• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 3

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 9 năm 2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 20 tháng 9 năm 2021 TOÁN

ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được độ dài đường gấp khúc, tính được chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. Ôn luyện một số biểu tượng về hình học.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

- Góp phần rèn tính cẩn thận, gọn gàng, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Thước kẻ, máy tính, ti vi, SGK, VBT - HS: SGK, thước kẻ, vở bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5p)

* Khởi động:

- Trò chơi: Gọi tên các hình

GV vẽ lên bảng các hình học đã học, cho HS thi đua gọi tên, nêu đặc điểm các hình.

- Tổng kết

* Kết nối

Để giúp cho các con biết và nhớ lại các biểu tượng về hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, đường gấp khúc, nhớ lại cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi của một hình. Cô cùng các con sẽ đi vào bài học hôm nay thông qua tiết “ Luyện tập”.

2. Luyện tập – thực hành: (20p) Bài 1: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp) a. + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ta làm thế nào?

+ Đường gấp khúc ABCD do mấy đoạn thẳng tạo thành,đó là những đoạn thẳng nào? Hãy nêu độ dài của từng đoạn thẳng?

- HS tham gia chơi

- Lắng nghe

- Mở vở ghi bài

- Ta tính độ dài các đoạn thẳng tạo thành của đường gấp khúc.

- Đường gấp khúc ABCD gồm 3 đoạn thẳng tạo thành, đó là AB, BC, CD. Độ dài của đoạn thẳng AB = 34cm, BC = 12cm, CD = 40cm.

(2)

b. + Hãy nêu cách tính chu vi của một hình?

+ Hình tam giác MNP có mấy cạnh, đó là những cạnh nào? Hãy nêu độ dài của từng cạnh?

+ So sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tam giác MNP?

Bài 2: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp) - Y/c hs đọc đề bài nê cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước rồi thực hành tính chu vi của hcn ABCD

- Gọi hs lên bảng làm bài.

+ Con có nhận xét gì về các cạnh AB và

D B

C A

- Học sinh đọc và làm bài cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trước lớp Bài giải

Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm

- Chu vi của một hình chính là tổng đọ dài các cạnh của hình đó.

- Hình tam giác MNP có ba cạnh đó là MN, NP, PM.Độ dài của MN = 34cm, NP = 12cm, PM =40cm.

Bài giải

Chu vi tam giá MNP là:

34 + 12 + 40 = 86 (cm) Đáp số: 86 cm

- Độ dài đường gấp khúc ABCD bằng chu vi hình tam giác MNP.

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp

Bài giải

Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm) Đáp số: 10 cm.

- Độ dài cạnh AB và CD bằng nhau và bằng 3cm.

(3)

CD của hcn ABCD?

+ Con có nhận xét gì về các cạnh AD và BC của hcn ABCD?

+ Vậy trong hcn có hai cặp cạnh bằng nhau.

Bài 3 : Làm cá nhân - Cặp - Lớp

Bài 4: (Cá nhân - Lớp)

- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hình cho HS tiện quan sát

- Gọi HS lên bảng chỉ ra cách cách làm khác nhau

3. Vận dụng:(3p)

- Ghi nhớ nội dung bài học.

- GV yêu cầu HS đo và tính chu vi của cái bàn học trên lớp

- Suy nghĩ, tìm ra cách tính chu vi của HCN ABCD ở BT2 ngắn gọn hơn.

* Củng cố - dặn dò:

- Yêu cầu hs về nhà làm bài tập ra vở.

- GV nhận xét tiết học. Dặn dò hs chuẩn bị bài sau.

- Độ dài cạnh AD và BC bằng nhau và bằng 2cm.

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp

- Đếm số hình vuông (đủ 5 hình) - Đếm số hình tam giác (đủ 6 hình) - HS quan sát, tìm ra cách làm

- Chia sẻ kết quả trước lớp - HS có thể kẻ như sau:

(HS cũng có thể làm theo các cách khác)

- Hs thực hành đo và tính chu vi bàn học.

- HS nghĩ trả lời.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)

...

...

...

………

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN (2 TIẾT):

CHIẾC ÁO LEN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: bối rối, thì thào, lất phất. Hiểu ý nghĩa câu chuyện:

Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau . Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng

(4)

các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với lời người dẫn chuyện. Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo các gợi ý.

HS kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của Lan.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ

- Góp phần rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe. Biết yêu thương, nhường nhịn trách nhiệm, trung thực với anh chị em trong gia đình.

* QTE: - Quyền được cha mẹ, anh em quan tâm chăm sóc - Bổn phận phải ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ.

*CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Kiểm soát cảm xúc - Tự nhận thức - Giao tiếp ứng xử II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, ti vi, SGK.

- HS: Sách giáo khoa

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3 phút)

* Khởi động:

- Gv cho HS hát bài “ Bàn tay mẹ”

1. * Kết nối:

2. - Cho HS quan sát tranh về chủ đề Mái ấm.

- Em hiểu thế nào là mái ấm?.

Trong tuần 3,4 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc nói về những người thân yêu cùng sống dưới mái nhà ấm áp của mỗi người. Bài tập đọc mở đầu của chủ đề là “ Chiếc áo len”.

2. Hình thành kiến thức mới:

2.1. HĐ Luyện đọc (20 phút) a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Lưu ý giọng đọc cho HS.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó.

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

- HS hát theo nhạc.

- HS quan sát, nói nội dung.

- Mái ấm là nói về gia đình, nơi yêu thương của ta.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối

(5)

- Hs đọc nối tiếp câu lần 2 theo sự điều hành của GV.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+Áo có ... ở giữa ,/ lại có cả...khi có gió lạnh/ hoặc mưa lất phất.//

+ Em muốn..., nhưng lại xấu hổ/ vì mình đã vờ ngủ.//

- Gv yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 - GV kết hợp giảng giải thêm:

+ Em hiểu mưa “lất phất” là mưa như thế nào?

((hạt mưa bụi) rơi rất nhẹ và tựa như bay nghiêng theo chiều gió)

+ Đặt câu với từ “bối rối”?

+ Nói “thì thào” là nói như thế nào?

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá.

