đến Tìm một trong các phần bằng nhau của một số.

- HS đọc yêu cầu .

- 1 hs lên bảng làm, lớp làm vbt - Hs nhận xét.

Đạo đức

QUAN TÂ M, CHĂ M SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHI EM (tiÕt 2)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết được những việc trẻ em cần làm để thực hiện sự quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

- Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm chăm sóc lẫn nhau.

- Trẻ em có quyền được sống với gia đình, có quyền được cha mẹ quan tâm, chăm sóc; trẻ em không nơi nương tựa có quyền được nhà nước và mọi người hỗ trợ, giúp đỡ.

- Trẻ em có bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình

2. Kỹ năng: Có kỹ năng chăm sóc những người thân trong gia đình.

3. Thái độ: Yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.

(6)

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI :

- Kĩ năng lắng nghe.

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Phiếu giao việc cho các nhóm, các bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề gia đình vở bài tập.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):

- Vì sao phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?

- Kể 1 số việc làm của em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ anh chị em?

- Nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới:

a. Khởi động(1'): H/s hát tập thể bài hát: “ Cả nhà thương nhau ”

b. Hoạt động 1(14'): Xử lí tình huống - Gv chia nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận, nhận xét về cách ứng xử của các bạn trong các tình huống.

- Quan sát, giúp đỡ

Kết luận: Mỗi người trong gia đình cần phải biết sắp xếp thời gian để quan tâm đến nhau.

* Liên hệ bản thân

- Hằng ngày em đã làm gì để thể hiện qian tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em?

* QD quyền trẻ em: Em suy nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình dành cho nhau?

- Em có bổn phận gì?

c. Hoạt động 2: ( 10’) Trò chơi phản ứng nhanh

- Hướng dẫn luật chơi

- 2 Hs trả lời - Hs nhận xét

- Hs thảo luận nhóm 4 bài 4

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả ( mỗi nhóm 1 ý kiến - xử lí bằng cách đóng vai)

- Hs nhận xét, bổ sung

- Mỗi người trong chúng ta đều có 1 gia đình và được ông bà cha mẹ, anh chị em yêu thương, chăm sóc. Đó là quyền mà mọi trẻ em đều được hưởng.

- Bổn phận phải biết quan tâm chăm sóc đến mọi người.

- Lắng nghe

(7)

- Tổ chức cho hs chơi

- Nam hướng dẫn em giải bào toán khí.

Bố vừa đi làm về Hà đã nài nỉ bố gấp cho chiếc máy bay.

- Loan cố gắng chăm chỉ học hành để dành nhiều điểm 10 tặng mẹ

- Buổi trưa, cả nhà đang ngủ, anh em Tuấn còn nô đùa

- Em bé ốm, thay bố mẹ quan tâm chăm sóc em.

- Thấy bố mẹ không để ý, Hoa giận dỗi để được bố mẹ chú ý hơn.

- Gv kết luận

3. Củng cố, dặn dò: 4’

- Kể 1 việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, anh chị em?

- Nhận xét chung

- Dặn hs về nhà thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm cụ thể - Chuẩn bị bài chia sẻ vui buồn cùng bạn.

- Chơi trò chơi - Nhận xét

- Nêu

Âm nhạc

Giáo viên bộ môn soạn - giảng Thể dục

ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI -TRÒ CHƠI "CHIM VỀ TỔ"

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Ôn động tác đi chuyển hướng phải, trái. Biết đi chuyển hướng phải, trái và thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.

- Học trò chơi "Chim về tổ". Yêu cầu biết cách chơi và chơi đúng luật, rèn luyện kỹ năng chạy, kỹ năng tập trung chú ý cao.

2. Kỹ năng: Thực hiện động tác ở mức tương đối chính xác.

3. Thái độ: Qua bài học học sinh biết thực hiện nhanh nhẹn hơn, tập trung chú ý hơn khi xếp hàng, tập trung thể dục, hoạt động tập thể.

- Trò chơi học sinh sẽ thể hiện sự thông minh khéo léo nhanh nhẹn của mình.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Dọn vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, kẻ đường đi, vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cho đi chuyển hướng, vẽ các ô hoặc vòng tròn cho trò chơi.

(8)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Phần mở đầu ( 5-6’)

- GV nhận lớp. phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.

- Đội hình nhận lớp

- Chạy chậm theo 1 hàng dọc xung quanh

sân tập.

- HS thực hiện chạy chậm theo 1 hàng dọc

- Xoay khởi động các khớp. - Khởi động theo đội hình hàng ngang

4. Phần cơ bản (25 - 28’)

- Ôn đi chuyển hướng phải, trái. - ĐH: Đi chuyển hướng phải, trái.

- Chia tổ tập luyện khoảng 5 phút, sau đó cả lớp cùng thực hiện, lần đầu do GV hướng dẫn; lần 2: Cán sự điều khiển; lần 3: Tổ chức dưới dạng thi đua. Tổ nào thực hiện tốt được biểu dương, tổ nào còn nhiều người thực hiện chưa đúng sẽ phải chạy 1 vòng xung quanh lớp.

- GV nhận xét

- HS thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên

* Học trò chơi "Chim về tổ". - ĐH: Trò chơi "Chim về tổ".

- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách - HS lắng nghe, quan sát và thực

(9)

chơi và nội quy chơi sau đó cho HS chơi thử 1, 2 lần để hiểu cách chơi và nhớ nhiệm vụ của mình rồi mới chơi chính thức.

Khi tổ chức trò chơi, GV có thể dùng còi hoặc hiệu lệnh khác để phát lệnh di chuyển. Sau vài lần chơi thì GV thay đổi vị trí của các em đứng làm "tổ" sẽ thành

"chim" và ngược lại, để các em đều được tham gia chơi.

Khi có lệnh chơi, những em đứng làm

"tổ" mở cửa để tất cả các "chim" trong tổ bay ra đi tìm tổ mới, kể cả những em đứng ở trong ô vuông giữa vòng tròn cũng phải di chuyển. Mỗi "tổ" chỉ được phép nhận một "chim", những "chim" nào không tìm được "tổ" thì phải đứng vào hình vuông giữa vòng. Sau 3 lần chơi, "chim" nào bị 2 lần liên tiếp không vào tổ thì "chim" đó sẽ bị phạt. GV luôn nhắc các em đảm bảo an toàn trong tập luyện và vui chơi. GV tuyên dương và nhận xét

hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của giáo viên

3. Phần kết thúc (5-6’)

- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. - HS thực hiện

- GV hệ thống bài và nhận xét. - Đội hình xuống lớp x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x





GV Tự nhiên xã hội

VỆ SINH THẦN KINH (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh

2. Kỹ năng: Biết tránh những việc làm có hại đối với thần kinh

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức vệ sinh cơ quan thần kinh để cơ quan thần kinh luôn khoẻ mạnh.

(10)

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

Giáo dục BVMT:HS biết một số việc làm có lợi, có hại cho sức khoẻ.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- KN tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.

- KN làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày..

III. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ SGK.

- PHTM, máy tính bảng, máy chiếu

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Các bộ phận của cơ quan thần kinh?

- Vai trò của não trong hoạt động thần kinh?

- GV nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. HĐ1:Hoạt động1(18'): một số việc cần làm và không nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh.

- Quan sát và thảo luận (tranh 1-7) - Yêu cầu quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nhân vật trong mỗi hình đang làm gì?

Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh? Tại sao?

- 3 Hs lên bảng trả lời - Hs nhận xét

- HS thảo luận nhóm 4, sau đó nêu ý kiến thảo luận.

+ Tranh 1: nằm ngủ

+ Tranh 2: tắm, giải trí (phơi năng lâu dễ bị ốm)

+ Tranh 3: thức 11 giờ đêm đọc sách (Thức khuya quá thần kinh bị mệt) + Tranh 4: giải trí chơi điện tử (chơi lâu mắt mỏi, thần kinh căng thẳng) + Tranh 5: vui văn nghệ

+ Tranh 6: bạn nhỏ được bố mẹ chăm sóc

+ Tranh 7: bạn nhỏ bị đánh (Trẻ dễ bị căng thẳng, sợ hãi, không có lợi cho thần kinh)

+ Những công việc vừa sức, thoải

(11)

+ Những việc làm như thế nào thì có lợi cho cơ quan thần kinh?

+ Trạng thái sức khỏe nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?

- Tổ chức HS liên hệ bản thân về những việc hàng ngày có ảnh hưởng đến thần kinh của mình không.

- Chốt: Những công việc vừa sức, thoải mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh. Tránh làm việc mệt mỏi quá sức.

Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương, chăm sóc, tinh thần sảng khoái, phấn chấn, dễ chịu. Nếu buồn bã, sợ hãi hay bị đau đớn sẽ có hại cho cơ quan thần kinh. Cần thư giãn, nghỉ ngơi để tránh căng thẳng cơ quan thần kinh.

HĐ2: Quan sát tranh 8 và trả lời câu hỏi. (7’)

- Yêu cầu HS quan sát các hình 8 trang 33 SGK, thảo luận xem trạng thái nào có lợi, có hại đối với cơ quan thần kinh.

UDPHTM

- Tổ chức cho HS tự nhận xét bản thân có bao giờ vui vẻ, sợ hãi, lo lắng, tức giận không.

- Chốt: Chúng ta cần luôn vui vẻ với người khác. Tránh sự tức giận hay sợ hãi, lo lắng. Vì vậy cần tạo không khí vui vẻ, giúp đỡ, chia sẻ niềm vui với bạn bè.

HĐ3: Trò chơi: Tiếp sức “Cái gì có lợi, cái gì có hại”. 5’

- Tổ chức cho HS chơi TC, viết tên những đồ ăn uống có lợi, có hại cho cơ quan thần kinh.

+ Tại sao cà phê, thuốc lá, rượu lại có hại cho cơ quan thần kinh ?

+ Ma túy vô cùng nguy hiểm, vậy chúng ta phải làm gì ?

mái, thư giãn có lợi cho cơ quan thần kinh.

+ Khi chúng ta vui vẻ, được yêu thương…

- HS liên hệ trong nhóm cặp, vài HS nói trước lớp.

- Thảo luận nhóm 2.

* Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS liên hệ

- HS chơi theo 2 đội (6 HS /đội, viết nối tiếp). Đội nào viết được nhiều và đúng tên các loại đồ uống đội ấy thắng.

Có lợi Có hại

Nước cam Viên C sủi Nước dứa Nước dừa

Cà phê

Nước chè khô (nếu uống quá nhiều)

(12)

- Chốt: Cần sống vui vẻ, ăn uống đúng chất, điều độ để bảo vệ cơ quan thần kinh. Cần tránh xa ma túy để bảo vệ sức khỏe và cơ quan thần kinh.

3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Nêu tác hại của các chất gây nghiện đối với cơ quan thần kinh?

- HS chuẩn bị bài: Vệ sinh thần kinh (Tiết 2). GV nhận xét tiết học.

*Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Biển có không khí trong lành, có nhiều cảnh đẹp rất có lợi cho sức khỏe khi vui chơi ngoài biển.

- GV tổng kết bài, nhận xét chung giờ học.

- Nhắc nhở HS chú ý giữ gìn cơ quan thần kinh, chuẩn bị bài sau

Nước mía Bánh kẹo

Thức ăn hàng ngày

……

Thuốc lá Bia Rượu Ma tuý

….

* Vì chúng gây nghiện dễ làm cơ quan thần kinh mệt mỏi.

* Tránh xa ma tuý tuyệt đối không được dùng thử

- Nêu

Ngày soạn : 23/10/2020

Ngày giảng: Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2020 Tiếng anh

Giáo viên bộ môn soạn - giảng Tiếng anh

Giáo viên bộ môn soạn - giảng Toán

GIẢM ĐI MỘT SỐ LẦN

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Biết thực hiện giảm một số đi một số lần và vận dụng vào giải toán

2. Kỹ năng: Phân biệt giảm đi một số lần với giảm đi một số đơn vị 3. Thái độ: HS có ý thức tự giác tích cực trong học tập.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

II. ĐỒ DÙNG:

(13)

- Mô hình 8 con gà, Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Đọc thuộc bảng chia 7.

- GV nhận xét, đánh giá 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn thực hiện giảm đi một số lần.(12')

Bài toán SGK.

- GV cùng HS phân tích đầu bài.

- Hướng dẫn vẽ sơ đồ.

- Số gà hàng trên gồm mấy phần bằng nhau ?

- Giảm đi 3 lần thì được số gà hàng dưới, vậy số gà hàng dưới là mấy phần đó ?

- GV vẽ bảng.

- Hãy tính số gà hàng dưới?

- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm như thế nào?

KÕt luËn: Muốn giảm một số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.

c. Hướng dẫn thực hành Bài 1(4') Viết theo mẫu

- Yêu cầu HS đọc cột đầu và giải thích.

- GV quan s¸t giúp HS làm bài.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 2(4') Giải toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Quan s¸t kèm HS làm.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Bài toán thuộc dạng toán nào? Cách giải?

Bài 3(3') Giải toán Cách làm tương tự bài 2 - GV quan s¸t kèm HS . - Chữa bài, chốt kết quả đúng.

- 4-5 hs đọc thuộc - Nhận xét

- 1 HS đọc bài toán - Lắng nghe

- 3 phần bằng nhau.

- 1 phần đó.

- HS quan sát.

6 : 3 = 2 con.

- HS trả lời, nhận xét.

- 3 HS nhắc lại ghi nhớ.

- 1 HS đọc yêu cầu.

giảm 42l đi 7lần thì được: 42 : 7 = 6 ( - HS làm bài

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc bài toán.

-1HS tóm tắt bài toán, lớp làm nháp.

- Chữa bài, nhận xét.

-1HS lên bảng giải bài toán, lớp làm VBT.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Liên quan đến giảm đi 1 số lần.

- 1 HS đọc bài toán, HS khác theo dõi.

- HS làm chữa bài, nhận xét.

Bài giải

Chú Hùng đi từ Hà Nội đến Thanh

(14)

Bài 4: (4') Vẽ đoạn thẳng...

- Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB.

- Muốn vẽ được đoạn thẳng AP ta phải biết được điều gì ?

- Yêu cầu tính độ dài đoạn thẳng AP - Đoạn thẳng AP là độ dài đoạn thẳng AB giảm đi 5 cm thì ta làm như thế nào

?

=>Phân biệt giảm đi một số lần và giảm đi một số đơn vị.

3.Củng cố, dặn dò (3’):

- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm thế nào?

- Phân biệt giảm đi 1 số lần và giảm đi 1 số đơn vị?

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau

Hoá hết số giờ là:

6 : 2 = 3 ( giờ ) Đáp số: 3 giờ - HS đọc yêu cầu.

- Muốn vẽ được đoạn thẳng AP ta phải biết độ dài đoạn thẳng AB.

Độ dài đoạn thẳng AP 10 : 5 = 2 (cm ) 10 - 5 = 5 (cm)

- Hs trả lời

Chính tả ( nghe-viết) CÁC EM NHỎ VÀ CỤ GIÀ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nghe -viết đúng đoạn "Cụ ngừng lại ... thấy lòng nhẹ hơn"

trong bài "Các em nhỏ và cụ già".Trình bày đùng hình thức bài văn xuôi.

- Tìm được các từ có tiếng âm đầu r/d/gi.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết đúng chính tả ,viết đẹp.Phân biệt r/d/gi.

3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vở sạch, rèn chữ đẹp.

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ.(4')

- GV đọc: nhoẻn cười, nghẹn nghào, trống rỗng, chống chọi.

- GV nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới

- 2 hs lên bảng viết, lớp viết vào nháp: nhoẻn cười, nghẹn nghào, trống rỗng, chống chọi.

- HS nhận xét, bổ sung

(15)

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn viết chính tả.(20') - Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.

- Đoạn chính tả kể chuyện gì?

- Vì sao khi trò chuyện với các bạn xong ông cụ lại thấy lòng nhẹ hơn?

*Liên hệ giáo dục: Cần luôn quan tâm, chia sẻ với mọi người...

- Đoạn văn có mấy câu?

- Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?

- Lời của ông cụ được viết như thế nào?

- Tìm các từ dễ viết sai?

- GV đọc từ khó cho HS luyện viết.

- Quan sát, nhận xét, sửa lỗi

- Nêu lại tư thế ngồi cách cầm bút ? - Nêu lại cách trình bày 1 đoạn văn?

- GV đọc mẫu lần 2

- GV đọc bài chính tả cho HS viết.

- Đọc soát lỗi.

- Thu 5 bài và nhận xét từng bài.

c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.

(7')

Bài 2a: Điền: d/r/gi

- Yêu cầu hs làm vbt, 2 hs lên bảng làm - GV nhận xét, chốt ý đúng: giặt, rát.

dọc.

* Liên hệ giáo dục: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

3. Củng cố, dặn dò (4’)

- Các bạn nhỏ trong bài chính tả là người như thế nào?

(là HS ngoan, biết quan tâm, thông cảm, chia sẻ với những người xung quanh…) - Nhận xét tiết học, liên hệ giáo dục HS.

- Yêu cầu HS về chuẩn bị bài sau.

- Lắng nghe - Lắng nghe

- 1 HS đọc lại bài.

- Cuộc nói chuyện giữa cụ già và các bạn nhỏ.

- Vì ông cụ được các bạn nhỏ quan tâm, chia sẻ.

- 3 câu.

- Các chữ đầu câu.

- Viết sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng và viết lùi vào 1 ô.

- Hs tự tìm và báo cáo

- HS luyện viết vào bảng con: bà lão, nghẹn ngào, xe buýt

- 1 HS nêu.

- Lắng nghe - HS viết bài.

- HS soát lỗi.

- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm.

- Hs làm vào vbt, 2 hs lên bảng làm - Nhận xét

- Hs trả lời

Tự nhiên và xã hội

(16)

VỆ SINH THẦN KINH (tiếp)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể.

- Biết lập và thực hiện thời gian biểu hàng ngày.

2. Kỹ năng: Có thói quen làm việc có lợi cho cơ quan thần kinh

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập, làm việc điều độ để bảo vệ sức khoẻ.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- KN tự nhận thức: Đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh.

- Tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích, so sánh phán đoán một số việc làm, trạng thái thần kinh, các thực phẩm có lợi hoặc có hại với cơ quan thần kinh.

- KN làm chủ bản thân: Quản lí thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày..

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Những việc làm nào có lợi cho cơ quan thần kinh ?

- Vì sao uống rượu, bia, và hút thuốc lá có hại cho cơ quan thần kinh?

- Nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1')

b. Hoạt động 1:(15') Vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.

- GV cho HS làm việc nhóm đôi, quan sát tranh SGK và trả lời.

- Theo em buổi tối ngủ từ mấy giờ thì có lợi cho cơ quan thần kinh ?

- Yêu cầu HS trả lời câu 1,2 trang 34.

- GV kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất.

Trẻ em càng nhỏ càng cần ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở nên, mỗi người cần ngủ từ 7-8 tiếng.

- 2 hs lên bảng trả lời - Nhận xét

- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi và nêu nội dung bức tranh.

- 21 giờ.

- HS đọc phần thông tin “bạn cần biết” để trả lời.

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe.

(17)

- Liên hệ giáo dục HS : Ý thức làm việc nghỉ ngơi cho hợp lí.

*HS Lập thời gian biểu.

- GV cho HS quan sát SGK.

- Nêu những việc cần làm vào buổi sáng, trưa, chiều, tối và thời gian cho công việc đó?

- GV nhận xét, kết luận.

- Vì sao chúng ta phải làm việc theo thời gian biểu hợp lý ?

* Hoạt động 2:(12') HS chơi trò chơi.

- GV tổ chức trò chơi: GV phổ biến luật chơi.

- 2 HS một cặp lần lượt nêu thời gian, bạn kia nêu đúng công việc làm trong thời gian đó.

- Yêu cầu cả lớp cùng chơi.

- Kể những việc làm của mình có liên quan đến bảo vệ hệ thần kinh ?

3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Nêu vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ con người ?

- NhËn xÐt chung giờ học, liên hệ giáo dục HS biết giữ gìn sức khỏe...

- Chuẩn bị bài sau.

- Xây dựng thời gian biểu của cá nhân.

- HS trình bày thời gian biểu của mình trước lớp.

- Để quản lí được thời gian để thực hiện được mục tiêu theo thời gian biểu hàng ngày..giữ gìn sức khoẻ.

- Gọi 2 HS chơi thử.

- HS cùng chơi.

- 3 cặp HS thi, nhận xét.

- HS kể cá nhân.

- Nêu

Thực hành kiến thức Toán ÔN TẬP

I. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu cách giải dạng toán “giảm đi 1 số lần”.

- Rèn kĩ năng giải dạng toán giảm đi 1 số lần.

- GD HS tính toán chính xác.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ

III. Hoạt động dạy học:

1.Kiểm tra bài cũ: 5’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

2. Nội dung

HĐ 1: ÔN tập kiến thức :( 10’)

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm ntn?

- Tổ chức HS đố nhau về dạng giảm 1 số đi nhiều lần.

Hs kiểm tra vở bạn và báo cáo - Ta lấy số đó chia cho số lần.

- Hs hoạt động nhóm đôi - Hs trình bày

(18)

VD: 6 giảm đi 2 lần còn bao nhiêu?

42 kg giảm đi 7 lần thì còn bao nhiêu kg?

- Chốt: Giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia cho số lần.

HĐ 2. Luyện tập:

Bài 1: Số? (Bảng phụ) (7’)

Số đã cho 12 24 48 Giảm đi 2 lần

Giảm đi 4 lần

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Chốt: giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia số lần.

Bài 2 : Bảng phụ (7’)

Hoa có 24 cái kẹo. Số kẹo của An bằng số kẹo của Hoa giảm đi 3 lần. Hỏi An có bao nhiêu cái kẹo?

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì

- Yêu cầu hs làm vào vở, 1 hs lên bảng làm

- Nhận xét, chốt kết quả đúng

- Chốt: giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia số lần.

Bài 3: Bảng phụ (5’)

Cho đoạn AB dài 15cm, giảm độ dài AB đi 5 lần thì được đoạn CD. Tính độ dài đoạn CD? Vẽ đoạn thẳng CD.

- Nhận xét

- Chốt: giảm 1 số đi nhiều lần ta lấy số đó chia số lần, vẽ đúng độ dài đoạn thẳng.

3. Củng cố dặn dò: (4’)

- HS nêu cách giải dạng toán giảm 1 số đi nhiều lần.

- GV nhận xét tiết học.

- HS đọc bài, nêu yêu cầu.

- HS làm cá nhân, kiểm tra kết quả theo nhóm cặp.

- 3 HS làm bảng phụ.

- Nhận xét

- Hs đọc bài toán - Hs trả lời

- HS làm vào vở cá nhân, 1HS làm bảng lớp.

Giải

An có số cái kẹo là:

24 : 3 = 8 (cái)

Đáp số: 8 cái kẹo - Nhận xét

HS đọc bài toán.

- HS làm vào vở cá nhân, 1HS làm bảng lớp.

Giải

Đoạn CD dài là:

15 : 5 = 3 (cm) Đáp số: 3 cm

(HS vẽ đoạn thẳng CD dài 3cm) - HS nhận xét

- Nêu

Hoạt động ngoài giờ VUI TRUNG THU

(19)

Ngày soạn: 23/10/2020

Ngày dạy : Thứ 4 ngày 28 tháng 10 năm 2020 Tiếng anh

Giáo viên bộ môn soạn - giảng Tiếng anh

Giáo viên bộ môn soạn - giảng Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và giảm một số đi một số lần

2. Kỹ năng: Vận dụng vào giải toán.

3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác tích cực trong học tập.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng con, bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào?

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?

- Nhận xét - tuyên dương hs 2 . Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1') b. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài 1(12'): Viết số thích hợp vào ô trống theo mẫu

- GV hướng dẫn vÝ dô mẫu gấp 6 lần giảm 3 lần 2 ________ 12 __________ 4 - GV chốt ý đúng

- Muốn gấp một số lên một số lần ta làm nh thÕ nµo?

- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm nh thÕ nµo?

Bài 2(6')Giải toán - Bài toán cho biết gì?

- 2 hs trả lời - Nhận xét

- HS đọc đề bài

- HS làm mẫu, nhận xét.

- Làm vào vở bài tập - 3 HS lên chữa bài - Nhận xét

- Ta lấy số đó nhân với số lần.

- Ta lấy số đó chia cho số lần.

- HS đọc bài toán.

(20)

- Bài toán hỏi gì?

- Nêu cách giải

- GV quan s¸t giúp đỡ HS làm bài - chữa bài.

- Chốt ý đúng

- Bài toán thuộc dạng toán gì? Cách làm

?

Bài 3: (6').

- GV sử dụng bảng phụ hướng dẫn HS.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

- Muốn giảm một số đi một số lần ta làm nh thÕ nµo?

- GV tổng kết bài, nhận xét tiết học.

- Dặn về chuẩn bị bài sau.

- Hs trả lời

- Lấy số đó chia cho số lần - Làm VBT- 1 HS làm bảng.

Bài giải

Bác liên còn số quả gấc là:

42 : 7 = 6 ( quả )

Đáp số: 6 quả gấc.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Liên quan đến giảm đi một số lần

- Quan sát hình vẽ - HS đọc đề bài - Làm vào vở bài tập

- HS chữa bài - nhận xét - Hs trả lời

Tập đọc TIẾNG RU

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Bước đầu biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, ngắy nhịp thơ hợp lí

- Hiểu nghĩa các từ chú giải cuối bài

- Hiểu ý nghĩa: Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí. Học thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài .

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc đúng ,đọc diễn cảm cho hs 3. Thái độ: Giáo dục HS cần quan tâm giúp đỡ mọi người.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Tranh minh hoạ trong SGK,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ (3 phút):

Gọi HS lên kể lại câu chuyện “Các em nhỏ và cụ già”.

- Câu chuyện muốn nói với các em điều

- 2 HS kể lại câu chuyện.

- Con người phải yêu thương nhau,

(21)

gì ?

- Nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài bằng tranh .(1') b. Luyện đọc: ( 12' )

- GV đọc diễn cảm bài thơ.

* Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- Hs đọc nối tiếp câu

- Hs luyện đọc 1 số từ khó: tiếng ru, yêu trời, nhân gian, sống, đốm lửa, sông nhỏ, biển sâu

* Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

- Hs đọc nối tiếp khổ thơ lần 1

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó: Lưu ý ngắt giọng đúng chỗ và lên giọng ở cuối các câu hỏi

- Hs đọc nối tiếp khổ lần 2

- Giải nghĩa từ: đồng chí, nhân gian, bồi - GV yêu cầu HS đặt câu với từ “nhân gian”

- Cho HS đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- GV cho lớp đọc đồng thanh cả bài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài

c. Hướng dẫn tìm hiểu bài(7')

- Con ong, con cá, con chim yêu những gì? Vì sao?

- Hãy nêu cách hiểu của em về mỗi câu thơ trong khổ thơ 2.

quan tâm đến nhau.

- Lắng nghe

-Theo dõi trong SGK

- HS đọc nối câu, mỗi hs 1 dòng ( đọc 2 lần)

- 3- 4 hs đọc, cả lớp đọc - Bài thơ gồm 3 khổ thơ

- 3 hs đọc nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ - HS luyện đọc ngắt giọng khổ thơ cuối:

Núi cao/ bởi có đất bồi/

Núi chê đất thấp/, núi ngồi ở đâu?//

Muôn dòng sông đổ biển sâu/

Biển chê sông nhỏ/, biển đâu nước còn?//

- Hs đọc

- Hs đọc phần chú giải - Đặt câu

- HS đọc nhóm đôi - Lớp đọc đồng thanh - 1HS đọc

- 1 HS đọc cả bài - Lớp đọc thầm.

- Con ong yêu hoa vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật.

- Con cá yêu nước vì có nước cá mới bơi lội được,mới sống được.

- Con chim yêu trời vì có bầu trời cao rộng, chim mới thả sức tung cánh hót.

- Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng: Một thân lúa chín không làm nên mùa lúa chín. Nhiều thân lúa chín mới làm nên mùa lúa chín.

- Một người đâu phải nhân gian Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi Một người không phải là cả loài

(22)

- Vì sao núi không chê đất thấp, biển không chê sông nhỏ ?

- Câu lục bát nào trong khổ thơ nói lên ý chính của cả bài thơ?

=> Bài thơ khuyên con người sống giữa cộng đồng, phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.

*Gi¸o dôc quyÒn trÎ em: Con người có quyền sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người trong cộng đồng. Bổn phận phải biết quan tâm đến mọi người trong cộng đồng. Nhất là đồng bào miền Trung thường xuyên gặp thiên tai lũ lụt, mất nhà cửa, không có cơm ăn, áo mặc, chúng ta hãy chung tay giúp đỡ đồng bào miền trung trong những lúc khó khăn bằng những hành động cụ thể.

c. Học thuộc lòng (7') - GV đọc diễn cảm cả bài.

- Hướng dẫn HS đọc thuộc lòng bài thơ.

Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.

- GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố dặn dò (4')

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

- Hãy kể những việc em đã làm thể hiện việc quan tâm giúp đỡ mọi người?

- Nhận xét tuyên dương.

người. Sống 1 mình giống như 1 đốm lửa đang tàn lụi. Nhiều người mới làm nên nhân loại / Sống cô đơn 1 mình, con người giống như 1 đốm lửa nhỏ không toả sáng, cháy lan ra được, sẽ tàn.

- Núi không chê đất thấp vì núi nhờ đất bồi mà cao. Biển không chê sông nhỏ vì biển nhờ có nước của muôn dòng sông mà đầy.

- Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

- HS đọc diễn cảm 1 lần trước lớp.

- HS đọc đồng thanh.

- Nhẩm để học thuộc lòng.

- HS xung phong đọc thuộc lòng- - Nhận xét, bình chọn.

- Nêu

Luyện từ và câu

TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ ?

(23)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Hiểu và phân loại được 1 số từ ngữ về cộng đồng (bài tập 1) - Biết tìm các bộ phận câu của câu trả lời câu hỏi: Ai( cái gì, con gì)?

Làm gì? ( Bài tập 3) .

- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận câu đã xác định( Bài tập 4).

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng dung từ và đặt câu đúng theo mẫu câu cho hs 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thương đồng loại.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Cho một vài ví dụ về kiểu so sánh sự vật với con người, nêu tác dụng của kiểu so sánh này.

- Nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài:(1') b. Hướng dẫn làm bài tập.

Bài tập 1(7'): Xếp từ

- Con hiểu cộng đồng có nghĩa là gì?

- Cộng tác có nghĩa là gì?

- GV đưa bảng phụ.

- Hướng dẫn mẫu: Xếp từ vào đúng 2 cột

- Yêu cầu HS làm vở bài tập.

- GV chốt lại lời giải đúng.

- Những người trong cộng đồng: đồng bào, đồng đội, cộng đồng, đồng hương - Thái độ hoạt động trong cộng đồng:

cộng tác, đồng tâm

* Bài tập 2 (4 ).

- GV giải thích từ “đấu cật” trong câu:

Chung lưng đấu cật. Là góp công, góp sức với nhau để cùng làm việc.

- GV giải nghĩa từ, nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ.

- Yêu cầu hs hoạt động nhóm

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng: tán thành thái độ ứng xử ở câu a, c, không tán

- HS thực hiện - Nhận xét

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.

- Nghĩa là những người cùng sống trong 1 tập thể…gắn bó với nhau.

- Có nghĩa là cùng làm chung 1 việc.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vở bài tập.

- HS đọc bài làm.

- Nhận xét, bổ sung.

- HS đọc yêu cầu, làm bài.

- Hs hoạt động nhóm

- Đọc bài làm, nhận xét, bổ sung.

- HS giải nghĩa.

(24)

thành với thái độ ở câu b

-Tìm thêm những thành ngữ, tục ngữ nói về một thái độ ứng xử trong cộng đồng ?

*Gi¸o dôc quyÒn bæn phËn trÎ em:

quyền được sống giữa cộng đồng và nhận được sự quan tâm, chia sẻ của mọi người trong cộng đồng. Có bổn phận biết quan tâm đến mọi người trong cộng đồng.

Bài 3 (8') Tìm các bộ phận của câu - GV giúp HS nắm yêu cầu bài.

- GV quan sát giúp HS .

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 4(5') :Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu...

- Các câu văn trong bài tập đọc được viết theo kiểu câu nào?

- GV quan sát, giúp HS .

- GV nhận xét, chốt lại ý đúng:

a. Ai bỡ ngỡ đứng nép bên người thân?

b. Ông ngoại làm gì ? c. Mẹ tôi làm gì ?

- Các câu trong bài được viết theo mẫu câu nào ?

3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Đặt 1 câu kiểu Ai làm gì? Phân tích ? - Nhận xét chung giờ học.

-nVề ôn lại các kiểu câu đã học, chuẩn bị bài sau.

- HS tìm, đọc giải nghĩa.

- Nhận xét.

- HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.

- Làm bài- 1HS làm bảng phụ.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Trao đổi bài- Kiểm tra kÕt qu¶.

- 1 HS đọc yêu cầu, lớp theo dõi.

- Kiểu câu Ai( cái gì, con gì) làm gì?

- HS làm vở bài tập- nối tiếp nhau nêu câu hỏi.

- Nhận xét, bổ sung.

- Ai làm gì?

- Đặt câu

Ngày soạn : 23/10/ 2020

Ngày giảng: Thứ 5 ngày 29 tháng 10 năm 2020 To¸n

TÌM SỐ CHIA

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết tên gọi, của các thành phần trong phép chia.

- HS biết cách tìm số chia chưa biết.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm thành phần chưa biết trong phép chia.

3. Thái độ:Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán, tự phát hiện để tìm tòi kiến thức.

(25)

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG:

- 6 hình vuông bằng bìa hoặc bằng nhựa. Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào?

- Muốn giảm 1 số đi nhiều lần ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1')

b. Hướng dẫn phép chia:(12')

- GV cho HS đặt tấm bìa có 6 chấm tròn lên bàn.chia đôi

- Yêu cầu HS viết phép tính tương ứng.

- Tìm số chấm tròn ở mỗi phần ? - Vậy 6 : 2 = ?

- GV ghi 6 : 2 = 3

Số bị chia Số chia Thương - Yêu cầu nêu thành phần phép chia.

- Hướng dẫn để HS thấy 2 (Số chia) = 6 (Số bị chia) : 3 (thương).

- Hướng dẫn tìm số chia x chưa biết.

30 : x = 5 x = 30 : 5 x = 6

- Muốn tìm số chia ta làm như thế nào ? - Trong phép chia hết muốn tìm số chia ta lấy số bị chia chia cho thương.

c. Hướng dẫn HS làm bài tập:

Bài 1(6'): Nối mỗi số trong phép chia với tên gọi của nó.

- GV cho HS làm miệng.

- Nhận xét Bµi 2(6') : Tìm x

- Phép tính a,b,c,e phải tìm thành phần nào?

- HS trả lời

- Nhận xét, bổ sung.

- Lắng nghe Thực hiện chia 6 : 2

3 chấm tròn.

Bằng 3.

- Số bị chia, số chia, thương.

- HS quan sát- HS tự rút ra kết luận.

- Số chia = Số bị chia : thương.

- HS tự làm bảng, chữa bài, nhận xét.

- HS nêu .

- Nhiều HS nhắc lại.

-1 HS đọc yêu cầu.

- Hs làm vào vbt, 1 hs lên bảng làm.

- Nhận xét, bổ sung.

-1 HS đọc yêu cầu.

- Số chia

(26)

- Phép tính d phải đi tìm thành phần nào?

- Phép tính g phải tìm thành phần nào?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng

- Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thế nào ?

*Bài 3( 3 ):

- GV sử dụng bảng phụ.

- Quan sát, giúp HS làm bài

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

3. Củng cố, dặn dò (3')

- Muốn tìm số chia chưa biết ta làm thế nào?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn hs về chuẩn bị bài sau

- Số bị chia - Thừa số.

- 3 HS lên bảng - lớp tự làm - nhận xét

Trao đổi bài - Kiểm tra kết quả.

- HS đọc yêu cầu, làm bài, 2HS làm bảng, chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- Hs trả lời

Mĩ thuật

Giáo viên bộ môn soạn - giảng Tập viết

ÔN CHỮ HOA G

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Viết đúng chữ hoa G (1 dòng), Ê (1 dòng).

2. Kỹ năng: Viết đúng tên riêng Ê- đê. (1 dòng), và câu ứng dụng: Em thuận anh hòa.... (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.

3. Thái độ:Giáo dục HS có ý thức rèn luyện chữ viết, giữ vở sạch.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ viết hoa G, C, K.

- Vở tập viết, bảng con.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4') - Viết tên riêng Ê-đê.

- Đọc thuộc lòng câu ứng dụng của bài 7.

- GV Nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới:

a.Giới thiệu bài (1')

b.Hướng dẫn viết bảng con.

-2 HS viết bảng, lớp viết vào nháp - Nhận xét

(27)

* Hướng dẫn viết chữ hoa.(5') - GV treo bảng phụ có chữ mẫu

- Tên riêng và cầu ứng dụng có những chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ hoa

- GV viết mẫu cho HS quan sát, nêu lại quy trình viết chữ hoa.

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hướng dẫn viết từ ứng dụng (4')

- GV giảng từ “Gò Công” là tên thị xã của tỉnh Tiền Giang.

- Trong từ ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào ?

- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào ?

- GV viết mẫu và nhắc lại cách viết.

- Viết bảng con

- GV nhận xét, đánh giá.

* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.(4') - Gọi học sinh đọc câu ứng dụng.

- Giải thích: Câu tục ngữ khuyên ta phải sống hòa thuận là hạnh phúc của mọi gia đình.

- Trong câu ứng dụng các con chữ có chiều cao như thế nào?

- Khoảng cách giữa các con chữ như thế nào?

- GV nhận xét, nhắc lại cách viết.

- Viết bảng con

c. Hướng dẫn viết vở tập viết (14') - GV nêu yêu cầu.

1 dòng chữ G.

1 dòng chữ C, K.

1 dòng chữ Gò Công.

2 dòng câu ứng dụng - GV quan sát giúp HS

- GV thu 5-7 bài, nhận xét từng bài 3. Củng cố- dặn dò (3')

- HS đọc tên riêng và câu ứng dụng - Có chữ : G, C, K.

- HS Quan sát

- 3 Hs nêu lại quy trình viết - HS viết bảng con: G, C, K - HS đọc từ ứng dụng

- Chữ G, C, g cao 2 li rưỡi, các chữ còn lại cao 1 li.

- Bằng một con chữ o - Quan sát, lắng nghe

- HS viết bảng con: Gò Công - 2 HS đọc câu ứng dụng.

- Chữ cao 2,5 li: K, h, G. ...

- Bằng một con chữ o.

- Lớp thực hành viết chữ hoa trong tiếng Khôn và Gà trong câu ứng dụng.

- HS thực hành viết vở tập viêt.

- Nêu

(28)

- Cách viết chữ hoa G, C, K ?

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- HS về học thuộc câu ứng dụng và hoàn thành bài viết ở nhà.

Chính tả (nhớ- viết) TIẾNG RU

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS nhớ và viết lại chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài tiếng ru. Trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.

- Làm đúng bài tập chính tả BT2 ( tìm tiếng có r/d/gi) theo nghĩa đã cho.

2. Kỹ năng:Rèn viết đúng chính tả,phân biệt đúng r/d/gi 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ chép bài tập 2, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

- 2 HS lên bảng viết: Giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, rét run.

- GV nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:(1')

b. Hướng dẫn nhớ - viết bài.(20') - GV đọc khổ thơ 1 và 2.

- Khổ thơ 1 và 2 nói lên điều gì ? - 2 khổ thơ có mấy dòng thơ.

- Bài thơ viết theo thể thơ gì ? - Khi trình bày ta viết thế nào ? - Những chữ nào viết hoa ?

- Hướng dẫn HS viết tiếng khó, dễ lẫn:

Làm mật, sáng đêm, sống chăng, yêu đời.

- Nhắc nhở HS ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu. Nhẩm HTL lại 2 khổ thơ.

- GVyêu cầu HS viết bài.

- GV thu 7 bài , nhận xét từng bài.

- 2 HS lên bảng lớp, dưới lớp viết nháp.

- Nhận xét.

- HS theo dõi - 2 HS đọc lại.

- Con người muốn sống phải biết yêu thương đồng loại.

- 8 dòng thơ.

- Lục bát.

- Dòng trên 6 chữ, cách lề 2 ô. Dòng dưới 8 chữ, cách lề 1 ô.

- Chữ cái đầu dòng.

- HS tìm báo cáo 2 HS viết bảng - Lớp viết bảng con.

- Nhẩm theo yêu cầu

- Nhắc lại tư thế ngồi viết...

- HS nhớ và viết bài. (đoạn 1, 2) - HS đọc lại bài soát lỗi, tự sửa chữa

(29)

c. Hướng dẫn làm bài tập (7') Bài 2 (a):Tìm các từ

- GV giúp HS hiểu yêu cầu bài.

- Yêu cầu làm bài

- GV chữa bài, chốt lời giải đúng 3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Tìm các tiếng có phụ âm đầu r/gi/d ? Đặt câu ?

- GV nhận xét tiết học, chữ viết của HS.

- Về chuần bị bài sau.

- HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi VBT.

- Lớp làm VBT- 1HS làm bảng phụ.

- Nhận xét, bổ sung - Hs tìm và trả lời

Thủ công

GẤP ,CẮT,DÁN BÔNG HOA (Tiết 2)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức:

- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.

- Gấp, cắt, dán được bông hoa. Các cánh của bông tương đối đều nhau.

- Với học sinh khéo tay: Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.

Các cánh của bông đều nhau.

2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận. Có thể cắt được nhiều bông hoa. Trình bày đẹp.

3. Thái độ: Hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phẩm thủ công do mình làm ra.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo

II. ĐỒ DÙNG:

Giấy thủ công, kéo, hồ dán, mẫu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: (3 phút):

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

- Nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài. (1’) GV nêu mục đích yêu cầu

b. Hướng dẫn thực hành (10)'

- Nhắc lại cách gấp, cắt, dán bông hoa

- GV nhắc lại cách gấp, cắt, dán bông hoa

+ Bước 1: Gấp, cắt, dán bông hoa 5

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV

- Học sinh nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt để được hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 5 cánh: Cắt tờ giấy hình vuông rồi gấp giấy giống như gấp

(30)

cánh ( giống như ngôi sao 5 cánh) + Bước 2: Dán bông hoa

- Hs nhắc lại

c. Học sinh thực hành(21')

- GV yêu cầu hs gấp, cắt, dán bông hoa.

- GV quan giúp hs gấp, cắt, dán bông hoa

- Nhận xét đánh giá sản phẩm

- Gv và hs cùng bình cá nhân có sản phẩm đẹp.

3. Củng cố dặn dò: (4')

- Cách gấp, cắt, dán bông hoa?

- Nhận xét giờ học

- Về nhà Ôn tập chương cắt giấy

ngôi sao 5 cánh sau đó vẽ và cắt theo đường cong mở ra sẽ được bông hoa 5 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 4 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông làm 8 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 4 cánh.

+ Gấp, cắt bông hoa 8 cánh: Gấp tờ giấy hình vuông thành 16 phần bằng nhau. Sau đó vẽ và cắt theo đường cong sẽ được bông hoa 8 cánh.

- QS sản phẩm mẫu

- 1 học sinh khéo tay lên thực hiện trước lớp

- Cả lớp thực hành.

- Học sinh trưng bày sản phẩm - HS đánh giá sản phẩm của bạn - HS bình chon sản phẩm đẹp nhất.

Ngày soạn : 23/10/2020

Ngày giảng: Thø 6 ngµy 30 th¸ng 10 n¨m 2020 Toán

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.

2. Kỹ năng: Biết làm tính nhân( chia) số có 2 chữ số với( cho) số có 1 chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán.

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ:(4')

(31)

- Muốn tìm số chia chưa biết ta làm như thế nào?

- Tìm x : 12 : x = 2 x : 5 = 6 - Nhận xét - tuyên dương hs

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) b. Hướng dẫn luyện tập.

Bài 1(6') :Tìm x - Bài tập yêu cầu gì ? - GV quan sát, giúp HS .

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Nêu cách tìm số hạng, Số bị trừ, số trừ, thừa số, số bị chia, số chia chưa biết ?

Bài 2 (7') :Tính

- Yêu cầu HS làm vở bài tập.

- Quan sát - giúp đỡ HS .

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Muốn nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số ta làm như thế nào?

- Muốn chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ta làm như thế nào ?

Bài 3(8') : Giải toán - Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Con cần lưu ý từ nào?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Bài toán thuộc dạng toán nào? Cách giải?

Bài 4(6'): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng 3. Củng cố, dặn dò:(3')

- Muốn tìm số chia chưa biết ta làmnhư thế nào?

- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.

- Nhận xét - Lắng nghe

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Hs trả lời

- 6 HS làm bảng, lớp làm vào vbt - Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 1 HS đọc yêu cầu

- 4 HS lên bảng, lớp làm vbt.

- Nhận xét

- Đổi chéo bài, kiểm tra kết quả.

- HS trả lời

- 1 HS đọc bài toán

- 1 cửa hàng có 24 đồng hồ, đã bán 1/6 số đồng hồ

- Hỏi cửa hàng đã bán bao nhiêu đồng hồ?

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- Nhận xét.

- 1 HS làm bảng, lớp làm vbt Bài giải

Cửa hàng còn lại số đồng hồ là:

24 : 4 = 6 (đồng hồ) Đáp số: 6 đồng hồ.

- Tìm 1 phần mấy của 1 số.

- Hs đọc yêu cầu bài

- HS tự làm, báo cáo kết quả.

- Nhận xét - Nêu

(32)

- GV nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài sau..

Tập làm văn

KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: HS biết kể về một người hàng xóm của mình theo gợi ý(Bµi tËp 1)

2. Kỹ năng: Viết lại những điều vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn, ( Khoảng 5 câu) ( Bµi tËp 2).

3. Thái độ: Giáo dục HS yêu quý những người hàng xóm, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

*GD BVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong các mối quan hệ xã hội.

II. ĐỒ DÙNG:

- Viết 4 câu gợi ý kể về người hàng xóm trên bảng lớp, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (4’)

- Yêu cầu HS kể lại “Không nỡ nhìn”, sau đó nói về tính khôi hài của câu chuyện.

- Nhận xét - tuyên dương hs 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’)

b. Hướng dẫn làm bài tập:

Bài 1(12'): Kể về người hàng xóm mà em quý mến.

- GV nêu yêu cầu: Dựa vào 4 câu hỏi gợi ý để kể về người hàng xóm,

+ Người đó tên là gì? bao nhiêu tuổi ? + Người đó làm nghề gì ?

+ Tình cảm của gia đình em đối với người đó như thế nào ?

+ Tình cảm của người đó đối với gia đình em như thế nào ?

- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm.

- GV nhận xét, chỉnh sửa cho học sinh về cách dùng từ,…

- 2 HS lên kể và trả lời - Nhận xét

- Hs đọc yêu cầu bài

- HS trả lời lần lượt từng câu hỏi.

-1 HS kể mẫu.

- Hoạt động nhóm bàn, kể trong nhóm.

- Đại diện nhóm thi kể, HS khác nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. - Góp phần

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

*.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm