• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:10/9/2019

KHỐI LƯỢNG - ĐO KHỐI LƯỢNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nêu được khối lượng của một vật cho biết lượng chất tạo nên vật - Nêu được các đơn vị khối lượng thường dung trong thực tế.

2.Kĩ năng:

- Biết cách đo khối lượng theo các bước :

+ Ước lượng khối lượng vật cần cân để chọn loại cân thích hợp . + Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi cân.

+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định.

- Sử dụng được cân để cân 1 số vật như viên sỏi cuội , cái ổ khóa ….

3.Thái độ: Rèn tính cẩn thận trung thực khi đọc kết quả TN.

4. Định hướng các năng lực được hình thành:

- Năng lực sử dụng kiến thức vật lí: K3, K4.

- Năng lực về phương pháp: P1, P3, P5, P6, P8, P9.

- Năng lực trao đổi thông tin: X1, X3, X5, X6, X7, X8.

- Năng lực cá thể: C1, C2.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG 1. Khối lượng của một vật là gì ?

2. Hãy nêu những đơn vị khối lượng thường dùng trong thực tế?

3. Hãy nêu các bước để đo khối lượng?

III. ĐÁNH GIÁ

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.

- Thảo luận nhóm sôi nổi.

- Tỏ ra yêu thích bộ môn.

- Biết làm các thí nghiệm đơn giản

IV. PHƯƠNG PHÁP - KỸ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp

- Phát hiện và giải quyết vấn đề. - Luyện tập và thực hành.

- Hợp tác trong nhóm nhỏ. - Giảng giải và thuyết trình.

2. Kỹ thuật

- Kỹ thuật giao nhiệm vụ.

- Kỹ thuật chia nhóm.

- Kỹ thuật đặt câu hỏi.

- Kỹ thuật trình bày 1 phút.

V.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: Cân Rôbecvan

2. Học sinh: Mỗi nhóm: 1 chiếc cân bất kì, 1 cân Robecvan, 2 vật để cân.

Tiết 4

(2)

VI.THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức lớp(1')

Ngày giảng Lớp Sĩ số Vắng

16/9/2019 6A 36

16/9/2019 6B 35

Hoạt động 2. Kiểm tra kiến thức cũ.

- Mục đích:+ Kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh;

+ Lấy điểm kiểm tra thường xuyên.

- Phương pháp: kiểm tra vấn đáp - Thời gian: 5 phút

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Muốn đo thể tích vật rắn không thấm nước

bằng phương pháp nào? Cho biết thế nào là GHĐ và ĐCNN của bình chia độ?

Yêu cầu 1-2 học sinh trả lời và nhận xét kết quả trả lời của bạn.

Hoạt động 3. Giảng bài mới (Thời gian: 39 phút) Hoạt động 3.1: Đặt vấn đề

- Mục đích: Tạo tình huống có vấn đề cho bài mới. Tạo cho HS hứng thú, yêu thích bộ môn.

- Thời gian: 2 phút.

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở - Phương tiện: Bảng.

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh Muốn biết xem mình nặng bao nhiêu ta làm thế

nào? Mong đợi ở học sinh:

- Yêu thích bộ môn, yêu thích bài học.

Hoạt động 3.2 : : Tìm hiểu khối lượng-đơn vị khối lượng

- Mục đích: Nắm được khối lượng là gì, biết được một số đơn vị đo khối lượng thường dùng trong thực tế

- Thời gian: 10 phút.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ.

- Phương tiện: SGK.

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu con số

ghi trên 1 số túi đựng hàng. Con số đó cho biết điều gì?.

- GV: Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C1, C2.

- Vậy khối lượng của một vật là gì?

- Khối lượng của con voi sẽ thế nào?

Hạt cát có KL không?

- GV: Đưa ra thông báo: Mọi vật dù to

I. KHỐI LƯỢNG – ĐƠN VỊ CỦA KHỐI LƯỢNG

1. Khối lượn g.

- HS: trả lời C1, C2.

- Khối lượng của một vật là biết lượng chất chứa trong vật.

- Mọi vật dù to hay nhỏ đều có khối lượng.

- HS: trả lời các câu C3,C4,C5.C6.

C3: (1) 500g C5: (3) khối lượng

(3)

hay nhỏ đều có khối lượng.

- GV: Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân trả lời C3, C4, C5, C6.

- GV: Điều khiển HS hoạt động theo nhóm nhắc lại đơn vị đo khối lượng.

- GV: Yêu cầu HS điền vào chỗ trống:

1kg = 1000g ; 1tạ = 100kg ; 1 tấn = 1000kg; 1 g = 1000

1

kg.

C4 : (2) 397g C6 : (4) lượng.

2. Đơn vị đo khối lượng.

- HS: Đưa ra các đơn vị đo khối lượng.

+ Đơn vị đo khôi lượng chính là kilôgam, ngoài ra còn có gam(g), tạ , tấn…

1kg = 1000g ; 1tạ = 100kg ; 1 tấn = 1000kg

- HS: Thảo luận cách đổi của các đơn vị đo khối lượng thường gặp

Hoạt động 3.3: Tìm hiểu cách đo khối lượng - Mục đích:- Nắm được cách đo khối lượng - Thời gian: 15 phút.

- Phương pháp:thảo luận nhóm nhỏ, thí nghiệm nhóm nhỏ, vấn đáp tìm tòi

- Phương tiện: Bảng, đồ dùng thí nghiệm

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS nêu dụng cụ dùng để đo

khối lượng

-GV: Y/c HS quan sát cân Roobecvan mà nhóm đưa đi và chỉ ra GHĐ và ĐCNN của cân này.

- GV: Giới thiệu cho HS núm điều khiển để chỉnh cân về số không.

- GV: Giới thiệu một số bộ phận của cân - GV: Thực hiện các động tác mẫu khi sử dụng cân Rôbecvan để cân một số vật bất kì.

- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các động tác phải làm.

Gọi 2; 3 HS lần lượt lên bàn GV cân khối lượng của cùng một vật.

Lưu ý: Nếu có kết quả khác nhau thì hỏi HS cần sử lý như thế nào ? (Lấy giá trị trung bình).

- GV: Yêu cầu HS nêu cách dùng cân Rôbecvan

- GV: Giới thiệu để HS nhận biết trên hình vẽ, sơ bộ giới thiệu cách cân. Sau đó các em liên hệ xem trong đời sống đã thấy các loại cân đó ở đâu và còn thấy loại cân nào khác tương tự.

II. ĐO KHỐI LƯỢNG 1. Tìm hiểu cân Roobecvan . - HS: Quan sát và chỉ ra các bộ phận của cân tương ứng.

C7: + đĩa cân + Đòn cân

+ con mã, hộp quả cân + kim cân

+Ốc điều chỉnh

- HS: Quan sát cân, hộp quả cân để tìm ra GHĐ và ĐCNN.

C8: + GHĐ là tổng khối lượng các quả cân trong họp cân

+ ĐCNN là khối lượng của quả can nhỏ nhất

2. Cách dùng cân Rôbecvan - HS: Quan sát GV làm và ghi vào vở trình tự các động tác phải làm.

- HS: cân một số vật bằng cân Rôbecvan

- HS: Nêu cách dùng cân 3. Các loại cân.

- HS: để tìm hiểu thêm một số loại cân thường gặp trong đời

(4)

sống.

Hoạt động 3.4: Vận dụng và củng cố

- Mục đích:Giúp hs nắm được toàn diện kiến thức của bài.

- Thời gian:7 phút

- Phương pháp:Hoạt động cá nhân, vấn đáp tìm tòi - Phương tiện:SGK, bảng

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Yêu cầu HS hoạt động theo

nhóm để trả lời C12, C13.

- Cho biết khối lượng và đơn vị đo khối lượng là gì?

- Muốn đo khối lượng của một vật ta thường dùng những loại cân nào?

III. VẬN DỤNG.

- HS: tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của cân mình có.

- HS: trả lời C13.

C13: Số 5T chỉ dẫn rằng xe có khối lượng trên 5 tấn không được đi qua cầu.

Hoạt động 3.5: Hướng dẫn học sinh học ở nhà

- Mục đích:Giúp hs biết cách học bài cũ và kiến thức cần nắm cho bài mới.

- Thời gian:5 phút

- Phương pháp:thuyết trình, vấn đáp tìm tòi - Phương tiện:SGK, bảng

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh -Nắm được cách sử dụng cân và tìm hiểu thêm

một số loại cân.

-Bài tập: làm đầy đủ các bài trong vở bài tập.

Xem trước bài :Lực - hai lực cân bằng.

Thựttc hiện theo yêu cầu của gvttttt tt ttt tt tt ttt tt ttt t

VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa vật lý 6.

2. Sách bài tập vật lý 6 3. Sách giáo viên vật lý 6.

4. Tài liệu chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng vật lí 6.

VIII. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

……

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

By the end of the lesson, Ss will be able to review and remember how to use in order to and so as to to indicate purposes, make and respond to requests, offers and promises, form

Vui visits her mother after work , and she will come home late, so she phones Nam to ask him to cook dinner.. - Turn on the tape and ask Ss to look at

- Standard: write a letter using word cues and the model letter - Higher: Ask and answer the questions about the

Natural gas is used chiefly as a direct source of energy, although it is also used in the chemical industry.. At the moment, the supply is plentiful, but it will run short by the end

* Easter -around the same time as Passover - watching colorful parades - chocolate, sugar, eggs - in many countries Step 3 : Post- reading

- Have students repeat the words chorally then rub out word but leave the circles.. - Get students to write the words again in the correct circles.. II. Guessing the meaning of

Objectives : By the end of the lesson, students will be able to talk to another bout what they think there might be on Mars, on the moon and on other planets.. Absent

- Read the text for details about places Lan went to with her foreign friends and activities they took part in.... - By the end of the lesson, Ss will be able to know more about