2.2. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó: cá nhân - cả lớp (năm nay, lạnh buốt, áo len, lất phất, một lúc lâu,…)

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS chia đoạn (4 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- HS luyện đọc.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- Nói thì thào là nói rất nhỏ, nhẹ

- 1 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 4 nhóm đọc nối tiếp 4 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 4.

- 1 HS đọc 5 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

(6)

+ Mùa đông năm nay như thế nào?

+ Tìm những hình ảnh trong bài cho thấy chiếc áo len của bạn Hoà rất đẹp và tiện lợi?

+ Vì sao Lan dỗi mẹ?

+ Khi biết em muốn có chiếc áo len đẹp, mẹ lại không đủ tiền để mua, Tuấn nói với mẹ điều gì?

+ Tuấn là người như thế nào?

+ Vì sao Lan ân hận?

+ Em có suy nghĩ gì về bạn Lan trong câu chuyện này?

=> Yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm tên khác cho chuyện.

=> GV chốt: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau

Theo các con để trở thành một người con ngoan chúng ta cần làm gì?

3. Luyện tập – thực hành:

*. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (15 phút)

- Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ 2. HĐ kể chuyện (15 phút)

a. GV nêu yêu cầu của tiết kể chuyện b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

- Câu hỏi gợi ý:

- Mùa đông năm nay đến sớm và lạnh buốt.

- Chiếc áo màu vàng ... và rất ấm.

- Vì em muốn mua chiếc áo như Hoà nhưng mẹ không mua chiếc áo đắt tiền như vậy.

- Mẹ dành tiền mua áo cho em Lan.

Tuấn không cần thêm áo vì Tuấn khoẻ lắm. Nếu lạnh Tuấn sẽ mặc nhiều áo bên trong.

- Là người con thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em.

+ Vì đã làm cho mẹ buồn phiền + Vì nghĩ mình quá ích kỉ

+ Vì thấy anh trai nhường nhịn cho mình - Là cô bé ngây thơ nhưng rất ngoan + Ba mẹ con

+ Chuyện của Lan

- Chúng ta phải biết ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, chăm chỉ học tập tốt.

- 1 HS đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc phân vai.

+ Phân vai trong nhóm

+ Luyện đọc phân vai trong nhóm.

- Thi đọc phân vai trước lớp: Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe

(7)

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- Kể đúng nội dung.

- Kể có ngữ điệu theo lời của Lan

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Câu chuyện nói về ai?

+ Em thấy Tuấn là người như thế nào?

Lan là 1 cô bé như thé nào?

+ Trong câu chuyện em thích ai ? Vì sao?

+ Em học được gì từ câu chuyện này?

4. Vận dụng: (2 phút)

- Em hãy nêu một số việc làm mà em đã giúp đỡ và quan tâm anh, chị, em trong nhà mình?

* Củng cố - dặn dò:

- Tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh đọc thầm các câu hỏi trong từng đoạn để tìm hiểu yêu cầu của bài.

- Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân (cử mỗi bạn kể 1 đoạn)

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Câu chuyện nói về Lan và Tuấn.

- Tuấn là người biết thương mẹ, người anh biết nhường nhịn em. Lan là một cô bé thơ ngây.

- Em thích Tuấn vì Tuấn là một người biết chia sẻ và biết yêu thương.

- Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương nhau.

- HS trả lời.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)

...

...

...

Tiết 3:THỦ CÔNG:

GẤP CON ẾCH ( Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Sau bài học, HS biết gấp con ếch đúng qui trình kĩ thuật

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận. Hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(8)

- GV: Kéo, giấy mầu, SGK.

- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

* Khởi động:

- GV cho hs hát bài “ Chú ếch con”

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

* Kết nối:

Vừa rồi các con đã cùng nhau hát bài hát chú ếch con. Vậy để giúp các con biết cách gấp con ếch như nào cô cùng các con sẽ đi vào bài học ngày hôm nay “ gấp con ếch” (tiết 1)

- HS hát theo nhạc.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo GV

- Hát bài: Chú ếch con

2. Hình thành kiến thức mới:

a. HĐ quan sát và nhận xét (10 phút) Việc 1: Quan sát mẫu:

- GV đưa mẫu con ếch đã gấp sẵn yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi

+ Con ếch gồm mấy phần?

+ Đặc điểm phần đầu ra sao?

+ Phần thân, đuôi như thế nào?

- Giới thiệu: Con ếch có thể nhảy được khi ta dùng ngón tay trỏ miết nhẹ vào phần cuối của thân ếch

- GV mở hình con ếch để HS nhận biết sự giống nhau với bài gấp máy bay đuôi rời đã học ở lớp 2. Từ đó HS biết gấp con ếch.

Việc 2: Hướng dẫn HS gấp

Bước 1: Gấp cắt tờ giấy hình vuông Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước

- Hướng dẫn như gấp đầu, cánh máy bay đuôi rời, yêu cầu HS gấp

- GV nhận xét: Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo (H2) được hình tam giác (H3), gấp đôi hình 3 để lấy đường chéo giữa và mở ra

- Đặt 3 đỉnh của tam giác là A, B, C. Đỉnh A ở trên

- HS quan sát mẫu và nhận xét:

- Con ếch gồm 3 phần: Đầu, thân, đuôi,....

- Phần đầu có 2 mắt, nhọn dần về phía sau, chân phình rộng về phía sau, hai chân trước, 2 chân sau ở dưới thân

- Nghe GV giới thiệu - HS quan sát

- HS thực hành gấp theo HD của GV

- HS HS quan sát và gấp theo H2

A

H3

(9)

- Gấp 2 nửa đáy về phía trước và phía sau đường dấu giữa gấp sao cho đỉnh B, C trùng lên đỉnh A, ta được hình 4

- Lồng 2 ngón tay cái vào trong lòng H4 kéo sang 2 bên được H5

- Gấp 2 đỉnh của hình 6 vào theo đường dấu gấp.... ta được 2 chân trước của con ếch

Bước 3: Tạo 2 chân sau và thân ếch - GV thao tác

- Cách làm cho con ếch nhảy

+ GV làm nhanh các thao tác lần 2 cho HS quan sát

- Yêu cầu HS nhắc lại các bước gấp con ếch

B C H4

H5

H6

- HS quan sát GV làm mẫu

- HS nêu:

+ B1: Gấp, cắt tờ giấy h.vuông + B2: Gấp tạo 2 chân trước + B3: Tạo 2 chân sau, thân 3. Luyện tập, thực hành:(15’)

- Cho HS thực hành gấp con ếch trong nhóm 4 để những em biết gấp hướng dẫn em chưa biết gấp.

- Giáo viên quan sát nếu học sinh nào còn lúng túng khi thực hiện thì giáo viên cần hướng dẫn lại để học sinh cả lớp biết cách thực hiện.

- Nhận xét kết quả thực hành của HS

- Thực hành gấp con ếch trong nhóm. Tự hỗ trợ nhau hoàn thành sản phẩm

4. Vận dụng (3’)

- Cho hs vẽ và tô màu trang trí con ếch.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs về nhà hoàn thiện bài gấp con ếch.

- Y/c hs thu gọn giấy rác đúng nơi quy định

- Vẽ và tô màu trang trí con ếch.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)

...

...

...

...

(10)

Ngày soạn: Ngày 18 tháng 9 năm 2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 21 tháng 9 năm 2021

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

CHIẾC ÁO LEN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe và viết lại chính xác đoạn: “Nằm cuộn tròn ... hai anh em” trong bài Chiếc áo len; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr. Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng .

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng. Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ, SGK,VBT.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5’)

* Khởi động:

- GV cho cả lớp hát bài hát.

- Y/C hs viết bảng con

* Kết nối:

- Giờ chính tả hôm nay, các em sẽ viết 1 đoạn trong bài “ Chiếc áo len”, làm các bài tập chính tả và học thuộc tên 8 chữ cái tiếp theo trong bảng.

2. Hình thành kiến thức mới:

a. Hoạt động chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

*. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc đoạn văn một lượt.

+ Đoạn văn cho ta biết chuyện gì?

+ Vì sao Lan ân hận?

+ Lan mong trời mau sáng để làm gì?

*. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+Trong đoạn văn có những chữ nào

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”

- Viết bảng con: xào rau, sà xuống, xinh xẻo, ngày sinh.

- Hs lắng nghe.

- 1 Học sinh đọc lại.

- HS trả lời theo nhiều cách khác nhau Ví dụ: Lan ân hận vì đã làm cho mẹ buồn.

- Để nói với mẹ rằng mẹ hãy mua áo cho cả 2 anh em.

- Đoạn văn có 5 câu.

(11)

phải viết hoa, vì sao?

+ Lời Lan muốn nói với mẹ được viết như thế nào?

*. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho hs b. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

c. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV chấm nhận xét 5 - 7 bài

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

3. Luyện tập, thực hành:

HĐ làm bài tập (5 phút) Bài 2a:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

Bài 3:

- GV treo bảng phụ

- Giáo viên chốt kết quả

*Lưu ý: Cho hs so sánh tên âm và tên chữ để cho HS không bị lẫn lộn.

4. Vận dụng:(3’)

- Chữ Lan (tên riêng); Chữ: nằm, em, áp, con, mẹ (đầu câu).

- Viết sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép.

- nằm cuộn tròn, chăn bông, xin lỗi,...

- Lắng nghe

- HS nghe gv đọc viết bài.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp đôi – Lớp

- Lời giải: cuộn tròn, chân thật, chậm trễ - Học sinh đọc thầm, thảo luận cặp đôi, làm nháp ( 1 em lên làm bảng lớp)

- Lớp nhận xét

- HS đọc nhiều lần, ghi nhớ chữ (cách viết) và tên chữ.

- Hs về nhà tìm hiểu các chữ cái tiếng

(12)

- Tìm hiểu tên các chữ cái còn lại trong bảng chữ cái tiếng Việt.

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà viết lại những chữ viết bị sai.

- Học thuộc 9 tên chữ cái vừa học - Về nhà tự luyện chữ cho đẹp hơn.

việt còn lại.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có)

...

...

...

………

TOÁN

TIẾT 12: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Củng cố giải toán về nhiều hơn, ít hơn. Giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic

- Rèn kỹ năng giải toán. Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học, chăm chỉ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Phấn màu, bảng phụ, VBT, SGK.

- HS: Bảng con, sgk, vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5’)

* Khởi động:

- Trò chơi: Cá bơi – cá nhảy

+ Năm học trước, em đã được học những dạng toán nào?

+ Để trình bày 1 bài toán có lời văn, em cần trình bày những phần nào?

* Kết nối

Để giúp các con rèn lại kĩ năng giải toán có lời văn thuộc dạng toán ít hơn và nhiều hơn. Cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay qua tiết “ Ôn tập về giải toán”.

2. Luyện tập,thực hành:(25’) Bài 1: (Cá nhân - Lớp)

- 1 Hs đọc đề bài.

- HS tham gia chơi

- HS trả lời (bài toán về nhiều hơn, bài toán về ít hơn)

- Bài giải, lời giải, phép tính, đáp số.

- Lắng nghe

(13)

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng toán nào đã học?

- 1 hs lên bảng làm bài, lớp làm vbt.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - 1 hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán thuộc dạng gì?

- Số xăng buổi chiều cửa hàng bán được là số lớn hay số bé?

- Y/c hs làm bài.

Bài 3a: (Cả lớp)

- Yêu cầu HS đọc đề bài.

+ Hàng trên có mấy quả cam?

+ Hàng dưới có mấy quả cam?

+ Vậy hàng trên có nhiều hơn hàng dưới bao nhiêu quả cam?

+ Em làm thế nào để biết?

Kết luận: Đây là dạng toán tìm phần hơn của số lớn so với số bé. Để tìm phần hơn của số lớn so với số bé ta lấy số lớn trừ đi số bé.

- Hs đọc y/c.

- Đội 1 trồng được 230 cây, đội 2 trồng được nhiều hơn đội một 90 cây.

- Hỏi đội 2 trông được bao nhiêu cây?

- Bài toán thuộc dạng nhiều hơn.

- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.

- Chia sẻ kết quả trước lớp Giải:

Đội Hai trồng được số cây là:

230 + 90 = 320 ( cây ) Đáp số: 320 cây - Hs đọc đề bài

- Một cửa hàng buổi sáng bán được 635l xăng, buổi chiều bán được ít hơn buổi sáng 128l xăng.

- Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng.

- Bài toán thuộc dạng toán ít hơn.

- Là số bé.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp Giải:

Buổi chiều cửa hàng đó bán được số lít xăng là:

635 - 128 = 507 ( lít )

Đáp số: 507 lít xăng - 1 học sinh đọc đề bài 3a.

- Học sinh quan sát hình minh hoạ và phân tích đề bài.

- Hàng trên có 7 quả cam.

- Hàng dưới có 5 quả cam.

- Hàng trên có nhiều hơn hàng dưới 2 quả cam.

- Lấy số cam hàng trên trừ số cam hàng dưới

- HS đọc bài giải mẫu

(14)

Bài 3b: ( làm vở )

- Hướng dẫn học sinh làm bài

- Giáo viên chấm nhận xét 5 – 7 bài.

- Nhận xét nhanh bài làm của HS

Bài 4: ( Làm miệng )

*Đây là dạng toán tìm phần kém của số bé so với số lớn. Để tìm phần kém của số bé so với số lớn ta cũng lấy số lớn trừ đi số bé.

3 vận dụng: (3’)

- Y/c hs giải bài toán sau:

Có 2 thùng dầu, thùn to chứa 200 l dầu, thùng bé chứa 120l dầu. Hỏi thùng to chứa nhiều hơn thùng bé bao nhiêu lít dầu?

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Y/c hs về nhà làm bài tập, ôn tập lại các dạng toán đã học.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- 1 HS chia sẻ kết quả trước lớp Bài giải

Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:

19 - 16 = 3 ( bạn ) Đáp số: 3 bạn - 1 học sinh đọc đề bài.

- HS phân tích đề bài rồi giải miệng.

Bài giải

Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:

50 – 35 = 15 ( kg) Đáp số: 15 kg

- HS tự làm bài, rồi chia sẻ kết quả trước lớp.

- Hs giải vào nháp và 1 HS làm bảng phụ.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có):

...

...

...

...

THỂ DỤC

TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách tập hợp hàng ngang, hàng dọc, quay phải quay trái, cách đi thường 1-4 hàng dọc theo nhịp. Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng .Trò chơi “ Tìm người chỉ huy ”. Học sinh biết cách chơi và tham gia chơi được

(15)

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Góp phần rèn tinh thần rèn luyện tích cực,chăm chỉ, trách nhiệm II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP CHỦ YẾU :

Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức

1. PHẦN MỞ ĐẦU:

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp

- Chạy chậm 1 vòng quanh sân 80- 100m

- Trò chơi: “Chạy tiếp sức”

1.PHẦN CƠ BẢN:

- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, quay phải, quay trái

+ GV hô khẩu lệnh, cả lớp thực hiện

+ Cán sự điều khiển, GV đến các hàng uốn nắn, sửa sai

- Học tập hợp hàng ngang, dóng hàng:

+ GV giới thiệu và làm mẫu, sau đó cho HS tập theo động tác làm mẫu của GV

+ Cả lớp tập theo khẩu lệnh của GV

+ Cán sự điều khiển cả lớp tập, GV sửa sai ở các hàng

+ Chia tổ tập luyện theo khu vực quy định, GV theo dõi, nhận xét

1-2’ - 1 lần

1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 2-3’ - 1 lần

5 - 6’

3 - 4 lần

8 - 10’

4 - 5 lần

6-8’

3 - 4 lần

(16)

- Chơi trò chơi “Tìm người chỉ huy”

GV nhắc tên trò chơi, cách chơi, sau đó cho cả lớp cùng chơi

3.PHẦN KẾT THÚC:

- Đi thường theo nhịp và hát - GV và HS hệ thống bài - GV nhận xét giờ học

- Về nhà ôn một số động tác ĐHĐ

1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1lần

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC( nếu có):

...

...

...

...

TẬP VIẾT ÔN CHỮ HOA B I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng, đẹp các chữ viết hoa B, H, T .- Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng. Viết đúng, đẹp tên riêng Bố Hạ và câu ứng dụng theo cỡ chữ nhỏ:

Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Góp phần rèn tính chăm chỉ, cẩn thận khéo léo.Yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mẫu chữ hoa B, H, T, vở.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:

* Khởi động:

- Nhận xét kết quả luyện chữ của HS trong tuần qua.

* Kết nối :

- Trong tiết tập viết này các con sẽ ôn lại cách viết các chữ viết hoa B, H, T, viết

- Hát: Ở trường cô dạy em thế - Lắng nghe

- Lắng nghe

(17)

từ và câu ứng dụng có các chữ hoa này.

2. Hình thành kiến thức mới:

*HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút).

Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

- Trong tên riêng và câu ứng dụng có các chữ hoa nào?

- Treo bảng 3 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: Bố Hạ

=> Là một xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, ở đây có giống cam ngon nổi tiếng.

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

-Viết bảng con

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Bầu và bí là những cây khác nhau mọc trên cùng một giàn.Câu tục ngữ mượn hình ảnh cây bầu và bí là khuyên người trong một nước yêu thương đùm bọc lẫn nhau.

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho HS luyện viết bảng con 3. Luyện tập, thực hành:

- B, H, T

- 3 Học sinh nêu lại quy trình viết - Học sinh quan sát.

- HS viết bảng con: B, H, T

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

- 2 chữ: Bố Hạ

- Chữ B, H cao 2 li rưỡi, chữ ô, a cao 1 li.

- HS viết bảng con: Bố Hạ - HS đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Bầu, Tuy.

(18)

1. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa B + 1 dòng chữa H, T + 1 dòng tên riêng Bố Hạ

+ 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Chấm nhận xét một số bài viết của HS - Nhận xét bài viết của HS

4: Vận dụng:(2’)

- Hãy giải thích câu tục ngữ Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

- Hãy tìm một câu tục ngữ cùng ý nghĩa với câu tục ngữ trong bài.

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà luyện viết thêm để chữ viết đẹp hơn.

- Thực hiện quan tâm tới mọi người trong cộng đồng

- Tìm thêm những câu ca dao, tục ngữ nói về tình cảm chia sẻ đùm bọc trong cộng đồng.

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên.

- HS giải thích.

- Hs lắng nghe.

- HS tìm.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( nếu có):

...

...

...

...

(19)

Ngày soạn: Ngày 19 tháng 9 năm 2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 22 tháng 9 năm 2021 TOÁN XEM ĐỒNG HỒ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào các số từ 1 đến 12. Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm).

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

- Giáo dục học sinh biết yêu quý thời gian. Yêu thích học toán. Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ, chỉ phút, SGK, VBT, bảng phụ.

- HS: SGK, bộ đồ dùng Toán 3, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5’)

* Khởi động:

- Cho cả lớp hát bài: “ Đồng hồ quả lắc”

*Kết nối

- Vừa rồi các con đã hát bài hát “ đồng hồ quả lắc”. Vậy bạn nào cho cô biết trong bài hát đó: Đồng hồ dùng để làm gì?. Đúng rồi các con ạ để giúp cho các con biết được thời gian chúng ta phải có đồng hồ và biết cách xem đồng hồ. Bài học hôm nay cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu bài “ Xem đồng hồ”.

2. Hình thành kiến thức mới:(10’) Việc 1: Ôn về thời gian:

+ 1 ngày có bao nhiêu giờ, bắt đầu từ bao giờ và kết thúc vào lúc nào?

+ 1 giờ có bao nhiêu phút?

Việc 2: Hướng dẫn xem đồng hồ:

- Quay kim đồng hồ chỉ 8 giờ và hỏi:

+ Đồng hồ chỉ mấy giờ?

- Quay kim đồng hồ chỉ 9 giờ.

+ Khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ là bao lâu?

+ Nêu đường đi của kim giờ từ lúc 8 giờ đến 9 giờ?

+ Nêu đường đi của kim phút từ lúc 8

- Hát bài “Đồng hồ quả lắc”.

- Đồng hồ dùng để chỉ thời gian..

- 1 ngày có 24 giờ, bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau - 1 giờ có 60 phút.

- Đồng hồ chỉ 8 giờ.

- Là 1 giờ (60 phút).

- Đi từ số 8 đến số 9.

(20)

giờ đến 9 giờ?

+ Vậy kim phút đi được 1 vòng hết bao nhiêu phút?

+ Quay kim đồng hồ đến 8 giờ, hỏi:

Đồng hồ chỉ mấy giờ?

+ Quay kim đồng hồ đến 8 giờ 5 phút, hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút?

+ Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 1 là bao nhiêu phút?

+ Quay kim đồng hồ đến 8 giờ15 phút, hỏi: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

+ Nêu vị trí của kim giờ và kim phút khi đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút?

+ Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 ( lúc 8 giờ) đến số 3 là bao nhiêu phút?

- Thực hiện tương tự với 8 giờ 30 phút.

=> GV KLvề cách thức xem thời giờ (Giờ hơn)

3. Luyện tập, thực hành:(15’) Bài 1:

+ Đồng hồ a chỉ mấy giờ?

+ Vì sao em biết?

Bài 2:

- Cho HS làm bài, cặp kiểm tra và báo cáo kết quả.

Bài 3:

+ Các đồng hồ được minh hoạ trong bài tập này là đồng hồ gì?

- Trên mặt đồng hồ điện tử không có kim, số đứng trước dấu hai chấm là số giờ, số đứng sau dấu hai chấm là số phút.

Bài 4:

Vào buổi chiều, 2 đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?

- HS nêu.

- Kim phút đi được 1 vòng hết 60 phút.

- Đồng hồ chỉ 8 giờ.

- Đồng hồ chỉ 8 giờ 5 phút.

- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ số 1.

- Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 đến số 1 là 5 phút.

- Đồng hồ chỉ 8 giờ 15 phút.

- Kim giờ chỉ qua số 8 một chút, kim phút chỉ số 3.

- Khoảng thời gian kim phút đi từ số 12 ( lúc 8 giờ) đến số 3 là 15 phút

- HS làm bài cá nhân

- Chia sẻ kết quả trước lớp + Đồng hồ a chỉ 4 giờ 5 phút.

+ HS nêu: Kim ngắn chỉ số 4, kim dài chỉ số 1

- HS thực hành cá nhân trên mô hình đồng hồ trong bộ đồ dùng của mình - Chia sẻ kết quả trong cặp

- Báo cáo kết quả trước lớp - Đồng hồ điện tử

- Hs lắng nghe.

- HS làm bài cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ trước lớp

- HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi

(21)

- Yêu cầu HS đọc giờ trên mặt đồng hồ A và hỏi:

+ 16 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?

+ Đồng hồ nào chỉ 4 giờ chiều?

- Thực hiện tương tự với các đồng hồ còn lại.

* GV chốt: Củng cố về cách gọi khác khi đồng hồ chỉ cùng một giờ.

4. Vận dụng: 3’

? Bây giờ là mấy giờ? ( xem đồng hồ lớp)

* Kết luận: Khi kim đồng hồ chỉ qua số 12 và chưa tới số 6 ta gọi là giờ hơn.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs về nhà làm bài tập.

- Về nhà ôn lại cách xem giờ.

- Tuyên dương hs hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài.

để thống nhất kết quả, sau đó chia kết kết quả trước lớp

+ 4 giờ chiều.

+ Đồng hồ B.

- Xem đồng hồ.

- HS xem đồng hồ tại lớp, trả lời.

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY( nếu có):

...

...

...

...

TẬP ĐỌC QUẠT CHO BÀ NGỦ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa các từ trong bài: thiu thiu, ngấn nắng. Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK;

thuộc cả bài thơ ) .Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: lặng, ngấn nắng, nằm im, lim dim... Ngắt nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ - Yêu quý, kính trọng ông bà.Trách nhiệm, yêu quý gia đình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Máy tính, ti vi, SGK.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5’

* khởi động:

(22)

- Gọi 2 hs đọc bài và trả lời câu hỏi bài tập đọc “ Chiếc áo len”.

- Cho hs hát bài hát: “ Cháu yêu bà”.

* Kết nối:

- Bà yêu quý và chăm sóc các em như thế nào?

- Bà là người rất yêu thương, quý mến các cháu, luôn hết lòng chăm sóc cho các cháu, và chúng ta cũng rất yêu quý bà của mình. Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em hiểu về tình cảm của một bạn nhỏ đối với bà.

2. Hình thành kiến thức mới:

2.1. HĐ Luyện đọc (15 phút) a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, lưu ý HS đọc với giọng nhẹ nhàng, ngắt hơi sau mỗi dòng thơ, nghỉ hơi ở cuối mỗi khổ thơ.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

- Hướng dẫn đọc câu khó : Ơi/ chính choè ơi!//

Chim đừng hót nữa,/

Bà em ốm rồi,/

Lặng/ cho bà ngủ.//

- GV kết hợp giảng giải thêm:

- Hs đọc bài và trả lời câu hỏi.

- Hát bài: Cháu yêu bà - Nêu nội dung bài hát - Bà rất yêu các con....

- Lắng nghe.

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (chích chòe, lặng, quạt, trắng,chín lặng…)

- HS chia đoạn (3 đoạn tương ứng với 3 khổ thơ như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

(23)

+ Ngấn nắng: là vệt nắng in trên tường.

+ Đặt câu với từ “thiu thiu”.

=>GV KL: Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, tình cảm. Nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

2.2. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì?

+ Tìm câu thơ cho thấy bạn nhỏ rất quan tâm đến giấc ngủ của bà?

+ Cảnh vật trong nhà và ngoài vườn như thế nào?

+ Em hiểu thế nào là “ Ngấn nắng thiu thiu , đậu trên tường trắng”?

+ Bà mơ thấy điều gì, vì sao có thể đoán bà mơ như vậy?

+ Bài thơ cho ta thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với bà như thế nào?

* GVKL: Bài thơ nói về tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà.

3. Luyện tập. thực hành :

* HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng bài thơ (7 phút)

- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.

- Thi đọc thuộc lòng

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- VD: Em thiu thiu ngủ.

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

- 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

- Bạn nhỏ đang quạt cho bà ngủ.

- + Chim đừng hót nữa + Lặng cho bà ngủ + Vẫy quạt thật đều + Ngủ ngon bà nhé

- Trong nhà và ngoài vườn rất yên tĩnh,

….

- Ngấn nắng đậu trên tường cũng đang mơ màng, sắp ngủ.

- Bà mơ thấy tay cháu quạt đầy hương thơm.

- Bạn nhỏ rất yêu quý bà của mình

- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.

- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.

- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ”

(M1, M2).

- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3,

(24)

4. Vận dụng:(3’)

- Qua bài thơ “ Quạt cho bà ngủ” con thích khổ thơ nào? Vì sao?

- Sưu tầm các bài thơ có chủ đề tương tự

* Củng cố - dặn dò:

- Gv tổng kết tiết học, dặn dò hs về nhà học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài.

M4)

- Hs tự trả lời theo ý của mình.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có):

...

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU SO SÁNH - DẤU CHÂM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được những hình ảnh so sánh trong các câu thơ,văn. Nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong những câu đó .Ôn luyện về dấu chấm: điền đúng dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn chưa đánh dấu chấm . Rèn kỹ năng sử dụng câu và sử dụng dấu câu.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Rèn kỹ năng yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, yêu thích các hỉnh ảnh đẹp, yêu thích môn học,chăm chỉ, trách nhiệm .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3, bảng ghi TC Nối đúng – nối nhanh, máy tính, ti vi, bảng phụ.

- HS: SGK, VBT..

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: (3 phút):

* Khởi động:

- Trò chơi: Nối đúng – Nối nhanh Nối cột A với cột B – Giải thích vì sao?

A B

Cây cau Thẳng tắp Cây bàng Rực rỡ trong hè Cây phượng Nàng công chúa Cây hoa hồng Cái ô xanh

* Kết nối:

- Trong tiết học hôm nay cô cùng các

- HS thi đua nhau nêu kết quả

- Giải thích lý do nối: Vì liên tưởng tới đặc điểm của chúng.

(25)

con tiếp tục học về so sánh và cách dùng dấu chấm.

2. Luyện tập – thực hành: (28 phút):

Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây:

- GV chiếu các câu văn, câu thơ.

- Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn:

- GV nhận xét, chốt.

a. Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

Thanh Hải + Câu thơ trên nói đến tình cảm gì của Bác?

=> Giáo dục HS biết yêu quý, kính trọng Bác Hồ.

b. Em yêu nhà em Hàng xoan trước ngõ Hoa xao xuyến nở Như mây từng chùm.

Tô Hà + 4 câu thơ trên nói lên điều gì?

=> Trong mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà để sống và trong ngôi nhà đó có ông bà, cha mẹ, anh chị,…ngôi nhà đó cũng chính là quê hương của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải biết yêu quý, bảo vệ ngôi nhà và có tâm lòng yêu quê hương, đất nước.

c. Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung.

Lò Ngân Sủn + Câu thơ trên cho ta thấy điều gì?

d. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Đất nước ngàn năm + Em biết gì về dòng sông qua câu văn trên?

=> Dòng sông mang đậm vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên tạo nên vẻ êm đềm

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

HS đọc thầm lần lượt từng câu thơ, trao đổi theo cặp.

- Đại diện 3 cặp đọc bài làm.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

a. HS đọc câu thơ, đưa hình ảnh so sánh:

Mắt - vì sao.

+ Câu thơ trên nói đến tình cảm mà Bác hướng đến thiếu niên, nhi đồng cả nước.

b. HS đọc câu thơ, đưa hình ảnh so sánh: Hoa - mây từng chùm.

+ 4 câu thơ trên cho ta biết về tình cảm của bạn nhỏ dành cho ngôi nhà của mình.

c. HS đọc câu thơ, đưa hình ảnh so sánh:

Trời - tủ ướp lạnh.

Trời - bếp lò nung.

+ Cho ta thấy tình yêu và sự gắn bó với

(26)

của quê hương. Qua đó, chúng ta phải biết trân trọng, giữ gìn hình ảnh quê hương.

+ Từ các hình ảnh so sánh mà em tìm được qua các câu thơ, câu văn trên. Em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng hình ảnh so sánh?

=> So sánh là 2 sự vật trong câu được so sánh với nhau vì chúng có đặc điểm gần giống nhau. Vậy để 2 sự vật được so sánh với nhau cần thể hiện qua các từ chỉ sự so sánh. Thế nào là các từ chỉ sự so sánh mình cùng tìm hiểu qua BT2.

Bài 2: Hãy ghi lại những từ chỉ sự so sánh trong các câu trên .

- HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận theo cặp.

- Báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm.

+ Những từ em tìm được có điểm gì chung?

+ Ngoài các từ so sánh ngang bằng trên, em tìm thêm các từ so sánh ngang bằng khác?

=> Các từ: tựa, như, là là những từ so sánh ngang bằng có sự tương đồng với nhau. Ngoài ra còn một số từ so sánh ngang bằng khác như: Như, giống, giống như, như là, tựa như,...

Các con đã tìm được các từ chỉ sự so sánh trong mỗi câu và biết được cuối mỗi câu ta thường dùng dấu chấm. Vậy để sử dụng dấu chấm như thế nào cho thích hợp cô trò mình sẽ chuyển sang bài tập 3.

Bài 3: Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.

- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.

- HS thảo luận theo nhóm lớn.

- Báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét chữa bài.

thiên nhiên qua từng mùa.

d. HS đọc câu văn, đưa hình ảnh so sánh: Dòng sông - đường trăng lung linh dát vàng.

+ Câu văn cho em thấy vẻ đẹp lung linh của dòng sông khi đêm về.

+ Sử dụng hình ảnh so sánh làm cho sự vật tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được diễn đạt và làm cho câu văn câu thơ trở nên sinh động hơn, hay hơn.

- 2 HS đọc yêu cầu.

- HS thảo luận.

- Đại diện 3 nhóm báo cáo kết quả.

(Đáp án: tựa, như, là)

+ Những từ: tựa, như, là là những từ so sánh ngang bằng.

+ HS nêu: Giống như, như là, tựa như,...

- 1HS đọc yêu cầu.

(27)

+ Chúng ta cần lưu ý những gì khi đặt dấu chấm vào đoạn văn?

+ Khi đọc câu văn có dấu chấm câu phải đọc như thế nào?

* Kết luận: So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng…

Sử dụng hình ảnh so sánh làm cho sự vật tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được diễn đạt và làm cho câu văn câu thơ trở nên sinh động hơn, hay hơn. Dấu chấm được ngắt ở cuối câu, mỗi câu cần nói trọn một ý. Để điền dấu chính xác các em cần đọc kĩ đoạn văn. Khi đọc câu văn có dấu chấm câu phải nghỉ hơi.

3. Vận dụng:(3’)

Trò chơi: Hái hoa dân chủ.

- GV nêu cách chơi và luật chơi:

+ GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 3 em tham gia trong thời gian 2 phút. GV đưa các từ so sánh: tựa, như, là. Sau đó HS bốc thăm các từ so sánh và đặt câu với từ đó.

- GV nhận xét.

* Kết luận: Qua trò chơi này các con đã biết vận dụng các từ ngữ so sánh và đặt được câu có sử dụng từ so sánh.

Chú ý dùng các hình ảnh so sánh khi viết văn để bài văn được hay hơn.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv tổng kết tiết học. Nhận xét, tuyên dương những hs hăng hái xây dựng bài.

- Dặn dò hs về nhà hoàn thiện bài tập.

- 1 HS đọc đoạn văn.

- HS thảo luận theo nhóm lớn.

- 3 nhóm đại diện báo cáo kết quả:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.

Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

+ Khi đặt dấu chấm vào đoạn văn cần lưu ý: Đọc đoạn văn nhiều lần và chú ý những chỗ ngắt giọng tự nhiên. Trước khi đặt dấu chấm, phải đọc lại câu văn xem đã diễn đạt ý đầy đủ chưa. Đặt dấu chấm xong chữ cái đầu phải viết hoa.

+ Khi đọc câu văn có dấu chấm câu phải nghỉ hơi.

- Lắng nghe

- Lắng nghe - HS thực hiện.

(28)

- Hs lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có):

...

...

...

...

THỂ DỤC

ÔN ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ. TRÒ CHƠI: TÌM NGƯỜI CHỈ HUY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết cách tập hợp hàng ngang, hàng dọc, quay phải quay trái. Biết cách đi thường 1- 4 hàng dọc theo nhịp. Thực hiện đi đúng theo vạch kẻ thẳng . Trò chơi “ Tìm người chỉ huy ”. Học sinh biết cách chơi và tham gia chơi được.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi TC đúng luật, chủ động, sáng tạo.Trung thực, trách nhiệm, tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, kẻ sân vòng tròn chơi trò chơi.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức

1. PHẦN MỞ ĐẦU

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Khởi động chung : Xoay các khớp - Bài cũ: Kiểm tra ĐHĐN

- Chạy chậm quanh sân 100 - 120m - Trò chơi “Chui qua hầm”

1-2’ - 1 lần 2-3’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần 1-2’ - 1 lần

(29)

2. PHẦN CƠ BẢN

- Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số:

+ GV hô khẩu lệnh, cả lớp thực hiện + Cán sự điều khiển, GV đến các hàng uốn nắn, sửa sai

- Ôn đi thường 1- 4 hàng dọc theo vạch kẻ thẳng:

+ GV hô khẩu lệnh, cả lớp thực hiện + Cán sự điều khiển, GV đến các hàng uốn nắn, sửa sai

+ Chia tổ tập luyện theo khu vực quy định, GV quan sát và sửa sai cho các em

- Chơi trò chơi “ Tìm người chỉ huy ” GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi và tổ chức cho HS cùng chơi - Chạy trên địa hình tự nhiên quanh sân

3.PHẦN KẾT THÚC

- Đi thường theo nhịp và hát.

- Tập những động tác hồi tĩnh

* Củng cố - dặn dò:

- GV và học sinh hệ thống bài, nhận xét bài học

- Về nhà ôn một số động tác ĐHĐN

7-8’ - 4-5 lần

6-8’ - 3-4 lần

6-7’- 4-5 lần

4 - 6’

1-2’ - 1 lần 2-3’

1-2’ - 1 lần

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY ( nếu có):

...

...

...

………,………..

Ngày soạn: Ngày 20 tháng 9 năm 2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 23 tháng 9 năm 2021 TOÁN

XEM ĐỒNG HỒ ( TIẾP THEO) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(30)

- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ ở các số từ 1  12 và đọc được theo hai cách.

Chẳng hạn 8 giờ 35 phút hoặc 9 giờ kém 25 phút .Rèn kỹ năng xem đồng hồ (chủ yếu là xem thời điểm).

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...

- Góp phần rèn tính chăm chỉ, trách nhiệm.Giáo dục học sinh biết yêu quý thời gian.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Mô hình đồng hồ, VBT,SGK, bảng phụ.

- HS: SGK, bộ đồ dùng toán, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu:(5’)

* Khởi động:

- Cả lớp hát bài hát.

- Trò chơi: Ai quay đúng?

GV đưa ra các thời điểm: 9h, 9h15, 9h30, 10h5,...

- Nhận xét, đánh giá kết quả, tuyên dương nhưng em làm đúng và nhanh nhất.

* Kết nối:

Ở tiết trước cô cùng các con đã đi tìm hiểu và biết cách xem đồng hồ. Trong tiết học hôm nay cô cùng các con sẽ đi củng cố lại các biểu tượng về xem đồng hồ qua bài: “ Xem đồng hồ (tiếp theo)”.

2.Hình thành kiến thức mới (10’):

Hướng dẫn xem đồng hồ và nêu thời điểm theo 2 cách:

- GV cho HS quan sát đồng hồ và hỏi:

+ Đồng hồ chỉ mấy giờ? Nêu vị trí kim giờ, kim phút?

+ Còn thiếu bao nhiêu phút nữa thì đến 9 giờ?

- GV: Vậy có thể nói 8 giờ 35 phút hay 9 giờ kém 25 phút đều được.

- Thực hành quay kim trên mô hình đồng hồ lúc 8 giờ 45 phút, 9 giờ kém 5 phút.

+ Thực hiện tương tự với các trường hợp

- Hát bài: Đồng hồ quả lắc

- HS thi đua quay mô hình đồng hồ chỉ đúng vị trí

- Ghi vở tên bài

- HS quan sát:

+ 8 giờ. Kim ngắn chỉ giữa số 8 và số 9.

Kim dài chỉ số 7.

+ 25 phút.

- Cả lớp thực hành và đọc giờ trên mô hình đồng hồ.

(31)

còn lại.

* Kết luận: Có 2 cách đọc giờ: giờ hơn và giờ kém.

3. Luyện tập – thực hành:(20’) Bài 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?

+ Nêu vị trí của kim giờ, kim phút trong đồng hồ A?

+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?

+ 6 giờ 55 phút còn được gọi là mấy giờ?

- Đồng hồ B: 12 giờ 40 phút hay 1 giờ kém 20 phút.

- Tiến hành tương tự với các phần còn lại.

- GV nhận xét.

* GV chốt: củng cố cách đọc giờ theo 2 cách.

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn đưa thêm một số trường hợp khác.

- Tổ chức thi: Quay nhanh, quay đúng!

- Nhận xét, khen ngợi đội thắng.

Bài 3:

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS làm.

+ Đồng hồ A chỉ mấy giờ?

+ Câu nào nêu đúng cách đọc giờ của đồng A?

- Yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại.

- GV nhận xét.

* Kết luận: Có hai cách xem đồng hồ:

giờ hơn, giờ kém.

Bài 4:

- GV gọi HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ hình vẽ rồi nêu thời điểm tương ứng trên đồng hồ.

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Kim giờ chỉ vào khoảng giữa số 6 và số 7. Kim phút chỉ vào số 11.

+ 6 giờ 55 phút hay 7 giờ kém 5 phút.

- HS thực hành hỏi đáp.

- Các cặp nêu kết quả truớc lớp.

- Nhận xét, thống nhất kết quả.

- Quay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ…

- Lần lượt 3 HS lên thi quay kim đồng hồ theo bài tập và yêu cầu của GV.

- Nhận xét, chữa bài.

+ 8 giờ 45 phút hay 9 giờ kém 15 phút.

+ Câu (d) 9 giờ kém 15 phút.

- HS tự làm các phần còn lại.

- Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.

- HS quan sát hình vẽ SGK trang16.

+ 6 giờ 15 phút.

+ 6 giờ 30 phút.

+ 6 giờ 45 phút.

+ 7 giờ kém 15 phút.

+ 7 giờ 25 phút + Xem đồng hồ.

- HS vận dụng xem đồng hồ ghi lại những việc làm vào buổi tối, có thời gian cụ thể.

(32)

+ Bạn Minh thức dậy lúc mấy giờ?

+ Bạn Minh đánh răng, rửa mặt lúc mấy giờ?

+ Bạn Minh ăn sáng lúc mấy giờ?

+ 6 giờ 45 phút hay còn gọi là mấy giờ?

+ Bạn Minh tới trường lúc mấy giờ? … - GV chốt: Củng cố về thời điểm làm các công việc hàng ngày.

4. Vận dụng:(3’)

- Yêu cầu HS ghi lại các việc làm của mình vào buổi tối (có thời gian cụ thể).

* Kết luận: Biết xem đồng hồ, giúp chúng ta sắp xếp được thời gian làm việc hợp lý...

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học. Dặn dò hs về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ( nếu có)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

KỂ VỀ GIA ĐÌNH . ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý.

Biết viết đơn xin phép nghỉ học (BT2) đúng mẫu. Rèn kỹ năng nói và viết.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Yêu thương, trân trọng và gắn bó với mọi người trong gia đình,trung thực, trách nhiệm

*QTE: - Quyền được kết bạn

- Quyền được tham gia bày tỏ nguyện vọng của mình bằng đơn ( Đơn xin phép nghỉ học )

*THGDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, VBT, máy tính, ti vi, bảng phụ.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu: 5’

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. II.ĐỒ

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm